Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trần Đình Hượu :Con người Việt Nam với truyền thống văn hóa Nho giáo hóa
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 10343" data-attributes="member: 699"><p><strong><span style="color: Blue">III. CON NGƯỜI THEO TRUYỀN THỐNG NHO GIÁO VỚI VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI HÓA</span></strong></p><p> </p><p><strong><span style="color: Blue">1. </span></strong>Quá trình cận-hiện đại hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã gặp nhiều cản trở to lớn. Các thế hệ những nhà yêu nước lớp trước đã nói nhiều tác động tiêu cực của Nho giáo. Những cuộc vận động duy tân, Âu hóa giữa hai thế kỉ và phong trào cách mạng hơn nửa thế kỉ qua đã đưa vùng Đông Á gia nhập vào thế giới hiện đại. Ngày nay, với những thay đổi lớn lao trên thế giới, vấn đề hiện đại hóa lại đang được đặt ra. Nhưng vấn đề xem xét con đường hiện đại hóa lần này được đặt ra với một nhận thức, với những dữ kiện khác về vùng văn minh Nho giáo. Cồn cuộc đổi mới và hiện đại hóa của ta ngày nay nằm trong thực tế mới đó. Không những càng ngày người ta càng thấy sự phát triển gắn liền với truyền thống văn hóa, với nhân tố quyết định hàng đầu là con người, mà truyền thống văn hóa Đông Á – với nét đặc trưng là văn minh Nho giáo – có những mặt mạnh trước đây không nhìn ra.</p><p>Để đổi mới, chúng ta cần hiểu con người Việt Nam, hay con người Việt Nam thuộc truyền thống văn hóa Đông Á đó. Chúng tôi nghĩ có một số vấn đề cần làm sáng tỏ:</p><p></p><p>- Cách hiểu con người. Bản thân con người và những quan hệ của nó, đặc biệt là những quan hệ xã hội.</p><p></p><p>- Sự lưu tâm đặc biệt đến đạo đức, luân lí, nhất là đòi hỏi sống có trách nhiệm.</p><p></p><p>- Vị trí hàng đầu của tu dưỡng và giáo dục.</p><p></p><p>Đó là những nhân tố có ảnh hưởng rất quyết định đào luyện nên con người trong truyền thống.</p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">2. Có những thực tế làm chúng ta suy nghĩ.</span></strong></p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">a)</span></strong> Trong văn hóa truyền thống của ta, cá nhân không được coi trọng, thậm chí còn bị vùi dập, phủ nhận. Con người không được chú ý quá nhiều đến hạnh phúc và tự do của bản thân. Trước hết nó phải tự coi là thành viên của cộng đồng (quan trọng nhất là gia đình, họ), giá trị của mỗi người là hoàn thành chức năng của mình trong cộng đồng (làm cha, làm con, làm vua, làm tôi). Thế nhưng lại đào tạo được những nhân cách cao thượng, bất khuất, có lòng nhân ái cao, hi sinh vì nghĩa, điều chỉ có thể đạt được khi có ý thức cao về bản thân. Chúng ta nên rút ra bài học gì về bồi dưỡng nhân cách?