Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 27069" data-attributes="member: 699"><p><strong>Gia đình</strong></p><p></p><p>Nhiều lúc bực mình người ta vẫn nói: Gia đình, cái nợ. Có người lại hầm hè mà phá gia đình nữa. Kẻ phá, người theo, vì mắc vào một cảnh gia đình mà mình không biết gỡ thế nào.</p><p></p><p>Nhưng gia đình là gốc của loài người. Có thể sống làm sao được nếu không có quá khứ, không có tương lai. Tổ tiên là quá khứ. Tương lai là con cháu.</p><p>Đang lúc khí huyết còn khoẻ, hình như mình sống không cần ai nữa. Nhưng sống đã không có khuôn phép nào kiềm chế thì mình không còn cái gì phải kính, không bó buộc mà theo một con đường được. Đang lúc mạnh khoẻ không nghĩ đến con cái, nhưng trong khoảng năm sái mươi tuổi, thấy cái đời mình nó gần hết, hiu quạnh quá, hết rồi mà hết hẳn, ít người chịu được nỗi ấy, mà bấy giờ mới nghĩ đến vợ con thì chỉ còn làm được những việc kỳ quá, ngoài thiên nhiên thôi.</p><p></p><p>Lại cũng không đợi đến lúc già. Người không có con như cây khô không lộc. Đến một thời kỳ mà trai không vợ gái không chồng, sinh ra ác tính, ích kỷ. Đến nỗi ấy vì cái lúc có thể có con cái, đời mình không có một nụ cười trẻ thơ. Đừng tưởng trẻ con nó chỉ quấy mình thôi. Bé học cha mẹ, lớn học thày, nhưng ông thày cuối cùng dạy cho mình biết yêu, biết trách nhiệm phải làm những gương tốt, làm con mình đó.</p><p></p><p>Nhà có bàn thờ tổ tiên. Mình thờ người mà như người còn. Tổ tiên hình như lúc nào cũng chứng kiến các công cuộc của con cháu, làm cho con cháu hiểu rằng, mình nhận một trách nhiệm của tiên tổ, trách nhiệm ấy mình phải truyền lại cho con cháu mình. Với người trước mình, với người sau mình, có một sự liên lạc mật thiết. Thử tưởng tượng xem một người không làm nên tội gì mà lại cùng họ với Hồ Quý Ly, với Mạc Đăng Dung, cực biết chừng nào. Cái tên họ, cái gia thanh bao nhiêu đời đã truyền lại cho người sau nó vẫn trong sạch như xưa. Vì vậy mà không dám làm càn. Không gì chua xót bằng... người ta đăng tên học mình dưới một cái hiệu xấu xa.</p><p></p><p><strong>Thế thì làm sao mà ghét gia đình.</strong></p><p></p><p>Đạo đức cũ đã như mất, đạo đức mới, nếu có thể gọi thế được, chưa có. Trong nhà chỉ còn cái hình thức mà mất tinh thần rồi. Không còn tinh thần thì hình thức chỉ là một cái khó chịu một cái giàng buộc. Bậc bố mẹ mình khi nhỏ có được biết khuôn phép cũ, sau vì thấy nó không thiêng nữa, không đem danh lợi lại được nữa, đã nhãng bỏ nó mà cư xử như những người khác, và không dạy con theo phép tắc cũ nữa. Bây giờ các cụ có tuổi, biết cái nhầm của mình, muốn trở lại nền nếp cũ thì các cụ nhớ nhiều nhất là các hình thức cũ. Mình là con, đã không chịu giáo dục cũ, làm gì có tinh thần cũ, mà lại phải theo hình thức ngặt nghèo thì sao cho khỏi có lòng không thích.</p><p></p><p>Nhưng cũng không nên lo lắm. Tinh thần cũ là ở tính giời, vì thế đạo mà tinh thần ấy không chết được. Ta cố ở cho hết đạo thờ cha kính mẹ, hoà thuận với anh em thì ta lại thấy dễ dàng mà vào trong khuôn phép, không thấy nó ngặt ngòi nữa.</p><p></p><p>Gia đình thịnh vượng thì nước lại thịnh vượng. Nếu không gia đình, nhác vợ con, thì còn nói gì nòi giống.</p><p></p><p><strong>Lấy vợ</strong></p><p></p><p>Việc lập một gia định tất nhiên là ở chỗ lấy vợ. Nói thật thì nói "lập gia đình" không phải ;à tiếng ta. Gia đình mình đã lập từ lâu. Nghĩ mình lập gia đình là nghĩ một cách ích kỷ. Mình lấy vợ là làm cho gia đình mình bền vững, chớ không phải là mình lập gia đình mới. Vì thế mà chọn người làm vợ mình không phải là tìm người có thể làm cho mình sướng, mà là kén người có thể ở gia đình mình được, để nối dõi tông đường, để quản cố việc trong cho mình, để làm tướng từ chở vào trong khi mình làm việc ngoài, việc đời. Vì thế mà phải môn đăng hộ đối. Đăng đối không phải là con ông Tổng đốc thì phải lấy con ông Thượng thư. Thế nghĩa là con nhà lương thiện lại chọn vợ ở nhà lương thiện. Thế thôi.</p><p></p><p>Vợ về nhà mình phải thờ kính bố mẹ mình rồi mới hầu đến mình. Bởi vì phải thờ cha mẹ mình, nối dõi tông đường nhà mình nên mình phải kính vợ. Vợ chồng lấy nhau "Tương kính như tân" là: kính trọng nhau như bậc khách, chớ không phải là coi nhau như khách.</p><p></p><p>Kén người con hát thì kén người sắc đẹp vì con hát chỉ là một cái chơi; nhưng lấy vợ thì lấy người hiền đức, vì vợ không phải là đồ chơi. Yêu nhau vì sắc thì sắc kia có thể phai nhạt mà tình yêu cũng phai nhạt theo. Yêu nhau, trọng nhau vì hiền đức thì hiền đức cùng lòng yêu bền mãi mãi. Mê mải nhau vì sắc đẹp mà không xét đến tính tình khi mê đã hơi tỉnh, tính nó mới bộc lộ ra, chỉ cãi nhau mà tiêu tán hết hạnh phúc. Trọng nhau vì hiền đức thì không thể ngang trái được, vì chồng nể vợ mà không hề trái ý vợ, vợ kính chồng mà không dám làm mất lòng chồng, kính nể nhau làm cho ít tiếng xô xát, hạnh phúc bền vững... Ông Hoàng Diệu mất, bà đang đi cấy, được tin, đứng mà mất. Tình một đôi vợ chồng cổ có thể được đến thế.</p><p></p><p>Một người đàn bà nếu biết rằng chồng mình yêu mình vì sắc, chắc tủi thân lắm lắm. Một người đàn ông yêu vợ chỉ vì sắc, khổ sở bao nhiêu.</p><p></p><p><strong>Làng.</strong></p><p></p><p>Kết án làng. Kết án cái đình làng. Nghe mạnh lắm. Người chưa nghĩ đến nghe thích lắm.</p><p></p><p>Ngờ nghệch thật khi chúng ta cứ tưởng người hàng phố là hơn dân quê. Ta nên biết người sống trong cảnh thiên nhiên hơn bọn sống trong đống gạch đá, Nhìn cảnh trời đất, xem cây cỏ mọc làm cho người ta có một triết lý bền vững, nhẫn nại.</p><p></p><p>Cây đa đầu đình, luỹ tre quanh xóm là những vật đáng làm cho ta suy nghĩ.</p><p>Làng ta họp thành, không phải là một sự tình cờ. Mấy gia đình họp ở một chỗ tiện nước hay tiện ruộng, đặt dưới quyền bảo hộ thiêng liêng của một vị anh hùng, rồi sinh sôi nảy nở mãi ra. Đặt ra khoán lệ để quản trị lẫn nhau. Làng ta quả là một xã hội bền vững, phép vua có khi cũng phải chịu. Trong làng có cái đình là chỗ dân hội họp. Cứ xem nhiều đình mạn bắc thì hiểu rằng cái đình là chỗ dân họp đã. Ông thần ở đấy chỉ ở một cái khám cao nhưng nhỏ. Thờ Ngài ở một nơi khác, chỉ có khi có hội lớn, có việc to có cuộc dân gian vui vẻ thì mới rước Ngài đến. Các cụ ngồi thì lấy tuổi mà xếp thứ bậc, dân gian xung quanh, chèo hát ở giữa. Trong lắm làng có cái đình rất to lớn có ý nghĩa rõ ràng như thế. Cầy cấy có lệ tháo nước chung, có lệ canh lúa chung; khi hoả hoạn, có lệ phạt người không cứu, khi giặc cướp có khoản giúp gia đình kẻ vì làng quên mình. Ai hữu có hội yến lão, hội đồng niên, hội trợ tang, thợ thày có hội đồng môn; bội bát âm giữ việc cử nhạc ở đình chùa, hội đánh gậy giữ tinh thần thượng võ, hội thể thao như phết, như cầu dỏ; giúp canh nông thì có hội bắt chuột, đỡ đần người làm kỹ nghệ thì có phường bách công.