Với câu hỏi này chúng ta đang động đến một chủ luận rất rộng, nghĩa là dàn trải rộng ra, cho nên nó vẫn mơ hồ, bất định. Vì nó bất định cho nên chúng ta có thể đối trị chủ luận từ những quan điểm dị biệt nhất. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ rơi vào một cái gì đó khả dĩ gọi là chính xác. Nhưng khi đối trị chủ luận thênh thang này, vì tất cả những ý kiến khả dụng đều dễ vướng mắc chằng chịt nhau cho nên chúng ta dễ mắc nỗi nguy hiểm là cuộc tương thoại của chúng ta vẫn mất đi tính cách thu phối thích ứng.
Vì lẽ đó, chúng ta phải cố gắng tìm cách xác định câu hỏi một cách chính xác hơn. Nhờ cách này, chúng ta điều khiển cuộc tương thoại vào trong một đường lối cố định. Nhờ thế, cuộc tương thoại sẽ đưa vào trong một con đường. Nói thế chúng ta nhìn nhận rằng con đường này chắc chắn không phải là con đường độc nhất. Ngay đây vấn đề vẫn còn phải mở ngỏ là xem coi con đường mà tôi muốn chỉ sau đây sự thực có là con đường khả dĩ để chúng ta được đặt lên câu hỏi và được trả lời câu hỏi.
Nếu cho rằng chúng ta có thể tìm ra một con đường để xác định câu hỏi một cách chính xác hơn thì lúc ấy lập tức phát khởi một sự phản đối nghiêm trọng đối với chủ luận cuộc tương thoại của chúng ta. Khi chúng ta hỏi "Triết lý là gì?” lúc ấy chúng ta đang nói về triết lý. Khi hỏi bằng đường lối này, hiển nhiên là chúng ta vẫn còn đang đứng vị thế ở trên, nghĩa là, bên ngoài triết lý. Nhưng chủ đích câu hỏi của chúng ta là đi vào trong triết lý, lân la trú ngụ trong đó, xử sự ăn ở trong đường lối ấy, nghĩa là. “làm triết lý”, “sống triết lý”, “ăn ở triết lý”. Do đó, con đường của sự tương thoại với chúng ta chẳng phải có những con đường hướng rõ ràng, mà đường hướng này đồng thời phải bảo đảm cho chúng ta đang di động trong lòng triết lý; chứ không phải bên ngoài triết lý và chung quanh triết lý.
Như thế con đường của sự tương thoại chúng ta phải thuộc về một loại mà đường hướng nào đó khả dĩ khiến cho cái điều mà triết lý xướng nghị phải là điều kiện liên hệ chặt chẽ với bản thân chúng ta, và nhất thiết phải chạm mó chúng ta trong tận nơi bản tính của chúng ta.
Nhưng thế thì phải chăng triết lý trở thành một sự việc của cảm năng tính, của những cảm xúc và những tình cảm?
“Với những tình cảm đẹp đẽ, người ta chỉ tạo ra thứ văn chương rẻ tiền”. Nhưng lời nói này của André Gide [1] chẳng những áp dụng đúng hơn nữa cho triết lý. Những tình cảm, ngay cả những tình cảm đẹp nhất, không thuộc về triết lý. Người ta thường bảo những tình cảm là một cái gì có tính cách phi lý. Trái lại, triết lý chẳng những là một cái gì hữu lý mà lại còn là điều quản nhiệm thủ vai chủ nhân thực thụ cho lý trí. Khi khẳng định như vậy bất ngờ chúng ta đã đến một sự quyết định nào đó có liên hệ tới bản tính của triết lý. Chúng ta đã vội vàng trả lời trước câu hỏi chúng ta rồi còn gì. Bất cứ ai đều coi lời quyết đoán vừa rồi là đúng, nghĩa là quyết đoán rằng triết lý là một sự việc của lý trí. Tuy nhiên, lời phán quyết này có lẽ là một câu trả lời vội vàng hấp tấp về câu hỏi, "triết lý là gì?” bởi lẽ rằng chúng ta vẫn có thể lập tức đưa ra những câu hỏi mới để đối kháng lại câu trả lời này. Lý trí là gì? Ở đâu và do chi mà lý trí đã tự hội thành bản thể mình bằng vai trò làm chủ triết lý? Nếu thế thì do quyền gì? Nếu không thế thì do đâu mà lý trí có được sứ mệnh và vai trò của nó? Nếu cái điều được coi là lý trí chính là điều đã chỉ định được quy định đầu tiên do bởi triết lý và do bên trong sự thiên diễn của lịch sử triết lý là sự việc của lý trí không thể nào là sự góp ý đúng đắn được. Tuy nhiên vừa lúc chúng ta đưa ra sự ngờ vực về việc phẩm định triết lý như là tư thế thể thái hữu lý thì lúc ấy, cùng đồng một cách lối như thế, vấn đề cũng trở nên ngờ vực khi tìm xem triết lý có thuộc về lãnh vực của sự phi lý. Vì bất cứ ai muốn chỉ định rằng triết lý có tính cách phi lý thì người ấy phải lấy hữu lý làm tiêu chuẩn hoạch định giới hạn và tráo lại thì việc làm ấy chỉ rốt cục kẹt vào lối nhìn nhận một cách đương nhiên rằng triết lý là gì rồi.
Nếu trái lại, chúng ta chỉ tỏ khả tính rằng cái điều mà chính triết lý tự cưu mang là điều có can hệ chặt chẽ với chúng ta, những nhân thể trong tận nơi nhân tính chính yếu của chúng ta, điều ấy đang âm hưởng ba động xúc chạm đến chúng ta thì lúc ấy có thể là điều âm huởng xúc động kia không có dính dính líu gì cả với những thứ mà người ta thường gọi là những cảm giác và những tình cảm, tóm lại, những gì là phi lý.
Từ những gì đã trình bày ở trên, chúng ta có thể đúc kết trước tiên hết điều duy nhất này: chúng ta cần phải ưu tư cẩn thận nhiều hơn nữa nếu chúng ta đánh liều khơi mào cuộc tương thoại mang nhan đề “Triết lý là gì?”.
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa dẫn câu hỏi đi tới một con đường có đường hướng rõ rệt để cho chúng ta khỏi phải la cà lang thang quanh quẩn trong những tiền tượng thể những quan niệm tuỳ thích tự ý hoặc ngẫu phát về triết lý. Nhưng làm thế nào chúng ta tìm ra được một con đường nhờ đó mà chúng ta có thể xác định câu hỏi chúng ta một cách đáng tin cậy? Con đường tôi hiện muốn chỉ tỏ đang nằm trực tiếp trứơc chúng ta. Và chỉ vì đó là cái gì gần gũi nhất bên cạnh, cho nên nó trở nên khó tìm. Và dù khi chúng ta đã tìm ra nó, thì chúng ta vẫn còn phải di động trên nó một cách vụng về. Chúng ta hỏi, “Triết lý là gì?” Chúng ta đã từng nói lên tiếng “Triết lý” nhiều lần luôn. Tuy thế, nếu chúng ta dùng tiếng “triết lý” và không còn dùng tiếng ấy như một tên cũ rích, nếu thay vì thế chúng ta lại nghe tiếng “triết lý” phát ra từ tận suối nguồn uyên nguyên của nó, thì lúc đó, tiếng ấy phát thanh nên như vầy: philosophia. Bây giờ tiếng “triết lý” đang nói tiếng Hy lạp ấy vì, là tiếng Hy lap cho nên chính tiếng ấy là một con đường. Một đẳng, con đường đang nằm ra đằng trước chúng ta, vì tiếng ấy từ lâu đã được nói trước chúng ta nghĩa là được dự phát ra trước chúng ta. Một đẳng khác, con đường đã nằm đàng sau chúng ta rồi, vì chúng ta đã thường nghe và nói tiếng này. Thế thì tiếng Hy lạp philosophia là một con đường mà chúng ta đang du hành dọc theo đó. Tuy vậy, chúng ta chỉ có một kiến giải rất tạp nhạp mơ hồ về con đường này mặc dù chúng ta có thể thu đạt và có thể phô trải ra lan tràn bao nhiêu kiến thức có tính cách sử học về triết lý Hy lạp.
Tiếng philosophia nói cho chúng ta biết rằng triết lý trước hết là sự thể đã xác định hiện hữu (sinh tính) của thế giới Hy lạp. Chẳng những thế - philosophia cũng xác định sắc thái vận hành từ tính căn, (biến trình căn để) nội tại nhất của tính sử Tây phương – Âu châu. Từ ngữ chúng ta thường được nghe luôn “Triết lý Tây phương – Âu châu” sự thực ra là một trùng phức ngữ. Tại sao? Bởi vì triết lý vốn là Hy lạp tận ngay bản tính (thể tính) của nó; ở đây. Hy lạp có nghĩa là: ngay nơi nguồn gốc (uyên nguyên) bản tính (thể tính) của triết lý thuộc về loại tính đã thoạt tiên thỉnh cầu thiết nguyện thế giới Hy lạp và chỉ có Hy lạp thôi, để mà phơi bày triển khai ra.
Tuy nhiên bản tính (thể tính) nguyên thuỷ (uyên nguyên) Hy lạp của triết lý, vào kỷ nguyên thống trị của Âu châu cận đại thì bản tính ấy đã bị hướng dẫn và cai trị bởi những tiền thượng thể (quan niệm) Thiên Chúa giáo. Sự thống trị của những quan niệm này (tiền tượng thể) đã được chuyên chở qua không gian (trung giao) của thời Trung Cổ ở Âu châu. Tuy thế, người ta không thể nói rằng do đó mà triết lý trở thành một sự thể của đức tin vào sự mặc khải vào thần quyền của Giáo hội. Ngôn thể phát biểu rằng (hay đúng hơn: cái nhảy vọt: Satz) triết lý, trong tự bản tính (thể tính), là Hy lạp, không muốn phát biểu gì khác hơn là nói nên rằng Tây phương và Âu châu, trong sự vận hành diễn biến nội tại của tính sử nó, nguyên thuỷ (uyên nguyên) vốn “có tính cách triết lý”. Điều này đã được chứng thể qua sự phát khởi và sự ngự trị của những nền khoa học. Bởi vì những nền khoa học phát xuất từ tận dòng diễn biến nội tại nhất của tính sử Tây phương Âu châu, nghĩa là phát từ tính cách triết lý, cho nên nhờ thế mà những nền khoa học ấy ngày nay có khả năng in lên một dấu ấn đặc biệt trên tính sử nhân loại ở khắp toàn thể trái đất.
Chúng ta hãy thẩm xét một khoảnh khắc xem ý nghĩa của một kỷ nguyên trong tính sử nhân loại được đặc trưng là “thời đại nguyên tử”. Tinh lực nguyên tử đã được khám phá và giải phóng nhờ những nền khoa học, tinh lực nguyên tử ấy đã được dùng biểu trưng cho thứ thế lực phải dùng để xác định sự vận hành của tính sử. Thực thế, không có những nền khoa học gì cả, nếu triết lý đã không đi trước và phát xuất ra trước những nền khoa học. Nhưng triết lý là cái philosophia. Tiếng Hy lạp này cột buộc cuộc tương thoại chúng ta vào trong một truyền thống tính sử. Vì truyền thống này vẫn thuộc về một loại tính độc nhất, cho nên nó cũng mang ý nghĩa độc nhất. Cái truyền thống mà tiếng Hy lạp philosophia gọi tên cho chúng ta, cái truyền thống một tiếng có tính cách lịch sử mà philosophia gọi tên, truyền thống ấy đã giải toả chiều hướng của một con đường mà trên đó chúng ta hỏi “Triết lý là gì?”. Truyền thống không truyền chúng ta tới sự câu thúc bức bách bởi những gì vãng khứ và bất khả phục hồi. Truyền là giải, giải phóng dẫn độ tới sự tự do của cuộc song thoại với những gì đã xảy ra từ quá khứ (mà vẫn lưu diễn tới hiện tại và tương lai). Nếu chúng ta thực sự nghe tiếng ấy và suy tưởng về những gì chúng ta đang nghe thì danh từ “triết lý“ triêu hồi chúng ta vào trong tính sử về xuất xứ Hy lạp của triết lý. Tiếng philosophia phát sinh đồng lúc, nếu có thể nói thế, cùng với tờ giấy chứng khai sanh của lịch sử (tính sử) của chính chúng ta; chúng ta cũng có thể nói ngay cả rằng nó hiện lên trên tờ giấy chứng khai sanh của thời kỳ hiện đại của lịch sử thế giới được gọi tên là thời đại nguyên tử. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể hỏi câu hỏi, “riết lý là gì?” và chỉ có thể hỏi thế khi chúng ta đi vào một cuộc song thoại với tư tuởng của thế giới Hy lạp.
Nhưng chẳng những cái gì ấy đang được đặt thành câu hỏi - tức là triết lý – vốn xuất xứ là Hy lạp, mà cả cách hỏi thế nào của chúng ta, ngay đến thể cách mà chúng tôi hỏi ngày nay cũng là Hy lạp nốt.
Chúng ta hỏi, “cái đó là cái gì?”. Trong tiếng Hy lạp điều này phát thanh như vầy ti estin (nó là gì?). Câu hỏi về cái gì là gì đó, tuy thế, vẫn có nhiều ý nghĩa, chúng ta có thể hỏi, ”cái đó ở đằng xa kia là cái gì?”. Chúng ta nhận được câu trả lời. "Một cái cây”. Câu trả lời nằm trong sự việc rằng chúng ta đặt cái tên cho một vật thể mà chúng ta không tri nhận rõ ràng.
Tuy thế, chúng ta vẫn có thể hỏi khác nữa, cái mà chúng ta gọi tên là một "cái cây” là cái gì?. Khi đã đặt câu hỏi này như vậy thì chúng đang đi vào cận tính của tiếng Hy lạp ti estin rồi (ti estin: nó là gì?). Chính hình thể đặt câu hỏi này mà Socrate, Platon và Aristote đã khai triển. Chẳng hạn như họ hỏi, “Cái đẹp là gì? Kiến thức là gì? Thiên nhiên là gì? Sự chuyển động là gì?”
Tuy vậy, chúng ta hãy tỏ ra lưu tâm cẩn thận trong những câu hỏi vừa nêu ra, chẳng những người ta đã tìm cách hoạch định chính xác hơn về những bản thân của thiên nhiên, của sự chuyển động hoặc của cái đẹp mà cũng đồng thời diễn nghĩa luôn về “cái gì” ấy có nghĩa là gì, phải hiểu chữ ti (cái gì trong ý nghĩa ấy. Cái mà “Cái gì” ấy có nghĩa là gì thì được gọi là quid est, chữ Hy lạp to, tức “cái”, quid, cái thể tính, tính chất của sự thể tính, tính chất của “cái gì” ấy. Tuy thế, cái thể tính đã được xác định nhiều cách khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của triết lý. Vì vậy, chẳng hạn, triết lý của Platon là một sự thông diễn đặc biệt về “cái gì” ấy có nghĩa là gì. Đó có nghĩa là idea mỗi khi chúng ta hỏi về ti và quid không thể coi như việc hiển nhiên được. Aristote đưa ra một sự diễn nghĩa về ti khác hẳn với platon. Kant đưa ra một sự diễn khác về ti. Hegel lại cũng đưa ra một lối diễn nghĩa khác nữa. Cái điều mà mỗi lần được hỏi qua sự dẫn khởi về ti, quid, tức là “cái gì” ấy là điều mỗi lần vẫn được xác định lại mới luôn. Đối với triết lý, trong mỗi một trường hợp, mỗi khi chúng ta hỏi “cái đó là cái gì?” thì lúc đó chúng ta đang hỏi một câu uyên nguyên Hy lạp.
