Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học
PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp DH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức DH theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi PP này là PPDH tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. PPDH này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo PP tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của PPDH tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
Cũng bởi PPDH tích cực tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những yêu cầu cao như vậy, nên thực trạng công tác dạy học trong các nhà trường ở các cấp, các bậc học hiện nay còn không ít giáo viên dạy học vẫn rất lạc hậu chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học.
Nguyên nhân của tình trạng này là do: cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở các đơn vị còn rất thiếu thốn, do học sinh chưa chăm đều, số đông chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, do bản thân người giáo viên thiếu năng động, học hỏi, chậm đổi mới, do các nhà trường quan tâm chưa thoả đáng đến việc cải tiến PPDH.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục.
Mỗi PPDH truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có PPDH nào là chìa khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp DH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức DH theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi PP này là PPDH tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. PPDH này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo PP tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của PPDH tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
Cũng bởi PPDH tích cực tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những yêu cầu cao như vậy, nên thực trạng công tác dạy học trong các nhà trường ở các cấp, các bậc học hiện nay còn không ít giáo viên dạy học vẫn rất lạc hậu chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học.
Nguyên nhân của tình trạng này là do: cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở các đơn vị còn rất thiếu thốn, do học sinh chưa chăm đều, số đông chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, do bản thân người giáo viên thiếu năng động, học hỏi, chậm đổi mới, do các nhà trường quan tâm chưa thoả đáng đến việc cải tiến PPDH.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục.
Mỗi PPDH truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có PPDH nào là chìa khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nguồn: Internet