</p><p></p><p>Ngày rộng tháng dài, sau khi đã vất vả cả năm không nghỉ, đã ăn rau hết bữa ấy đến bữa khác, thì đình đám vui chơi, đánh cờ, leo đu, ăn thịt, uống rượu.</p><p>Nhưng ở đây cũng như ở gia đình, cũng gặp cái nạn tinh thần và thể cách không đi với nhau nữa. Nhưng giấy rách có lề, tinh thần lại rõ thì lại thấy quy mô ngay.</p><p></p><p>Làng, một tổ chức hoàn bị, hãy nên nhìn nhận lại, có cải lương cũng còn khéo khéo kẻo nhầm huống chi là phá đổ.</p><p></p><p>Tựa vào lòng dục, dùng cách huyền hoặc mà phá thì dễ đấy, nhưng những tổ chức mấy nghìn năm ấy, cái sức bền nhất của nước phá đi thì đổ tuột cả.</p><p></p><p>Đừng sợ họ cười mà hủ lậu. Hãy nhìn kỹ.</p><p></p><p><strong>Sử</strong></p><p></p><p>Một cái gốc rễ nữa là sử nước nhà. Đọc sử nước nhà thấy biết bao nhiêu gian nan, ruộng triều đã tưới bao nhiên mồ hôi, cửa ải đã tưới bao nhiêu máu đỏ. Một trận Bạch Đằng, một thành Bình lỗ cũng đủ làm vẻ vang cho cả một pho quốc sử; huống chi về chế độ, về văn chương, cái nền văn hoá, chúng ta xem đến, đủ tự hào làm người.</p><p></p><p>Từ trước hai nghìn năm cũ đã có nước, có thể thống, có kỷ cương. Mỗi lần bị áp bức vẫn chống chế không nản. Theo đạo nho đến được cãô tinh vi, từ đời Lý, thế kỷ 11, đã cấm việc mua bán người, lập các nhà trạm để thông giấy má, đắp đê giữ nước, mở khoa thi, chọn người hiền, lập quốc tử giám, đặt bàn làm viện, dựng văn miếu, minh giảm tội tù, sửa sang binh chính, vẽ địa đồ bản quốc; nhà Trần, sửa việc võ, chấn việc văn, lập thư viện, đi dần vào Nam. Nhà Lê mở khoa minh kinh, làm luật Hồng Đức, nhà Tế sinh, đặt huấn điều dậy giân, dựng nhà Thái học, lập tao đàn, mở nghề in, chỉnh đốn công nghệ, khai thác mỏ, sửa thuế thương chinh, chỉnh đốn dân xã.</p><p></p><p>Nền văn hoá vững vàng là vậy, nhân vật lại không thiếu gì. Đức độ như Tô Hiến Thành, Chu Văn An, giao thiệp như Trương Hán Siêu, như Nguyễn Trãi, đi sứ mà không nhục mệnh như Mạc Đĩnh Chi, văn còn để vết ở sử Tần như Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm mà không chịu lạy; anh hùng như bao nhiêu trai gái đời Trưng, đời Triệu, tướng ta như Lý Thường Kiệt, như Hưng Đạo Vương, người Mông Cổ còn thấy trọng mà tránh gọi tên; Phạm Ngũ Lão, Lê Phụng Hiểu, Phạm Tử Nghi bao nhiêu dũng sĩ; lý học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, lý tài có Nguyễn Công Trứ. </p><p></p><p>Xem qua từ nay về trước ta có thể tự hào là người Nam, những tình huống lúc này ta nên ngẫm nghĩ mà tự sỉ.</p><p></p><p>"Biết xấu hổ đã là gần bậc mạnh"</p><p></p><p>Ta hãy xét mình ta.</p><p></p><p>Biết mình, biết người, mới làm được việc. </p><p></p><p>Mình có cái hay gì?</p><p></p><p><em>- Trí tuệ thì sáng, nhanh.</em></p><p><em>- Học tài lắm, sáng dạ ham học, trọng học thức</em></p><p><em>- Khéo tay chân.</em></p><p><em>- Bắt trước khéo.</em></p><p><em>- Nhớ lâu.</em></p><p><em>- Lễ phép.</em></p><p><em>- Trọng đạo đức.</em></p><p><em>- Giữ được liêm sỉ ở khu vực mình</em></p><p><em>- Khí dân mạnh.</em></p><p><em>- Yêu gia đình.</em></p><p><em>- Quấn quýt làng mạc</em></p><p><em>- Dám làm.</em></p><p><em>- Hay nhớ ơn.</em></p><p><em>- Biết thương người.</em></p><p><em>- Ưa hoà bình.</em></p><p><em>- Trên chiến trường có can đảm, kỷ luật</em></p><p><em>- Cả nòi giống một tiếng nói.</em></p><p><em>- Đàn bà đảm đang, tiết nghĩa, cần kiệm</em></p><p><em>- Bền chí</em></p><p></p><p>Nhưng,</p><p>Cũng nhiều thói xấu lắm.</p><p></p><p><em>- Trốn trách nhiệm.</em></p><p><em>- Hay quên nước.</em></p><p><em>- Ra ngoài khu vực mình thì hay quên liêm sỉ.</em></p><p><em>- Khoe khoang.</em></p><p><em>- Dối trá quỷ quyệt</em></p><p><em>- Cờ bạc</em></p><p><em>- Không đúng giờ, đúng phân tấc</em></p><p><em>- Không rõ ràng</em></p><p><em>- Đến đâu hay đến đó, xong thì thôi</em></p><p><em>- Làm việc thì ham mê, ít vì chí muốn</em></p><p><em>- Bướng mà không cả quyết</em></p><p><em>- Không lương tâm</em></p><p><em>- Hay ghen ghét, không đồng lòng</em></p><p><em>- Rượu chè</em></p><p><em>- Thuốc phiện</em></p><p><em>- Không giữ mình</em></p><p><em>- Bài bác chế nhạo</em></p><p><em>- Xa hoa</em></p><p><em>- Thanh sắc</em></p><p><em>- Tham.</em></p><p></p><p>Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kỹ, hai tấm sổ trên này thì đức công có nhiều, đức tư có ít. Khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Những cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy bỏ được những cái ham muốn một lúc thì có thể mong mỏi được.</p><p>Xét kỹ từng khoản....</p><p></p><p>Người Nam học tài lắm, trí tuệ sáng suốt, nhanh lẹ. Không kể như mấy ông trạng đời Trần đời lê làm cả trạng nguyên hai nước: Tầu và Ta. Ứng đối nhanh nhẩu và tài tình. Nhớ được dai và nhanh. Đọc thuộc lòng tứ thư là một truyện sứ thần đầu Lê. Ứng khẩu một bài văn tế mà đang ghe vào bắc sử là tài cụ Mạc. Ngay bây giờ ở nước ngoài và ở nhà, những học trò cao học mà xuất sắc thật không thiếu gì người, song bay bướm lại nên hồn hậu; nhanh lẹ nên ngại chuyện hấp tấp. Chúng ta nên ngừa mình, mỗi khi phải xuy xét kỹ rồi hãy nói thời hơn. Đời nay những người học giỏi hay lấy một tờ bằng cấp, một cái địa vị làm mục đích. Ở lúc tài có thể đo được thì thừa đủ, mà ở chỗ không còn đo được thì lại không có bao nhiêu.</p><p></p><p>Vì đó thành một nước trọng văn, có lúc lại trọng cả võ học nữa. Chữ nho khó là thế mà cái làng nhỏ nhất cũng có ít ra một thầy đồ. Gương hiếu học như thế thật ít có.</p><p></p><p>Trong bọn thợ thuyền nhiều tay khéo lắm. Những hàng thêu dệt những đồ khảm ba bốn mươi năm về trước thật tuyệt khéo. Ngay bây giờ cũng lắm đồ làm khéo đến một bậc không ngờ. Nhưng phần nhiều hay có những người muốn xuất sản vội vàng, làm bán được thì thôi, cạnh tranh nhau không phải đường. Các người học nghề lại phần nhiều là vì quá tuổi hay thiếu bằng cấp mà học, chớ không phải tư bản tâm yêu nghề. Ở một trường kỹ nghệ ra mà nếu gặp một chân thư ký thì không ngại ngùng gì, làm ngay. Đó là một điều đáng lo.