Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
LTS: Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đã dành khá nhiều tâm huyết của cuộc đời mình để nghiên cứu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà tiên tri số một trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Năm 1991, ông đã làm bộ phim tài liệu "Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm". Giải thưởng Hội hữu nghị Việt Nhật 1992. Bài viết dưới đây ghi lại những câu sấm truyền nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho năm 2011.
Trong lịch sử Việt Nam, nhà tiên tri đầu tiên được mọi người biết đến là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Hơn 500 năm sau, xuất hiện Trạng Trình - nhà tiên tri thứ hai. Ở Pháp, cùng thời với Trạng Trình có nhà tiên tri Nostradams (1503-1566) sinh trưởng ở thành phố Saint Re'my thuộc xứ Provence. Toàn bộ sấm ngữ của ông này đã được xuất bản tại Lyon năm 1555 dưới tên gọi Les centurtes (Những thế kỷ). Năm 1966 kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, tác phẩm này được in lại tại Nhà Xuất Bản Pierre Delpont.
Trạng Trình sinh trước (1491) và mất sau (1586). Năm 1986, kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng Trình, người ta hay nhắc tới câu sấm tiên đoán về sự trở về của ông: "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về". Từ đấy, Trạng Trình trở về với thời đại chúng ta thực sự.
Năm 1991, kỷ niệm 500 năm ngày sinh ông, đã có một lễ kỷ niệm trọng thể của Nhà nước diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm nay, kỷ niệm 520 năm ngày sinh ông (1491-2011), chưa biết chúng ta sẽ làm gì, nhưng vào dịp cuối năm cũ (2010), cụ đã "gặp" nhà ngoại cảm tên Phương người Giồng Trôm, Bến Tre và chỉ cho ông tìm ra mộ thật của mình với ước muốn để cháu con và hôm nay biết đúng chỗ và thờ cúng. Theo chỉ dẫn của cụ, nhà ngoại cảm đã tìm được mộ cụ ở làng Triền Am, Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng.
Từ nhiều đời nay, những câu sấm tiên tri của Trạng Trình đã giúp cho bao chính khách biết việc mà xuất xử đúng đắn. Nhờ tài kiệt xuất này, ông thật xứng đáng với câu đối đã ghi ở đền thờ tại Bạch Vân Am: "Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng - Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu" (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng - Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu).
Sinh thời, Trạng Trình cùng bạn thần đồng Bùi Ngu Dân (thường gọi là Bùi Công) thường rủ nhau bàn định bấm đoán về vận nước. Hay tin Mạc Đăng Dung muốn thoán ngôi vua Lê, cặp tri kỷ cùng nhau đoán định. Bùi Công viết vào lòng tay bốn câu ngũ ngôn: "Mộc đinh niên đinh khẩu - Bát đạo nhập mộc văn - Băng tâm đại đức vũ - Thiên hạ bán rã bình" (Phương Đông Mạc lên ngôi - Định đoạt nên danh tiếng - Thì tám hướng sẽ loạn - Những người luôn trung thành - đứng lên cầm vũ khí - Chỉ nửa được thái bình). Còn Trạng Trình thì viết vào lòng tay thất ngôn tứ tuyệt: "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh - Can qua xứ khổ đao binh - Mã đề dương cước anh hùng tận - Thân dậu niên lai kiến thái bình" (Cuối năm rồng, đầu năm rắn xảy ra chiến tranh - Nạn binh đao ở khắp mọi nơi - Cuối năm ngựa, đầu năm dê anh hùng mất hết - Qua năm khỉ, năm gà sẽ thái bình).