Chúng ta hãy lưu ý cẩn thận rằng cả chủ luận câu hỏi chúng ta – “triết lý” – và cả thể cách chúng ta hỏi “cái đó là cái gì…?” cả hai đều có xuất xứ từ Hy lạp. Chính chúng ta cũng thuộc về xuất xứ căn nguyên này, ngay cả khi chúng ta không hề nhắc tới tiếng “triết lý”. Chúng ta đã đặc biệt được triệu hồi trở về với căn nguyên này và được hồi triệu thu phục cho nó và bởi nó chẳng những vừa lúc phát ra những tiếng của câu hỏi, ”triết lý là gì?”, mà cả khi suy nghĩ về ý nghĩa của nó. (Câu hỏi “triết lý là gì?” không phải là một câu hỏi điều khiển một loại kiến thức quay về tự thể (triết lý của triết lý). Đó cũng không phải một câu hỏi có tính cách lịch sử chỉ chú tâm đến việc xác định cái được gọi là “triết lý” đã bắt đầu và đã phát triển thế nào. Câu hỏi ấy là một câu hỏi có tính cách tính sử nghĩa là câu hỏi tính mệnh. Hơn thế nữa, đó không phải là một mà chính là câu hỏi duy nhất có tính cách tính sử của hiện thể Tây phương Âu châu).
Nếu chúng ta đi vào trong ý nghĩa trọn vẹn và uyên nguyên của câu hỏi, “triết lý là gì?” thì lúc ấy câu hỏi của chúng ta, qua căn nguyên tính sử của nó, tìm ra được hướng đi tới một tương lai có tính cách tính sử. Chúng ta đã tìm ra một con đường. Chính câu hỏi là một con đường rồi.
Con đường ấy đưa dẫn từ hiện thể thế giới của Hy lạp cho đến chúng ta, nếu không muốn nói là vượt qua chúng ta. Chúng ta đang đi - nếu chúng ta kiên trì trong câu hỏi này – chúng ta đang đi trên con đường đã vạch ra rõ ràng. Tuy thế chúng ta vẫn chưa có bảo đảm rằng chúng ta có khả năng tức khắc đeo đuổi con đường này trong đường lối thích đáng. Chúng ta không thể xác định ngay lập tức ở nơi địa điểm nào trên con đường mà ngày nay chúng ta đang đứng. Từ lâu rồi chúng ta đã quen xác nhận đặc tính câu hỏi về cái gì của sự thể nào đó là một câu hỏi về bản tính (thể tính) của nó. Câu hỏi về bản tính của sự thể nào đó phát khởi vào những lúc sự thể mà bản tính (thể tính) đang được hỏi đã trở nên tối tăm và rắc rối mờ mịt, khi mà đúng lúc mối giao hệ cùa con người với điều đang được hỏi đã trở nên vô định mơ hồ hoặc đã bị lay chuyển rã rời.
Câu hỏi của cuộc tương thoại chúng ta có liên hệ với bản tính (thể tính) của triết lý. Nếu câu hỏi này phát khởi từ một sự nguy cấp nhu yếu và không còn độc nhất là một câu hỏi giả định cho mục đích đàm đạo thì lúc ấy triết lý như là triết lý phải trở nên đáng được đặt câu hỏi. Có đúng thế? Nếu đúng thế thì triết lý đáng được đặt thành câu hỏi đến độ nào? Cố nhiên chúng ta chỉ có thể tỏ bày điều này nếu chúng ta đã hướng cái nhìn vào trong triết lý rồi. Muốn làm việc này chúng ta phải biết trước triết lý là gì. Do đó, trong một đường lối lạ lùng, chúng ta đang bị đuổi chạy chung quanh một vòng tròn. Chính triết lý phát hiện dường như là cái vòng tròn này. Giả thiết rằng chúng ta không thể thoát khỏi lập tức ra ngoài đường tròn của vòng tròn này thì chúng ta vẫn có nhìn vào vòng tròn. Cái nhìn của chúng ta phải quay về đường hướng nào? Tiếng Hy lạp philosophia chỉ tỏ đường hướng.
Nơi đây đòi hỏi một sự chú ý có tính cách căn nguyên. Nếu bây giờ và sau này chúng ta lắng nghe những tiếng của ngôn ngữ Hy lạp thì lúc ấy chúng ta di động vào trong một lĩnh vực đặc biệt ưu hạng. Dần dần thoáng hiện trong sự suy tưởng của chúng ta rằng ngôn ngữ Hy lạp không phải chỉ là một ngôn ngữ như bất cứ những ngôn ngữ Âu châu nào mà chúng ta đã quen biết. Ngôn ngữ Hy lạp và độc nhất chỉ có ngôn ngữ Hy lạp mới là logos. Chúng ta sẽ có dịp nói đến điều này tỉ mỉ hơn nữa trong những cuộc tương thoại của chúng ta. Bây giờ chúng ta xin tạm gợi ý rằng trong ngôn ngữ Hy lạp cái điều được nói trong đó là đồng thời cái mà điều sở ngôn gọi tên một cách đặc thù tuyệt hảo. Nếu chúng ta nghe một tiếng Hy lạp với một lỗ tai Hy lạp thì chúng ta đi theo cái legein (cái lời đang nói của nó), cái sự trình bày trực tiếp của nó. Cái điều nó trình diện là cái nằm ngay lập tức trước chúng ta. Qua tiếng Hy lạp có thể nghe theo tinh thần Hy lạp, chúng ta được trực tiếp đặt trong sự hiện diện của chính sự thể, chứ không phải thoạt tiên chỉ được đặt trước sự hiện diện của một ý nghĩa ký hiệu ngôn từ thôi .
Tiếng Hy lạp philosophia đưa trở về tiếng philosophos. Tiếng này nguyên vốn là một tĩnh từ như tiếng philarguros, ưa thích bạc, như tiếng philotomos, ưa thích danh dự. Tiếng philosophos dường như do Héraclite tạo ra. Điều này tỏ bày rằng đối với Héraclite thì philosophia vẫn chưa hiện hữu. Một Aner philosophos không phải là một con người “triết lý”. Tiếng tĩnh từ Hy lạp philosophos diễn tả một điều hoàn toàn khác hẳn ý nghĩa tiếng tĩnh từ triết lý. Một aner philosophos là hos philei to sophon, kẻ yêu thương cái sophon: philein, yêu thương ở đây có nghĩa là Héraclite là homolegein, nói như Logos nói, tức là tiếng với Logos. Sự tương ứng này được thuận theo cái sophon. Sự tương thuận là harmonia. Cái điều khiến cho một sự thể tương đồng hợp nhất với một sự thể khác, khiến cho cả hai đều vốn nguyên thuỷ được nhất trí kết hợp với nhau vì chúng được phú sẵn hướng cảm cho nhau – cái điều harmonia này là sắc thái đặc biệt của philein, của “yêu thương” trong ý nghĩa theo Héraclite.
Cái aner philosophos yêu thương cái sophon. Điều này tiếng này muốn nói, đối với Héraclite. Là điều gì thực khó diễn dịch. Nhưng chúng ta có thể diễn giản điều ấy tuỳ theo chính sự diễn nghĩa của Héraclite. Theo sự diễn giải này thì sophon có nghĩa là Hen panta “Một (là) tất cả”. “Tất cả” ở đây có nghĩa là panta to onta tất cả những sự thể hịên hữu, toàn thể, toàn thể tính của, hiện thể. Hen, có nghĩa, cái một, nhất tính, cái độc nhất, cái liên kết thống nhất tất cả. Nhưng tất cả hiện thể thì được thống nhất kết hợp lại nơi tính thể. Cái sophon nói - tất cả hiện thể là nơi tính thể. Diễn tả một cách sắc sảo hơn - hiện thể là tính thể. Trong trường hợp này cái “là” nói theo nghĩa tha động từ (transitiv) và có nghĩa gần như vầy “thu góp chung lại”, “thu hái, thu gọn”. Tính thể thu góp hiện thể lại mội khi thể là hiện thể. Tính thể là sự thu góp, thu nhiếp chung lại – Logos [2] .
Tất cả hiện thể là nơi tính thể. Nghe một điều như thế có vẻ như tầm phào nhảm nhí đối với lỗ tai chúng ta, nếu không muốn nói là khó nghe vì không ai cần bận tâm đến cái sự kiện rằng hiện thể thuộc về trong tính thể. Tất cả thiên hạ người đời đều biết rằng hiện thể là cái đang là. Còn gì khác nữa nếu hiện thể không phải là: cái là? Tuy thế, chính sự kiện rằng hiện thể được thu góp dung nhập trong tính thể, rằng hiện thể phát hiện trong sự phát hiện của tính thể, chính những điều ấy khiến cho người Hy lạp ngạc nhiên và thoạt đầu làm cho họ ngạc nhiên và chỉ có họ ngạc nhiên thôi. Hiện thể nơi tính thể - điều này đã trở nên điều ngạc nhiên nhất đối với những người Hy lạp.
Tuy vậy, ngay đến những người Hy lạp cũng phải giữ lại và che chở tính cách ngạc nhiên của điều ngạc nhiên nhất này để chống đối lại sự tấn công của lý luận quỉ biện luôn luôn sẵn sàng có đủ câu trả lời cho tất cả mọi sự mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được và mang ra để ở thị trường. Sự lưu giữ bảo tồn cái điều ngạc nhiên nhất này - hiện thể nơi Tính thể - đã được thành tựu nhờ vài ba người khởi hành đi về chiều hường của điều ngạc nhiên nhất này, tức là, cái sophon, khi khởi hành như vậy, họ trở thành những kẻ tranh thủ giương về cái sophon và nhờ sự nỗ lực tranh thủ căng thẳng của họ mà lòng khát vọng nhớ nhung ngưỡng về sophon đã được đánh thức dậy và nuôi dưỡng trong những kẻ khác. Sự yêu thương cái sophon, cái điều tương thuận vừa nêu ở trên, tương thuận với cái sophon, cái harmonia, do đó trở thành cái orexis (sự ngưỡng vọng khao khát), sự nỗ lực, sự căng thẳng gắng sức giương tới cái sophon. Cái sophon - hiện thể nơi Tính thể - bây giờ được truy tìm một cách đặc biệt. Vì yêu thương không còn là một sự tương thuận nguyên thuỷ với cái sophon mà chỉ là một sự khát vọng tìm kiếm thu ngưỡng tới hướng về cái sophon, cho nên sự yêu thương cái sophon trở thành “philosophia”. Sự miệt mài, căng thẳng gắng sức ngưỡng vọng này được xác định bởi Eros.
Sự truy tìm khao khát căng thẳng ngưỡng tới cái sophon, tới “một là tất cả” tới hiện thể nơi Tính thể, bây giờ lại trở thành câu hỏi, “hiện thể là cái gì, mỗi khi mà nó đang là?” Chỉ lúc này thì tư tưởng trở thành “triết lý”. Héraclite và Parménide vẫn chưa phải là những “triết gia”. Tại sao không? Vì họ đã là những tư tưởng gia vĩ đại hơn cả. “Vĩ đại hơn” ở đây không có nghĩa là sự đánh giá về một thành tích mà tỏ bày một khai vực khác hẳn của tư tưởng. Héraclite và Parménide đã “vĩ đại hơn” trong ý nghĩa rằng họ vẫn còn tương thuận với Logos, tức là, với cái ”Một (là) tất cả”. Cái bước hướng về “triết lý”, được phái quỉ biện chuẩn bị, được thành tựu đầu tiên do Socrate và Platon. Rồi gần hai thế kỷ sau Héraclite, chính Aristote đã xác định đặc tính bước đi này bằng câu sau đây: “và, hơn nữa, cái điều mà ngày trước và ngày nay vẫn được truy tìm và vẫn mãi mãi không tìm được là: hiện thể là gì.“ (Met. Z1,1028 b 2sqq). Khi diễn dịch lại có thể hiểu như vầy; “và như thế, như ở thời quá khứ, ở ngày nay và ngay cả ở tương lai nữa, cái điều mà triết lý đang lên đường di động hướng về mà vẫn luôn luôn không với tới được, đó là (là cái điều được đặt thành câu hỏi) – hiện thể là cái gì? (ti to on)”
Triết lý tìm kiếm hiện thể là cái gì, mỗi khi mà nó đang làm. Triết lý lên đường đi tới Tính Thể của hiện thể, nghĩa là, đi tới hiện thể được hướng nơi Tính thể của nó. Aristote cắt nghĩa điều này bằng cách thêm vào câu đã dẫn trên nơi câu hỏi, hiện thể là gì? Thêm vào đó là lời giải thích: “Đây là cái mà thể tính là”; diễn dịch ra là: “Đây (nghĩa là, ti to on) có nghĩa, Hiện thể tính của hiện thể là gì?” Tính thể của hiện thể nằm ở nơi Hiện thể tính. Nhưng cái này – cái ousia – (Hiện tính thể) được Platon xác định là idea và Aristote xác định là energeia (hiện thực tính, hiện tính thể). Ngay lúc này chưa cần phải giải thích một cách chính xác hơn ý nghĩa của Aristote và energeia và thế nào mà ousia (hiện thể tính) được xác định là energeia (hiện thưc tính). Bây giờ điều quan trọng chúng ta phải lưu ý là cách thế mà Aristote viên hạn triết lý trong bản tính (thể tính) của nó. Trong cuốn đầu tiên của quyển Métaphysique (Met. A2, 982, b 9sq). Ông viết như vầy: Triết lý là kiến thức suy lý về những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên. Epistêmê thường được diễn dịch là “khoa học”. Đây là sự sai lạc lầm lẫn bởi vì chúng ta dễ bị quan niệm cận đại về “khoa học”, xen vào đây. Dịch “epistêmê” là “khoa học” thì cũng sai lầm nếu chúng ta hiểu “khoa học” trong ý nghĩa triết lý của Fichte, Schelling và Hegel. Tiếng epistêmê là phát xuất từ phân từ epistamenos (kẻ biết cách nào, thế nào). Đó là cách gọi một người nào có khả năng về một việc gì đó (có tài hiểu theo nghĩa appartenmance(sở đắc sở thuộc). Triết lý là epistêmê tis, một loại sở đắc sở thuộc, theôrêtikê, có khả năng về theôrein (suy lý, suy tưởng), nghĩa là việc tìm kiếm về điều gì đó và nắm giữ và ôm lấy trong cái nhìn của mình cái điều mà mình ngó tìm. Do đó, triết lý là epistêmê theôrêtikê (kiến thức suy lý, suy tưởng). Những điều mà nó nắm lấy trong cái nhìn của nó là điều gì?
Aristote nói cho biết cái điệu ấy là cái gì khi ông gọi tên là prôtai archai kai aitiai. Câu này có thể dịch là “những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên” tức là của hiện thể. Do đó, những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên làm Tính thể của hiện thể. Sau hai ngàn năm trăm năm bây giờ dường như đúng lúc để khảo xét lại xem Tính thể của hiện thể có can hệ gì với những sự thể như là “nguyên lý” và những “nguyên do”.