</p><p></p><p>Thợ An Nam có cái tài bắt chước khá lắm. Nếu được chỉ bảo tốt thì làm chắc kịp người.</p><p></p><p>Dân có liên sỉ. Lắm lúc liêm sỉ cũng hiểu hơi nhầm, nhưng cái biết xấu hổ thực là có. Nhất là trong một làng, một phường, tính ấy lại càng rõ rệt lắm. Cũng có ít người ở làng mình thì biết tự trọng, nhưng ra chỗ xa lạ lại không giữ được nết ấy nữa.</p><p></p><p>Ai cũng biết rằng người An Nam lễ phép. Dầu ở tỉnh thành hay có những kẻ lấc cấc ngông nghênh, nhưng tỉnh thành chỉ là một phần mấy mươi của toàn dân. Và lại đến tuổi biết nghĩ thì ai cũng thấy những di truyền trở lại mà cư xử khuôn phép cả?</p><p></p><p>Không nên thấy một phần hư hỏng mà quá lo. Đạo đức bao giờ cũng được trọng, những bậc có đạo đức lớn không khi nào là không được trọng.</p><p></p><p>Trước sức mạnh; khí dân chỉ êm khoảng chốc lát, nhưng lại hồi ngay. Lịch sử đã bao nhiêu lần chứng thực như thế.</p><p></p><p>Người An Nam không hay quên gốc. Có người chê An Nam bịn rịn với gia đình, với làng mạc quá. Không biết đó là một cái cớ bền vững của giống nòi mình đó.</p><p></p><p>Tin rằng chết là một cái "về" mà thôi, nên trước một tai nạn lớn, nhiều người dám làm những truyện phi thường. Không phải tìm trong đám người học thức, những thường dân cũng hay có quả cảm, hay có những cử chỉ rất anh hùng. "Độ hai mươi năm nay, tên vũng Hàn (Tourane) một chiếc thuyền chở đầy xăng, bị một thùng cháy. Trong thuyền chín mạng người, phần nhiều là trẻ con, rối rít kêu cứu. Các thuyền bên vì sợ cháy, lây dãn cả ra. Bỗng một chiếc ở ngoài rẽ sóng chèo vào, một người dân chài nhẩy sang, đội cho nóc thuyền cháy đó phải bung ra rồi hai tay bưng lấy thùng dầu đỏ ngòm mà quăng xuống bể. Con người can đảm ấy bị cháy cả bụng, cả ngực, chịu hết nổi, phải vào nhà thương. Nằm cứ há hốc mồm vừa thở, vừa khát nước. Vợ bác vừa quạt cho chồng, vừa phàn nàn rằng: "thật cái ách giữa đàng, đâm quàng vào cổ". Chồng thở dài: "rõ thật bụng đàn bà" (Báo Trung Bắc)</p><p>Một bà đàn bà ấy thôi, chớ đàn bà nước Nam không phải vừa.</p><p></p><p>Những việc như kể trên này vẫn thường thấy, nhất là ở trong đám những người làm việc nặng nhọc và sống đơn sơ.</p><p></p><p>Một nghìn năm nội thuộc, bao nhiêu độ khởi nghĩa, đối với người Bắc có thể gọi là kẻ thù. Ấy thế mà biết bao nhiêu đền và đình thờ các quan lại Bắc, hoặc đem thánh học, hoặc đem nghế mới dạy dân. Dân ta biết ơn lắm.</p><p>Trong chiến trận rất can đảm mà vẫn trọng trật tự, vâng theo mệnh lệnh. Thế mà lúc thường dân ta lại yêu hoà bình. Tính hay cái gì cũng "chín bỏ làm mười". Phẫn uất thì hò hét chửi rủa rồi ngày mai lại đon đả chào nhau. Ai ở thôn quê cũng thấy thế.</p><p></p><p>Tiếng Việt Nam là chung cho cả nước Nam. Từ cực bắc cho đến cực nam, người Nam vẫn nói một tiếng nói. Trong một làng mỗi xóm còn nói một giọng hơi khác nữa là xa nhau nghìn dặm; trong lúc Nam tiến gặp bao nhiêu cảnh vật, bao nhiêu tình thế lẽ nào không có thay đổi đôi chút. Xét ra thì những cái thay đổi ấy không những không hại gì mà còn làm giầu cho tiếng. Nói đến giầu tiếng ta thật giầu. Những người cứ kêu tiếng ta nghèo là chỉ vì không học tiếng ta đó thôi. Đố những người ấy về nhà mà gọi được đủ các đồ vật, hiểu nghĩa được những tên đó hay là đọc một bài văn làm trăm năm nay mà rõ được hết nghĩa. Những người ấy có đôi khi lo đến học tiếng ta thì họ lại lấy tiếng tàu trong tiếng ta thế thôi. Thật ra tiếng ta có đủ để tả những tình cảnh rất tinh vi, rất hợp, rất đúng. Bỏ không dùng cái lưỡi mãi mà không nói được là tại lưỡi hay tại mình. Tiếng ta là một tiếng đặc biệt của ta, dẫu có nhiều tiếng tầu mà gốc không ở tiếng Tầu. Đem dùng ra vẫn bổ thêm vào được. Thật là một tiếng sống, một cái cớ làm cho dù rải rác xa nhau, người Nam vẫn hợp nhất được.</p><p></p><p>Người đàn bà An Nam là một sức mạnh của nước Nam. Ai nói những chữ giải phóng với đàn bà ta là nhầm. Câu chuyện cấm cung thì hoạ chăng chỉ có mấy bà công chúa, chớ ở dân gian thì chân lấm tay bùn, vợ thầy đồ còn phải tần tảo, vợ ông quan cũng thẹn mỗi bám lưng chồng, còn muốn hơn chị em ở cái chỗ một tay làm nổi cơ đồ, ở chỗ gửi được tiền lên cho chồng tiêu cho khỏi phải quấy dân. Một thời trước, mà cả bây giờ nữa lắm bà buôn từng chuyến tầu. Luật Hồng Đức, bộ Luật An Nam nhất, để cho người đàn bà một phạm vi rất rộng. Luật Gia Long hơi Tầu nên có ngặt đôi chút nhưng ông quan sử án cũng vẫn dựa vào tục lệ mà không dám thẳng tay bao giờ. Đàn bà ta lại hay lấy danh giá ở chỗ hay giúp chồng, mà xấu hổ ở chỗ chồng chiều. Những lối mới bây giờ đua mặc, đua chơi, đòi nâng giấc, chỉ là việc một lúc, một hạng người thôi.</p><p></p><p>Ở một làng xem từng nhà một, thấy những nhà sa sút thật ít có, mà những gia đình sinh sôi nẩy nở lên, làm ăn dù không cấp phát lên ngay nhưng ăn nhịn để dành, nay một ít mai một ít cho đến khá, thật lắm lắm; ta thật là một dân có chí.</p><p></p><p>Một lẽ sống nữa là nhà mình đông con. Nhiều người tự cho mình là văn mình thì chế nhạo việc này lắm. Nhưng mà với những nỗi biến cố xảy ra luôn mãi, mình còn sống được, chẳng nhờ cái đông con là gì? Mình không giữ được mình để đến nỗi bệnh hoạn, đẻ ra những con yếu ốm điên dại, đông con thật là hại nước. Đẻ con ra mà không giữ sữa nuôi nó, lại nuôi vú để hại con người khác, đông con thế là hại người. Con nhớn lên mà không trong nom nó, không dạy nó, không cho nó những gương tốt, đông con thế là hại đời. Cho mỗi gia đình được một tá con mạnh khoẻ, ngay thẳng, sức lực quốc gia, hy vọng xã hội chả ở đấy thì ở đâu? </p><p></p><p></p><p>Bây giờ nói đến chỗ không đủ:</p><p></p><p>Lâu nay mình quen dựa dẫm; ở nhà dựa dẫm đã thành thói, ra ngoài lại dựa dẫm nữa, ta đã đến chỗ cho mình là không tự mình làm được việc gì cả. Lẩn việc cho là không, chốn trách nhiện cho là láo. Thành tính rồi thì nguy lắm. Ta phải chọn việc mà làm. Làm việc nhỏ cũng thật cho xong việc nhỏ, dần dần quen đi thì việc nhớn cũng có đủ gan mà làm được. Mình yếu mình khổ, hay kể lỗi mình đã, đừng đổ tại số, tại người, tại trời. "Người quân tử không oán trời, không giận người".</p><p></p><p>Đã trốn trách nhiệm quen thì còn tí chí nào chỉ hay lo cho mình thôi. Tiến bậc nữa đến vợ con là cùng, Hay quên rằng nước có một phận là chính mình với các xấu, cái hay của mình.</p><p></p><p>Mình lại có cái tính hay trọng hư danh, khoe khoang. Đem một phần lớn số tiền kiếm được cung vào chỗ quần áo, giầy mũ. Đã lấy mặc áo xấu là mang tiếng thì làm sao cho được cái gan tiến lên.