Trong lịch sử quả thật, Mạc Đăng Dung đã thực hiện lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông vào năm sau năm Ất Dậu (1525) và đoạt ngôi vào năm Đinh Hợi (1527) lập ra triều Mạc. Bốn câu này khi vào tuổi già, Trạng Trình ghép vào trong bài sấm ký dài của mình thì lại được dùng để nhận định vào thời đại của chúng ta từ năm Canh Thìn (1940) đến năm Ất Dậu (1945). Có người còn nghĩ rằng Bác Hồ từ câu sấm này, so đọ với tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đã tới hồi sắp kết thúc mà quyết tâm cùng dân tộc làm nên Cách Mạng Tháng Tám 1945. Ngay từ khi còn ở Cao Bằng đầu năm Ất Dậu, Bác đã viết: "Ất Dậu ắt thành công".
Vào những năm Việt Nam hết sức rối ren giữa các thế lực nhà Lê với nhà Mạc, giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng, chỉ với 6 câu thơ tiên tri, Trạng Trình đã thu xếp được các thế lực vào đúng nơi trên đất nước khiến cho dân đỡ lầm than khổ sở trong nạn binh đao. Khi Nguyễn Hoàng xin ý kiến, ông đã tặng cho Nguyễn Hoàng hai câu thơ: "Hoành Sơn nhất đái-Vạn đại dung thân" (có bản đề là: "Khả dĩ dung thân"). Ý rằng hãy tìm đường vào phía Nam dựa vào dãy Trường Sơn mà tồn tại). Nguyễn Hoàng nghe theo xin Trịnh Kiểm vào trấn giữ từ Đèo Ngang trở vào. Khi người nhà Trịnh Kiểm hỏi ông về vị trí của mình, có nên thoán ngôi vua Lê không, ông trả lời: "Chịu khó mà thắp nhang- thờ Phật thì ăn oản" (Có nghĩa rằng phải thờ nhà Lê thì có lộc). Trước khi ông mất, nhà Mạc xin ý kiến tồn tại thế nào, ông đã đọc hai câu thơ: "Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô" (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa). Nhà Mạc đã theo kế ấy và đã tồn tại được thêm ba đời nữa thật. Có lẽ, do Cao Bằng cũng từng là kinh đô của vua Mạc, nên khi về nước lãnh đạo dân tộc làm Cách Mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng.
Sau khi ông mất, những lời sấm vẫn được chứng nghiệm ở đời sau. Có giai thoại nói rằng: vào thời Tự Đức, bỗng nhiên quan quân kéo về đập phá nhà thờ Quan Trạng. Hỏi ra mới hay vì Tự Đức quá tức giận bởi câu sấm: "Gia Long tam đại-Vĩnh Lại vi vương". Lời sấm truyền này nói rằng tự Đức không phải dòng giống Gia Long mà là con của Quận Quế- Người Vĩnh Lạc (Vĩnh Bảo hôm nay).
Lại có giai thoại kể rõ, Quan Thượng Tứ - Tổng Đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Khi đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, Thượng Tứ xem xét cẩn thận, thấy Trạng Trình là thầy rất "cao tay" sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này. Sau khi bàn bạc với con cháu Trạng Trình, Thượng Tứ quyết để lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Khi đào đến gần hộp quách, thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: "Bát thập niên tiền khi chung vũ tả - Bát thập niên hậu khí nhập ư trung" (Tám mươi năm trước khí tốt bên trái - Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong).
Những giai thoại như trên nhiều và rì rầm ở khắp nơi. Nào là giai thoại cha con thằng Khả đánh đổ bia. Nào là giai thoại thằng Trứ (Nguyễn Công Trứ) phá đền... đều là những câu sấm lẻ Trạng Trình thốt nhiên nói ra. Khi về già, Trạng Trình mới làm hẳn một bài sấm ký dài lưu truyền lại với mục đích như câu cảm đề đã ghi: "Bí truyền cho con cháu- Dành hậu thế xem chơi". Bài sấm ký nói về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay.
Phần từ đầu đến khi Trạng Trình quy tiên thì không nhiều, chủ yếu là từ sau khi ông qua đời cho đến hôm nay. Bài sấm rất dài nhưng có đoạn gần cuối có vẻ ứng với hai năm tùng bách mộc này (2010 và 2011): "Phân phân tùng bách khởi- Nhiễu nhiễu xuất đông chinh - Bảo Giang thiên tử xuất - Bất chiến tự nhiên thành". Mọi ý sâu xa xin để người đời giải đáp, tức là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình.