</p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">b)</span></strong> Nói Nho giáo rất coi trọng việc giáo dục và nhà nước Nho giáo đặt ra việc giáo hóa còn cao hơn cả việc cai trị, nhưng trong thực tế thì tổ chức công việc đó lại khá sơ sài. Trường học nhà nước chỉ có đến phủ huyện và cũng không được trang bị gì (kể cả sách giáo khoa). Nội dung học lại càng có nhiều thiếu sót, hầu như chỉ được học đạo đức và văn chương. Con người chủ yếu được đào tạo trong gia đình và sự chăm chút của các ông thầy. Thế nhưng kết quả đào tạo được thành được một xã hội có nhiều người biết chữ, một tâm lí hiếu học, một phong tục coi trọng văn hóa. Những cái đó bồi dưỡng nên những người say mê học hỏi suốt đời. Tổ chức sơ sài và nội dung nghèo nàn của nền giáo dục đã làm chậm sự tiến bộ, sự phát triển của xã hội. Nhưng giáo dục trong gia đình và sự mẫu mực của các ông thầy, mà xã hội Nho giáo rất tôn trọng, phải chăng là chỗ chúng ta ngày nay cần bổ sung cho nền giáo dục do nhà nước đảm nhận? Phải chăng đó là một khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách?</p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">3.</span></strong> Nho giáo rất coi trọng gia đình, thậm chí hình dung cả xã hội, cả vũ trụ theo mẫu gia đình. Cả quan hệ nhà nước đối với dân cũng được coi là một quan hệ giữa cha với con (vua quan là cha mẹ dân). Cách hình dung đó dẫn đến hai kết quả:</p><p></p><p>a) Hình thành một quan hệ tình nghĩa gia đình phổ biến, làm mất ý nghĩa của tổ chức nhà nước. Dân nghe theo người có đức, người trên (nhân trị, đức trị, lễ trị) chứ không chấp hành pháp luật.</p><p></p><p>b) Làm mất vai trò xã hội, tức là quan hệ bình đẳng và sự kết hợp tự do giữa người với người. Thiều điều đó không thể nói đến người công dân, pháp luật chung cho mọi người, sự hợp tác tự nguyện.</p><p></p><p>Cả hai hạn chế ý thức về bình đẳng xã hội, tinh thần đấu tranh cho công bằng, hạn chế dân chủ.</p><p></p><p>Với cách suy rộng từ gia đình ra, Nho giáo hình dung thế giới thành các tổ chức nhà - nước – thiên hạ và cả trời đất, vũ trụ đồng dạng với gia đình, với gia trưởng đứng đầu: trong nhà có cha, trong nước có vua, trong thiên hạ có thiên tử, trong toàn thế giới có Trời. Trời là cha của muôn vật. Cũng với cách suy nghĩ như vậy mà Khổng Tử nói: “Bốn biển là anh em”(“Tứ hải giai huynh đệ”). Coi vua quan là cha mẹ, dẫn đến những hậu quả như thế nào thì nhiều người đã biết và trên đây chúng tôi đã nói. Chúng tôi muốn nói thêm về vấn đề Trời là cha và bốn biển đều là anh em.</p><p></p><p><strong>Vấn đề thứ nhất: Trời là cha chung, và ảnh hưởng đến tâm linh.</strong></p><p></p><p>Nho giáo cũng coi Trời là thần chí thượng, rất coi trọng mệnh Trời và lòng kính Trời, sợ Trời. Nhưng Trời là cha chung, là tổ tiên chứ không phải đấng sáng thế. Việc tạo lập thế giới còn do một “đạo”, một “lí” nào đó. Cho nên với Trời con người thấy gần gũi như con với cha, không tự thấy yếu đuối, nhỏ bé, tội lỗi, có thể hình dung con người ngang hàng với Trời Đất mà không thấy phạm tội bất kính. Trời cũng theo dõi hành vi con người, thi hành sự thưởng phạt, nhưng bản tính của Trời là chí đức, là hiếu sinh, không đe dọa bằng thiên đường hay địa ngục. Nho giáo không có quan niệm về ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, làm con người thắc thỏm lo âu.