Trẩy hội ngày xuân

Hide Nguyễn

Du mục số
Cứ đến mồng 3, mồng 4 tết là bạn bè tôi lại xôn xao, háo hức với những chuyến du xuân. Sau bao ngày cuống quýt, hối hả với công việc, những chuyến đi là trẩy hội, là vui chơi để nạp năng lượng.
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Du xuân, í à í a[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Một nét khá lạ của lời hẹn du xuân năm nay trên diễn đàn Trái tim VN Online là của nick khongcolenao mời chào bạn bè về thăm nhà thờ tổ họ Vũ ở làng Mộ Trạch (Hải Dương), một dòng họ lớn thường tổ chức lễ giỗ tổ rất lớn vào ngày mồng 8 tết, như một sự khởi đầu cho phong trào du xuân về với cội nguồn.[/FONT]


thumbnail.php
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Mồng 4 tết đã thấy các bạn trẻ í ới gọi nhau lên đường. Còn trong xóm tôi, từ hôm mồng 3, các bà, các chị đã náo nức nấu xôi, nén oản, bánh trái hoa quả... Người đi hội làng Đồng Kỵ năm nào cũng đi mà không thấy chán. Người lên núi trẩy hội tìm hoa, xem người miền cao đón tết, chơi hội Gầu Tào... Rồi những hò hẹn rủ nhau đi chùa Bái Đính, Tràng An, Phát Diệm, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), hội Đồng Đăng (Lạng Sơn) mồng 9, mồng 10, đi chợ Viềng từ nửa đêm mồng 7 và vô số đình chùa quanh Hà Nội trong bán kính trên dưới 100km.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Cái rét ngọt của miền Bắc, những hạt mưa bụi lất phất bay chỉ làm không khí lễ chùa đầu năm càng thêm linh thiêng và ấm áp.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif] Người trẻ đi chơi, người già đi hội[/FONT]


[FONT=times new roman, times, serif] Không chỉ có người già, người trẻ cũng náo nức với những lễ hội mùa xuân.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Mùa xuân mà, họ quay lại những cung đường đã đi quanh năm không biết chán, chỉ là mùa này sẽ có hội của đồng bào. Người đi “Sông Mã đường hoa” thì vui hội xòe với người Thái, người đi Ý Tý, Mường Khương thì gặp người Mông chơi hội Gầu Tào, người qua Lai Châu xem đánh cầu, ném còn. Là bởi tại mùa xuân nên bản làng đâu đâu cũng hội hè đình đám, váy áo lấp lánh, ô xòe rực rỡ, tiếng khèn rộn rã từ sáng đến chiều, rượu rót mãi mà không dừng lại.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Những lời hẹn hò trên mạng, qua các diễn đàn, Facebook cứ vậy ào lên như những đợt sóng.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Bạn đã kịp leo Yên Tử ngày đầu năm, bất chấp những sương gió mịt mùng và cái rét cắt da cắt thịt? Hay chuẩn bị đi hội chùa Hương, đi trước cả khi chính hội vì sau ngày 15 khách lữ hành từ các nơi đổ về, nơi ấy sẽ quá rộn ràng bởi khói hương và đồ lễ. Còn Đồng Đăng (Lạng Sơn) và phố Kỳ Lừa, nơi có lễ hội Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, ai cũng muốn đến để cầu một năm tài lộc?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Du xuân như thế bạn có muốn đi không?[/FONT]


[FONT=times new roman, times, serif] Chỉ quanh Hà Nội cũng có biết bao làng đang vào hội.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Này là hội làng Đồng Kỵ ngày mồng 4 tết ở Từ Sơn, Bắc Ninh náo nhiệt rộn ràng với lễ chen rước quan đám. Này là hội tịch điền Đọi Sơn ở Duy Tiên, Hà Nam với điểm nhấn ấn tượng là cuộc thi vẽ và trang trí trâu vô cùng độc đáo. Hội làng Cự Đà (Hà Nội) ngày giáp rằm, hội đền Gióng ngày mồng 6, hội Lim Kinh Bắc ngày 12 và 13 tháng giêng. Người làm ăn thì say sưa với hội chợ Viềng (Nam Định), lễ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) mong một năm kinh doanh phát đạt.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Những hội hè đình đám luôn được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian thú vị, đặc trưng theo từng vùng miền. Trẩy hội đầu xuân luôn là một hình thức sinh hoạt văn hóa quý giá và đáng trân trọng, là bước khởi đầu tốt đẹp cho một năm may mắn như mong ước của con người.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] Ấy chính là lý do để trẩy hội ngày xuân![/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]
[/FONT]
Theo Báo Tuoitre
 
Mùa xuân đi trẩy hội Lim

Quanho.jpg


Hát quan họ tại hội Lim
Ảnh: Hoàng Minh

Không mưa rả rích như năm 2003 nhưng hội Lim năm nay lại khai hội trong một đợt rét tăng cường. Tuy nhiên mưa và giá rét không thể ngăn nổi lòng nhiệt tình của các liền anh, liền chị, cũng như tấm lòng yêu mến với câu ca quan họ của du khách khắp nơi nô nức kéo về.


