Trình bày nội dung đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9- 1960) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:
- Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa như ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt. Đó là quá trình đấu tranh gay go giữa 2 con đường trên lĩnh vực kinh tế , chính trị , tư tưởng, văn hoá nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở cá thể về tư liệu sản xuất lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế là hai mặt của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển . Trong đó, cải tạo xã hội chủ nghĩa cần đi trước một bước để mở đường.
- Công nghiệp hoá được xem là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội . Điểm mấu chốt trong công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
- Đồng thời với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế , phải tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá nhằm thay đổi cơ bản đời sống tư tưởng tinh thần và văn hoá của toàn xã hội phù hợp với chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Từ những luận điểm trên, Đại hội III vạch ra đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với những nội dung cơ bản:
- Định hướng và mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội . nhằm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Các biện pháp chiến lược và con đường để đạt đến định hướng và mục tiêu trên:
+ Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để tổ chức tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp , thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh và đồng thời phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
+ Thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật.
- Yêu cầu cần đạt đến của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là bước biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến.
- Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đảng có bổ sung phát triển thêm đường lối trên cơ sở những quan điểm cơ bản đã đề ra từ Đại hội III.
- Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 19 (3- 1971) đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được bổ sung thêm.
- Về đường lối chung:
+ Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động .
+ Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng : cách mạng quan hệ sản xuất , cách mạng khoa học- kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá. Trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt.
- Về đường lối kinh tế :
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Xây dựng kinh tế Trung ương đồng thời phát triển kinh tế địa phương.
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Sưu tầm