Trong ý nghĩa gì mà Tính thể được tư niệm để mà những sự thể như là “nguyên lý” và “nguyên do” được đủ tư cách để đóng dấu của chúng cùng để chiếm hữu những hiện thể tính thể của hiện thể?
Nhưng bây giờ chúng ta lại để ý một điều khác nữa. Câu văn của Aristote trích dẫn ở trên đã cho chúng ta biết được chiều hướng của cái được gọi là “triết lý” kể từ Platon đang lên đường đi về hướng nào, câu ấy chỉ cho biết về bản tính của triết lý. Triết lý là một loại sở đắc sở thuộc làm cho có khả năng nhìn thấy hiện thể hướng về tới cái nó là gì khi mà nó hiện thể.
Câu hỏi đưa cuộc tương thoại chúng ta vào sự di động và sự bất an phong phú và trình bày chiều hướng cần phải theo, đó là câu hỏi “Triết lý là gì” Aristote đã trả lời rồi. Do đó, cuộc tương thoại của chúng ta không còn cần thiết. Cuộc tương thoại kết thúc trương khi nó bắt đầu. Câu trả lời lập tức về điều này sẽ là thế này: lời phát biểu của Aristote về bản tính của triết lý không thể chỉ là câu trả lời duy nhất cho câu hỏi của chúng ta. Nói cho thích đáng hơn đó chỉ là một câu trả lời trong nhiều câu trả lời khác. Nhờ sự trợ lực của lối xác định về bản tính triết lý theo Aristote chắc chắn mình có thể tiền tượng thể (thể niệm) và diễn giải cả được tư tưởng trứơc thời Aristote và Platon, cũng như cả triết lý sau thời Aristote. Tuy nhiên điều dễ tỏ bày: chính triết lý và đường lối mà triết lý thể niệm về bản tính của mình, triết lý và đường lối ấy đã từng thay đổi thường xuyên trong hai ngàn năm kế tiếp. Ai có thể phủ nhận điều này? Đồng thời, chúng ta, tuy vậy, cũng không nên bỏ quên sự kiện: triết lý từ Aristote cho đến Nietzsche, trên căn thể của sự biến thể suốt dòng tiến triển, vẫn còn giữ được đồng nhất giống như nhau. Vì những sự biến thể là sự bảo đảm lưu tồn cho tính cách liên hệ thân tộc trong thể đồng nhất.
Khi nói như thế chúng tôi không muốn nói rằng định nghĩa về triết lý của Aristote vẫn có giá trị hữu hiệu một cách tuyệt đối. Ngay trong lòng tính sử tư tưởng Hy lạp, đó chỉ là một lối diễn nghĩa đặc biệt về tư tưởng Hy lạp và về trách vụ mà nó phải đảm nhận gánh vác. Định tính của Aristote về triết lý không thể nào được thuyên chuyển trở về tư tưởng của Héraclite và Parménide dù trong bất cứ trường hợp nào. Trái lại, điều chắc chắn, định nghĩa của Aristote là triết lý là hậu quả kế tục tự tại của tư tưởng nguyên thuỷ và làm thành sự kết thúc của nó. Tôi nói “hậu quả kế tục tự tại” bởi vì không thể nào nhận thấy rằng những nền triết lý cá biệt và những thời đại triết lý đã sinh khởi lẫn nhau trong ý nghĩa hiểu theo sự tất yếu của một iến trình biện chứng pháp.
Mình đã gặt được kết quả gì từ những gì đã nói nãy giờ đối với sự cố gắng của chúng ta trong cuộc tương thoại đối trị với câu hỏi, “Triết lý là gì?” Trước tiên hết chỉ một điều: chúng ta không chỉ nên đeo vịn vào định nghĩa của Aristote. Từ điều này chúng ta suy diễn đến điểm thứ hai: chúng ta phải ý thức về những định nghĩa nguyên thuỷ và hậu thời về triết lý. Và rồi sao? Rồi nhờ sự trừu lược tỷ giáo, chúng ta sẽ giản lược những định nghĩa ấy vào chung tố của tất cả những định nghĩa. Và rồi sao? Rồi chúng ta sẽ đi đến một phương trình rỗng tuếch khả dĩ xứng hợp cho tất cả loại triết lý. Và rồi sao? Rồi chúng ta sẽ cùng lại đi xa hơn nữa, tách lìa xa hơn nữa với câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta. Tại sao cơ sự xảy ra như vậy? Bởi vì khi tiến hành như thế thì chúng ta chỉ thu gặt bằng phuơng pháp luận có tính cách sử học những định nghĩa có sẵn bên tay và giải tán chúng vào trong một phương trình tổng quát. Tất cả những sự việc này có thể thực hiện suôn sẻ nhờ sự học vấn uyên bác và nhờ sự trợ lực của những kiểm chứng đứng đắn. Làm như thế chúng ta chẳng cần phải đi vào trong triết lý làm gì nữa trong một đường lối khả dĩ suy tưởng được bản tính của triết lý. Khi chúng ta làm như lối trên thì chúng ta sẽ thu được mớ kiến thức đa dạng, toàn triệt và hữu ích nữa, về cách lối mà triết lý đã được trình bày trong dòng diễn biến của tính sử. Nhưng trên con đường này chúng ta không bao giờ đi tới được một câu trả lời trung thực hợp thúc trước câu hỏi “Triết lý là gì?” Câu trả lời chỉ có thể là câu trả lời hiện đang “làm triết lý” ngay nơi tự thể của triết lý: Nhưng chúng ta phải hiểu lời phát biểu này (cái nhảy) như thế nào? Với đường lối mà câu trả lời, nhất là khi nó là một sự đáp ứng, đang làm triết lý? Bây giờ tôi xin tạm thời giãi bày sáng sủa điêu này với đôi điều gợi ý. Cái điều muốn được nói sẽ quấy rầy cuộc tương thoại của chúng ta nhiều lần nữa. Nó sẽ là tiêu chuẩn (đá thử vàng) để xác định xem buổi tương thoại của chúng ta thực sự có tính cách triết lý không. Đây không phải là điều nằm trong quyền lực của chúng ta.
Khi nào câu trả lời về câu hỏi, “Triết lý là gì?” là một âu trả lời đang làm triết lý? Khi nào chúng ta “làm triết lý”, “sống triết lý”? Hiển nhiên chỉ khi nào chúng ta đi vào cuộc song thoại với những triết gia. Điều ấy mang ngụ ý rằng chúng ta nói cho tới nơi với họ về những gì họ nói. Sự nói chuyện với nhau cho tới nơi với họ về những gì vẫn luôn luôn mới lạ là điều can hệ đặc biệt với những triết gia, đó chính là về cái Như vậy, Như tính nghĩa là nói, legein, trong ý nghiã của diale-gethai (đối thoại), nói như là nói với nhau, đối thoại, song thoại. Sự song thoại ấy có cần thiết mang tính cách biện chứng, nếu có thế không và khi nào thế, chúng tôi xin để vấn để mở ngõ.
Xác định và mô tả những ý kiến của những triết gia là một việc. Nói cho thấu đáo với họ những gì họ đang nói, nghĩa là cái điều mà họ nói về, đó là một việc hoàn toàn khác hẳn.
Do đó, nếu chúng ta thiết nhận rằng Tính thể của hiện thể tự hiệu triệu cho những triết gia để mà họ phát biểu hiện thể là gì mỗi khi hiện thể là thế thì lúc ấy cuộc song thoại của ta với những triết gia cũng phải được hiệu triệu bởi Tính thể của hiện thể. Lúc ấy, chính chúng ta, qua tư tưởng của chúng ta, phải đến gặp gỡ triết lý trên con đường (unterwegs) mà triết lý đang du hành. Lời chúng ta đang nói phải tương ứng với điều đang hiệu triệu những triết gia. Nếu sự tương ứng này được thành công đối với chúng ta thì lúc ấy trong ý nghĩa trung thực trung tính của tiếng nói, chúng ta đáp ứng được câu hỏi. “Triết lý là gì”. Tiếng Đức antworten (trả lời cho) thực ra có nghĩa giống entsprechen (đáp ứng). Câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta không được tát cạn trong một sự khẳng định trả lời cho câu hỏi bằng cách xác định chúng ta phải hiểu nội dung của ý niệm “triết lý” là gì. Câu trả lời không phải là sự bồi đáp, câu trả lời đúng hơn là sự tương ứng (die Entsprechung: la correspondance), đáp ứng với tính thể của hiện thể. Tuy nhiên, đồng thời chúng tôi muốn biết cái gì kết thành sắc thái đặc biệt của câu trả lời trong ý nghĩa của sự tương ứng. Nhưng tất cả mọi sự trứơc hết đều tuỳ thuộc vào một điều mà chúng ta đạt tới một sự tương ứng trước khi chúng ta thiết lập một lý thuyết về nó.
Câu trả lời cho câu hỏi “triết lý là gì?” nằm nơi sự tương ứng của chúng ta với cái điều mà triết lý đang lên đường hướng về. Và đó là –Tính thể của hiện thể. Trong sự tương ứng như thế chúng ta lắng nghe từ ban dầu cái điều mà triết lý đã nói rồi cho chúng ta, triết lý, nghĩa là philosophia hiểu theo ý nghĩa Hy lạp. Đó là lý do cho ta hiểu tại sao chúng ta đạt tới sự tương ứng, nghĩa là, một sự trả lời cho câu hỏi của chúng ta, chỉ khi nào chúng ta vẫn còn song thoại với điều mà truyền thống của triết lý giải tỏa cho chúng ta, nghĩa là giải phóng cho chúng ta. Chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi, “triết lý là gì?” không phải nhờ những quyết đoán có tính cách sử học về những định nghĩa của triết lý mà phải nhờ vào sự song thoại với điều đã được trao truyền lại cho chúng ta như là Tính thể của hiện thể.
Con đường đi đến câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta không phải là một sự cắt đứt tuyệt giao với tính sử, phủ nhận chối từ tính sử mà là nuôi nhận thuận ứng chuyển tính những gì đã được trao gửi lại cho chúng ta. Sự nuôi nhận thuận ứng tính sử ấy là ý nghĩa của chữ “phá huỷ”. Ý nghĩa của tiếng này đã được viên diễn rõ ràng trong quyển Sein und Zeit (tiết mục 6). Sự phá huỷ không có nghĩa là phá hoại tiêu diệt mà có nghĩa là phá vỡ nát, dọn dẹp, thanh toán; đẩy lùi ra một bên những quyết đoán xác định chỉ có tính cách sử học về tính sử của triết lý. Sự phá huỷ có nghĩa là - mở những lỗ tai của chúng ta, làm cho chúng ta được tự do đón nhận cái điều đang nói cho chúng ta trong truyền thống như là Tính thể của hiện thể. Khi lắng nghe sự hiệu triệu này thì chúng ta đạt tới sự tương ứng.
Nhưng khi chúng ta nói như vậy, một mối ngờ vực đã ăn ngấm vào đầu óc, chúng ta có cần phải nhất thiết nỗ lực để đạt tới sự tương ứng với Tính thể của hiện thể? Có phải chúng ta, những nhân thể, chẳng phải chúng ta đã vẫn luôn luôn ở trong sự tương ứng như thế rồi sao, và hơn thê nữa, chẳng phải sự kiện đã hiển nhiên là vậy mà ngay đến bản tính của chúng ta cũng là thế rồi? Không phải sự tương ứng này kết thành đường nét căn thể của bản tính (thể tính) chúng ta sao?
Thật ra trường hợp của chúng ta quả là như thế. Nhưng nếu trường hợp là thế, vậy thì chúng ta không thể còn nói rằng chúng ta trước hết phải cần đạt tới sự tương ứng này. Quả là chúng ta có lý khi nói như thế. Vì điều chắc chắn là dù chúng ta vẫn luôn luôn và khắp nơi hãy còn trong tương ứng với Tính thể của hiện thể, tuy thế chúng ta ít khi để ý tới tiếng gọi của Tính thể. Sự tương ứng với Tính thể của hiện thể chắc chắn vẫn là nơi lưu trú của chúng ta. Nhưng chỉ thỉnh thoảng nó mới trở thành tư thế thể thái khai mở phơi bày đã được chúng ta đặc biệt cưu mang nuôi giữ. Chỉ khi nào điều này xảy ra thì chúng ta mới thực sự tương ứng với điều liên hệ mật thiết với triết lý trên con đường hướng tới tính thể của hiện thể. Triết lý la sự tương ứng với Tính thể của hiện thể nhưng chỉ khi nào sự tương ứng này được thể hiện trọn vẹn thực sự và nhờ đó tự mở bày và giàn trải ra sự mở bày này. Sự tương ứng này xảy đến trong những đường lối khác nhau tuỳ vào cách kêu gọi trong tiếng nói của tính thể, tuỳ thuộc vào tiếng nói ấy có được nghe hay không, và tuỳ thuộc vào điều được nghe kia có được nói hay chỉ được giữ im lặng. Cuộc tương thoại của chúng ta đưa tới những cơ hội để suy tưởng về điểm nầy.
Bây giờ tôi sẽ chỉ xin cố gắng phát biểu lời mở đầu về cuộc tương thoại này. Tôi muốn đưa cuộc tương thoại này trở về điều mà chúng ta đã chạm mó tới khi nhắc lại lời nói của André Gide về những “tình cảm đẹp đẽ”. Philosophia là sự tương ứng được tựu thành một cách trung thực và sự tương ứng ấy đang nói vào mỗi lúc mà nó để ý tiếng nói của Tính thể của hiện thể. Sự tương ứng này lắng nghe tiếng nói của sự kêu gọi. Điều kêu gọi chúng ta như là tiếng nói của Tính thể đã triệu tâp sự tương ứng của chúng ta. “Sự tương ứng” lúc ấy có nghĩa: được triệu tập xác định, bày ra ngoài bởi điều xuất phát từ tính thể của hiện thể. Bày ra ngoài ở đây có nghĩa đen là phân ra ngoài, làm sáng tỏ, và nhờ đó, được đặt trong tương giao với cái đang là hiện thể. Hiện thể như là thế quy định lời nói đên nỗi khiến cho ngôn ngữ được âm hưởng tương thuận với Tính thể của hiện thể. Sự tương ứng là điều cần thiết và vẫn luôn luôn được tương thuận âm hưởng, không phải ngẫu nhiên và thỉnh thoảng thôi. Đó là một sự thuận hưởng hoà thanh đồng khí. Và chỉ trên căn bản của sự hoà thanh cảm hướng thuận hưởng đồng khí ấy mà ngôn ngữ của sự tương ứng mới cần được sự minh xác của nó, đồng thanh đồng khí của nó.