</p><p></p><p>Thế giới vận động có qui luật (đạo) và Trời cũng không thể làm khác. Thế giới là vô cùng vô tận. Kinh dịch không kết thúc ở quẻ Kí tế (đã xong) mà ở quẻ Vị tế (chưa hoàn thành). Trong chuỗi sống vô cùng ấy, mỗi người là một khâu giữa tổ tiên và con cháu – cách hình dung theo kiểu huyết thống gia đình – vì vậy sống có trách nhiệm, hiếu với tổ tiên (cao nhất là Trời) và để phúc cho con cháu. Trong dòng giống lâu dài giữa nhân quần, con người sống với bà con, chết về với tổ tiên và linh hồn vẫn quẩn quanh với con cháu. Cho nên chết không gây ra cảm giác chấm dứt, gây sợ hãi, tuyệt vọng. Cũng là với quan điểm cội nguồn, dòng giống như vậy, đối với thiên nhiên – tức là vạn vật do Trời sinh ra – con người không có thái độ kì thị, thù địch tìm cách khuất phục, mà tìm cách hòa đồng.</p><p></p><p>Quan niệm Trời là cha chung, là tổ tiên như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của khoa học và triết học, nhưng cái yên, cái vui do quan niệm đó gây ra thì lại là một đời sống tâm linh nhẹ nhõm.</p><p></p><p><strong>Vấn đề thứ hai: bốn biển đều là anh em.</strong></p><p></p><p>Trong cách quan niệm của nhà Nho, con người gắn với nhà, với họ, với nước (người nước Lỗ, người nước Tề…). Trên nước là thiên hạ. Thiên hạ là dưới gầm trời. Tuy vậy thiên hạ vẫn là lãnh thổ. Lãnh thổ tuy không có biên giới xác định lắm nhưng vẫn thuộc thiên tử. (Đất đai dưới gầm trời, đâu chằng là của vua. Người trên đất ấy ai chẳng là thần dân của vua). Nhưng tứ hải còn rộng hơn, không chỉ gắn bó với quyền vua nữa. Cho nên, bốn biển là anh em tức mọi người là anh em. Ngày trước, khi quan hệ thực tế phụ thuộc vào biên giới nhà, họ, làng, nước – tức là quốc gia dân tộc – thì có tình máu mủ, tình đồng tông, đồng hương, đồng bào; còn tình anh em giữa người trong bốn biển không có nội dung thực tế. Nhưng ngày nay - hay trong tương lai – trước xu thế thế giới hóa, trước tình hình tiếp xúc, giao lưu quốc tế làm biên cương của quốc gia dân tộc trở thành mờ nhạt thì quan hệ giữa người trong bốn biển quả thật thành vấn đề. Người với người là bạn? Bạn học, bạn chơi, bạn hàng hay bạn làm ăn? Kinh tế thị trường dễ làm người ta nghĩ đến hai quan hệ cuối. Tất nhiên cũng không nên có thái độ khinh miệt kiểu nhà Nho đối với việc kiếm lợi và làm giàu. Vả lại quan hệ giữa bè bạn theo kinh điển Nho gia thì phải đạt đến chữ “tín” thua tình thân anh em. Người trong bốn biển là anh em, tức là có tình thân yêu. Có thể ta quen sống theo kiểu tình nghĩa cho nên mong ước như vậy, hơn là chỉ có sự sòng phẳng. Nhưng rõ ràng trong sự tiếp xúc mở rộng, sự phân chia con người theo dân tộc, theo tôn giáo cũng dễ làm bùng nổ những mối chia rẽ, những đối phó thù địch. Phải chăng cũng nên hình dung một quan hệ thân tình hơn giữa những con người?</p><p></p><p>Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến con người Việt Nam. Ảnh hưởng đó đã trở thành truyền thống văn hóa, ngày nay về căn bản vẫn còn khá mạnh. Ảnh hưởng đó có mặt tích cực có mặt tiêu cực. Tích cực hay tiêu cực là nhìn vào việc tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho nhận thức, thích ứng, lựa chọn, sáng tạo trong sự phát triển hòa nhập với thời đại.Khi nhận ra ý nghĩa quan trọng của con người, của văn hóa, cưa truyền thống, việc tìm hiểu Nho giáo và ảnh hưởng của nó – đúng ra phải nói là Tam giáo với khuynh hướng dung hợp thích ứng với Nho giáo – đến hiện tại và tương lai sẽ là một việc làm không thể thiếu.