</p><p></p><p>Dối trá quỷ quyệt, không chối cãi thói hư ấy được. Chống chế thì nhiều người bảo: ấy là một cái khí giới của kẻ yếu. Vậy thì muốn yếu mãi ư? Nói thật, ở thẳng phải can đảm mới làm nổi. Hàng phục mãi thì mong đứng làm sao được, Cây có thể cho gió uốn xuống thì mới bị uốn chứ.</p><p></p><p>Cờ bạc là một cái hại to lớn sẽ nói riêng sau này.</p><p></p><p>"Giờ An Nam" người ta vẫn quen gọi thế. Mời ăn cơm năm giờ thì đến bẩy giờ chưa đến. Mình đến đúng thì cũng phải đợi người đi chậm, hoá ra mình cũng đi chậm nốt, thành muộn cả nút, muộn quen đi. Hẹn hội họp cũng vậy. Nếu những người hay đi trễ mà tính xem mình đã làm cho những người khác thiệt bao nhiêu thời giờ thì tất phaỉ ghê sợ. Đi không đúng chỉ là một cái cẩu thả, một cái hèn; không tự mình bắt mình theo nổi mệnh lệnh mình. Chúng ta nhất định đi đúng. Họ không đến đúng thì mình về. Đành rằng hỏng việc, nhưng hỏng chỉ một lần, hai lần, rồi cũng phải đến được. Phí một vài lần rồi lợi được mãi mãi. Có một chiếu đồng hồ mới được. Đồng hồ thật đúng, chớ đừng có cái thói cho nó nhanh năm phút cho vừa. Làm như thế là mình làm hèn mình. Cứ thật đúng. Cũng đừng đến sớm, trước giờ hẹn, vừa phí thời giờ mình, vừa làm hỏng việc người, không may mà mình đến sớm quá thì rút đồng hồ ra, đứng ngoài cửa, đến phút ấy, giây ấy sẽ bước vào. Người ta chê mình, mặc; cười mình cũng mặc. Một lần người ta bảo mình là gàn, nhưng hai lần người ta phải nghĩ ngợi, rồi thấy phải nhẽ người ta cũng phải làm như mình. Ấy những cái "chướng" ấy hoá được người đấy.</p><p></p><p>Ai chả có lúc bực mình vì nỗi đi thửa cái then sắt 25 phân thì người thợ rèn làm 26,27 hay 23, 24 phân. Chỉ tại không đúng, tại cẩu thả, thế nào cũng xong. Nhưng để đến nỗi làm đi, làm lại, nhời đi tiếng lại, thà làm một lần cho thật đúng có hơn không. Với lại tính "gặp sao nên vậy" ấy làm cho khó tưởng tượng được rằng người An Nam làm động cơ máy bay, làm đồng hồ nhỏ và đúng. Hãy có cái thước thật tốt. 26 phân cũng được, nhưng đã định 25 phân thì cứ 25 phân, không chịu hai mươi năm phân nửa ly; thế cho quen đi.</p><p>Cũng tại vì cẩu thả mà đến đâu hay đến đó. Không lo xa. Cái này cũng như mấy cái trên, lỗi vẫn ở chí khí không bắt buộc được mình thì làm sao tránh được cho mình những nỗi nguy nan sắp đến.</p><p></p><p>Cả quyết khác, bướng khác. Bướng thì không suy sét. Cả quyết là đã suy sét rồi. Bướng là cái sức của sác, cả quyết là các sức của tâm hồn. Ta nên bỏ cái bướng sằng, mà thấy việc nên làm phải cả quyết. Đã chỉ lo ăn mặc ngon và đẹp thì không chịu nghĩ xa. Vì thế mà lòng dễ ghen tị. Cái danh không thực vẫn hay làm ra thế. Một bọn ngồi với nhan bàn bạc thì hay ghen hơi, hay vị mình, như thế đồng lòng sao được. Khi đã biết rằng "gốc thì ai cũng có được lòng thiện", thì dễ hiểu nhau, làm việc cùng nhau tất dễ.</p><p></p><p>Rượu và thuốc phiện sẽ nói sau.</p><p></p><p>Mình tính hay vui. Thấy cái gì cũng làm câu truyện pha trò, câu truyện cười, rồi dương dương tự đăc là mình hơn người, hay thắng người bằng một cách dễ dàng như thế.</p><p></p><p>Nguy hiểm lắm, không câu chửi nào chua chát bằng lời chế nhạo. Chế nhạo lại làm cho mình tự cao, tự túc, rồi mình không khá lên được. Đã hay rằng khí hậu nóng hay làm cho người ta quay ra cười, nhưng cái trầm mặc lặng lẽ vẫn mạnh hơn, vì có thế mới suy tưởng được.</p><p></p><p>Sẽ nói đến cái xa hoa và chơi thanh sắc.</p><p></p><p>Nói ngay đến cái thói chép miệng, thở giài. Ít lâu trước, con mà thời giài là mẹ trừng mắt nhìn. Ôm cầm ngẩn ngơ là lỗi nặng. Nước Chiêm Thành sắp mất, phát ra những giọng bi ai. Nhà Lê sắp suy, đem những giọng bi ai ấy vào nhạc bộ. Không phải là lỗi ở lời ca, điệu múa. Chẳng qua trong hồn đã yếu thì cái yếu ăn nhập vào ngay, nó được sứng chỗ, nó tràn ngập ngay đi. Đừng có những tư tưởng chán nản thì làm sao chán nả. Người làm việc hết sức, xong rồi về nhà, lời ca khác nào khúc khải hoàn sau khi đã thắng được một trận. Khúc khải hoàn sao có buồn được. Mỗi khi buồn lên, mỗi khi mầm chán nản mới nứt ra, ta hãy tìm lấy một việc, gây lấy một hy vọng, để sức vào làm việc, để chí vào thành công, nỗi sầu tất phải tan tác. Đó cũng là truyện mình thắng mình.</p><p></p><p>Ấy được chỗ ấy, hỏng chỗ ấy.</p><p></p><p>Ta làm thế nào?</p><p></p><p>Cái gì hay ta giữ lấy, cái gì dở ta bỏ ngay đi đã...</p><p></p><p><strong>Xa hoa</strong></p><p></p><p>Đi học gì thì khó, chứ học cái đàng điếm xa hoa thì dễ thôi. Vì vậy mà nhiều người du học đã không hao bao nhiêu tâm lực mà nhiễm ngay được cách ăn chơi nước người.</p><p></p><p>Chẳng phải đi xa, ở ngay nhà mà nhiều người cũng đến được bậc ăn mặc.</p><p>Thầy Khổng nói rằng "cái người để chí vào đạo (đường) mà còn lấy áo xấu, đồ ăn xấu làm thẹn thì chưa thể bàn cùng hắn được".</p><p></p><p>Nói thật ra thì xa hoa ăn chơi có khó gì. Chỉ cần tiền là đủ. Có tiền thì không cứ một người nào cũng có thể làm hình nhân mang một bộ cánh đẹp, cũng nhai được hải vị, sơn hào. Tiền có đời nào mua được học vấn, tiền có đời nào làm cho người ta tin ở mục đích cao thượng, tiền còn làm cho người ta nhụt đi còn có. Thế thì ăn sang mặc đẹp đã quý gì.</p><p></p><p>Vả lại một mình mà có cái nhà lầu mấy mươi buồng rút cục mỗi lúc cũng đến ở được một buồng là cùng. Thay đổi buồng luôn, trí bận về thay thì còn hưởng làm sao được cái hay. Một mình không lau lét được hết, thành ra phải nhiều đầy tớ. Người ta có phải là sinh ra để làm đầy tớ mình đâu; người ta phải có công việc đối với xã hội. Mình đã làm được ít việc lại còn chiếm mất cái sức làm việc thật là đối với xã hội là có tội vậy.</p><p></p><p>Mặc áo mà đức mình không xứng được cái đẹp của áo thì làm mồi cho người ta chê. Đã thế áo nhiều tiền lại còn phải tốn sức mình giữ cho nó nữa, hoá ra mình làm tôi tớ áo. Gặp việc phải làm, nó còn nắm mình lại là đằng khác.</p><p>Nằm ngủ trên đệm làm mình hư mình. Giấc ngủ nhiều mộng mị tốn tinh lực. Quen thân đi rồi thì cái phản gỗ của mọi người mình đặt mình vào đã phải cho là khổ. Người biết vệ sinh cho nằm giường rắn là tốt. Còn người trong nhà khách bầy ngay cái giường Hongkong thật tỏ ra rằng chỉ biết trọng cái ngủ mà lại không có mỹ cảm tí nào cả.