Vì là một sự thể được đồng thanh âm hưởng và đồng khí qui hưởng, cho nên sự tương ứng được hiện hữu thực sự trong một sự ứng cảm thế hướng. Nhờ sự ứng cảm thế hương ấy mà tư thế thể thái của chúng ta được thích ứng đôi lúc với cái này, đôi lúc với cái khác. Sự đồng thanh ứng cảm thế hứơng được hiểu trong nghiã ấy không phải là âm nhạc của những cảm giác đột phát chỉ phụ hoà nhịp theo sau sự tương ứng. Nếu chúng ta xác định bản tính của triết lý như là sự tương ứng được thuận hưởng đồng thanh thì lúc ấy chúng ta không hề muốn buông bỏ tư tưởng cho những đổi thay ngẫu nhiên và những lao xao dao động bất thường của những tình cảm. Đúng hơn đó chỉ là một việc tỏ bày ra rằng tất cả mọi sự minh bạch khúc triết của ngôn thể đều đặt trong một căn tính trong một sự cảm hướng đồng khí của sự tương ứng, tôi xác định, trong việc lưu ý đến tiếng gọi.
Tuy thế, trước tiên hết, việc đề cập sự cảm hướng đồng khí chính yếu của sự tương ứng không phải là một sự phát minh ở thời cận đại. Những tư tưởng gia Hy lạp, Platon và Aristote, đã gợi sự chú ý về sự kiện rằng triết lý và việc "làm triết lý, sống triết lý”, thuộc về khai vực kích thước của con người mà chúng ta gọi là sự đồng thanh ứng cảm thế hướng (trong ý nghĩa của sự đồng thanh âm hưởng và đồng khí qui hưởng).
Platon nói (Theatet, 155 d): “Vì đây chính là pathos (cảm tính) của một triết gia: được ngạc nhiên. Vì không có sự bắt đầu nào khác cho philosophia hơn là điều này”. “Thực đây chính là pathos của một triết gia, tức là được ngạc nhiên; vì không có khởi điểm quyết định nào cho triết lý bằng điều này”. Sự ngạc nhiên, như là pathos, là archê (khởi đầu) của triết lý. Chúng ta phải hiểu tiếng Hy lạp archê (sự khởi đầu) trong trọn vẹn ý nghĩa của nó. Tiếng này gọi cái điều mà từ đó sự thể nào đó khởi phát. Và cái “từ đó khởi phát” không bị bỏ lại đằng sau trong tiến trình xuất phát ra, nhưng đúng hơn sự bắt đầu trở thành cái điều mà động từ archêin phát biểu, tức là điều cai trị, làm chủ, điều động. Cái pathos của sự ngạc nhiên do đó không những chỉ đứng như sự rửa tay đi trước sự mổ xẻ cua y sĩ giải phẫu. Sự ngạc nhiên chuyên chở và chủ định thấu suốt khắp cả triết lý.
Aristote cũng nói như vậy (Met. A 2,982 b 12sq): “vì nhờ sự ngạc nhiên là loài người đã bắt đầu làm triết lý cả vào thời đại của chúng ta và vào lúc khởi đầu”. "Nhờ sự ngạc nhiên con người đã tới được con đường quyết định của việc làm triết lý bây giờ cũng như lúc ban đầu” (cái mà sự làm triết lý khởi phát và cái mà sự vận hành diễn tiến của việc làm triết lý được quy định toàn triệt).
Thực là hời hợt và nhất là phi Hy lạp nếu chúng ta ngỡ rằng Platon và Aristote chỉ xác định nơi đây rằng ngạc nhiên là nguyên do của việc làm triết lý. Nếu họ có ý kiến này, đó có nghĩa là vào một thời nào đó hoặc một thời khác nào đó con người đã ngạc nhiên đặc biệt về hiện thể và rằng hiện thể đang làm thế và đang làm gì thế. Thúc đẩy bởi sự ngạc nhiên này, họ bắt đầu làm việc triết lý. Nhưng khi triết lý vừa tiến triển thì sự ngạc nhiên trở nên thừa thãi, không còn là một nguyên động lực thúc đẩy đến độ sự ngạc nhiên ấy đã biến mất đi. Nó có thể biến mất vì nó chỉ là một sức hút thúc đẩy. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên là archê, nghĩa là sự ngạc nhiên lan tràn chủ định tất cả mỗi bước đi của triết lý. Sự ngạc nhiên là Pathos. Chúng ta thường dịch pathos là đam mê, lan tràn sôi sục xúc động ào ạt. Nhưng pathos có dính líu với paschein, nghĩa là đau đớn, chịu đựng kiên trì trải qua, bị lôi cuốn bởi, bị quy định bởi. Thực là liều lĩnh táo bạo trong những trường hợp như thế này nếu chúng ta dịch pathos là sự ứng cảm thế hướng (Stimmung) nghĩa là đồng thanh âm hưởng với đồng khí qui hưởng. Nhưng chúng ta đánh liều dịch như vậy vì chỉ có cách dịch này mới che chở chúng ta khỏi tiền tượng thể (thể niệm) pathos theo ý nghĩa tâm lý học cận đại. Chỉ khi nào chúng ta hiểu pathos như là sự ứng cảm thế hướng thì chúng ta mới có thể xác định chính xác hơn thaumazein là sự ngạc nhiên. Trong sự ngạc nhiên chúng ta ghì trân mình lại, đứng sững lại. Chúng ta bước lùi lại, nếu có thể nói thế, bước lùi lại trứơc hiện thể, trước sự kiện rằng hiện thể là thê như nó là thế vì không là thế khác. Và sự ngạc nhiên không phải tiêu cạn đi trong sự thụt lùi trước Tính thể của hiện thể, nhưng là vì sự thụt lùi và sự tự kiềm chế, cho nên sự ngạc nhiên đồng thời bị lôi kéo mạnh mẽ và được giữ chặt bởi cái điều mà nó lùi trốn. Do đó, sự ngạc nhiên là sự cảm ứng thế hướng mà trong đó và vì đó Tính thể của hiện thể phơi bày giàn trải ra. Sự ngạc nhiên là sự ứng cảm thế hướng mà trong đó những triết gia Hy lạp đã được thuận ứng cho sự tương ứng với Tính thể của hiện thể.
Có sự ứng cảm thế hướng thuộc loại khác khiến cho tư tưởng quyết định hỏi một cách mới lạ câu hỏi truyền thống và hiện thể là gì mỗi khi hiện thể là thế, và nhờ đó bắt đầu khởi phát một kỷ nguyên mới của triết lý. Trong tập Médilations, Descartes không phải chỉ và không phải hỏi trước tiên là ti to on, hiện thể là gì, mỗi khi hiện thể là thế. Descartes hỏi hiện thể là thực sự hiện thể gì trong ý nghĩa của ens certum. Đối với Descartes, bản tính (thể tính) của certitudo đã thay đổi trong giai đoạn vì ở thời trung cổ certitudo không có nghĩa là xác tính mà sự viên hạn cố định về một hiện thể trong cái điều đang là thế. Certitudo ở đây vẫn còn đồng nghĩa với essentia. Trái lại, đối với Descartes cái điều là thực, thực sự là thì được đo lường bằng một cách khác. Đối với ông ta, sự nghi ngờ trở thành sự ứng cảm thế hướng mà trong đó sự đồng thanh âm hưởng (cơ cấu của sự qui hưởng) rung động ứng nhịp với cái ens certum, tức là hiện thể trong xác tính. Certitudo trở thành sự cố định của ens qua ens kết thành từ tính cách bất khả vấn của cogito (ergo) sum cho nhân ngã. Từ đó, bản ngã (ego) trở thành sub – jectum ưu liệt và do đó bản tính (thể tính) của con người lần đầu tiên đi vào lãnh vực của chủ thể tính trong ý nghĩa của bản ngã tính. Từ sự đồng thanh âm hưởng với certitudo mà ngôn ngữ của Descartes đạt được sự đồng khí qui hưởng của một clare et dis tincte percipere. Sự ứng cảm thế hướng của sự nghi ngờ là sự đồng khí tích cực trong sự xác tính. Từ đó, tính cách đích xác trở thành hình thức quyết định tiêu chuẩn của chân lý. Sự ứng cảm thế hướng của sự tín nhiệm vào sự xác tính tuyệt đối của kiến thức mà con người mọi lúc có thể đạt tới được chính là pathos và, do đó, là archê của triết lý cận đại.
Tuy nhiên, sự thành tựu của triết lý, telos, tuỳ thuộc vào cái gì, nếu chúng ta có thể nói đến nó? Có phải sự cáo chung chấm dứt này được qui hưởng bởi một sự cảm ứng thế hướng khác? Chúng ta phải tìm kiếm sự thành tựu của triết lý cận đại ở đâu? Ở Hegel hay cho mãi đến triết lý ở giai đoạn cuối của Schelling? Còn về Marx và Nietzsche thì thế nào? Có phải Marx và Nietzsche đã bước lộn ra ngoài dòng lưu chuyển của triết lý cận đại? Nếu không thế thì làm thế nào chúng ta có thể xác định vị trí của họ?
Dường như là chúng ta chỉ đặt ra những câu hỏi có tính cách sử học thôi. Nhưng sự thật thì chúng ta đang suy tưởng bản tính (thể tính) tương lai của triết lý. Chúng ta đang cố gắng lắng nghe tiếng nói (thanh hưởng) của Tính thể: Điều này đưa loại ứng cảm thế hướng nào cho tư tưởng hiện đại? Câu hỏi khó có thể trả lời một cách dứt khoát. Dường như một sự ứng cảm thế hướng căn bản (căn tính) đang thống ngự khắp cả. Tuy nhiên sự ứng cảm thế hướng ấy vẫn còn ẩn trốn giấu kín khỏi chúng ta. Điều này là dấu hiệu tỏ bày rằng tư tưởng hiện đại của chúng ta vẫn chưa tìm thấy con đường dứt khoát của nó. Điều chúng ta gặp gỡ chỉ là điều này – Có nhiều sự ứng cảm thế hướng khác nhau của tư tưởng. Sự nghi ngờ và sự thất vọng, một đằng, sự ám ảnh hưởng hữu mù quáng với những nguyên lý vô bằng, đằng khác, cả hai va chạm xung đột với nhau. Sự sợ hãi và xao xuyến hoà lẫn với sự hy vọng và niềm tin tưởng. Thường khi, một cách rộng rãi, dường như tư tưởng chỉ là một loại tiền tượng thể (quan niệm) lý luận và tính toán thoát ra khỏi bất cứ loại ứng cảm thế hướng nào cả. Nhưng ngay đến tính cách lạnh lùng của sự tính toán, ngay đến vẻ tỉnh táo nhạt nhẽo của sự sắp đặt kế hoạch cũng là những nét của một sự đồng thanh âm hưởng. Chẳng những thế - ngay cả lý trí, cái đã tự thoát ra ngoài tất cả ảnh hưởng cũng như đam mê, thực ra, vì là lý trí, cho nên cũng được đồng thanh âm hưởng vào lòng tin cậy nơi khả năng toán học luận lý chặt chẽ của những nguyên lý và những nguyên tắc của nó.
Sự tương ứng được tự phơi bày ra và được cưu mang thu nhận một cách trung thực, sự tương ứng ấy tương ứng với tiếng gọi của Tính thể của hiện thể, đó là triết lý. Chúng ta được đi vào và quen biết với bản tính của triết lý và chỉ khi nào chúng ta học tính cách nó là thế nào, trong thể cách nào. Nó theo thể cách của sự tương ứng được thuận hưởng theo tiếng nói của Tính thể của hiện thể. Việc tương ứng này là một hiện ngôn, một ngôn thể. Nó phụng sự cho ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là gì thực là khó hiểu đối với chúng ta ngày nay vì những quan niệm (tiền tượng thể) thông thường của chúng ta về ngôn ngữ đã trải qua những biến thiên lạ kỳ. Do hậu quả ấy mà ngôn nhữ xuất hiện như là một dụng cụ của sự diễn đạt. Do đó người ta cho là đúng lẽ hơn khi nói rằng ngôn ngữ phụng sự cho tư tưởng, thay vì nói tư tưởng, như là sự tương ứng, phụng sự cho ngôn ngữ. Trước hết, tiền tượng thể (quan niệm) thông thường về ngôn ngữ đã tách lìa xa hẳn kinh nghiệm Hy lạp về ngôn ngữ. Đối với người Hy lạp, bản tính (thể tính) của ngôn ngữ được khai thể qua logos. Nhưng logos và legein có nghĩa là gì? chỉ có ngày nay chúng ta mới chầm chậm bắt đầu thoáng thấy bản tính (thể tính) Hy Lạp nguyên thuỷ của nó nhờ cách diễn giải đa dạng về logos. Tuy nhiên chúng ta không bao giờ trở lại bản tính của ngôn ngữ và cũng không thể chỉ thu nhận nó lại thôi là được. Trái lại, có lẽ chúng ta phải đi vào cuộc song thoại với kinh nghiệm Hy lạp về ngôn ngữ như là logos. Tại sao? Bởi vì không có sự suy tưởng khả quan về ngôn ngữ, chúng ta không bao giờ thực sự biết triết lý là gì, triết lý như sự tương ứng ưu liệt, và cũng không biết triết lý là gì, triết lý như một thể cách ưu liệt của ngôn thể.
Nhưng bởi vì thi ca, nếu chúng ta so sánh thi ca với tư tưởng, thi ca cũng phụng sự ngôn ngữ trong một đường lối ưu liệt hoàn toàn khác hẳn, khi cuộc tương thoại chúng ta suy tưởng theo triết lý thì tất nhiên phải đưa dẫn tới một cuộc thảo luận về mối tương thể giao tính giữa tư tưởng và sự sáng tác thi ca. Giữa hai bên đều có sự liên hệ huyết thống ẩn kín vì trong việc phụng sự cho ngôn ngữ cả hai tự tận tụy dâng hiến tiêu phí trao tính trọn vẹn. Tuy nhiên giữa hai bên đồng thời có một hố thẳm ngăn cách, vì cả hai “đều trú ngụ trên những ngọn núi cách biệt hẳn hoàn toàn”.
Bây giờ người ta có thể đòi hỏi cuộc tương thoại của chúng ta phải được giới hạn vào câu hỏi về triết lý, yêu sách này quả là hoàn toàn xác đáng hợp lý. Sự giới hạn này chỉ có thể có được và cần thiết nữa khi nào trong cuộc tương thoại chúng ta được đưa đên sự nhìn nhận rằng triết lý không phải là cái điều đã được diễn giải là: một sự tương ứng đưa dẫn tiếng gọi của Tính thể của hiện thể đến cho ngôn ngữ.
Nói khác đi - cuộc tương thoại của chúng ta không tự nhận trách nhiệm thảo vạch bày ra một chương trình cố định. Nhưng cuộc tương thoại này muốn chuẩn bị đưa tất cả những người nào đang tham dự vào một sự thu phối hội tính trong đó cái mà chúng ta gọi là Tính thể của hiện thể lên tiếng liên triệu chúng ta.
Khi gọi tên điều y, chúng ta đang suy tư cái mà Aristote đã nói: “Tính thể - hiện thể thể hiện qua nhiều thể cách”[3].
[1]André Gide, Dostoievsky – Paris 1932; p. 247.
[2]Cf. Vortraegeund Aufsaetze, 1954, pp. 207 - 229
[3] Cf Sein und Zeit, phần 7B
Nguồn: Triết lý là gì? của Martin Heidegger do Phạm Công Thiện dịch, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất, Sài Gòn mùa xuân 1969, in 5.000 quyển, ngoài những bản thường còn in thêm 20 bản đặc biệt trên giấy đẹp dành riêng cho dịch giả, Nxb và thân hữu. Ấn loát tại Đăng Quang, 734A Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Nguyên tác tiếng Đức: Was ist das – die Philosophie?, Nxb G. Neske, Pfullingen, 1956. Nguyên in song ngữ Việt - Đức, bản điện tử do talawas thực hiện chỉ nhập liệu phần tiếng Việt. Bản đăng trên talawas với sự đồng ý của dịch giả.