</p><p></p><p>Tháng 7 năm 1993</p><p></p><p>(Nguồn: Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996 )</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 10343, member: 699"] [B][COLOR="Blue"]III. CON NGƯỜI THEO TRUYỀN THỐNG NHO GIÁO VỚI VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI HÓA[/COLOR][/B] [B][COLOR="Blue"]1. [/COLOR][/B]Quá trình cận-hiện đại hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã gặp nhiều cản trở to lớn. Các thế hệ những nhà yêu nước lớp trước đã nói nhiều tác động tiêu cực của Nho giáo. Những cuộc vận động duy tân, Âu hóa giữa hai thế kỉ và phong trào cách mạng hơn nửa thế kỉ qua đã đưa vùng Đông Á gia nhập vào thế giới hiện đại. Ngày nay, với những thay đổi lớn lao trên thế giới, vấn đề hiện đại hóa lại đang được đặt ra. Nhưng vấn đề xem xét con đường hiện đại hóa lần này được đặt ra với một nhận thức, với những dữ kiện khác về vùng văn minh Nho giáo. Cồn cuộc đổi mới và hiện đại hóa của ta ngày nay nằm trong thực tế mới đó. Không những càng ngày người ta càng thấy sự phát triển gắn liền với truyền thống văn hóa, với nhân tố quyết định hàng đầu là con người, mà truyền thống văn hóa Đông Á – với nét đặc trưng là văn minh Nho giáo – có những mặt mạnh trước đây không nhìn ra. Để đổi mới, chúng ta cần hiểu con người Việt Nam, hay con người Việt Nam thuộc truyền thống văn hóa Đông Á đó. Chúng tôi nghĩ có một số vấn đề cần làm sáng tỏ: - Cách hiểu con người. Bản thân con người và những quan hệ của nó, đặc biệt là những quan hệ xã hội. - Sự lưu tâm đặc biệt đến đạo đức, luân lí, nhất là đòi hỏi sống có trách nhiệm. - Vị trí hàng đầu của tu dưỡng và giáo dục. Đó là những nhân tố có ảnh hưởng rất quyết định đào luyện nên con người trong truyền thống. [B][COLOR="Blue"]2. Có những thực tế làm chúng ta suy nghĩ.[/COLOR][/B] [B][COLOR="Blue"]a)[/COLOR][/B] Trong văn hóa truyền thống của ta, cá nhân không được coi trọng, thậm chí còn bị vùi dập, phủ nhận. Con người không được chú ý quá nhiều đến hạnh phúc và tự do của bản thân. Trước hết nó phải tự coi là thành viên của cộng đồng (quan trọng nhất là gia đình, họ), giá trị của mỗi người là hoàn thành chức năng của mình trong cộng đồng (làm cha, làm con, làm vua, làm tôi). Thế nhưng lại đào tạo được những nhân cách cao thượng, bất khuất, có lòng nhân ái cao, hi sinh vì nghĩa, điều chỉ có thể đạt được khi có ý thức cao về bản thân. Chúng ta nên rút ra bài học gì về bồi dưỡng nhân cách? [B][COLOR="Blue"]b)[/COLOR][/B] Nói Nho giáo rất coi trọng việc giáo dục và nhà nước Nho giáo đặt ra việc giáo hóa còn cao hơn cả việc cai trị, nhưng trong thực tế thì tổ chức công việc đó lại khá sơ sài. Trường học nhà nước chỉ có đến phủ huyện và cũng không được trang bị gì (kể cả sách giáo khoa). Nội dung học lại càng có nhiều thiếu sót, hầu như chỉ được học đạo đức và văn chương. Con người chủ yếu được đào tạo trong gia đình và sự chăm chút của các ông thầy. Thế nhưng kết quả đào tạo được thành được một