***
Trong lịch sử Việt Nam, nhà tiên tri đầu tiên được mọi người biết đến là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Hơn 500 năm sau, xuất hiện Trạng Trình - nhà tiên tri thứ hai. Ở Pháp, cùng thời với Trạng Trình có nhà tiên tri Nostradams (1503-1566) sinh trưởng ở thành phố Saint Re'my thuộc xứ Provence. Toàn bộ sấm ngữ của ông này đã được xuất bản tại Lyon năm 1555 dưới tên gọi Les centurtes (Những thế kỷ). Năm 1966 kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, tác phẩm này được in lại tại Nhà Xuất Bản Pierre Delpont.
Trạng Trình sinh trước (1491) và mất sau (1586). Năm 1986, kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng Trình, người ta hay nhắc tới câu sấm tiên đoán về sự trở về của ông: "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về". Từ đấy, Trạng Trình trở về với thời đại chúng ta thực sự.
Năm 1991, kỷ niệm 500 năm ngày sinh ông, đã có một lễ kỷ niệm trọng thể của Nhà nước diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm nay, kỷ niệm 520 năm ngày sinh ông (1491-2011), chưa biết chúng ta sẽ làm gì, nhưng vào dịp cuối năm cũ (2010), cụ đã "gặp" nhà ngoại cảm tên Phương người Giồng Trôm, Bến Tre và chỉ cho ông tìm ra mộ thật của mình với ước muốn để cháu con và hôm nay biết đúng chỗ và thờ cúng. Theo chỉ dẫn của cụ, nhà ngoại cảm đã tìm được mộ cụ ở làng Triền Am, Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng.
Từ nhiều đời nay, những câu sấm tiên tri của Trạng Trình đã giúp cho bao chính khách biết việc mà xuất xử đúng đắn. Nhờ tài kiệt xuất này, ông thật xứng đáng với câu đối đã ghi ở đền thờ tại Bạch Vân Am: "Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng - Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu" (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng - Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu).
Sinh thời, Trạng Trình cùng bạn thần đồng Bùi Ngu Dân (thường gọi là Bùi Công) thường rủ nhau bàn định bấm đoán về vận nước. Hay tin Mạc Đăng Dung muốn thoán ngôi vua Lê, cặp tri kỷ cùng nhau đoán định. Bùi Công viết vào lòng tay bốn câu ngũ ngôn: "Mộc đinh niên đinh khẩu - Bát đạo nhập mộc văn - Băng tâm đại đức vũ - Thiên hạ bán rã bình" (Phương Đông Mạc lên ngôi - Định đoạt nên danh tiếng - Thì tám hướng sẽ loạn - Những người luôn trung thành - đứng lên cầm vũ khí - Chỉ nửa được thái bình). Còn Trạng Trình thì viết vào lòng tay thất ngôn tứ tuyệt: "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh - Can qua xứ khổ đao binh - Mã đề dương cước anh hùng tận - Thân dậu niên lai kiến thái bình" (Cuối năm rồng, đầu năm rắn xảy ra chiến tranh - Nạn binh đao ở khắp mọi nơi - Cuối năm ngựa, đầu năm dê anh hùng mất hết - Qua năm khỉ, năm gà sẽ thái bình).
Trong lịch sử quả thật, Mạc Đăng Dung đã thực hiện lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông vào năm sau năm Ất Dậu (1525) và đoạt ngôi vào năm Đinh Hợi (1527) lập ra triều Mạc. Bốn câu này khi vào tuổi già, Trạng Trình ghép vào trong bài sấm ký dài của mình thì lại được dùng để nhận định vào thời đại của chúng ta từ năm Canh Thìn (1940) đến năm Ất Dậu (1945). Có người còn nghĩ rằng Bác Hồ từ câu sấm này, so đọ với tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đã tới hồi sắp kết thúc mà quyết tâm cùng dân tộc làm nên Cách Mạng Tháng Tám 1945. Ngay từ khi còn ở Cao Bằng đầu năm Ất Dậu, Bác đã viết: "Ất Dậu ắt thành công".