Martin Heidegger
Phạm Công Thiện dịch
Vì lẽ đó, chúng ta phải cố gắng tìm cách xác định câu hỏi một cách chính xác hơn. Nhờ cách này, chúng ta điều khiển cuộc tương thoại vào trong một đường lối cố định. Nhờ thế, cuộc tương thoại sẽ đưa vào trong một con đường. Nói thế chúng ta nhìn nhận rằng con đường này chắc chắn không phải là con đường độc nhất. Ngay đây vấn đề vẫn còn phải mở ngỏ là xem coi con đường mà tôi muốn chỉ sau đây sự thực có là con đường khả dĩ để chúng ta được đặt lên câu hỏi và được trả lời câu hỏi.
Nếu cho rằng chúng ta có thể tìm ra một con đường để xác định câu hỏi một cách chính xác hơn thì lúc ấy lập tức phát khởi một sự phản đối nghiêm trọng đối với chủ luận cuộc tương thoại của chúng ta. Khi chúng ta hỏi "Triết lý là gì?” lúc ấy chúng ta đang nói về triết lý. Khi hỏi bằng đường lối này, hiển nhiên là chúng ta vẫn còn đang đứng vị thế ở trên, nghĩa là, bên ngoài triết lý. Nhưng chủ đích câu hỏi của chúng ta là đi vào trong triết lý, lân la trú ngụ trong đó, xử sự ăn ở trong đường lối ấy, nghĩa là. “làm triết lý”, “sống triết lý”, “ăn ở triết lý”. Do đó, con đường của sự tương thoại với chúng ta chẳng phải có những con đường hướng rõ ràng, mà đường hướng này đồng thời phải bảo đảm cho chúng ta đang di động trong lòng triết lý; chứ không phải bên ngoài triết lý và chung quanh triết lý.
Như thế con đường của sự tương thoại chúng ta phải thuộc về một loại mà đường hướng nào đó khả dĩ khiến cho cái điều mà triết lý xướng nghị phải là điều kiện liên hệ chặt chẽ với bản thân chúng ta, và nhất thiết phải chạm mó chúng ta trong tận nơi bản tính của chúng ta.
Nhưng thế thì phải chăng triết lý trở thành một sự việc của cảm năng tính, của những cảm xúc và những tình cảm?
“Với những tình cảm đẹp đẽ, người ta chỉ tạo ra thứ văn chương rẻ tiền”. Nhưng lời nói này của André Gide [1] chẳng những áp dụng đúng hơn nữa cho triết lý. Những tình cảm, ngay cả những tình cảm đẹp nhất, không thuộc về triết lý. Người ta thường bảo những tình cảm là một cái gì có tính cách phi lý. Trái lại, triết lý chẳng những là một cái gì hữu lý mà lại còn là điều quản nhiệm thủ vai chủ nhân thực thụ cho lý trí. Khi khẳng định như vậy bất ngờ chúng ta đã đến một sự quyết định nào đó có liên hệ tới bản tính của triết lý. Chúng ta đã vội vàng trả lời trước câu hỏi chúng ta rồi còn gì. Bất cứ ai đều coi lời quyết đoán vừa rồi là đúng, nghĩa là quyết đoán rằng triết lý là một sự việc của lý trí. Tuy nhiên, lời phán quyết này có lẽ là một câu trả lời vội vàng hấp tấp về câu hỏi, "triết lý là gì?” bởi lẽ rằng chúng ta vẫn có thể lập tức đưa ra những câu hỏi mới để đối kháng lại câu trả lời này. Lý trí là gì? Ở đâu và do chi mà lý trí đã tự hội thành bản thể mình bằng vai trò làm chủ triết lý? Nếu thế thì do quyền gì? Nếu không thế thì do đâu mà lý trí có được sứ mệnh và vai trò của nó? Nếu cái điều được coi là lý trí chính là điều đã chỉ định được quy định đầu tiên do bởi triết lý và do bên trong sự thiên diễn của lịch sử triết lý là sự việc của lý trí không thể nào là sự góp ý đúng đắn được. Tuy nhiên vừa lúc chúng ta đưa ra sự ngờ vực về việc phẩm định triết lý như là tư thế thể thái hữu lý thì lúc ấy, cùng đồng một cách lối như thế, vấn đề cũng trở nên ngờ vực khi tìm xem triết lý có thuộc về lãnh vực của sự phi lý. Vì bất cứ ai muốn chỉ định rằng triết lý có tính cách phi lý thì người ấy phải lấy hữu lý làm tiêu chuẩn hoạch định giới hạn và tráo lại thì việc làm ấy chỉ rốt cục kẹt vào lối nhìn nhận một cách đương nhiên rằng triết lý là gì rồi.
Nếu trái lại, chúng ta chỉ tỏ khả tính rằng cái điều mà chính triết lý tự cưu mang là điều có can hệ chặt chẽ với chúng ta, những nhân thể trong tận nơi nhân tính chính yếu của chúng ta, điều ấy đang âm hưởng ba động xúc chạm đến chúng ta thì lúc ấy có thể là điều âm huởng xúc động kia không có dính dính líu gì cả với những thứ mà người ta thường gọi là những cảm giác và những tình cảm, tóm lại, những gì là phi lý.
Từ những gì đã trình bày ở trên, chúng ta có thể đúc kết trước tiên hết điều duy nhất này: chúng ta cần phải ưu tư cẩn thận nhiều hơn nữa nếu chúng ta đánh liều khơi mào cuộc tương thoại mang nhan đề “Triết lý là gì?”.
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa dẫn câu hỏi đi tới một con đường có đường hướng rõ rệt để cho chúng ta khỏi phải la cà lang thang quanh quẩn trong những tiền tượng thể những quan niệm tuỳ thích tự ý hoặc ngẫu phát về triết lý. Nhưng làm thế nào chúng ta tìm ra được một con đường nhờ đó mà chúng ta có thể xác định câu hỏi chúng ta một cách đáng tin cậy? Con đường tôi hiện muốn chỉ tỏ đang nằm trực tiếp trứơc chúng ta. Và chỉ vì đó là cái gì gần gũi nhất bên cạnh, cho nên nó trở nên khó tìm. Và dù khi chúng ta đã tìm ra nó, thì chúng ta vẫn còn phải di động trên nó một cách vụng về. Chúng ta hỏi, “Triết lý là gì?” Chúng ta đã từng nói lên tiếng “Triết lý” nhiều lần luôn. Tuy thế, nếu chúng ta dùng tiếng “triết lý” và không còn dùng tiếng ấy như một tên cũ rích, nếu thay vì thế chúng ta lại nghe tiếng “triết lý” phát ra từ tận suối nguồn uyên nguyên của nó, thì lúc đó, tiếng ấy phát thanh nên như vầy: philosophia. Bây giờ tiếng “triết lý” đang nói tiếng Hy lạp ấy vì, là tiếng Hy lap cho nên chính tiếng ấy là một con đường. Một đẳng, con đường đang nằm ra đằng trước chúng ta, vì tiếng ấy từ lâu đã được nói trước chúng ta nghĩa là được dự phát ra trước chúng ta. Một đẳng khác, con đường đã nằm đàng sau chúng ta rồi, vì chúng ta đã thường nghe và nói tiếng này. Thế thì tiếng Hy lạp philosophia là một con đường mà chúng ta đang du hành dọc theo đó. Tuy vậy, chúng ta chỉ có một kiến giải rất tạp nhạp mơ hồ về con đường này mặc dù chúng ta có thể thu đạt và có thể phô trải ra lan tràn bao nhiêu kiến thức có tính cách sử học về triết lý Hy lạp.
Tiếng philosophia nói cho chúng ta biết rằng triết lý trước hết là sự thể đã xác định hiện hữu (sinh tính) của thế giới Hy lạp. Chẳng những thế - philosophia cũng xác định sắc thái vận hành từ tính căn, (biến trình căn để) nội tại nhất của tính sử Tây phương – Âu châu. Từ ngữ chúng ta thường được nghe luôn “Triết lý Tây phương – Âu châu” sự thực ra là một trùng phức ngữ. Tại sao? Bởi vì triết lý vốn là Hy lạp tận ngay bản tính (thể tính) của nó; ở đây. Hy lạp có nghĩa là: ngay nơi nguồn gốc (uyên nguyên) bản tính (thể tính) của triết lý thuộc về loại tính đã thoạt tiên thỉnh cầu thiết nguyện thế giới Hy lạp và chỉ có Hy lạp thôi, để mà phơi bày triển khai ra.
Tuy nhiên bản tính (thể tính) nguyên thuỷ (uyên nguyên) Hy lạp của triết lý, vào kỷ nguyên thống trị của Âu châu cận đại thì bản tính ấy đã bị hướng dẫn và cai trị bởi những tiền thượng thể (quan niệm) Thiên Chúa giáo. Sự thống trị của những quan niệm này (tiền tượng thể) đã được chuyên chở qua không gian (trung giao) của thời Trung Cổ ở Âu châu. Tuy thế, người ta không thể nói rằng do đó mà triết lý trở thành một sự thể của đức tin vào sự mặc khải vào thần quyền của Giáo hội. Ngôn thể phát biểu rằng (hay đúng hơn: cái nhảy vọt: Satz) triết lý, trong tự bản tính (thể tính), là Hy lạp, không muốn phát biểu gì khác hơn là nói nên rằng Tây phương và Âu châu, trong sự vận hành diễn biến nội tại của tính sử nó, nguyên thuỷ (uyên nguyên) vốn “có tính cách triết lý”. Điều này đã được chứng thể qua sự phát khởi và sự ngự trị của những nền khoa học. Bởi vì những nền khoa học phát xuất từ tận dòng diễn biến nội tại nhất của tính sử Tây phương Âu châu, nghĩa là phát từ tính cách triết lý, cho nên nhờ thế mà những nền khoa học ấy ngày nay có khả năng in lên một dấu ấn đặc biệt trên tính sử nhân loại ở khắp toàn thể trái đất.
Chúng ta hãy thẩm xét một khoảnh khắc xem ý nghĩa của một kỷ nguyên trong tính sử nhân loại được đặc trưng là “thời đại nguyên tử”. Tinh lực nguyên tử đã được khám phá và giải phóng nhờ những nền khoa học, tinh lực nguyên tử ấy đã được dùng biểu trưng cho thứ thế lực phải dùng để xác định sự vận hành của tính sử. Thực thế, không có những nền khoa học gì cả, nếu triết lý đã không đi trước và phát xuất ra trước những nền khoa học. Nhưng triết lý là cái philosophia. Tiếng Hy lạp này cột buộc cuộc tương thoại chúng ta vào trong một truyền thống tính sử. Vì truyền thống này vẫn thuộc về một loại tính độc nhất, cho nên nó cũng mang ý nghĩa độc nhất. Cái truyền thống mà tiếng Hy lạp philosophia gọi tên cho chúng ta, cái truyền thống một tiếng có tính cách lịch sử mà philosophia gọi tên, truyền thống ấy đã giải toả chiều hướng của một con đường mà trên đó chúng ta hỏi “Triết lý là gì?”. Truyền thống không truyền chúng ta tới sự câu thúc bức bách bởi những gì vãng khứ và bất khả phục hồi. Truyền là giải, giải phóng dẫn độ tới sự tự do của cuộc song thoại với những gì đã xảy ra từ quá khứ (mà vẫn lưu diễn tới hiện tại và tương lai). Nếu chúng ta thực sự nghe tiếng ấy và suy tưởng về những gì chúng ta đang nghe thì danh từ “triết lý“ triêu hồi chúng ta vào trong tính sử về xuất xứ Hy lạp của triết lý. Tiếng philosophia phát sinh đồng lúc, nếu có thể nói thế, cùng với tờ giấy chứng khai sanh của lịch sử (tính sử) của chính chúng ta; chúng ta cũng có thể nói ngay cả rằng nó hiện lên trên tờ giấy chứng khai sanh của thời kỳ hiện đại của lịch sử thế giới được gọi tên là thời đại nguyên tử. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể hỏi câu hỏi, “riết lý là gì?” và chỉ có thể hỏi thế khi chúng ta đi vào một cuộc song thoại với tư tuởng của thế giới Hy lạp.
Nhưng chẳng những cái gì ấy đang được đặt thành câu hỏi - tức là triết lý – vốn xuất xứ là Hy lạp, mà cả cách hỏi thế nào của chúng ta, ngay đến thể cách mà chúng tôi hỏi ngày nay cũng là Hy lạp nốt.
Chúng ta hỏi, “cái đó là cái gì?”. Trong tiếng Hy lạp điều này phát thanh như vầy ti estin (nó là gì?). Câu hỏi về cái gì là gì đó, tuy thế, vẫn có nhiều ý nghĩa, chúng ta có thể hỏi, ”cái đó ở đằng xa kia là cái gì?”. Chúng ta nhận được câu trả lời. "Một cái cây”. Câu trả lời nằm trong sự việc rằng chúng ta đặt cái tên cho một vật thể mà chúng ta không tri nhận rõ ràng.
Tuy thế, chúng ta vẫn có thể hỏi khác nữa, cái mà chúng ta gọi tên là một "cái cây” là cái gì?. Khi đã đặt câu hỏi này như vậy thì chúng đang đi vào cận tính của tiếng Hy lạp ti estin rồi (ti estin: nó là gì?). Chính hình thể đặt câu hỏi này mà Socrate, Platon và Aristote đã khai triển. Chẳng hạn như họ hỏi, “Cái đẹp là gì? Kiến thức là gì? Thiên nhiên là gì? Sự chuyển động là gì?”
Tuy vậy, chúng ta hãy tỏ ra lưu tâm cẩn thận trong những câu hỏi vừa nêu ra, chẳng những người ta đã tìm cách hoạch định chính xác hơn về những bản thân của thiên nhiên, của sự chuyển động hoặc của cái đẹp mà cũng đồng thời diễn nghĩa luôn về “cái gì” ấy có nghĩa là gì, phải hiểu chữ ti (cái gì trong ý nghĩa ấy. Cái mà “Cái gì” ấy có nghĩa là gì thì được gọi là quid est, chữ Hy lạp to, tức “cái”, quid, cái thể tính, tính chất của sự thể tính, tính chất của “cái gì” ấy. Tuy thế, cái thể tính đã được xác định nhiều cách khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của triết lý. Vì vậy, chẳng hạn, triết lý của Platon là một sự thông diễn đặc biệt về “cái gì” ấy có nghĩa là gì. Đó có nghĩa là idea mỗi khi chúng ta hỏi về ti và quid không thể coi như việc hiển nhiên được. Aristote đưa ra một sự diễn nghĩa về ti khác hẳn với platon. Kant đưa ra một sự diễn khác về ti. Hegel lại cũng đưa ra một lối diễn nghĩa khác nữa. Cái điều mà mỗi lần được hỏi qua sự dẫn khởi về ti, quid, tức là “cái gì” ấy là điều mỗi lần vẫn được xác định lại mới luôn. Đối với triết lý, trong mỗi một trường hợp, mỗi khi chúng ta hỏi “cái đó là cái gì?” thì lúc đó chúng ta đang hỏi một câu uyên nguyên Hy lạp.
