Trình bày nguyên lý mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này
1. Tính phổ biến của mối liên hệ
a. Quan điểm siêu hình
Coi các SV, hiện tượng của hiện thực tồn tại trong trạng thái tách rời, cô lập, bất biến, cái nào riêng cái ấy, cái này cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia. Mọi vật là một đống hỗn độn những ngẫu nhiên, giữa chúng không có sự liên hệ, phụ thuộc, rang buộc lẫn nhau, nếu có chỉ là những sự liên hệ giản đơn, bề ngoài, không cơ bản.
b. Quan điểm biện chứng :
Mọi SV, hiện tượng của hiện thực chằng chịt, vô tận các mối liên hệ, không có cái nào tồn tại một mình, mà chúng gắn bó, rang buộc, làm điều kiện, tiền đề, làm trung gian cho nhau, tác động lẫn nhau, đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau. Liên hệ trong thế giới là phổ biến CM Trái đất, mặt trời, các hành tinh của Thái Dương hệ có sự liên hệ lẫn nhau. Thái Dương hệ có sự liên hệ với kết cấu vật chất lớn hơn - thiên hà….. Ở trên trái đất con người, động vật, thực vật có sự liên hệ lẫn nhau và liên hệ với môi trường Trong đời sống XH các lĩnh vực KT,CT,VH,XH,TT có sự liên hệ lẫn nhau. Trong 1 nuớc các giai tầng, dân tộc có sự liên hệ lẫn nhau. - Các nước và cả thế giới có sự liên hệ lẫn nhau. Các vật chất và các tinh thần có sự liên hệ lẫn nhau. Trong SV, các bộ phận, các mặt cấu thành SV có sự liên hệ… Electron liên hệ với hạt nhân. Âm liên hệ với dương; hút, đẩy; BD, DT; ĐH, dị hoá, LLSX, QHSX. Các khâu của quá trình nhận thức có sự liên hệ …. Như vậy, mọi SV, hiện tượng của HTKQ đều có sự liên hệ lẫn nhau, không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ thời gian nào, có các SV, hiện tượng tồn tại 1 cách hoàn toàn riêng lẽ, cô lập. Liên hệ là đặc tính khách quan và phổ biến của mọi SV, hiện tượng. Sự liên hệ làm cho các bộ phận, các yếu tố, các mặt cố kết với nhau tạo thành SV. Còn sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các mặt , các bộ phận bên trong sinh vật làm cho SV vận dộng, biến đổi và phát triển.
3.2. Tính muôn vẻ của sự liên hệ.
Có mối liên hệ bên trong: là sự liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của 1 SV. - Có mối liên hệ bên ngoài: là sự liên hệ lẫn nhau giữa các SV - Có mối liên hệ trực tiếp: là liên hệ không qua khâu, yếu tố trung gian Liên hệ gián tiếp: là liên hệ thong qua nhiều khâu trung gian Có mối liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên. Liên hệ biện chứng không bản chất: Liên hệ chủ yếu và không chủ yếu Liên hệ không gian, liên hệ thời gian Phân biệt các mối liên hệ chỉ là tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là 1 hình thức, 1 khâu, 1 bộ phận của mối liên hệ phổ biến chung. Vị trí, vai trò của từng mối liên hệ co khác trong việc quy định, sự vận động, phát triển của SV: những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, cơ bản, tất nhiên thống giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của SV. Như vậy, sự liên hệ của các sv, hiện tượng là vô cùng, vô tận, phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội các mối liên hệ thường đan xen, chồng chéo chằng chịt do mỗi chủ thể hoạt động theo đuổi những mục đích khác, thậm chí trái chiều nhau, gây nhiễu loạn, che mờ bản chất sv không dễ gì nhận thức nỗi.
3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến
Chủ thể phải có quan điểm toàn diện khi xem xét sv, hiện tượng , quan điểm toàn diện là nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp biện chứng Macxít. Phải khắc phục quan điểm phiến diện 1 chiều. Để nhận thức đúng đắn sv, phải xem xét nó không chỉ ngay trong bản thân nó, mà còn trong sự liên hệ của nó với sự vật khác.Thấy tổng hoá của những quan hệ muôn vẻ của SV đó với Sv khác: cho biết anh chơi với ai , tôi sẽ nói anh là người như thế nào Lê Nin “muốn thực sự hiểu được SV cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,các mối liên hệ và quan hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vận đó. Chúng ta không thể làm được điều đó 1 cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.” Xem xét toàn diện nhưng không tràn lan, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ. Phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu quan điểm bản chất và phương hướng vận động, phát triển của SV. Nắm bắt các mối quan hệ cơ bản của SV trong điều kiện không gian, thời gian xác định, vì thế quan điểm toàn diện ở đây bản thân nó đã bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Liên hệ: Trong CM DTDC, Đảng ta xem xét toàn diện XH nước ta chỉ ra 2 mục tiêu: mục tiêu giữa nhân dân ta với CNĐQ. Mục tiêu giữa nhân dân ta trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mục tiêu thứ nhất là chủ yếu cần tập trung giải quyết, có giải quyết được mục tiêu cơ bản chủ yếu này mới giải quyết được các mục tiêu còn lại. Trong cách mạng XHCN, trong đổi mới Đảng ta khẳng định: đổi mới phải toàn dân: CT, KT, VH, XH, HTCT, song phải có trọng tâm trọng điểm, có khâu then chốt, giải quyết khâu then chốt sẽ tạo cơ sở đổi mới các khâu khác, lĩnh vực khác. Đảng ta chọn đổi mới kinh tế trước đổi mới HTCTrị.
Sưu tầm