Trẻ em 'chất vấn' lãnh đạo TP HCM

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
"Kể từ ngày chị chết trên lớp học, mẹ em đêm nào cũng khóc, còn ba thì thường lên cơn đau tim...", Tuyết Như, học sinh lớp 4, trường tiểu học Tân Tiến, TP HCM, bày tỏ tại diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em.

Nước mắt giàn giụa, Như kể lại ngày chị em bị bạn cùng lớp hành hung đến tử vong vào tháng 9/2009 và đặt câu hỏi với lãnh đạo thành phố: "Có một số học sinh hành hung bạn học đến mức gây án mạng. Vậy cô chú ở đây sẽ làm gì?".

Bên dưới, mẹ của Tuyết Như cho biết thêm, cô con gái học lớp 7, đang ngồi học trong lớp thì bị bạn đạp vào người, ngã xuống đất tử vong. "Bé Tuyết Như thương chị cứ khóc hoài. Hôm nay bé đòi mẹ cho đi dự để được kể về nỗi oan của chị", người mẹ nghẹn ngào.
Chia sẻ với nỗi đau của gia đình em Tuyết Như, bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội bày tỏ: "Tôi rất lo lắng về sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi mới lớn. Qua diễn đàn này, chúng tôi thấy phải có trách nhiệm hơn nữa".

"Nhưng các em cũng cần thấy rằng mình được sinh ra và lớn lên ở thành phố là lợi thế hơn rất nhiều so với các bạn ở vùng xa. Những điều nêu ra hôm nay sẽ giúp các cô chú lãnh đạo hiểu các em nhiều hơn, có tiếng nói bênh vực các em nhiều hơn nữa", bà Minh nhấn mạnh.

HA-3.jpg


Trẻ em có quyền vui chơi. Ảnh T.H. Trong hơn 3 tiếng đối thoại với lãnh đạo thành phố sáng 5/2, có 63 ý kiến của các em xoay quanh vấn đề bạo lực học đường, giảm tải chương trình học, tạo sân chơi cho các em và làm sao cho thành phố văn minh sạch đẹp hơn...

Em Phạm Hồng Nhung, học sinh lớp 6 thẳng thắn: "Chương trình học quá nặng. Ngoài giờ học chính, chúng em phải đi học thêm, nhu cầu vui chơi giải trí hầu như chưa có". Nữ sinh này kiến nghị các cấp lãnh đạo phát triển các hoạt động vừa học vừa chơi, giúp trẻ em phát triển toàn diện.
Em Trần Lệ Hằng học sinh lớp 8 lại nêu lên một nhu cầu khác của lứa tuổi mới lớn: "Chúng em đang trong độ tuổi phát triển tâm lý phức tạp, rất cần có những phòng tư vấn tâm lý, nơi chúng em có thể chia sẻ những điều khó nói, và các thầy cô lắng nghe những tâm sự của chúng em, hiểu chúng em nhiều hơn".

ha-1.jpg


Đại biểu lắng nghe trẻ em. Ảnh T.H. Chia sẻ lo lắng của các em, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Huỳnh Công Minh đã đưa ra mô hình trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm khi kết hợp học với sinh hoạt ngoại khóa về vùng nông thôn, đến thăm các di tích lịch sử. Thông qua đó, các em có thể tìm hiểu sử, tham gia lao động cùng người nông dân, xây dựng kỹ năng sống cho bản thân.

Đánh giá cao những vấn đề các em nêu ra, Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Phương Thảo nhấn mạnh, cần có nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, không chỉ ở trường học mà ở phường xã với mục tiêu tất cả cho trẻ em, vì trẻ em, thành phố của các em.

"Thế hệ thanh thiếu niên nhi đồng ngày nay đang dần có sự độc lập trong suy nghĩ, nêu ra những ý kiến của mình khiến cho người lớn phải suy nghĩ. Thông qua diễn đàn này các em cũng nêu lên thông điệp là dám ước mơ, dám thực hiện, sẽ thành công", bà Thảo nói.

Theo Trần Hà - VnExpress
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top