Chúng ta hãy lưu ý cẩn thận rằng cả chủ luận câu hỏi chúng ta – “triết lý” – và cả thể cách chúng ta hỏi “cái đó là cái gì…?” cả hai đều có xuất xứ từ Hy lạp. Chính chúng ta cũng thuộc về xuất xứ căn nguyên này, ngay cả khi chúng ta không hề nhắc tới tiếng “triết lý”. Chúng ta đã đặc biệt được triệu hồi trở về với căn nguyên này và được hồi triệu thu phục cho nó và bởi nó chẳng những vừa lúc phát ra những tiếng của câu hỏi, ”triết lý là gì?”, mà cả khi suy nghĩ về ý nghĩa của nó. (Câu hỏi “triết lý là gì?” không phải là một câu hỏi điều khiển một loại kiến thức quay về tự thể (triết lý của triết lý). Đó cũng không phải một câu hỏi có tính cách lịch sử chỉ chú tâm đến việc xác định cái được gọi là “triết lý” đã bắt đầu và đã phát triển thế nào. Câu hỏi ấy là một câu hỏi có tính cách tính sử nghĩa là câu hỏi tính mệnh. Hơn thế nữa, đó không phải là một mà chính là câu hỏi duy nhất có tính cách tính sử của hiện thể Tây phương Âu châu).
Nếu chúng ta đi vào trong ý nghĩa trọn vẹn và uyên nguyên của câu hỏi, “triết lý là gì?” thì lúc ấy câu hỏi của chúng ta, qua căn nguyên tính sử của nó, tìm ra được hướng đi tới một tương lai có tính cách tính sử. Chúng ta đã tìm ra một con đường. Chính câu hỏi là một con đường rồi.
Con đường ấy đưa dẫn từ hiện thể thế giới của Hy lạp cho đến chúng ta, nếu không muốn nói là vượt qua chúng ta. Chúng ta đang đi - nếu chúng ta kiên trì trong câu hỏi này – chúng ta đang đi trên con đường đã vạch ra rõ ràng. Tuy thế chúng ta vẫn chưa có bảo đảm rằng chúng ta có khả năng tức khắc đeo đuổi con đường này trong đường lối thích đáng. Chúng ta không thể xác định ngay lập tức ở nơi địa điểm nào trên con đường mà ngày nay chúng ta đang đứng. Từ lâu rồi chúng ta đã quen xác nhận đặc tính câu hỏi về cái gì của sự thể nào đó là một câu hỏi về bản tính (thể tính) của nó. Câu hỏi về bản tính của sự thể nào đó phát khởi vào những lúc sự thể mà bản tính (thể tính) đang được hỏi đã trở nên tối tăm và rắc rối mờ mịt, khi mà đúng lúc mối giao hệ cùa con người với điều đang được hỏi đã trở nên vô định mơ hồ hoặc đã bị lay chuyển rã rời.
Câu hỏi của cuộc tương thoại chúng ta có liên hệ với bản tính (thể tính) của triết lý. Nếu câu hỏi này phát khởi từ một sự nguy cấp nhu yếu và không còn độc nhất là một câu hỏi giả định cho mục đích đàm đạo thì lúc ấy triết lý như là triết lý phải trở nên đáng được đặt câu hỏi. Có đúng thế? Nếu đúng thế thì triết lý đáng được đặt thành câu hỏi đến độ nào? Cố nhiên chúng ta chỉ có thể tỏ bày điều này nếu chúng ta đã hướng cái nhìn vào trong triết lý rồi. Muốn làm việc này chúng ta phải biết trước triết lý là gì. Do đó, trong một đường lối lạ lùng, chúng ta đang bị đuổi chạy chung quanh một vòng tròn. Chính triết lý phát hiện dường như là cái vòng tròn này. Giả thiết rằng chúng ta không thể thoát khỏi lập tức ra ngoài đường tròn của vòng tròn này thì chúng ta vẫn có nhìn vào vòng tròn. Cái nhìn của chúng ta phải quay về đường hướng nào? Tiếng Hy lạp philosophia chỉ tỏ đường hướng.
Nơi đây đòi hỏi một sự chú ý có tính cách căn nguyên. Nếu bây giờ và sau này chúng ta lắng nghe những tiếng của ngôn ngữ Hy lạp thì lúc ấy chúng ta di động vào trong một lĩnh vực đặc biệt ưu hạng. Dần dần thoáng hiện trong sự suy tưởng của chúng ta rằng ngôn ngữ Hy lạp không phải chỉ là một ngôn ngữ như bất cứ những ngôn ngữ Âu châu nào mà chúng ta đã quen biết. Ngôn ngữ Hy lạp và độc nhất chỉ có ngôn ngữ Hy lạp mới là logos. Chúng ta sẽ có dịp nói đến điều này tỉ mỉ hơn nữa trong những cuộc tương thoại của chúng ta. Bây giờ chúng ta xin tạm gợi ý rằng trong ngôn ngữ Hy lạp cái điều được nói trong đó là đồng thời cái mà điều sở ngôn gọi tên một cách đặc thù tuyệt hảo. Nếu chúng ta nghe một tiếng Hy lạp với một lỗ tai Hy lạp thì chúng ta đi theo cái legein (cái lời đang nói của nó), cái sự trình bày trực tiếp của nó. Cái điều nó trình diện là cái nằm ngay lập tức trước chúng ta. Qua tiếng Hy lạp có thể nghe theo tinh thần Hy lạp, chúng ta được trực tiếp đặt trong sự hiện diện của chính sự thể, chứ không phải thoạt tiên chỉ được đặt trước sự hiện diện của một ý nghĩa ký hiệu ngôn từ thôi .
Tiếng Hy lạp philosophia đưa trở về tiếng philosophos. Tiếng này nguyên vốn là một tĩnh từ như tiếng philarguros, ưa thích bạc, như tiếng philotomos, ưa thích danh dự. Tiếng philosophos dường như do Héraclite tạo ra. Điều này tỏ bày rằng đối với Héraclite thì philosophia vẫn chưa hiện hữu. Một Aner philosophos không phải là một con người “triết lý”. Tiếng tĩnh từ Hy lạp philosophos diễn tả một điều hoàn toàn khác hẳn ý nghĩa tiếng tĩnh từ triết lý. Một aner philosophos là hos philei to sophon, kẻ yêu thương cái sophon: philein, yêu thương ở đây có nghĩa là Héraclite là homolegein, nói như Logos nói, tức là tiếng với Logos. Sự tương ứng này được thuận theo cái sophon. Sự tương thuận là harmonia. Cái điều khiến cho một sự thể tương đồng hợp nhất với một sự thể khác, khiến cho cả hai đều vốn nguyên thuỷ được nhất trí kết hợp với nhau vì chúng được phú sẵn hướng cảm cho nhau – cái điều harmonia này là sắc thái đặc biệt của philein, của “yêu thương” trong ý nghĩa theo Héraclite.
Cái aner philosophos yêu thương cái sophon. Điều này tiếng này muốn nói, đối với Héraclite. Là điều gì thực khó diễn dịch. Nhưng chúng ta có thể diễn giản điều ấy tuỳ theo chính sự diễn nghĩa của Héraclite. Theo sự diễn giải này thì sophon có nghĩa là Hen panta “Một (là) tất cả”. “Tất cả” ở đây có nghĩa là panta to onta tất cả những sự thể hịên hữu, toàn thể, toàn thể tính của, hiện thể. Hen, có nghĩa, cái một, nhất tính, cái độc nhất, cái liên kết thống nhất tất cả. Nhưng tất cả hiện thể thì được thống nhất kết hợp lại nơi tính thể. Cái sophon nói - tất cả hiện thể là nơi tính thể. Diễn tả một cách sắc sảo hơn - hiện thể là tính thể. Trong trường hợp này cái “là” nói theo nghĩa tha động từ (transitiv) và có nghĩa gần như vầy “thu góp chung lại”, “thu hái, thu gọn”. Tính thể thu góp hiện thể lại mội khi thể là hiện thể. Tính thể là sự thu góp, thu nhiếp chung lại – Logos [2] .
Tất cả hiện thể là nơi tính thể. Nghe một điều như thế có vẻ như tầm phào nhảm nhí đối với lỗ tai chúng ta, nếu không muốn nói là khó nghe vì không ai cần bận tâm đến cái sự kiện rằng hiện thể thuộc về trong tính thể. Tất cả thiên hạ người đời đều biết rằng hiện thể là cái đang là. Còn gì khác nữa nếu hiện thể không phải là: cái là? Tuy thế, chính sự kiện rằng hiện thể được thu góp dung nhập trong tính thể, rằng hiện thể phát hiện trong sự phát hiện của tính thể, chính những điều ấy khiến cho người Hy lạp ngạc nhiên và thoạt đầu làm cho họ ngạc nhiên và chỉ có họ ngạc nhiên thôi. Hiện thể nơi tính thể - điều này đã trở nên điều ngạc nhiên nhất đối với những người Hy lạp.
Tuy vậy, ngay đến những người Hy lạp cũng phải giữ lại và che chở tính cách ngạc nhiên của điều ngạc nhiên nhất này để chống đối lại sự tấn công của lý luận quỉ biện luôn luôn sẵn sàng có đủ câu trả lời cho tất cả mọi sự mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được và mang ra để ở thị trường. Sự lưu giữ bảo tồn cái điều ngạc nhiên nhất này - hiện thể nơi Tính thể - đã được thành tựu nhờ vài ba người khởi hành đi về chiều hường của điều ngạc nhiên nhất này, tức là, cái sophon, khi khởi hành như vậy, họ trở thành những kẻ tranh thủ giương về cái sophon và nhờ sự nỗ lực tranh thủ căng thẳng của họ mà lòng khát vọng nhớ nhung ngưỡng về sophon đã được đánh thức dậy và nuôi dưỡng trong những kẻ khác. Sự yêu thương cái sophon, cái điều tương thuận vừa nêu ở trên, tương thuận với cái sophon, cái harmonia, do đó trở thành cái orexis (sự ngưỡng vọng khao khát), sự nỗ lực, sự căng thẳng gắng sức giương tới cái sophon. Cái sophon - hiện thể nơi Tính thể - bây giờ được truy tìm một cách đặc biệt. Vì yêu thương không còn là một sự tương thuận nguyên thuỷ với cái sophon mà chỉ là một sự khát vọng tìm kiếm thu ngưỡng tới hướng về cái sophon, cho nên sự yêu thương cái sophon trở thành “philosophia”. Sự miệt mài, căng thẳng gắng sức ngưỡng vọng này được xác định bởi Eros.
Sự truy tìm khao khát căng thẳng ngưỡng tới cái sophon, tới “một là tất cả” tới hiện thể nơi Tính thể, bây giờ lại trở thành câu hỏi, “hiện thể là cái gì, mỗi khi mà nó đang là?” Chỉ lúc này thì tư tưởng trở thành “triết lý”. Héraclite và Parménide vẫn chưa phải là những “triết gia”. Tại sao không? Vì họ đã là những tư tưởng gia vĩ đại hơn cả. “Vĩ đại hơn” ở đây không có nghĩa là sự đánh giá về một thành tích mà tỏ bày một khai vực khác hẳn của tư tưởng. Héraclite và Parménide đã “vĩ đại hơn” trong ý nghĩa rằng họ vẫn còn tương thuận với Logos, tức là, với cái ”Một (là) tất cả”. Cái bước hướng về “triết lý”, được phái quỉ biện chuẩn bị, được thành tựu đầu tiên do Socrate và Platon. Rồi gần hai thế kỷ sau Héraclite, chính Aristote đã xác định đặc tính bước đi này bằng câu sau đây: “và, hơn nữa, cái điều mà ngày trước và ngày nay vẫn được truy tìm và vẫn mãi mãi không tìm được là: hiện thể là gì.“ (Met. Z1,1028 b 2sqq). Khi diễn dịch lại có thể hiểu như vầy; “và như thế, như ở thời quá khứ, ở ngày nay và ngay cả ở tương lai nữa, cái điều mà triết lý đang lên đường di động hướng về mà vẫn luôn luôn không với tới được, đó là (là cái điều được đặt thành câu hỏi) – hiện thể là cái gì? (ti to on)”
Triết lý tìm kiếm hiện thể là cái gì, mỗi khi mà nó đang làm. Triết lý lên đường đi tới Tính Thể của hiện thể, nghĩa là, đi tới hiện thể được hướng nơi Tính thể của nó. Aristote cắt nghĩa điều này bằng cách thêm vào câu đã dẫn trên nơi câu hỏi, hiện thể là gì? Thêm vào đó là lời giải thích: “Đây là cái mà thể tính là”; diễn dịch ra là: “Đây (nghĩa là, ti to on) có nghĩa, Hiện thể tính của hiện thể là gì?” Tính thể của hiện thể nằm ở nơi Hiện thể tính. Nhưng cái này – cái ousia – (Hiện tính thể) được Platon xác định là idea và Aristote xác định là energeia (hiện thực tính, hiện tính thể). Ngay lúc này chưa cần phải giải thích một cách chính xác hơn ý nghĩa của Aristote và energeia và thế nào mà ousia (hiện thể tính) được xác định là energeia (hiện thưc tính). Bây giờ điều quan trọng chúng ta phải lưu ý là cách thế mà Aristote viên hạn triết lý trong bản tính (thể tính) của nó. Trong cuốn đầu tiên của quyển Métaphysique (Met. A2, 982, b 9sq). Ông viết như vầy: Triết lý là kiến thức suy lý về những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên. Epistêmê thường được diễn dịch là “khoa học”. Đây là sự sai lạc lầm lẫn bởi vì chúng ta dễ bị quan niệm cận đại về “khoa học”, xen vào đây. Dịch “epistêmê” là “khoa học” thì cũng sai lầm nếu chúng ta hiểu “khoa học” trong ý nghĩa triết lý của Fichte, Schelling và Hegel. Tiếng epistêmê là phát xuất từ phân từ epistamenos (kẻ biết cách nào, thế nào). Đó là cách gọi một người nào có khả năng về một việc gì đó (có tài hiểu theo nghĩa appartenmance(sở đắc sở thuộc). Triết lý là epistêmê tis, một loại sở đắc sở thuộc, theôrêtikê, có khả năng về theôrein (suy lý, suy tưởng), nghĩa là việc tìm kiếm về điều gì đó và nắm giữ và ôm lấy trong cái nhìn của mình cái điều mà mình ngó tìm. Do đó, triết lý là epistêmê theôrêtikê (kiến thức suy lý, suy tưởng). Những điều mà nó nắm lấy trong cái nhìn của nó là điều gì?
Aristote nói cho biết cái điệu ấy là cái gì khi ông gọi tên là prôtai archai kai aitiai. Câu này có thể dịch là “những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên” tức là của hiện thể. Do đó, những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên làm Tính thể của hiện thể. Sau hai ngàn năm trăm năm bây giờ dường như đúng lúc để khảo xét lại xem Tính thể của hiện thể có can hệ gì với những sự thể như là “nguyên lý” và những “nguyên do”.
Trong ý nghĩa gì mà Tính thể được tư niệm để mà những sự thể như là “nguyên lý” và “nguyên do” được đủ tư cách để đóng dấu của chúng cùng để chiếm hữu những hiện thể tính thể của hiện thể?