Chính hội Lim là ngày 13 tháng giêng nhưng rất nhiều du khách có mặt tại đồi Lim từ ngày hôm trước. Bởi như mọi người vẫn bảo nhau: "Không nghe hát giao duyên đêm trước coi như mất nửa hội Lim". Ngay từ 8 giờ sáng ngày 12 âm lịch, tiếng hát quan họ của các liền anh, liền chị đã ngọt ngào cất lên từ 8 trại hát trên đồi Lim. Người làng buôn bán gần xa, du khách yêu câu ca quan họ như mê say trước những điệu hát mời trầu, nhắn nhủ nhau giữa trọn lòng thuỷ chung, trân trọng ân nghĩa giữa người với người.

"Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài hai năm

Điều đáng trân trọng nhất là sự nhiệt tình và lòng hiếu khách của các liền anh, liền chị. Khi đông hay khi vãn khách, họ vẫn mê say hát bằng cả tấm lòng khiến bất chợt ngang qua, ai cũng phải xúc động, dừng bước. Họ cứ hát như thế đến gần sáng, làm nóng lên cái không khí lạnh giá do mưa và đợt gió mùa đang ngày một mạnh thêm. Đêm trước hội, các làng quan họ trong toàn tỉnh đều chuẩn bị đón khách và tổ chức những canh hát thâu đêm. Chúng tôi có mặt tại làng Huệ đông tối hôm qua, khi mà cả liền anh, liền chị đang say mê hát đối. Một liền anh, bác Nguyễn Văn Đắc, ăn nay đã 81 tuổi, cho biết: "Từ những câu ca quan họ đã như thấm vào trong máu của chúng tôi, vọc vạch hát từ năm 15 tuổi, đến năm 18 tuỏi tôi đã đi hát giao lưu với các làng khác. Đến nay vẫn thấy say và hát cho đến khi hát không được nữa thì thôi". Có tận mắt nghe, xem người dân quan họ hát và cư xử ân tình với nhau theo lề lối bất thành văn của làng quan họ mới hiểu được vì sao người dân nơi đây lại mê quan họ đến thế. Không chỉ hát thâu đêm tại các làng, các đình làng cũng là nơi gặp gỡ của các du khách gần xa. Tại đình Lim, chúng tôi bất chợt gặp hoạ sĩ Đỗ Phấn khi ông đưa ông bà dại sứ Mỹ đi nghe hát quan họ. Vốn là dân quan họ ông Phấn cứ tiếc vì công việc, không thể vào làng nghe hát cùng các bạn trong làng vì: "Trong cái tiết trời giá lạnh này, thêm chút rượu nữa là có thể cùng các liền anh, liền chị hát tới sáng, thế mới thú và mới hiểu hết tấm lòng của người dân quan họ". Lúc này trên đồi Lim vẫn đông nghịt du khách gần xa, ai cũng lắng nghe và hát theo những câu hát như quen, như lạ của đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh. Dường như ai cũng như say theo từng câu hát và muốn thâu đêm cùng các liền anh liền chị.

Trời đất cũng không phụ lòng người nên sáng nay trời quang tạnh. Người dân quan họ lại tưng bừng náo nhiệt đón tiếp các du khách gần xa. Không gian làng xóm, phố chợ đường xá, đồi gò rực rỡ màu cờ sắc áo. Từ xa đã âm vang tiếng nhạc, lời ca vọng lên từ các làng thuộc tổng Nội Duệ xưa. Việc chuẩn bị kiệu, đồ tế khí, tàn lọng, lễ vật…đã được các làng chuẩn bị chu đáo từ đêm hôm trước. Tất cả chỉ chờ đến giờ thiêng là kéo về đồi Lim tổ chức tế lễ. Đến hội Lim năm nay, du khách còn được tham gia các trò vui dân gian thật hấp dẫn, đặc sắc: choị gà, đu, vật, cờ người, tổ tôm điếm…

Nhưng cuốn hút và mê say hơn cả là vẫn được nghe hát quan họ. Các liền anh khăn xếp áo the, liền chị mớ ba mớ bảy nón thúng quai thao đón tiép nhau thân tình nồng hậu bằng lời ca tiếng hát qua hàng trăm làn điệu dân ca quan họ ở trên đồi Lim, ngoài đình, chùa, trong nhà hay bồng bềnh thuyền thúng trên ao hồ - dấu tích của dòng Tiêu Tương một thời đã vang vọng tiếng hát Trương Chi.


Theo TTXVN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top