</p><p></p><p>Việc ăn quan hệ thật; không phải vì quan hệ mà phải dùng một người bếp, mà phải dắt díu nhau lên hiệu ăn. Khổng tử ham học nhạc mà một tháng ăn không biết mùi thịt. Những người cho là ăn giỏi, có lẽ trong ruột không có cái ham muốn gì cả. Thánh thày thuốc là ông Lãn Ông bảo rằng: "Cái thể ăn lê hoắc (rau) thực, mà cái thể ăn lao lương hư". Ăn cao lương miệng hoá nhàm không còn lấy gì làm thích nữa, thành ra phải dùng những đồ gia vị cho ngon miệng. Đồ gia vị đốt dạ dầy. Phải lên hiệu ăn cho lạ miệng. Hiện nay giữ khách bằng đồ đốt cháy, bằng nước chấm, nước pha. Có khi họ dùng cả các tanh, cái ôi mà làm cho lạ miệng khách nữa. Men của xanh chảo, rỉ của chì thiếc, than ghét của các nồi, những đồ ăn ươn còn lại, dùng hành tỏi dấm và dấu mùi, đó là những quân thù của dạ dầy. Ở nhà bệnh chỉ có hai hạng khách: một hạng cu li bạ đâu ăn đấy, một hạng giầu sang quen cao lâu. Ấy là chưa nói những vi trùng bịt quanh bát, tẩm vào đũa. Nói ăn là quan hệ vì ăn phải phép thì có sức khoẻ, ăn không phải phép thì chết về ăn thôi. Ăn để cho đủ sống. Sống cần gì: cơm, thịt, rau, đậu, trứng, cá, hoa quả. Thịt cá ăn chóng lại sức nhưng lại lắm độc, rau rưa ít bổ nhưng cũng ít độc. Vì thế hai ba ngày ăn thịt một lần cũng thừa đủ. Người 60 cân mà ăn quá 60 gam thịt thì ăn vào cũng không tiêu hoá hết, thành ra phí tiền, mỏi răng, mệt dạ dầy. Cá và trứng có thể thay đổi với thịt. Mình có một đồ ăn thượng hạng quý là đậu phụ. Đậu bổ óc, bổ thịt, nhà khoa học ví nó hơn thịt tái đằng tốt nhất, lương cũng thế. Rau muống làm cho máu thêm sắt, tươi mầu máu. Đừng tưởng ăn thịt bổ mà cần ăn lắm thịt. Ăn thịt thì ứ nhiều độc trong người, bệnh lắm chứng, lại hay sưng mụn nhọt. Rau ăn nhiều có lợi, vì ngoài sức bổ của nó, nó lại là cái chổi quét ruột, làm cho việc tiêu hoá điều hoà, nó lại là cái xe, xe cái chất bổ vào trong máu. Một cái rất cần là sinh tố (vitamine) ở các đồ ăn còn sống. Trẻ chỉ ăn sữa hộp hay đun rồi thì phải còm. Người lớn chỉ ăn đồ ăn chín cũng phải rạc xương thịt. Vậy nên ăn hoa quả sống nhiều, nhưng cũng đừng nhiều quá. Ăn uống đơn sơ, thì đỡ khổ răng, đỡ mệt dạ dày, đỡ tốn công, tốn tiền mà lại giữ được cho lưỡi, cho ruột được nguyên cái tài nếm. Có khi thấy người mỗi bữa ăn vài bát mà khoẻ hơn mình ăn ba bốn bát: Cái bí quyết dày: người ấy ăn ít nhưng nhai thật kỹ. Trong bụng làm gì có răng, nếu nhai rồi thì dạ dày làm vội vàng, nó mệt lử đi rồi tống cả xuống ruột, tuốt ra ngoài cho xong. Kết quả: mệt dạ dày vì ăn hai mà vào máu chỉ có một. Ăn vừa phải, nhai thật kỹ, nhai cả nước cháo nữa, chộn kỹ vào nước bọt rồi hãy nuốt. Dạ dày là việc thư thả nhẹ nhàng, đỡ dan và tiền chợ vì đó giảm được một nửa. Dạ dày (bao tử) thật là giỏi làm việc không bao giờ kêu ca. Nó không kêu nhưng nó làm quá thì nó ốm, nó rách, nó chết. Vậy mình giữ gìn cho dạ dày đó là mình cho mình sống lâu đấy. Đến lớn tuổi thì mình nên ăn ít bữa và cho xa nhau cho dạ dày nó nghỉ. Bữa sớm, gọi là cháo hay nước chè loãng cũng đủ. Ngoài hai bữa cơm ăn cho đúng giờ, thì đừng có quà cáp gì nữa. Chưa tiêu hết một nửa bánh buổi sớm đã phải làm buổi chưa, quá chưa lại qùa, quà chưa trôi lại cơm tối, rồi đi xem chớp bóng về lại ăn cơm nữa, thì dạ dày bằng sắt cũng phải chết. Ăn như thế trách nào mà chẳng kêu không được ngon miệng. Không được ngon miệng thì có một cách thần hiệu chữa được, là làm cho mệt, là thư thả sẽ ăn. Như thế thì mắm Đại Phong của Trạng Quỳnh cũng ngon đáo để. Nói tóm lại: ăn đúng giờ, ít bữa (nhất thực như nhà chúa thì quá lắm), đồ ăn đơn sơ không gia vị, ít thị, đủ đậu, nhiều rau, thêm hoa quả, đó là phép trường sinh tốt hơn cả.</p><p></p><p>Trong phòng khách nhiều nhà bầy cái tủ chè, trên có bộ đỉnh, giữa có cái sập chân quỳ, ngoài là bộ sa lông kiểu mới, trên tường cheo lô nhô những đĩa, trên vài cái buýt - phê, với cái ống nhổ to tướng. Cái giường đã chướng nhưng vẫn chưa chướng bằng một cái quái vật đối diện với nó: Đó là một chiếc xe cao xu nhà không biết ở đâu lăn vào đó, dơ cái cẳng lên như doạ nạt cả nhà. Khổ quá, nào lan, nào đánh, nào bắc cầu cho nó vào, nào thụt hơi vào cho nó, nào một người phải để riêng phục dịch nó, để nó làm gì, để nó làm cho đôi cẳng mình vô dụng, để nó bắt một người đồng loại mình làm ngựa, để thêm một hạng người ở thượng lưu, vừa kéo vừa lí láu chuyện với chủ, những cậu bé hận bổ nghề cùm chân. Để cho cái xe nó đi về với ông tổ của nó, hay để cho những người tàn tật, bệnh lão, thì có nước phải thêm được hai tay làm việc, mình thêm được hai chân cứng cáp, con mình đi học khoẻ được không. Lắm lúc thấy cậu bé rề rà đến cửa, rê lên cái xe, rề vào trường rồi lại rê lên xe về nhà, trong khi các anh xe quẩng mỡ thi nhau, hay mảng chuyện mà phải sợ. Mà các cậu bé có thích thế đâu. Lắm cậu quẳng cặp sách cho xe rồi ù té chạy thoả thích, gần đến nhà mới lại chèo lên cho khỏi phải mắng. Đi là môn thể thao rất dễ và rất bổ ích. Ngày nào không đi được mười hai cây số, đó tức là ngày không đủ sống đó.</p><p></p><p>Cái máy tài tình nhất phương tây là cái xe đạp. Thật là tiện vô cùng. Nhưng cũng đừng dùng nó quá mà quên dùng chân đi. Đi xa hãy dùng nó, mà dùng nó thì đừng cúi gầm xuống như những nhà vô địch mà bóp ngực lại. Họ lao về xe đạp vô số.</p><p></p><p>Nhiều người kiếm được số tiền vừa vừa, mang những gánh nặng khá mà sắm đến bộ áo bằng lương hai tháng của mình, đóng đôi giày bằng lương nửa tháng. Anh hùng thay những người đi làm được những việc như vậy. Chịu ăn thiếu thốn bao nhiêu ngày, bệnh bỏ không chữa bao nhiêu lần, vợ rách con nheo nhếch, mà vẫn giữ được cái danh giá của chàng công tử sang, cái anh hùng cũng ghê thật. Xong nghĩ kỹ thì chẳng qua là trò giả dối, đau dớn. Mình kiếm được ít tiền, nếu sợ người ta biết là ít thì tội gì mà làm. Trang hoàng kẻo sợ người ta chê thì ra đi làm khó nhọc, vợ con túng thiếu, đi để ăn mặc cho người ta vừa mắt thôi ư? Tưởng rằng mặc đẹp thì người ta trọng, thế ra tự hạ cho mình ngoài quần áo, giày mũ không có cái gì đáng trọng hơn ư?</p><p>Tiền mặc sang, tiền tiêu khiển ở trà thất, ở vũ đài, ở ảnh viện nên dùng thêm cho hạnh phúc nhà mình, dễ dàng công việc mình, mua sách đọc.</p><p></p><p><strong>Đánh bạc</strong></p><p></p><p>Bao nhiêu người chết, không có thì sống vơ, sống vất, không có hồn trong năm ngày rưỡi. Rồi xong bữa cơm chưa thứ bẩy, cắp áo ra đi. Rồi ngày vào đám bạc, bỗng có kinh, có quyền đối luỹ cùng ba bốn người, đánh những trận sát phạt, ghê gớm, sống một cách lắm khi "oanh liệt".</p><p></p><p>Bao nhiêu người nói rằng chiều bạn, vui chơi mà thật ra sống vào đồng tiền hồ.