Nhưng bây giờ chúng ta lại để ý một điều khác nữa. Câu văn của Aristote trích dẫn ở trên đã cho chúng ta biết được chiều hướng của cái được gọi là “triết lý” kể từ Platon đang lên đường đi về hướng nào, câu ấy chỉ cho biết về bản tính của triết lý. Triết lý là một loại sở đắc sở thuộc làm cho có khả năng nhìn thấy hiện thể hướng về tới cái nó là gì khi mà nó hiện thể.
Câu hỏi đưa cuộc tương thoại chúng ta vào sự di động và sự bất an phong phú và trình bày chiều hướng cần phải theo, đó là câu hỏi “Triết lý là gì” Aristote đã trả lời rồi. Do đó, cuộc tương thoại của chúng ta không còn cần thiết. Cuộc tương thoại kết thúc trương khi nó bắt đầu. Câu trả lời lập tức về điều này sẽ là thế này: lời phát biểu của Aristote về bản tính của triết lý không thể chỉ là câu trả lời duy nhất cho câu hỏi của chúng ta. Nói cho thích đáng hơn đó chỉ là một câu trả lời trong nhiều câu trả lời khác. Nhờ sự trợ lực của lối xác định về bản tính triết lý theo Aristote chắc chắn mình có thể tiền tượng thể (thể niệm) và diễn giải cả được tư tưởng trứơc thời Aristote và Platon, cũng như cả triết lý sau thời Aristote. Tuy nhiên điều dễ tỏ bày: chính triết lý và đường lối mà triết lý thể niệm về bản tính của mình, triết lý và đường lối ấy đã từng thay đổi thường xuyên trong hai ngàn năm kế tiếp. Ai có thể phủ nhận điều này? Đồng thời, chúng ta, tuy vậy, cũng không nên bỏ quên sự kiện: triết lý từ Aristote cho đến Nietzsche, trên căn thể của sự biến thể suốt dòng tiến triển, vẫn còn giữ được đồng nhất giống như nhau. Vì những sự biến thể là sự bảo đảm lưu tồn cho tính cách liên hệ thân tộc trong thể đồng nhất.
Khi nói như thế chúng tôi không muốn nói rằng định nghĩa về triết lý của Aristote vẫn có giá trị hữu hiệu một cách tuyệt đối. Ngay trong lòng tính sử tư tưởng Hy lạp, đó chỉ là một lối diễn nghĩa đặc biệt về tư tưởng Hy lạp và về trách vụ mà nó phải đảm nhận gánh vác. Định tính của Aristote về triết lý không thể nào được thuyên chuyển trở về tư tưởng của Héraclite và Parménide dù trong bất cứ trường hợp nào. Trái lại, điều chắc chắn, định nghĩa của Aristote là triết lý là hậu quả kế tục tự tại của tư tưởng nguyên thuỷ và làm thành sự kết thúc của nó. Tôi nói “hậu quả kế tục tự tại” bởi vì không thể nào nhận thấy rằng những nền triết lý cá biệt và những thời đại triết lý đã sinh khởi lẫn nhau trong ý nghĩa hiểu theo sự tất yếu của một iến trình biện chứng pháp.
Mình đã gặt được kết quả gì từ những gì đã nói nãy giờ đối với sự cố gắng của chúng ta trong cuộc tương thoại đối trị với câu hỏi, “Triết lý là gì?” Trước tiên hết chỉ một điều: chúng ta không chỉ nên đeo vịn vào định nghĩa của Aristote. Từ điều này chúng ta suy diễn đến điểm thứ hai: chúng ta phải ý thức về những định nghĩa nguyên thuỷ và hậu thời về triết lý. Và rồi sao? Rồi nhờ sự trừu lược tỷ giáo, chúng ta sẽ giản lược những định nghĩa ấy vào chung tố của tất cả những định nghĩa. Và rồi sao? Rồi chúng ta sẽ đi đến một phương trình rỗng tuếch khả dĩ xứng hợp cho tất cả loại triết lý. Và rồi sao? Rồi chúng ta sẽ cùng lại đi xa hơn nữa, tách lìa xa hơn nữa với câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta. Tại sao cơ sự xảy ra như vậy? Bởi vì khi tiến hành như thế thì chúng ta chỉ thu gặt bằng phuơng pháp luận có tính cách sử học những định nghĩa có sẵn bên tay và giải tán chúng vào trong một phương trình tổng quát. Tất cả những sự việc này có thể thực hiện suôn sẻ nhờ sự học vấn uyên bác và nhờ sự trợ lực của những kiểm chứng đứng đắn. Làm như thế chúng ta chẳng cần phải đi vào trong triết lý làm gì nữa trong một đường lối khả dĩ suy tưởng được bản tính của triết lý. Khi chúng ta làm như lối trên thì chúng ta sẽ thu được mớ kiến thức đa dạng, toàn triệt và hữu ích nữa, về cách lối mà triết lý đã được trình bày trong dòng diễn biến của tính sử. Nhưng trên con đường này chúng ta không bao giờ đi tới được một câu trả lời trung thực hợp thúc trước câu hỏi “Triết lý là gì?” Câu trả lời chỉ có thể là câu trả lời hiện đang “làm triết lý” ngay nơi tự thể của triết lý: Nhưng chúng ta phải hiểu lời phát biểu này (cái nhảy) như thế nào? Với đường lối mà câu trả lời, nhất là khi nó là một sự đáp ứng, đang làm triết lý? Bây giờ tôi xin tạm thời giãi bày sáng sủa điêu này với đôi điều gợi ý. Cái điều muốn được nói sẽ quấy rầy cuộc tương thoại của chúng ta nhiều lần nữa. Nó sẽ là tiêu chuẩn (đá thử vàng) để xác định xem buổi tương thoại của chúng ta thực sự có tính cách triết lý không. Đây không phải là điều nằm trong quyền lực của chúng ta.
Khi nào câu trả lời về câu hỏi, “Triết lý là gì?” là một âu trả lời đang làm triết lý? Khi nào chúng ta “làm triết lý”, “sống triết lý”? Hiển nhiên chỉ khi nào chúng ta đi vào cuộc song thoại với những triết gia. Điều ấy mang ngụ ý rằng chúng ta nói cho tới nơi với họ về những gì họ nói. Sự nói chuyện với nhau cho tới nơi với họ về những gì vẫn luôn luôn mới lạ là điều can hệ đặc biệt với những triết gia, đó chính là về cái Như vậy, Như tính nghĩa là nói, legein, trong ý nghiã của diale-gethai (đối thoại), nói như là nói với nhau, đối thoại, song thoại. Sự song thoại ấy có cần thiết mang tính cách biện chứng, nếu có thế không và khi nào thế, chúng tôi xin để vấn để mở ngõ.
Xác định và mô tả những ý kiến của những triết gia là một việc. Nói cho thấu đáo với họ những gì họ đang nói, nghĩa là cái điều mà họ nói về, đó là một việc hoàn toàn khác hẳn.
Do đó, nếu chúng ta thiết nhận rằng Tính thể của hiện thể tự hiệu triệu cho những triết gia để mà họ phát biểu hiện thể là gì mỗi khi hiện thể là thế thì lúc ấy cuộc song thoại của ta với những triết gia cũng phải được hiệu triệu bởi Tính thể của hiện thể. Lúc ấy, chính chúng ta, qua tư tưởng của chúng ta, phải đến gặp gỡ triết lý trên con đường (unterwegs) mà triết lý đang du hành. Lời chúng ta đang nói phải tương ứng với điều đang hiệu triệu những triết gia. Nếu sự tương ứng này được thành công đối với chúng ta thì lúc ấy trong ý nghĩa trung thực trung tính của tiếng nói, chúng ta đáp ứng được câu hỏi. “Triết lý là gì”. Tiếng Đức antworten (trả lời cho) thực ra có nghĩa giống entsprechen (đáp ứng). Câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta không được tát cạn trong một sự khẳng định trả lời cho câu hỏi bằng cách xác định chúng ta phải hiểu nội dung của ý niệm “triết lý” là gì. Câu trả lời không phải là sự bồi đáp, câu trả lời đúng hơn là sự tương ứng (die Entsprechung: la correspondance), đáp ứng với tính thể của hiện thể. Tuy nhiên, đồng thời chúng tôi muốn biết cái gì kết thành sắc thái đặc biệt của câu trả lời trong ý nghĩa của sự tương ứng. Nhưng tất cả mọi sự trứơc hết đều tuỳ thuộc vào một điều mà chúng ta đạt tới một sự tương ứng trước khi chúng ta thiết lập một lý thuyết về nó.
Câu trả lời cho câu hỏi “triết lý là gì?” nằm nơi sự tương ứng của chúng ta với cái điều mà triết lý đang lên đường hướng về. Và đó là –Tính thể của hiện thể. Trong sự tương ứng như thế chúng ta lắng nghe từ ban dầu cái điều mà triết lý đã nói rồi cho chúng ta, triết lý, nghĩa là philosophia hiểu theo ý nghĩa Hy lạp. Đó là lý do cho ta hiểu tại sao chúng ta đạt tới sự tương ứng, nghĩa là, một sự trả lời cho câu hỏi của chúng ta, chỉ khi nào chúng ta vẫn còn song thoại với điều mà truyền thống của triết lý giải tỏa cho chúng ta, nghĩa là giải phóng cho chúng ta. Chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi, “triết lý là gì?” không phải nhờ những quyết đoán có tính cách sử học về những định nghĩa của triết lý mà phải nhờ vào sự song thoại với điều đã được trao truyền lại cho chúng ta như là Tính thể của hiện thể.
Con đường đi đến câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta không phải là một sự cắt đứt tuyệt giao với tính sử, phủ nhận chối từ tính sử mà là nuôi nhận thuận ứng chuyển tính những gì đã được trao gửi lại cho chúng ta. Sự nuôi nhận thuận ứng tính sử ấy là ý nghĩa của chữ “phá huỷ”. Ý nghĩa của tiếng này đã được viên diễn rõ ràng trong quyển Sein und Zeit (tiết mục 6). Sự phá huỷ không có nghĩa là phá hoại tiêu diệt mà có nghĩa là phá vỡ nát, dọn dẹp, thanh toán; đẩy lùi ra một bên những quyết đoán xác định chỉ có tính cách sử học về tính sử của triết lý. Sự phá huỷ có nghĩa là - mở những lỗ tai của chúng ta, làm cho chúng ta được tự do đón nhận cái điều đang nói cho chúng ta trong truyền thống như là Tính thể của hiện thể. Khi lắng nghe sự hiệu triệu này thì chúng ta đạt tới sự tương ứng.
Nhưng khi chúng ta nói như vậy, một mối ngờ vực đã ăn ngấm vào đầu óc, chúng ta có cần phải nhất thiết nỗ lực để đạt tới sự tương ứng với Tính thể của hiện thể? Có phải chúng ta, những nhân thể, chẳng phải chúng ta đã vẫn luôn luôn ở trong sự tương ứng như thế rồi sao, và hơn thê nữa, chẳng phải sự kiện đã hiển nhiên là vậy mà ngay đến bản tính của chúng ta cũng là thế rồi? Không phải sự tương ứng này kết thành đường nét căn thể của bản tính (thể tính) chúng ta sao?
Thật ra trường hợp của chúng ta quả là như thế. Nhưng nếu trường hợp là thế, vậy thì chúng ta không thể còn nói rằng chúng ta trước hết phải cần đạt tới sự tương ứng này. Quả là chúng ta có lý khi nói như thế. Vì điều chắc chắn là dù chúng ta vẫn luôn luôn và khắp nơi hãy còn trong tương ứng với Tính thể của hiện thể, tuy thế chúng ta ít khi để ý tới tiếng gọi của Tính thể. Sự tương ứng với Tính thể của hiện thể chắc chắn vẫn là nơi lưu trú của chúng ta. Nhưng chỉ thỉnh thoảng nó mới trở thành tư thế thể thái khai mở phơi bày đã được chúng ta đặc biệt cưu mang nuôi giữ. Chỉ khi nào điều này xảy ra thì chúng ta mới thực sự tương ứng với điều liên hệ mật thiết với triết lý trên con đường hướng tới tính thể của hiện thể. Triết lý la sự tương ứng với Tính thể của hiện thể nhưng chỉ khi nào sự tương ứng này được thể hiện trọn vẹn thực sự và nhờ đó tự mở bày và giàn trải ra sự mở bày này. Sự tương ứng này xảy đến trong những đường lối khác nhau tuỳ vào cách kêu gọi trong tiếng nói của tính thể, tuỳ thuộc vào tiếng nói ấy có được nghe hay không, và tuỳ thuộc vào điều được nghe kia có được nói hay chỉ được giữ im lặng. Cuộc tương thoại của chúng ta đưa tới những cơ hội để suy tưởng về điểm nầy.
Bây giờ tôi sẽ chỉ xin cố gắng phát biểu lời mở đầu về cuộc tương thoại này. Tôi muốn đưa cuộc tương thoại này trở về điều mà chúng ta đã chạm mó tới khi nhắc lại lời nói của André Gide về những “tình cảm đẹp đẽ”. Philosophia là sự tương ứng được tựu thành một cách trung thực và sự tương ứng ấy đang nói vào mỗi lúc mà nó để ý tiếng nói của Tính thể của hiện thể. Sự tương ứng này lắng nghe tiếng nói của sự kêu gọi. Điều kêu gọi chúng ta như là tiếng nói của Tính thể đã triệu tâp sự tương ứng của chúng ta. “Sự tương ứng” lúc ấy có nghĩa: được triệu tập xác định, bày ra ngoài bởi điều xuất phát từ tính thể của hiện thể. Bày ra ngoài ở đây có nghĩa đen là phân ra ngoài, làm sáng tỏ, và nhờ đó, được đặt trong tương giao với cái đang là hiện thể. Hiện thể như là thế quy định lời nói đên nỗi khiến cho ngôn ngữ được âm hưởng tương thuận với Tính thể của hiện thể. Sự tương ứng là điều cần thiết và vẫn luôn luôn được tương thuận âm hưởng, không phải ngẫu nhiên và thỉnh thoảng thôi. Đó là một sự thuận hưởng hoà thanh đồng khí. Và chỉ trên căn bản của sự hoà thanh cảm hướng thuận hưởng đồng khí ấy mà ngôn ngữ của sự tương ứng mới cần được sự minh xác của nó, đồng thanh đồng khí của nó.
Vì là một sự thể được đồng thanh âm hưởng và đồng khí qui hưởng, cho nên sự tương ứng được hiện hữu thực sự trong một sự ứng cảm thế hướng. Nhờ sự ứng cảm thế hương ấy mà tư thế thể thái của chúng ta được thích ứng đôi lúc với cái này, đôi lúc với cái khác. Sự đồng thanh ứng cảm thế hứơng được hiểu trong nghiã ấy không phải là âm nhạc của những cảm giác đột phát chỉ phụ hoà nhịp theo sau sự tương ứng. Nếu chúng ta xác định bản tính của triết lý như là sự tương ứng được thuận hưởng đồng thanh thì lúc ấy chúng ta không hề muốn buông bỏ tư tưởng cho những đổi thay ngẫu nhiên và những lao xao dao động bất thường của những tình cảm. Đúng hơn đó chỉ là một việc tỏ bày ra rằng tất cả mọi sự minh bạch khúc triết của ngôn thể đều đặt trong một căn tính trong một sự cảm hướng đồng khí của sự tương ứng, tôi xác định, trong việc lưu ý đến tiếng gọi.