xã hội có nhiều người biết chữ, một tâm lí hiếu học, một phong tục coi trọng văn hóa. Những cái đó bồi dưỡng nên những người say mê học hỏi suốt đời. Tổ chức sơ sài và nội dung nghèo nàn của nền giáo dục đã làm chậm sự tiến bộ, sự phát triển của xã hội. Nhưng giáo dục trong gia đình và sự mẫu mực của các ông thầy, mà xã hội Nho giáo rất tôn trọng, phải chăng là chỗ chúng ta ngày nay cần bổ sung cho nền giáo dục do nhà nước đảm nhận? Phải chăng đó là một khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách? [B][COLOR="Blue"]3.[/COLOR][/B] Nho giáo rất coi trọng gia đình, thậm chí hình dung cả xã hội, cả vũ trụ theo mẫu gia đình. Cả quan hệ nhà nước đối với dân cũng được coi là một quan hệ giữa cha với con (vua quan là cha mẹ dân). Cách hình dung đó dẫn đến hai kết quả: a) Hình thành một quan hệ tình nghĩa gia đình phổ biến, làm mất ý nghĩa của tổ chức nhà nước. Dân nghe theo người có đức, người trên (nhân trị, đức trị, lễ trị) chứ không chấp hành pháp luật. b) Làm mất vai trò xã hội, tức là quan hệ bình đẳng và sự kết hợp tự do giữa người với người. Thiều điều đó không thể nói đến người công dân, pháp luật chung cho mọi người, sự hợp tác tự nguyện. Cả hai hạn chế ý thức về bình đẳng xã hội, tinh thần đấu tranh cho công bằng, hạn chế dân chủ. Với cách suy rộng từ gia đình ra, Nho giáo hình dung thế giới thành các tổ chức nhà - nước – thiên hạ và cả trời đất, vũ trụ đồng dạng với gia đình, với gia trưởng đứng đầu: trong nhà có cha, trong nước có vua, trong thiên hạ có thiên tử, trong toàn thế giới có Trời. Trời là cha của muôn vật. Cũng với cách suy nghĩ như vậy mà Khổng Tử nói: “Bốn biển là anh em”(“Tứ hải giai huynh đệ”). Coi vua quan là cha mẹ, dẫn đến những hậu quả như thế nào thì nhiều người đã biết và trên đây chúng tôi đã nói. Chúng tôi muốn nói thêm về vấn đề Trời là cha và bốn biển đều là anh em. [B]Vấn đề thứ nhất: Trời là cha chung, và ảnh hưởng đến tâm linh.[/B] Nho giáo cũng coi Trời là thần chí thượng, rất coi trọng mệnh Trời và lòng kính Trời, sợ Trời. Nhưng Trời là cha chung, là tổ tiên chứ không phải đấng sáng thế. Việc tạo lập thế giới còn do một “đạo”, một “lí” nào đó. Cho nên với Trời con người thấy gần gũi như con với cha, không tự thấy yếu đuối, nhỏ bé, tội lỗi, có thể hình dung con người ngang hàng với Trời Đất mà không thấy phạm tội bất kính. Trời cũng theo dõi hành vi con người, thi hành sự thưởng phạt, nhưng bản tính của Trời là chí đức, là hiếu sinh, không đe dọa bằng thiên đường hay địa ngục. Nho giáo không có quan niệm về ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, làm con người thắc thỏm lo âu. Thế giới vận động có qui luật (đạo) và Trời cũng không thể làm khác. Thế giới là vô cùng vô tận. Kinh dịch không kết thúc ở quẻ Kí tế (đã xong) mà ở quẻ Vị tế (chưa hoàn thành). Trong chuỗi sống vô cùng ấy, mỗi người là một khâu giữa tổ tiên và con cháu – cách hình dung theo kiểu huyết thống gia đình – vì vậy sống có trách nhiệm, hiếu với tổ tiên (cao nhất là Trời) và để phúc cho con cháu. Trong dòng giống lâu dài giữa nhân quần, con người sống với bà con, chết về với tổ tiên