</p><p></p><p>Ấy là không kể những sòng ẩn nấp ở các chỗ xó xỉnh, những sòng công khai ở miền biên thuỳ, hay giữa thành thị như cá ngựa, hay ở những chỗ khác nữa.</p><p>Đi chơi, để góp tiền hồ cho người ta ăn, nếu biết rằng đọc sách, óc được mở, tập võ người được mạnh, đã không đến nỗi thế.</p><p></p><p>Người ăn tiền hồ của người ta, dù ở vào hạng phú quý bậc nào, cũng phải đau lòng khi thấy mình bị liệt vào hạng "chứa gá". Đã chứa gá, phải chiều khách, cái gì mà chẳng phải nhịn, trò gì mà không làm.</p><p></p><p>Người đánh bạc có khi vì muốn ngồi với ông nọ, bà kia. Nhưng đã là con bạc thì còn danh giá gì.</p><p></p><p>Đánh bạc, đầu cũng có khi vì chơi, sau xót vì thua, vui vì được, thế là bị đồng tiền sai rồi.</p><p></p><p>Người gá bạc, các cậu con, cô em, được mấy hào chia bài, ăn chung với đầy tớ, cũng xa ngã vào vòng ăn những của dễ kiếm, ăn quen mồm rồi, lúc túng đâm ra ăn cắp, khi lớn làm gì cũng không thấy dễ dàng như thế nữa, thì lại nối nghiệp nhà. Những chủ gá (dù gá chơi) nếu nhìn xa thì còn gan nào gá nữa.</p><p></p><p>Mất tiền còn hơn mất lương tâm. Muốn được phải lừa người. Đã lừa còn nói có lương tâm gì.</p><p></p><p>Cứ bảo đánh tổ tôm là sang trọng, là chơi phong lưu. Vậy đánh tổ tôm mà thua thì có ai vui không? Được có ai nói thật không?</p><p></p><p>Lấy lợi mà nói, thì có một cách thí nghiệm. Mỗi người bỏ một số tiền bằng nhau. Đánh xong mỗi ván là bỏ tiền hồ cho đúng lệ. Canh bạc tàn có ai còn tiền không?</p><p></p><p>Nếu có thể nói được một câu với những kẻ làm cha, làm mẹ thì nói thế này: Ông bà có thể để cho các cô, các cậu ấy trong lòng kính ông bà không? Ông bà có muốn cho những người ấy bắt chước ông bà không? Ông bà có sợ những nỗi đau thương trong lúc cảnh già không?</p><p></p><p>Người ta cứ bảo: "An Nam đẻ ra là đã có cái mê đánh bạc rồi". Cái ấy chưa chắc. Chỉ có người An Nam hiện nay trong đời thấy nhiều chỗ trống trải. Vẫn biết là tại mình. Mình có tội đã. Vì nhiều chỗ trống, nên đời thấy nhạt nhẽo. Làm người ai cũng có một kho quí báu là kho "muốn thi thố". Đã không có chí, thời thi thố vào chỗ đánh chác, đánh... bạc.</p><p></p><p>Bắt đầu vì buồn chán.</p><p></p><p>Bước thứ hai vì lợi nói sai.</p><p></p><p>Bước nữa, cái tâm chết.</p><p></p><p>Thế mà bao nhiêu cái hay, bao nhiêu cái đẹp có thể đầy được cái chỗ trống ở trong tâm.</p><p></p><p>Ai bảo người đánh bạc là không có can đảm?Những người có máu mê cờ bạc là có can đảm đó. Những người ấy dám đem mồ hôi, nước mắt, giọt máu, hạnh phúc của gia đình, tương lai của thân thế, liều một tiếng, úp một cái, mở một cái, sống chết ở đó.</p><p></p><p>Những người ấy dám. "Dám" như thế người nhát không thể làm được.</p><p>Nước mắt, chồng chết, chị em thân gái, bà Trưng "dám" khởi binh để treo tấm gương cho muôn thủa. Trong có quân gian ngoài có giặc dữ. Ngô - Vương - Quyền dù vợ nằm lại, mà cắt áo ra đi "dám" đánh một trận trên sông Bạch Đằng, bắt Hoằng Thao, phá tan quân Nam Hán. Thế như bể tràn, quân Mông Cổ sang. Đem một nước bằng bàn tay ếch với mấy đám quân cha con. Hưng Đạo Vương "dám chống lại" mà phục được quân nhà Nguyên là quân đến lúc bấy giờ vẫn chưa biết cái thua là gì cả. </p><p></p><p>Tuy việc có khác nhau, nhưng cũng là một cái "dám". Một bọn người tự cho mình rằng không còn cái gì đáng giữ, đem cái "dám làm" của mình mà dùng vào cuộc đỏ đen, thế mà thôi.</p><p></p><p>Đáng thương cho cái chí đã cùn, nhưng khí thì vẫn có. Chí ấy mãi rũa, quyết rằng làm được, có thể đảm đang được những công việc lớn.</p><p></p><p>Những người ấy, muốn không mai một đi, chỉ phải tìm được việc, rồi lập chí mà làm.</p><p></p><p>Chao ôi! Biết bao nhiêu việc phải làm. Dùng hết thời gian còn lo chưa đủ, sao lại "giết" thời giờ, giết luôn chí khí, giết cả đời mình mà tự an ủi cái thân trong một cuộc chơi rối mình như vậy.</p><p></p><p><strong>Trai gái</strong></p><p></p><p>Nói hẳn tên nó ra, nó là cái thú của thanh niên, chơi gái.</p><p></p><p>Chơi gái! hai chữ đó dựng bao nhiêu ý khinh nhờn đối với đàn bà, bao nhiêu nông nỗi lụn bại của đàn ông. Phải biết và hiểu rõ ràng rằng chính đàn ông đi chơi gái là bị sa ngã đó.</p><p></p><p>Người đàn ông muốn đi lại với đàn bà ở ngoài vòng cưới gả, thì đi lại với người con gái, người đàn bà có chồng hay hoá chồng, vói những người bán dâm.</p><p>Một người con gái chưa biết rõ thế nào là tình duyên, là tình nghiệt, mình đưa cho người ta vào con đường ấy, thế là đẩy người ta vào một cái giếng mà không có thang nào có thể lên được nữa.</p><p></p><p>- Người ta đã một hai nhầm nhỡ rồi, có người cứ ngỡ rằng đi lại với người ta, không phải hối hận gì nữa, đó cũng là nhầm, vì có người khác gì người ta đã ngã xuống giếng sâu mà ta còn đổ cho thêm một ít đất nữa.</p><p></p><p>Người con gái ngây thơ, đem những tiếng bất chính mà "hiếp" tai người ta, vẩn đục tâm hồn người ta, đó cũng là một tội nặng.</p><p></p><p>Miệng đời vẫn nói: "Việc vỡ lở thì lấy là cùng chứ gì". - Thế là đủ ư? Ai là người phải lừa trong cái mưu mẹo này, phải không chính là mình đó. Mình chỉ mong thoả cái vật dục thì có chọn người đâu. Có ghê gớm không? Suốt một đời phải ở với một người không thể hợp được: ngục chung thân ấy để đền bù cái tội lỗi vì hạm muốn một chốc lát. Mà người bạn tù chung thân ấy. Nào tội có nặng như mình đâu. Gớm ghê không, cả đời có cái cảm tưởng nặng nề là làm chồng một người đàn bà thất tiết, dù thất tiết với mình. Như thế còn kinh nhau làm sao được, còn tin nhau làm sao được, Mà không kính nhau, không tin nhau, thì đời nào bền vững, hạnh phúc sao có.</p><p></p><p>Nếu cho rằng lấy người đã hư với mình là đền bù được, thế thì đối với người đàn bà đã có chồng, đền bù thế nào. Hạnh phúc một đời người ta, hạnh phúc của hai người, sao mình dám phá hoại, sao mình nỡ phá hoại. Người ta lầm, mình làm cho người ta tỉnh mà thôi, dù tưởng rằng thiệt thòi, nhưng chính người ta sẽ được nhờ mình suốt đời đó.</p><p></p><p>Bên hang hố tình dục, đứng vững được, phải có sức của bậc "dũng".</p><p></p><p>Mấy tiếng lầu xanh hay hồng gắng gượng che đậy cho bao nhiêu nỗi đau xót. Con người xa vào những chỗ đó, chín mươi chín phần trăm là vì đói thôi... Người ta vì đói, vì khổ mà phải… đến nơi ấy… Mình còn phạm lỗi làm rẻ cái giá trị của một người, một người như mình. Phải biết rằng sa ngã là bị hại, lòng nào mình thấy người ngã xuống sông mà còn dìm thêm đi nữa.