Tuy thế, trước tiên hết, việc đề cập sự cảm hướng đồng khí chính yếu của sự tương ứng không phải là một sự phát minh ở thời cận đại. Những tư tưởng gia Hy lạp, Platon và Aristote, đã gợi sự chú ý về sự kiện rằng triết lý và việc "làm triết lý, sống triết lý”, thuộc về khai vực kích thước của con người mà chúng ta gọi là sự đồng thanh ứng cảm thế hướng (trong ý nghĩa của sự đồng thanh âm hưởng và đồng khí qui hưởng).
Platon nói (Theatet, 155 d): “Vì đây chính là pathos (cảm tính) của một triết gia: được ngạc nhiên. Vì không có sự bắt đầu nào khác cho philosophia hơn là điều này”. “Thực đây chính là pathos của một triết gia, tức là được ngạc nhiên; vì không có khởi điểm quyết định nào cho triết lý bằng điều này”. Sự ngạc nhiên, như là pathos, là archê (khởi đầu) của triết lý. Chúng ta phải hiểu tiếng Hy lạp archê (sự khởi đầu) trong trọn vẹn ý nghĩa của nó. Tiếng này gọi cái điều mà từ đó sự thể nào đó khởi phát. Và cái “từ đó khởi phát” không bị bỏ lại đằng sau trong tiến trình xuất phát ra, nhưng đúng hơn sự bắt đầu trở thành cái điều mà động từ archêin phát biểu, tức là điều cai trị, làm chủ, điều động. Cái pathos của sự ngạc nhiên do đó không những chỉ đứng như sự rửa tay đi trước sự mổ xẻ cua y sĩ giải phẫu. Sự ngạc nhiên chuyên chở và chủ định thấu suốt khắp cả triết lý.
Aristote cũng nói như vậy (Met. A 2,982 b 12sq): “vì nhờ sự ngạc nhiên là loài người đã bắt đầu làm triết lý cả vào thời đại của chúng ta và vào lúc khởi đầu”. "Nhờ sự ngạc nhiên con người đã tới được con đường quyết định của việc làm triết lý bây giờ cũng như lúc ban đầu” (cái mà sự làm triết lý khởi phát và cái mà sự vận hành diễn tiến của việc làm triết lý được quy định toàn triệt).
Thực là hời hợt và nhất là phi Hy lạp nếu chúng ta ngỡ rằng Platon và Aristote chỉ xác định nơi đây rằng ngạc nhiên là nguyên do của việc làm triết lý. Nếu họ có ý kiến này, đó có nghĩa là vào một thời nào đó hoặc một thời khác nào đó con người đã ngạc nhiên đặc biệt về hiện thể và rằng hiện thể đang làm thế và đang làm gì thế. Thúc đẩy bởi sự ngạc nhiên này, họ bắt đầu làm việc triết lý. Nhưng khi triết lý vừa tiến triển thì sự ngạc nhiên trở nên thừa thãi, không còn là một nguyên động lực thúc đẩy đến độ sự ngạc nhiên ấy đã biến mất đi. Nó có thể biến mất vì nó chỉ là một sức hút thúc đẩy. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên là archê, nghĩa là sự ngạc nhiên lan tràn chủ định tất cả mỗi bước đi của triết lý. Sự ngạc nhiên là Pathos. Chúng ta thường dịch pathos là đam mê, lan tràn sôi sục xúc động ào ạt. Nhưng pathos có dính líu với paschein, nghĩa là đau đớn, chịu đựng kiên trì trải qua, bị lôi cuốn bởi, bị quy định bởi. Thực là liều lĩnh táo bạo trong những trường hợp như thế này nếu chúng ta dịch pathos là sự ứng cảm thế hướng (Stimmung) nghĩa là đồng thanh âm hưởng với đồng khí qui hưởng. Nhưng chúng ta đánh liều dịch như vậy vì chỉ có cách dịch này mới che chở chúng ta khỏi tiền tượng thể (thể niệm) pathos theo ý nghĩa tâm lý học cận đại. Chỉ khi nào chúng ta hiểu pathos như là sự ứng cảm thế hướng thì chúng ta mới có thể xác định chính xác hơn thaumazein là sự ngạc nhiên. Trong sự ngạc nhiên chúng ta ghì trân mình lại, đứng sững lại. Chúng ta bước lùi lại, nếu có thể nói thế, bước lùi lại trứơc hiện thể, trước sự kiện rằng hiện thể là thê như nó là thế vì không là thế khác. Và sự ngạc nhiên không phải tiêu cạn đi trong sự thụt lùi trước Tính thể của hiện thể, nhưng là vì sự thụt lùi và sự tự kiềm chế, cho nên sự ngạc nhiên đồng thời bị lôi kéo mạnh mẽ và được giữ chặt bởi cái điều mà nó lùi trốn. Do đó, sự ngạc nhiên là sự cảm ứng thế hướng mà trong đó và vì đó Tính thể của hiện thể phơi bày giàn trải ra. Sự ngạc nhiên là sự ứng cảm thế hướng mà trong đó những triết gia Hy lạp đã được thuận ứng cho sự tương ứng với Tính thể của hiện thể.
Có sự ứng cảm thế hướng thuộc loại khác khiến cho tư tưởng quyết định hỏi một cách mới lạ câu hỏi truyền thống và hiện thể là gì mỗi khi hiện thể là thế, và nhờ đó bắt đầu khởi phát một kỷ nguyên mới của triết lý. Trong tập Médilations, Descartes không phải chỉ và không phải hỏi trước tiên là ti to on, hiện thể là gì, mỗi khi hiện thể là thế. Descartes hỏi hiện thể là thực sự hiện thể gì trong ý nghĩa của ens certum. Đối với Descartes, bản tính (thể tính) của certitudo đã thay đổi trong giai đoạn vì ở thời trung cổ certitudo không có nghĩa là xác tính mà sự viên hạn cố định về một hiện thể trong cái điều đang là thế. Certitudo ở đây vẫn còn đồng nghĩa với essentia. Trái lại, đối với Descartes cái điều là thực, thực sự là thì được đo lường bằng một cách khác. Đối với ông ta, sự nghi ngờ trở thành sự ứng cảm thế hướng mà trong đó sự đồng thanh âm hưởng (cơ cấu của sự qui hưởng) rung động ứng nhịp với cái ens certum, tức là hiện thể trong xác tính. Certitudo trở thành sự cố định của ens qua ens kết thành từ tính cách bất khả vấn của cogito (ergo) sum cho nhân ngã. Từ đó, bản ngã (ego) trở thành sub – jectum ưu liệt và do đó bản tính (thể tính) của con người lần đầu tiên đi vào lãnh vực của chủ thể tính trong ý nghĩa của bản ngã tính. Từ sự đồng thanh âm hưởng với certitudo mà ngôn ngữ của Descartes đạt được sự đồng khí qui hưởng của một clare et dis tincte percipere. Sự ứng cảm thế hướng của sự nghi ngờ là sự đồng khí tích cực trong sự xác tính. Từ đó, tính cách đích xác trở thành hình thức quyết định tiêu chuẩn của chân lý. Sự ứng cảm thế hướng của sự tín nhiệm vào sự xác tính tuyệt đối của kiến thức mà con người mọi lúc có thể đạt tới được chính là pathos và, do đó, là archê của triết lý cận đại.
Tuy nhiên, sự thành tựu của triết lý, telos, tuỳ thuộc vào cái gì, nếu chúng ta có thể nói đến nó? Có phải sự cáo chung chấm dứt này được qui hưởng bởi một sự cảm ứng thế hướng khác? Chúng ta phải tìm kiếm sự thành tựu của triết lý cận đại ở đâu? Ở Hegel hay cho mãi đến triết lý ở giai đoạn cuối của Schelling? Còn về Marx và Nietzsche thì thế nào? Có phải Marx và Nietzsche đã bước lộn ra ngoài dòng lưu chuyển của triết lý cận đại? Nếu không thế thì làm thế nào chúng ta có thể xác định vị trí của họ?
Dường như là chúng ta chỉ đặt ra những câu hỏi có tính cách sử học thôi. Nhưng sự thật thì chúng ta đang suy tưởng bản tính (thể tính) tương lai của triết lý. Chúng ta đang cố gắng lắng nghe tiếng nói (thanh hưởng) của Tính thể: Điều này đưa loại ứng cảm thế hướng nào cho tư tưởng hiện đại? Câu hỏi khó có thể trả lời một cách dứt khoát. Dường như một sự ứng cảm thế hướng căn bản (căn tính) đang thống ngự khắp cả. Tuy nhiên sự ứng cảm thế hướng ấy vẫn còn ẩn trốn giấu kín khỏi chúng ta. Điều này là dấu hiệu tỏ bày rằng tư tưởng hiện đại của chúng ta vẫn chưa tìm thấy con đường dứt khoát của nó. Điều chúng ta gặp gỡ chỉ là điều này – Có nhiều sự ứng cảm thế hướng khác nhau của tư tưởng. Sự nghi ngờ và sự thất vọng, một đằng, sự ám ảnh hưởng hữu mù quáng với những nguyên lý vô bằng, đằng khác, cả hai va chạm xung đột với nhau. Sự sợ hãi và xao xuyến hoà lẫn với sự hy vọng và niềm tin tưởng. Thường khi, một cách rộng rãi, dường như tư tưởng chỉ là một loại tiền tượng thể (quan niệm) lý luận và tính toán thoát ra khỏi bất cứ loại ứng cảm thế hướng nào cả. Nhưng ngay đến tính cách lạnh lùng của sự tính toán, ngay đến vẻ tỉnh táo nhạt nhẽo của sự sắp đặt kế hoạch cũng là những nét của một sự đồng thanh âm hưởng. Chẳng những thế - ngay cả lý trí, cái đã tự thoát ra ngoài tất cả ảnh hưởng cũng như đam mê, thực ra, vì là lý trí, cho nên cũng được đồng thanh âm hưởng vào lòng tin cậy nơi khả năng toán học luận lý chặt chẽ của những nguyên lý và những nguyên tắc của nó.
Sự tương ứng được tự phơi bày ra và được cưu mang thu nhận một cách trung thực, sự tương ứng ấy tương ứng với tiếng gọi của Tính thể của hiện thể, đó là triết lý. Chúng ta được đi vào và quen biết với bản tính của triết lý và chỉ khi nào chúng ta học tính cách nó là thế nào, trong thể cách nào. Nó theo thể cách của sự tương ứng được thuận hưởng theo tiếng nói của Tính thể của hiện thể. Việc tương ứng này là một hiện ngôn, một ngôn thể. Nó phụng sự cho ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là gì thực là khó hiểu đối với chúng ta ngày nay vì những quan niệm (tiền tượng thể) thông thường của chúng ta về ngôn ngữ đã trải qua những biến thiên lạ kỳ. Do hậu quả ấy mà ngôn nhữ xuất hiện như là một dụng cụ của sự diễn đạt. Do đó người ta cho là đúng lẽ hơn khi nói rằng ngôn ngữ phụng sự cho tư tưởng, thay vì nói tư tưởng, như là sự tương ứng, phụng sự cho ngôn ngữ. Trước hết, tiền tượng thể (quan niệm) thông thường về ngôn ngữ đã tách lìa xa hẳn kinh nghiệm Hy lạp về ngôn ngữ. Đối với người Hy lạp, bản tính (thể tính) của ngôn ngữ được khai thể qua logos. Nhưng logos và legein có nghĩa là gì? chỉ có ngày nay chúng ta mới chầm chậm bắt đầu thoáng thấy bản tính (thể tính) Hy Lạp nguyên thuỷ của nó nhờ cách diễn giải đa dạng về logos. Tuy nhiên chúng ta không bao giờ trở lại bản tính của ngôn ngữ và cũng không thể chỉ thu nhận nó lại thôi là được. Trái lại, có lẽ chúng ta phải đi vào cuộc song thoại với kinh nghiệm Hy lạp về ngôn ngữ như là logos. Tại sao? Bởi vì không có sự suy tưởng khả quan về ngôn ngữ, chúng ta không bao giờ thực sự biết triết lý là gì, triết lý như sự tương ứng ưu liệt, và cũng không biết triết lý là gì, triết lý như một thể cách ưu liệt của ngôn thể.
Nhưng bởi vì thi ca, nếu chúng ta so sánh thi ca với tư tưởng, thi ca cũng phụng sự ngôn ngữ trong một đường lối ưu liệt hoàn toàn khác hẳn, khi cuộc tương thoại chúng ta suy tưởng theo triết lý thì tất nhiên phải đưa dẫn tới một cuộc thảo luận về mối tương thể giao tính giữa tư tưởng và sự sáng tác thi ca. Giữa hai bên đều có sự liên hệ huyết thống ẩn kín vì trong việc phụng sự cho ngôn ngữ cả hai tự tận tụy dâng hiến tiêu phí trao tính trọn vẹn. Tuy nhiên giữa hai bên đồng thời có một hố thẳm ngăn cách, vì cả hai “đều trú ngụ trên những ngọn núi cách biệt hẳn hoàn toàn”.
Bây giờ người ta có thể đòi hỏi cuộc tương thoại của chúng ta phải được giới hạn vào câu hỏi về triết lý, yêu sách này quả là hoàn toàn xác đáng hợp lý. Sự giới hạn này chỉ có thể có được và cần thiết nữa khi nào trong cuộc tương thoại chúng ta được đưa đên sự nhìn nhận rằng triết lý không phải là cái điều đã được diễn giải là: một sự tương ứng đưa dẫn tiếng gọi của Tính thể của hiện thể đến cho ngôn ngữ.
Nói khác đi - cuộc tương thoại của chúng ta không tự nhận trách nhiệm thảo vạch bày ra một chương trình cố định. Nhưng cuộc tương thoại này muốn chuẩn bị đưa tất cả những người nào đang tham dự vào một sự thu phối hội tính trong đó cái mà chúng ta gọi là Tính thể của hiện thể lên tiếng liên triệu chúng ta.
Khi gọi tên điều y, chúng ta đang suy tư cái mà Aristote đã nói: “Tính thể - hiện thể thể hiện qua nhiều thể cách”[3].
[1]André Gide, Dostoievsky – Paris 1932; p. 247.
[2]Cf. Vortraegeund Aufsaetze, 1954, pp. 207 - 229
[3] Cf Sein und Zeit, phần 7B
Nguồn: Triết lý là gì? của Martin Heidegger do Phạm Công Thiện dịch, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất, Sài Gòn mùa xuân 1969, in 5.000 quyển, ngoài những bản thường còn in thêm 20 bản đặc biệt trên giấy đẹp dành riêng cho dịch giả, Nxb và thân hữu. Ấn loát tại Đăng Quang, 734A Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Nguyên tác tiếng Đức: Was ist das – die Philosophie?, Nxb G. Neske, Pfullingen, 1956. Nguyên in song ngữ Việt - Đức, bản điện tử do talawas thực hiện chỉ nhập liệu phần tiếng Việt. Bản đăng trên talawas với sự đồng ý của dịch giả.
Martin Heidegger
Phạm Công Thiện dịch