và linh hồn vẫn quẩn quanh với con cháu. Cho nên chết không gây ra cảm giác chấm dứt, gây sợ hãi, tuyệt vọng. Cũng là với quan điểm cội nguồn, dòng giống như vậy, đối với thiên nhiên – tức là vạn vật do Trời sinh ra – con người không có thái độ kì thị, thù địch tìm cách khuất phục, mà tìm cách hòa đồng. Quan niệm Trời là cha chung, là tổ tiên như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của khoa học và triết học, nhưng cái yên, cái vui do quan niệm đó gây ra thì lại là một đời sống tâm linh nhẹ nhõm. [B]Vấn đề thứ hai: bốn biển đều là anh em.[/B] Trong cách quan niệm của nhà Nho, con người gắn với nhà, với họ, với nước (người nước Lỗ, người nước Tề…). Trên nước là thiên hạ. Thiên hạ là dưới gầm trời. Tuy vậy thiên hạ vẫn là lãnh thổ. Lãnh thổ tuy không có biên giới xác định lắm nhưng vẫn thuộc thiên tử. (Đất đai dưới gầm trời, đâu chằng là của vua. Người trên đất ấy ai chẳng là thần dân của vua). Nhưng tứ hải còn rộng hơn, không chỉ gắn bó với quyền vua nữa. Cho nên, bốn biển là anh em tức mọi người là anh em. Ngày trước, khi quan hệ thực tế phụ thuộc vào biên giới nhà, họ, làng, nước – tức là quốc gia dân tộc – thì có tình máu mủ, tình đồng tông, đồng hương, đồng bào; còn tình anh em giữa người trong bốn biển không có nội dung thực tế. Nhưng ngày nay - hay trong tương lai – trước xu thế thế giới hóa, trước tình hình tiếp xúc, giao lưu quốc tế làm biên cương của quốc gia dân tộc trở thành mờ nhạt thì quan hệ giữa người trong bốn biển quả thật thành vấn đề. Người với người là bạn? Bạn học, bạn chơi, bạn hàng hay bạn làm ăn? Kinh tế thị trường dễ làm người ta nghĩ đến hai quan hệ cuối. Tất nhiên cũng không nên có thái độ khinh miệt kiểu nhà Nho đối với việc kiếm lợi và làm giàu. Vả lại quan hệ giữa bè bạn theo kinh điển Nho gia thì phải đạt đến chữ “tín” thua tình thân anh em. Người trong bốn biển là anh em, tức là có tình thân yêu. Có thể ta quen sống theo kiểu tình nghĩa cho nên mong ước như vậy, hơn là chỉ có sự sòng phẳng. Nhưng rõ ràng trong sự tiếp xúc mở rộng, sự phân chia con người theo dân tộc, theo tôn giáo cũng dễ làm bùng nổ những mối chia rẽ, những đối phó thù địch. Phải chăng cũng nên hình dung một quan hệ thân tình hơn giữa những con người? Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến con người Việt Nam. Ảnh hưởng đó đã trở thành truyền thống văn hóa, ngày nay về căn bản vẫn còn khá mạnh. Ảnh hưởng đó có mặt tích cực có mặt tiêu cực. Tích cực hay tiêu cực là nhìn vào việc tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho nhận thức, thích ứng, lựa chọn, sáng tạo trong sự phát triển hòa nhập với thời đại.Khi nhận ra ý nghĩa quan trọng của con người, của văn hóa, cưa truyền thống, việc tìm hiểu Nho giáo và ảnh hưởng của nó – đúng ra phải nói là Tam giáo với khuynh hướng dung hợp thích ứng với Nho giáo – đến hiện tại và tương lai sẽ là một việc làm không thể thiếu. Tháng 7 năm 1993 (Nguồn: Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996 ) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trần Đình Hượu :Con người Việt Nam với truyền thống văn hóa Nho giáo hóa
Top