</p><p></p><p>Những người hữu tâm còn phải gắng gỏi, chúng sức mà gội rửa cho văn minh cái vết nhơ ấy. Chó lại theo vào ư? Đò thủng ta còn bám vào, bẩn phẩm cách ta, phá cái lạc thú của trời đất cho ta vốn vì bụng hiếu sinh.</p><p></p><p>Thấy người đàn bà, ta hãy nhớ đến mẹ ta.</p><p></p><p>Thấy người đàn bà, ta hãy nhớ đến công cù lao của mẹ ta, ta tưởng đến chị ta, em ta, rồi ta cố giữ lấy trong sạch, đợi cái ngày ta ca đôi bạn.</p><p></p><p>Tự nhiên, thật thế, tuổi đang lúc, khí huyết đầy đủ, ai mà chẳng nghĩ đến chuyện tình. Rồi mê mải về tình, say đắm với tình, cho đến khóc vì tình, chết vì tình.</p><p></p><p>Cái tuổi mười tám hai mươi, tươi đẹp nhất trong đời người, hiểu được tình thì biết được ái tình; mê vì tình thì ngả theo dâm tình thôi. Giọt nước mắt khóc vì người tình có đâu bằng giọt nước mắt giỏ trên một trang thanh sử. Chết vì tình có đâu bằng sống với một mục đích cao xa, theo đuổi mãi mãi.</p><p></p><p>Cái tuổi đẹp nhất trong đời, cái tuổi quý nhất trong đời mà ta dại dột thì một khắc có thể làm ra một khắc ác nghiệt, kết quả một cách ác nghiệt cái tương lai mình, chôn hy vọng nòi giống mình cho đến ngày tuyệt diệt.</p><p></p><p>Vì, anh muốn biết không, cái kết quả ghê gớm của cái lầm một lúc.</p><p></p><p>Cái bệnh hoa liễu nó theo bệnh Tề Tuyên.</p><p></p><p>Riêng một bệnh tim-la giết chết một số người ngang với bệnh lao, làm hại một số con cháu to hơn bệnh tật nhiều. Ở nước Pháp, người ta biết vệ sinh hơn mình mà mỗi năm tim-la giết chết đến bốn vạn mạng, gây ra sáu vạn nạn nhân tiểu sản, cộng là mười vạn mạng tất cả.</p><p></p><p>Nhiều thanh niên coi thường bệnh lậu, dám bảo rằng làm trai phải thế. Ấy vì bệnh ấy mà đẻ con mù, vợ bị mổ, mình tuyệt tự đấy.</p><p></p><p>Bệnh tim-la quái ác là mắc phải nhiều khi không biết, biết mà chữa rồi hay uồng thuốc láo cũng hình như khỏi. Thế rồi mười hay hai mươi năm sau, bấ tình lình tẹt mũi, khoèo chân, phát điên, chết bất thình lình. Trong lúc mình tưởng mình vô bệnh thì không biết tại sao mà hữu sinh vô dưỡng. Vì một trăm đứa trẻ sơ sinh chết thì 75 đứa vì nọc tim-la truyền. Còn những đứa sống sót thì sống khổ, sống sở, thông minh rồi bất thình lình hoá ngu ngốc, hay yếu ốm, lắm bệnh, chết non.</p><p></p><p>Một người mắc bệnh là một nhà mắc. Một nhà bị nạn tiêu diệt có thể đến được. Một nước yếu đi vì cớ ấy, vì ít người đẻ, vì lắm người ốm phải chữa ở nhà thương, vì lắm người rồ dại phải nhốt ở nhà điên, vì nhiều người không đủ sức hoạt động.</p><p></p><p>Ghê chưa những tai hại của một lúc nhầm.</p><p></p><p>Mà nhịn không khó gì. Không những nhịn không hại còn có ích cho trí khôn, cho sức khoẻ. Đừng đọc sách nhảm, đừng nghe âm nhạc uỷ mị, đừng nằm nệm êm, đừng ăn quá, đừng dùng nhiều đồ gia vị, tránh những bạn hư hỏng, sợ những lúc nhàn hạ.</p><p></p><p></p><p><strong>Thuốc phiện</strong></p><p></p><p>Bảo rằng vì cái thơm cái ngon của nó mà người ta yêu thuốc phiện thì không thật là không đúng. Đích thực là vì rởm mà mắc vào cái cạm bẫy giết người. Trứoc còn ăn chơi cho nó lịch sự, nó ra người lãng mạn, nó ra vẻ văn nhân, một hạng văn nhân tìm văn thơ trong những chỗ tối tăm. Thật chỉ vì tội rởm.</p><p>Trong một năm đầu, thuốc phiện nịnh người cho những cơn chếnh choáng mà bọn thích làm ra chếnh choáng coi là phút thần tiên, những cơn điên rồ nảy ra những thần tứ. Thế rồi những nhà viết văn ốm được đắt những khách thích văn ốm, tưởng rằng văn chương là thế, lại càng bút thêm.</p><p></p><p>Cho đến lúc mắc nghiện rồi thì chỉ thấy đói hút thôi, không còn chếnh choáng nữa.</p><p></p><p>Cái hại của thuốc phiện này ở nước ta đã to lắm. Trong nhũng làng đầu sông ngọn nguồn, buôn xuối bán ngược, có lắm chỗ đến 90% mắc nghiện. Mỉa mai chưa, khi các bà bảo: các ông nghiện để giữ nhà. Nhiều miễn hễ thằng mõ phải dùng quang gánh để chở bàn đề đến nhà ấy.</p><p></p><p>Ở tình thành, học trò đi trọ cùng những anh tập viết văn là những mồi rất ngon của tiệm hút.</p><p></p><p>Vào những nhà bào chế mua một ly thuốc phiện cũng phải đơn thầy thuốc. Xem thế thì phải ngăn ngừa cái độc ấy đến thế nào. Cớ sao lại tự ý dùng thuốc độc mà mỗi ngày tự tử một ít, cho đến khi hết tiền, hết đất, làm khổ vợ con cùng cực rồi chết.</p><p></p><p>Hại cho xác thịt, hại cho nòi giống, còn đau đớn hơn nữa, thuốc phiện là thuốc giết chí khí.</p><p></p><p>Cái nỗi nước Tàu yếu ốm trong bao lâu, một phần lớn là bị người ra rủ hút thuốc phiện.</p><p></p><p>Trương Quang Ngọc bán vua cũng vì hộp thuốc phiện.</p><p></p><p>Rượu đối với chúng ta chưa đến nỗi nào. Nhưng cũng coi chừng đấy. Trong lý lịch của rượu cũng đã ghi sự tiêu diệt của mấy nòi giống rồi. “Ép nhau chén rượu, đó là thói quen làm của kẻ tiểu nhân”.</p><p></p><p>Ngoài bệnh tim-la lại đáng ghê sợ nữa là bệnh lao. 80% người chết bệnh lao là tay nghiện rượu hay dòng dõi các ông nghiện rượu.</p><p></p><p>Những người ăn uống thiếu thốn, ở nhà bẩn thỉu, chật hẹp là đáng sợ bệnh này.</p><p></p><p>Những sinh viên không tập cho khoẻ sức là học quà là chết về bệnh ấy.</p><p></p><p>Các nhà lực sĩ hay phường kèn, không có tập luyện thể dục trước lại chỉ dùng sức, dùng tài quá hay luyện quá, nên sợ bệnh ấy. Làm thể thao àm thiên về tranh đấu, ngày thường ít tập, đến lúc gần đầu và trong khi đấu dùng sức nhiều quá, sau khi đấu lại khao hào thì khó mà tránh được lao.</p><p></p><p>Mắc bệnh lao thực ra cũng dễ khỏi, nếu sớm liệu: theo vệ sinh, ăn đủ và ở nhà quê. Mắc rồi mà còn cố thì không sao cứu được.</p><p></p><p>“Mình mẩy tóc da là của cha mẹ để lại cho, chớ có để cho huỷ thương”. Chớ để huỷ thương không phải là chớ cắt móng tay, chớ cạo đầu. Đó là giữ mình cho cẩn, chớ để què gẫy tàn tật, chớ để cho mang bệnh hoạn.</p><p></p><p><strong><em>Rượu nguy, thuốc phiện nguy</em></strong></p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Nhưng nguy nhất là sống không có mục đích</em></strong>.</p><p></p><p>Sáng dậy điểm tâm ở gánh phở đầu phố, vào làm trong sở cho qua giờ, về ăn cơm rồi ngủ trưa, làm buổi nữa, ăn bữa nữa, rồi tổ tôm, rồi xem hát hay chớp ảnh, ăn đêm. Sáu ngày đều đều như thế, chủ nhật: cuộc chơi đặc biệt, cá ngựa.</p><p></p><p>Việc mình là không thể yêu được, còn thời giờ lại phải đem “giết” đi. Cuộc đời như thế thực là đáng thương.