Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Nhà tôi cách con sông Lấp có mấy thước. Mùa đông đến, gió từ phía bờ sông thổi thốc lên làm cho cái rét thêm tê buốt, mưa rả rích dầm dề suốt ngày suốt đêm.
Thuở nhỏ tôi thường ăn sáng ở một quán trong phố nhỏ. Bà cụ bán quán lưng đã còng, bà thường hay thức dậy rất sớm dù mưa hay nắng, dù mùa đông hay mùa hè cụ vẫn cứ bán hàng.
Trời rét như cắt da, cắt thịt. Cái bếp lò than của cụ cứ đỏ rực tỏa ra hơi ấm. Quán ăn của cụ vào buổi sáng bán một món duy nhất là bánh đa cua. Bánh đa làm bằng gạo to nhưng lại dẻo màu đỏ tươi như gạch cua. Bát bánh của bà cụ nước dùng trong mà ngọt, mùi thơm thoang thoảng, gạch cua vàng óng ngọt sắc.
Những năm tháng tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm trong cái phố nghèo ấy. Cái phố chủ yếu là những con người bình dị và đủ các nghề khác nhau: người dạy học, người viết báo, anh công nhân cảng, bác lái xe, anh đạp xích lô... mỗi người có những công việc khác nhau nhưng sáng sáng đều ăn ở chỗ bà cụ rất đông. Cụ hiểu từng tính nết sở thích, cách nêm gia vị của mỗi người.
- Cụ cho con thêm ít bánh nhé!
- Cụ cho con ít bánh nhiều rau vào!
Đó là những câu nói quen thuộc, những yêu cầu quen thuộc của những khách hàng quen thuộc. Khi đoàn tàu hỏa hú còi ầm ầm tiến vào sân ga. Tiếng còi tàu thủy vang vọng ngoài khơi xa tiến vào cảng. Tôi thức dậy ăn sáng và đi học. Bát bánh đa cua quen thuộc đã nuôi tôi lớn khôn từ lúc nào.
Tôi lớn lên đi xa thành phố, xa quê. Tôi đã đi đến nhiều nơi, ở nhiều chỗ khác nhau nhưng có lẽ không ở đâu tôi ăn mà thấy ngon hơn ở phố nhỏ, ngõ nhỏ nhà tôi. Thỉnh thoảng mới có dịp về quê một vài lần, nhưng đều vội vã trở về, vội vã ra đi. Những góc phố, ngõ nhỏ, cây bàng và cụ bán bánh đa cua vẫn còn đây, nhưng những người cũ thì đâu rồi. Tháng trước tôi gọi điện, Mẹ bảo "về quê đi, mẹ nấu canh bánh đa cua cho ăn". Mẹ còn nói rằng: bây giờ cua không còn nhiều như ngày xưa con ở nhà đâu. Người ta phun nhiều thuốc sâu quá, cua cá đi đâu hết cả rồi. Vì công việc, vì mải mê với đời. Tôi cứ lẩn tránh và khất lần mẹ tôi, con đang bận quá. Tôi nghe tiếng mẹ buồn buồn ở đầu dây điện thoại bên kia: "Lại bận".
Để đến một buổi chiều. Khi tôi trở về thì không kịp nữa. Gió từ bờ sông vẫn thổi ngược lên. Quê hương, ngôi nhà, góc phố, bóng mẹ chờ tôi khi xưa không còn nữa. Tôi muốn mẹ nấu cho bát bánh đa cua thuở nào, nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm. Những tháng ngày yêu thương nhất, những kỷ niệm về quê hương sâu đậm nhất và con người yêu quý nhất đã ra đi. Và tôi, cũng như bao nhiêu người con xa quê mẹ ra đi mưu sinh, khi trở về luôn trễ hẹn với một món ăn quê...
(Theo thanhnien)
Thuở nhỏ tôi thường ăn sáng ở một quán trong phố nhỏ. Bà cụ bán quán lưng đã còng, bà thường hay thức dậy rất sớm dù mưa hay nắng, dù mùa đông hay mùa hè cụ vẫn cứ bán hàng.
Trời rét như cắt da, cắt thịt. Cái bếp lò than của cụ cứ đỏ rực tỏa ra hơi ấm. Quán ăn của cụ vào buổi sáng bán một món duy nhất là bánh đa cua. Bánh đa làm bằng gạo to nhưng lại dẻo màu đỏ tươi như gạch cua. Bát bánh của bà cụ nước dùng trong mà ngọt, mùi thơm thoang thoảng, gạch cua vàng óng ngọt sắc.
Những năm tháng tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm trong cái phố nghèo ấy. Cái phố chủ yếu là những con người bình dị và đủ các nghề khác nhau: người dạy học, người viết báo, anh công nhân cảng, bác lái xe, anh đạp xích lô... mỗi người có những công việc khác nhau nhưng sáng sáng đều ăn ở chỗ bà cụ rất đông. Cụ hiểu từng tính nết sở thích, cách nêm gia vị của mỗi người.
- Cụ cho con thêm ít bánh nhé!
- Cụ cho con ít bánh nhiều rau vào!
Đó là những câu nói quen thuộc, những yêu cầu quen thuộc của những khách hàng quen thuộc. Khi đoàn tàu hỏa hú còi ầm ầm tiến vào sân ga. Tiếng còi tàu thủy vang vọng ngoài khơi xa tiến vào cảng. Tôi thức dậy ăn sáng và đi học. Bát bánh đa cua quen thuộc đã nuôi tôi lớn khôn từ lúc nào.
Tôi lớn lên đi xa thành phố, xa quê. Tôi đã đi đến nhiều nơi, ở nhiều chỗ khác nhau nhưng có lẽ không ở đâu tôi ăn mà thấy ngon hơn ở phố nhỏ, ngõ nhỏ nhà tôi. Thỉnh thoảng mới có dịp về quê một vài lần, nhưng đều vội vã trở về, vội vã ra đi. Những góc phố, ngõ nhỏ, cây bàng và cụ bán bánh đa cua vẫn còn đây, nhưng những người cũ thì đâu rồi. Tháng trước tôi gọi điện, Mẹ bảo "về quê đi, mẹ nấu canh bánh đa cua cho ăn". Mẹ còn nói rằng: bây giờ cua không còn nhiều như ngày xưa con ở nhà đâu. Người ta phun nhiều thuốc sâu quá, cua cá đi đâu hết cả rồi. Vì công việc, vì mải mê với đời. Tôi cứ lẩn tránh và khất lần mẹ tôi, con đang bận quá. Tôi nghe tiếng mẹ buồn buồn ở đầu dây điện thoại bên kia: "Lại bận".
Để đến một buổi chiều. Khi tôi trở về thì không kịp nữa. Gió từ bờ sông vẫn thổi ngược lên. Quê hương, ngôi nhà, góc phố, bóng mẹ chờ tôi khi xưa không còn nữa. Tôi muốn mẹ nấu cho bát bánh đa cua thuở nào, nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm. Những tháng ngày yêu thương nhất, những kỷ niệm về quê hương sâu đậm nhất và con người yêu quý nhất đã ra đi. Và tôi, cũng như bao nhiêu người con xa quê mẹ ra đi mưu sinh, khi trở về luôn trễ hẹn với một món ăn quê...
(Theo thanhnien)