Trao đổi kiến thức hoá học vô cơ !!!

bài nữa nỳ :

dung dịch X chứa NaOH o,1 M và Ba(OH)2 0,15M .hấp thụ 7,84 lít khí CO2 (dktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng hết tủa thu được là ????
n OH-=0.4 mol
n CO2=0,35 mol
pt CO2 +2 OH-----> CO32- +H2O

CO2 +OH----------->HCO3-
gọi số mol CO32- .HCO3- lần luợt là x y mol ,giải hệ bảo toàn nguyên tố với OH- và CO2 ta CO3 2-=0,05 mol so sánh với n Ba 2+=0.15 mol nên kết tủa là 0,05 mol m=9.85 g đúng phải ko ?
 
luợt m cho bài nhé
nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm 0.56 mo Fe.16 g Fe2O3và m g nhôm.đuọc hỗn hợp B.Cho B tác dụng với Hcl dư thu đuợc a lit H2 còn nếu cho B tác dụng với NaOHdư thì thu đuợc 0.25a lit H2 dktc.tìm khoảng của m
 
cho hỗn hợp A gồm CuSO4.FeSO4.Fe2(SO4)3 có % khối luợng S là 22%.lấy 50g hỗn hợp trên hòa tan vào nuớc <thêm NaOH dư vào thu đuọc kết tủa đem nung đến khối luợng không đổi rồi khử bằng CO hỏi khối luợng kim loại thu đựoc sau cùngm=?
 
cho hỗn hợp A gồm CuSO4.FeSO4.Fe2(SO4)3 có % khối luợng S là 22%.lấy 50g hỗn hợp trên hòa tan vào nuớc <thêm NaOH dư vào thu đuọc kết tủa đem nung đến khối luợng không đổi rồi khử bằng CO hỏi khối luợng kim loại thu đựoc sau cùngm=?

tính dc n S = 0,34375 mol

ta thấy rằng n O ( hỗn hợp) = 4 nS = 1,375

=> m = 50 - mO -mS = 17 gam ..
 
luợt m cho bài nhé
nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm 0.56 mo Fe.16 g Fe2O3và m g nhôm.đuọc hỗn hợp B.Cho B tác dụng với Hcl dư thu đuợc a lit H2 còn nếu cho B tác dụng với NaOHdư thì thu đuợc 0.25a lit H2 dktc.tìm khoảng của m

hê...bài nỳ cũng hay đấy ...

ta có phản ứng nhiệt nhôm sau : (\[nFe = 0,01 , nFe_2O_3 = 0,1 \])

\[2Al + Fe_2O_3 -------> Al_2O_3 + 2Fe \]

vì đấy không phải là phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn nên sau phản ứng có thể 2 chất tham gia fu đều dư

do đó đặt mol \[Fe_2O_3\] phản ứng là x

ta thấy rằng B chắc chắn chứa Al ..Khi Al phản ứng với HCl và NaOH đều cho cùng 1 lượng khí \[H_2\] như nhau do đó (a-0,25a) chính là lượng khí \[H_2\] do Fe phản ứng với HCl tạo ra

khi đó : \[\frac{0,75a}{22,4} = 2x+0,01 \]

mặt khác ta có :\[ \frac{0,25a}{22,4} = \frac{m}{27} - 2x \]

chia vế với vế ta được :\[ m = 72x+0,09 \] ...mà \[0 <x \leq 0,1 \]

=>\[ 0,09 < m \leq 7,29\]
 
tiếp 1 bài :

1, cho luồng khí H2 đi qua 14,4 gam MO (M là kim loại ) nung nóng thu được 12,8 gam hỗn hợp chất rắn X .Cho hỗn hợp X tan hết trong dung dịch HNO3 dư,sản phẩm khử thu được là 4.48 lít (dktc) hỗn hợp khí Y (gồm NO và NO2) .Tỉ khối của Y so với H2 là 19 . CÔNg thức phân tử của MO là ???
 
tiếp 1 bài :

