Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước công nguyên (TCN). Do được truyền bá trong một thời gian dài ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, Gồm 3 Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm về thế giới và con người.
Để tìm hiểu hơn thì mời bạn đọc tham khảo bài viết về những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy.
(Sưu tầm)
Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo lớn của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại. Nó có ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài đến đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Phật giáo là Đức Phật Thích Ca, tức Thái tử Xítđácta Gôtama (Siddhartha Gautama, 563 - 483 TCN) . Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy thể hiện trong thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca, chúng được trình bày trong tạng Kinh, một trong Tam tạng – kinh điển của Phật giáo.
a) Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy được phản ánh trong thuyết duyên khởi và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô thường.
+ Duyên khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi”, có nghĩa là các pháp, - vạn vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý, - đều do nhân duyên mà có. Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện. Duyên giúp cho nhân biến thành quả… Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên khởi từ tâm mà ra. Tâm là cội nguồn của vạn vật. Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả, tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới… Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường.
+ Vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả. Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc (vật chất như đất, nước, lửa, gió) và danh (tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức) mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả.
+ Vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả. Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh; khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi. Điều này có nghĩa là, vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả. Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới...; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả.Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
b) Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy. Nó thể hiện cô động trong câu nói của Phật Thích Ca: Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều, đó là điều khổ và diệt khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát. Nhân sinh quan của Phật giáo được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế. Thuyết này gồm bốn bộ phận là: khổ đế,nhân đế(tập đế), diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật có 8 nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uẩn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành, thức).
+ Nhân đế (tập đế) là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách lôgích và cụ thể trong thuyết thập nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh –sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử. Trong 12 nguyên nhân ấy thì vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh.
+ Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thànhmột cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc "tuyệt đối", muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện - mỹ.
+ Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn. Đó là: chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ những điều hay lẽ phải), chính định (tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng). Chung quy, bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…; nhưng về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắc phục tam độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ). Trong đó, tham được khắc phục bằng giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định); si được khắc phục bằng tuệ (chính kiến, chính tư duy).
Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)… Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về điều thiện và làm điều thiện…Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc, nhưng nó cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội, và thần bí về đời sống con người.
Bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về triết học Phương Đông. Bài viết cung cấp cho bạn kiến thức về tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy. Chúc bạn có một quá trình học tập tốt !
Để tìm hiểu hơn thì mời bạn đọc tham khảo bài viết về những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy.
(Sưu tầm)
Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo lớn của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại. Nó có ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài đến đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Phật giáo là Đức Phật Thích Ca, tức Thái tử Xítđácta Gôtama (Siddhartha Gautama, 563 - 483 TCN) . Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy thể hiện trong thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca, chúng được trình bày trong tạng Kinh, một trong Tam tạng – kinh điển của Phật giáo.
a) Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy được phản ánh trong thuyết duyên khởi và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô thường.
+ Duyên khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi”, có nghĩa là các pháp, - vạn vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý, - đều do nhân duyên mà có. Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện. Duyên giúp cho nhân biến thành quả… Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên khởi từ tâm mà ra. Tâm là cội nguồn của vạn vật. Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả, tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới… Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường.
+ Vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả. Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc (vật chất như đất, nước, lửa, gió) và danh (tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức) mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả.
+ Vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả. Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh; khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi. Điều này có nghĩa là, vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả. Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới...; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả.Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
b) Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy. Nó thể hiện cô động trong câu nói của Phật Thích Ca: Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều, đó là điều khổ và diệt khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát. Nhân sinh quan của Phật giáo được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế. Thuyết này gồm bốn bộ phận là: khổ đế,nhân đế(tập đế), diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian. Theo Phật có 8 nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uẩn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành, thức).
+ Nhân đế (tập đế) là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách lôgích và cụ thể trong thuyết thập nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh –sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử. Trong 12 nguyên nhân ấy thì vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh.
+ Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thànhmột cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc "tuyệt đối", muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện - mỹ.
+ Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn. Đó là: chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ những điều hay lẽ phải), chính định (tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng). Chung quy, bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…; nhưng về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắc phục tam độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ). Trong đó, tham được khắc phục bằng giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định); si được khắc phục bằng tuệ (chính kiến, chính tư duy).
Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)… Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về điều thiện và làm điều thiện…Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc, nhưng nó cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội, và thần bí về đời sống con người.
Bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về triết học Phương Đông. Bài viết cung cấp cho bạn kiến thức về tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy. Chúc bạn có một quá trình học tập tốt !
Sửa lần cuối: