Trình bày bài học: Nắm vững ngọn cờ Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?
Ý nghĩa của bài học
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng nước ta,là một trong những cội nguồn thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.
Cơ sở của bài học
- Cơ sở lý luận của bài học là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp , giải phóng xã hội trong thời kỳ mới.
- Cơ sở thực tiễn là yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc, của thời đại và những biến cố lịch sử của nước ta và trên thế giới trong quá trình đấu tranh để giải quyết yêu cầu đó.
Nội dung của bài học.
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua các thời kỳ cách mạng:
Thời kỳ 1930- 1945.
- Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện trong đấu tranh giành chính quyền . Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thức về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc , giành độc lập dân tộc lên hàng đầu và nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sẽ được độc lập dân tộc thì chưa có điều kiện giải quyết đầy đủ các vấn đề khác như vấn đề ruộng đất , nâng cao dân trí....
- Chủ nghĩa yêu nước là một động lực mạnh của đất nước cần phải để triệt để phát huy.
- Khi chưa cải cách ruộng đất, chỉ với khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản quốc chia cho nông dân nghèo, giảm tô, giảm tức cũng đủ lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia cách mạng . Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , nông dân được hưởng nhiều quyền lợi to tát như đánh đuổi Pháp- Nhật, xoá các thứ thuế vô lý, được chia công điền và nhiều quyền lợi kinh tế chính trị khác.
- Chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của giai cấp công nhân , nông dân mà còn là kẻ thù của toàn dân tộc .
Cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ giải phóng công- nông mà giải phóng cả dân tộc khỏi ách nô lệ. Sự nghiệp giành độc lập không chỉ của công- nông mà của mọi người Việt Nam yêu nước.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là thời kỳ dự bị để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên sau này nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc .
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của việc thực hiện khối đoàn kết toàn dân vì nhiệm vụ tối cao giải phóng dân tộc , giành chính quyền về tay nhân dân . Lúc đó cách mạng thế giới chưa có điều kiện giúp đỡ trực tiếp Việt Nam, nhưng Đảng ta đã kịp thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, trong đó có thắng lợi của nhân dân Liên Xô đánh bại bọn pát xít Nhật ở Châu á để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa.
Thời kỳ 1945- 1975
Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện khác nhau ở hai thời kỳ khác nhau: Thời kỳ 1945- 1954 vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới; Thời kỳ từ 1954- 1975 vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Thời kỳ 1945- 1954
+ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Đảng đã đề nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhưng thục dân Pháp lại xâm lược nước ta lần nữa. Với tinh thần chúng ta “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng . Đảng nhận định cách mạng nước ta vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc , nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn được đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ cải cách ruộng đất có điều kiện thực hiện rộng rãi hơn so với thời kỳ giành chính quyền nhưng vẫn theo tinh thần rải làm từng bước, xuất phát từ nhiệm vụ chống đế quốc .
+ Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có nhiều vùng tự do, mặc dù vậy vẫn chưa đủ điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội . Đảng chỉ đề ra chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân .
+ Khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vừa dựa trên nền tảng phát huy lòng yêu nước của toàn dân, vừa dựa trên những thành tựu ban đầu của chế độ mới. Chế độ mới không chỉ là lực lượng tinh thần mà còn là lực lượng vật chất to lớn, bảo đảm kháng chiến lâu dài, càng đánh càng thắng, cuối cùng đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Thời kỳ 1954- 1975
+ Đường lối chiến lược kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thể hiện một cách độc đáo chưa có tiền lệ trong lịch sử và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cách mạng nước ta trong điều kiện đất nước tạm thời chia làm hai miền.
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.
+ Ở miền Bắc, chủ nghĩa xã hội không còn là định hướng mà đã trở thành hiện thực. Vì nhân dân cả nước đều có nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, nên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mang đặc điểm là chủ nghĩa xã hội thời chiến.
+ Chủ nghĩa xã hội thời chiến có những đặc điểm giống và khác với chủ nghĩa xã hội thời bình.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội , Đảng ta không chỉ vận dụng quy luật của bản thân chủ nghĩa xã hội mà còn cả quy luật của chiến tranh cách mạng .
+ Nhìn chung 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thời chiến, miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn:
# Miền Bắc đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại rất ác liệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
# Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ với tiền tuyến lớn miền Nam và nghĩa vụ quốc tế, đảm bảo đời sống tối thiểu cho nhân dân để tiến hành kháng chiến lâu dài.
# Trong khi chăm lo xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí tuệ chỉ đạo cách mạng miền Nam, từ xây dựng lực lượng chính trị , vũ trang đến xây dựng chế độ mới ở vùng căn cứ, vùng giải phóng....
# Đảng đã huy động lực lượng ở miền Bắc phục vụ miền Nam.
# Sức mạnh của cách mạng miền Nam là sức mạnh của chế độ mới, sức mạnh tại chỗ và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội thời chiến dội vào.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những thành tựu miền Bắc xã hội chủ nghĩa giành được là thắng lợi của đường lối do Đảng vạch ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9- 1960).
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội – từ năm 1975 trở đi.
- Đường lối chiến lược được thể hiện ở hình thái mới: Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền là một. Đại hội lần thứ VII của Đảng nêu quyết tâm: Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Bởi vì, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc .
- Độc lập dân tộc là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc , là tiền đề và điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội . Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc đều gắn liền trực tiếp với giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền của mỗi quốc gia ấy. Sống trong độc lập dân tộc là nguyện vọng của mọi người trong cộng đồng dân tộc . Nhưng “độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Mọi người đều được ấm no hạnh phúc, thì chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội là đảm bảo chắc chắn và bền vững nhất cho nền độc lập của dân tộc .
- Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra.
- Thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh về mọi mặt.
Để thực hiện quyết tâm đó, việc làm đầu tiên của Đảng là đánh giá một cách khách quan những thuận lợi và khó khăn của tình hình đất nước và tình hình thế giới. Đảng phải mất một thời gian dài mới đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước và phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Sưu tầm