Trầm cảm học đường là một căn bệnh đáng sợ với lứa tuổi đang phát triển

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Lứa tuổi mới lớn sẽ có sự thay đổi nhiều thể xác và tinh thần. Đặc biệt sẽ gây ra các bệnh tâm lý cho lứa tuổi này. Thêm vào áp lực từ gia đình, xã hội sẽ làm cho học sinh cảm thấy khó khăn và suy sụp về tinh thần. Đây là lứa tuổi mà bậc phụ huynh cần lưu ý con mình. Đặc biệt sẽ dẫn đến bị bệnh trầm cảm học đường. Nếu như do sự áp đặt học hành từ phía phụ huynh vào con em mình hoặc những câu chuyện thầm kín mà con đang ngại chia sẻ thì phụ huynh nên lắng nghe và để ý con nhiều hơn.

Vậy thì, những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra một học sinh đang mắc bệnh trầm cảm học đường. Mời bạn đọc tham khảo bài viết về: trầm cảm học đường là một căn bệnh đáng sợ với lứa tuổi phát triển.


imager_1_156635_100.jpg

Áp lực học hành (Nguồn ảnh: Sưu tầm)​

1. Trầm cảm học đường là gì ?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm học đường có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học. Học sinh, sinh viên thường phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng, áp lực và lo lắng về mặt thành tích có thể khiến họ cảm thấy quá tải.

Nếu lo lắng này nếu trôi qua trong vòng vài ngày thì không thực sự đáng ngại nhưng nếu chúng tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần liền thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử đôi khi sẽ là những hành động tiêu cực.

2. Nguyên nhân gây ra trầm cảm học đường
  • Bị trầm cảm do áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: những áp lực từ việc học hành, từ các mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội cũng như việc dạy dỗ từ gia đình, nhà trường gây cho các em cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm
  • Đây là giai đoạn tâm sinh lý thay đổi gây trầm cảm: Ở lứa tuổi học đường là các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Trong trường hợp này nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc
  • Nguyên nhân sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu tới những thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến bệnh trầm cảm
  • Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người bình thường
  • Bị ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến các em bị trầm cảm. Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,... gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa tuổi học đường dễ bị trầm cảm
  • Ở lứa tuổi học đường mắc trầm cảm còn do lối sống không lành mạnh: những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích... là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.
  • Lứa tuổi học đường là giới tính thứ ba, khi các em nhận ra giới tính thật của bản thân sẽ thường tự ti, mặc cảm và nhiều khi do sự trêu chọc, dè bỉu của bạn bè mà dẫn đến áp lực rồi trầm cảm.
3. Dấu hiệu trầm cảm học đường

Thường xuyên cảm thấy cáu giận
Cảm thấy vô dụng hay không có giá trị
Cảm thấy buồn mà không hề có lý do
Thói quen ngủ thay đổi
Mất hứng thú trong công việc, sở thích
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội
Thích ở một mình
Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

4. Lời khuyên cho cha mẹ

Khuyến khích tự chăm sóc:
Ở nhà cần tạo cho con những thói quen lành mạnh cả về ăn uống, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập, vận động thể dục. Từ đó, khi sống xa nhà, khi đi học đại học con sẽ có những thói quen tốt để tự chăm sóc cho bản thân.

Luôn lắng nghe, chia sẻ với con: Việc lắng nghe, chia sẻ, quan tâm sẽ giúp con giải tỏa được những khúc mắc trong long. Đừng làm lơ với những tâm sự của con để con có thói quen kể tất cả những việc dù là nhỏ nhất cho cha mẹ nghe khiến con luôn có cảm giác được yêu thương và không bị cô đơn.

Đừng nổi giận: Thay vì trừng phạt con mỗi khi con sai phạm thì cần nói chuyện với con để chỉ ra lỗi sai và giúp con đưa ra giải pháp, phương án tốt nhất để thực hiện việc đó. Bởi việc la mắng sẽ gia tang thêm áp lực tâm lý.

Cuối cùng, nếu thấy con có những biểu hiện của bệnh trầm cảm cần đưa con đến gặp chuyên gia tư vấn, trị liệu để có giải pháp điều trị phù hợp.

Những người xung quanh bạn hay bạn của bạn, con của bạn...? Có đang bị những dấu hiệu trên hay không ? Đây là căn bệnh về tinh thần cần được lưu ý. Bởi trẻ có thể sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng tới thể xác của mình. Hãy tạo một sự thoải mái, tâm sự trò chuyện và mở lời. Quan trọng hơn hết, tất cả chỉ là sự thấu hiểu và đồng cảm để không thấy cô đơn, cô độc.

Nguồn: Tổng hợp.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top