Vào những năm Việt Nam hết sức rối ren giữa các thế lực nhà Lê với nhà Mạc, giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng, chỉ với 6 câu thơ tiên tri, Trạng Trình đã thu xếp được các thế lực vào đúng nơi trên đất nước khiến cho dân đỡ lầm than khổ sở trong nạn binh đao. Khi Nguyễn Hoàng xin ý kiến, ông đã tặng cho Nguyễn Hoàng hai câu thơ: "Hoành Sơn nhất đái-Vạn đại dung thân" (có bản đề là: "Khả dĩ dung thân"). Ý rằng hãy tìm đường vào phía Nam dựa vào dãy Trường Sơn mà tồn tại). Nguyễn Hoàng nghe theo xin Trịnh Kiểm vào trấn giữ từ Đèo Ngang trở vào. Khi người nhà Trịnh Kiểm hỏi ông về vị trí của mình, có nên thoán ngôi vua Lê không, ông trả lời: "Chịu khó mà thắp nhang- thờ Phật thì ăn oản" (Có nghĩa rằng phải thờ nhà Lê thì có lộc). Trước khi ông mất, nhà Mạc xin ý kiến tồn tại thế nào, ông đã đọc hai câu thơ: "Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô" (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa). Nhà Mạc đã theo kế ấy và đã tồn tại được thêm ba đời nữa thật. Có lẽ, do Cao Bằng cũng từng là kinh đô của vua Mạc, nên khi về nước lãnh đạo dân tộc làm Cách Mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng.
Sau khi ông mất, những lời sấm vẫn được chứng nghiệm ở đời sau. Có giai thoại nói rằng: vào thời Tự Đức, bỗng nhiên quan quân kéo về đập phá nhà thờ Quan Trạng. Hỏi ra mới hay vì Tự Đức quá tức giận bởi câu sấm: "Gia Long tam đại-Vĩnh Lại vi vương". Lời sấm truyền này nói rằng tự Đức không phải dòng giống Gia Long mà là con của Quận Quế- Người Vĩnh Lạc (Vĩnh Bảo hôm nay).
Lại có giai thoại kể rõ, Quan Thượng Tứ - Tổng Đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Khi đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, Thượng Tứ xem xét cẩn thận, thấy Trạng Trình là thầy rất "cao tay" sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này. Sau khi bàn bạc với con cháu Trạng Trình, Thượng Tứ quyết để lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Khi đào đến gần hộp quách, thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: "Bát thập niên tiền khi chung vũ tả - Bát thập niên hậu khí nhập ư trung" (Tám mươi năm trước khí tốt bên trái - Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong).
Những giai thoại như trên nhiều và rì rầm ở khắp nơi. Nào là giai thoại cha con thằng Khả đánh đổ bia. Nào là giai thoại thằng Trứ (Nguyễn Công Trứ) phá đền... đều là những câu sấm lẻ Trạng Trình thốt nhiên nói ra. Khi về già, Trạng Trình mới làm hẳn một bài sấm ký dài lưu truyền lại với mục đích như câu cảm đề đã ghi: "Bí truyền cho con cháu- Dành hậu thế xem chơi". Bài sấm ký nói về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay.
Phần từ đầu đến khi Trạng Trình quy tiên thì không nhiều, chủ yếu là từ sau khi ông qua đời cho đến hôm nay. Bài sấm rất dài nhưng có đoạn gần cuối có vẻ ứng với hai năm tùng bách mộc này (2010 và 2011): "Phân phân tùng bách khởi- Nhiễu nhiễu xuất đông chinh - Bảo Giang thiên tử xuất - Bất chiến tự nhiên thành". Mọi ý sâu xa xin để người đời giải đáp, tức là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình.
Nguyễn Thụy Kha - DT