1, cho luồng khí H2 đi qua 14,4 gam MO (M là kim loại ) nung nóng thu được 12,8 gam hỗn hợp chất rắn X .Cho hỗn hợp X tan hết trong dung dịch HNO3 dư,sản phẩm khử thu được là 4.48 lít (dktc) hỗn hợp khí Y (gồm NO và NO2) .Tỉ khối của Y so với H2 là 19 . CÔNg thức phân tử của MO là ???
theo m con nè tính thế này !ko bí kutatutu nghĩ sao ?
giả sư hoá trị cao nhất của M là 2 và 3
th1 hoá trị 3 (coi MO =kimloại M +O2 ) . khi cho MO +H2 mà khối lượng giảm 1.6 chứng tỏ lượng O2 bị H2 lấy đi là 0.05 mol --->nO2 trao đổi là 0.05.4=0.2 mol
cho thẳng (M và O2)vào HNO3 khi có
ne nhường=3n NO+nNO2+ 4nO2 ( trong đó nO2 phải trừ đi lượng bị H2 lấy đi)
14,4 *3/(M+16)=0.4 + 14,4*2/(M+16)-0.2
suy ra M=56 CT là FeO (trường hợp kia loại ) thực ra có thể mò thấy 14,4 chia hết cho 72(FeO) và áp dụng CT về toán loại nè thấy đúng)
 
bài tip nhé :

1, hòa tan hỗn hợp Na2CO3 ,KHCO3,Ba(HCO3)2 ( trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y.Biết X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH hoặc 0,24 mol HCl thì hết khí bay ra .Giá trị m là ???
 
bài tip nhé :

1, hòa tan hỗn hợp Na2CO3 ,KHCO3,Ba(HCO3)2 ( trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y.Biết X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH hoặc 0,24 mol HCl thì hết khí bay ra .Giá trị m là ???
chán thật làm rùi lúc đăng thì mất mạng ( bài của cậu rất hay )
gọi số mol theo đề Na2CO3 .KHCO3.Ba(HCO3)2 lầ luợt là x,x,y mol .theo đề dd X tác dụng với H+ và OH- với số mol khác nhau nên buộc X( gồm HCO3-(x+2y) mol ,CO3 2- (x-y) mol do dư còn lại sau pu với Ba2+)
pu với NaOH
HCO3- +OH- ----->CO3 2- +H2O
x+2y mol 0,16 mol
pu với H+
HCO3- + H+------->CO2 +H2O
x+2y mok x+2y
CO3 2- +2H+ ----->CO2 +H2O
x-y 2(x-y)

theo đề có x+2y=0,16 3x=0.24--->x=0.08 ,y= 0.04
n tạo kết tủa=y=nBa2+--->m =0,04*197=7,88 g chắc đúng:sweet_kiss:
 
Hấp thụ hết 3,36 lít SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu đuợc dung dịch X. thêm Br2 dư vào X,phản ứng song đuợc dung dịch Y.cho Y tác dụng với BaCl2 dư đuợc m g kết tủa tính m
 
cho miếng Al phủ một lớp màng Al2O3 vào dung dịch NaOH dư đuợc d d X ,Cho từ từ Hcl vào X cho tới dư .số pu sảy ra trong thí nghiệm
3 4 5 6
 
5 phản ứng
1 là oxit tan, 2 là Al tan giai phóng H2, 3 là H+ td OH- dư, 4 là [Al(OH)4] td với H+ tạo Al(OH)3, 5 là H+ tiếp tục td với Al(OH)3
 
Hấp thụ hết 3,36 lít SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu đuợc dung dịch X. thêm Br2 dư vào X,phản ứng song đuợc dung dịch Y.cho Y tác dụng với BaCl2 dư đuợc m g kết tủa tính m

Mình làm thử nhé:

d d X : 0.1 mol NaHSO3 và 0.05 mol Na2SO3
d d Y: 0.1 mol NaHSO4 và 0.05 mol Na2SO4

----> m = 34.95 ~.~

m ktua lớn quá. Hix.
Các bạn chỉ lỗi giùm mình với.!!
 
Crăking V( lit) butan với H=75% thu đuợc hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon(A) ,dốt cháy A cần vừa đủ 2.6 mol O2 ,tính V

Đốt cháy A cũng như là đốt cháy \[C_4H_10\] (ban đầu )

do vậy tính dc \[nC_4H_10 = \frac{nO_2}{1,5} = 1,74\] => V = 38,8 lít (DÙ cracking với hiệu suất thế nào đi nữa V vẫn k đổi )
 
1, Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu xuất điện phân 100%) thu được m Kg Al ở catot và 6,72 m3 (dktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro bằng 16 .Lấy 2,24 lít (dktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa .Gia trị của m là ??
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top