</p><p></p><p>Rồi qua tháng này đến tháng khác, hết năm trước đến năm sau. Cuộc đời dài dằng dặc, dài ghê. Không giải thoát được bằng rượu, bằng thuốc phiện, bằng bệnh, thì rồi đến cái buổi đáng sợ, lúc hưu trí, quen tiêu nhiều rồ, giờ phải tiêu ít, quen chơi nhiều rồi, giờ không còn sức, không còn tiền mà chơi được nữa. Nhìn cái chết nó chưa đến như ngắm ngàn dặm sa mạc, không có một chỗ nào có chòm cây bóng mát để nghỉ cái linh hồn, đau khổ, nhất là chán nản.</p><p>Nếu giữa con đường dài và ảm đạm ấy tinh thần có lúc tỉnh táo được, bạ chuyện huyền hoặc nào cũng nghe, thưởng là thoát được khỏi vòng thường, nhưng lại càng đáng thương bao nhiêu. Óc đã không tìm-tòi, chí lại không mạnh mẽ, sao biết được thực sự, cho nên nỗi mê tín quàng xiên.</p><p></p><p>Thành ra một đói dài, dài mà không từng sống, một đống tuổi mà chết dần chết mòn, chết từ ngày chưa sống tí -tị nào.</p><p></p><p>Kịch bi thảm nào bằng.</p><p></p><p>Cũng có người, nóng thì ngồi dưới quạt máy, lạnh thì nằm trên đệm bông, ngày năm bữa, áo đủ mùi, đi ra thì lên xe xuống kiệu, ở nhà thì kẻ dạ người hầu, mà rút cục chữ sống cũng chỉ có cái nghĩa vật chất của nó thôi.</p><p></p><p>Cũng có người cũng có cái cảm tưởng là sống thực, vì đã lên trên một kịch trường, vì đã hoạt động, vì đã nói năng, nhưng rồi nghĩ cho kỹ vẫn làm một cái bánh xe bị quay, một cái chuông bị giật, mục đích sai lầm, trước còn tỉnh biết, sau cũng tự an ủi, tự mê.</p><p></p><p>Cũng có kẻ sống say mê với hát, với đàn với nhảy múa chơi bời. Rồi một lúc tỉnh, cuộc đời rộn rạc, cái chán nản không thể ngăn được cái giá trị nhỏ nhìn tưởng là to, mà cầu cứu ở chén thuốc hay dòng sông.</p><p></p><p>Đã đáng buồn, đã phí bao nhiêu mạng vô dụng. Ấy thế mà, một cái hy vọng lớn, một cái mục đích cao, một lòng yêu nước, một nỗi giận dữ, đủ cho cả một đời rỗng tuếch, một cái gân, một nhẽ để sống đấy.</p><p></p><p>Việc quan trọng của một đời ta không phải là ở, chỗ nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn.</p><p></p><p>Nếu chúng ta tìm được một việc mà làm, một tôn chỉ mà theo, một mục đích mà đi tới, thì cái đời chúng ta có ý nghĩa, cái đời đáng sống. Như thế trên đời này, ngửa không hẹn với giời, cúi không hẹn với đất, mở mắt nhìn người mà không phải cúi đầu. Chúng ta để hết lòng, hết chí, ta làm việc ta, rồi ngày mai, hay hôm nào đó, chết, ta có thể chết mà vẫn mỉm cười một cách thỏa mãn, chết không còn nỗi tiếc gì nữa.</p><p></p><p>Sống đã có nghĩa thì rồi chết cũng có nghĩa.</p><p></p><p>Đời ta, ta quyết làm cho nó một ý nghĩa.</p><p></p><p>Ta hãy xem thử gân sức, xem thử gan óc mình, với cái chí mình, liệu có làm được không?</p><p></p><p>Ta phải “sắp sẵn” mới được.</p><p></p><p>Phải sắp sẵn để lúc cần ra, lúc có thể làm được, ta phải ra tay và kề vai vào gánh vác việc đời.</p><p></p><p>“Sắp sẵn” những gì? </p><p></p><p>Cái xác thịt ta đủ sức chưa? Mặt mày này, với phong sương đã đủ dãi dầu chưa? Hay mưa còn run, giá còn cảm. Tay có nhấc nổi, có nhanh nhẹn không? Chân có kéo xa được không? Quả tim buồng phổi liệu có chịu đựng được những lúc cố gắng không? Hay là rút cục, lại phải lấy câu “lực bất tòng tâm” mà tự mình an ủi.</p><p></p><p>Cái học của ta đã đến bậc “biết” chưa? Lúc tuổi thơ đã quen xem xét chưa? Nếu chưa, bây giờ đã cố bù, cố gỡ được phần nào? Bây giờ còn học, còn tập nữa thôi. Hay cho thế là đủ rồi. Cái học của mình có phải là cái học bền vững không? Có học cho hiểu cho biết không, hay chỉ khư khư buộc mình vào chỗ cơm gạo.</p><p></p><p>Mình có những tài gì? Đã luyện cho nó quen chưa? Có tập cho nó cao hơn không?</p><p></p><p>Đã nghiêm khắc mà tự mình xét mình chưa?</p><p></p><p>Đã xét cho biết người chưa? Người quanh mình, người cùng nước, người thiên hạ.</p><p></p><p>Đã làm chưa cái việc cốt yếu là đọc sử, cuốn gia phả quý báu. Có ngẫm nghĩ đến việc cũ mới biết những sức đã mầm mống, đã nuôi ở trong óc, trong lòng mình.</p><p></p><p>Thế rồi định chí. Việc ấy đã làm chưa? Tỉnh táo mà xét, thẳng thắn mà xoay cho đúng hướng, chí mình đã định rồi thì mải miết theo đuổi.</p><p></p><p>Thân mình khỏe để làm, học thức nhiều để dùng, tài năng cao để khuôn xếp, nhận xét rõ để đỡ nhầm. Bao nhiêu thứ dùng cả để đạt được cái chí.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 27069, member: 699"] [B]Gia đình[/B] Nhiều lúc bực mình người ta vẫn nói: Gia đình, cái nợ. Có người lại hầm hè mà phá gia đình nữa. Kẻ phá, người theo, vì mắc vào một cảnh gia đình mà mình không biết gỡ thế nào. Nhưng gia đình là gốc của loài người. Có thể sống làm sao được nếu không có quá khứ, không có tương lai. Tổ tiên là quá khứ. Tương lai là con cháu. Đang lúc khí huyết còn khoẻ, hình như mình sống không cần ai nữa. Nhưng sống đã không có khuôn phép nào kiềm chế thì mình không còn cái gì phải kính, không bó buộc mà theo một con đường được. Đang lúc mạnh khoẻ không nghĩ đến con cái, nhưng trong khoảng năm sái mươi tuổi, thấy cái đời mình nó gần hết, hiu quạnh quá, hết rồi mà hết hẳn, ít người chịu được nỗi ấy, mà bấy giờ mới nghĩ đến vợ con thì chỉ còn làm được những việc kỳ quá, ngoài thiên nhiên thôi. Lại cũng không đợi đến lúc già. Người không có con như cây khô không lộc. Đến một thời kỳ mà trai không vợ gái không chồng, sinh ra ác tính, ích kỷ. Đến nỗi ấy vì cái lúc có thể có con cái, đời mình không có một nụ cười trẻ thơ. Đừng tưởng trẻ con nó chỉ quấy mình thôi. Bé học cha mẹ, lớn học thày, nhưng ông thày cuối cùng dạy cho mình biết yêu, biết trách nhiệm phải làm những gương tốt, làm con mình đó. Nhà có bàn thờ tổ tiên. Mình thờ người mà như người còn. Tổ tiên hình như lúc nào cũng chứng kiến các công cuộc của con cháu, làm cho con cháu hiểu rằng, mình nhận một trách nhiệm của tiên tổ, trách nhiệm ấy mình phải truyền lại cho con cháu mình. Với người trước mình, với người sau mình, có một sự liên lạc mật thiết. Thử tưởng tượng xem một người không làm nên tội gì mà lại cùng họ với Hồ Quý Ly, với Mạc Đăng Dung, cực biết chừng nào. Cái tên họ, cái gia thanh bao nhiêu đời đã truyền lại cho người sau nó vẫn trong sạch như xưa. Vì vậy mà không dám làm càn. Không gì chua xót bằng... người ta đăng tên học mình dưới một cái hiệu xấu xa. [B]Thế thì làm sao mà ghét gia đình.[/B] Đạo đức cũ đã như mất, đạo đức mới, nếu có thể gọi thế được, chưa có. Trong nhà chỉ còn cái hình thức mà mất tinh thần rồi. Không còn tinh thần thì hình thức chỉ là một cái khó chịu một cái giàng buộc. Bậc bố mẹ mình khi nhỏ có được biết khuôn phép cũ, sau vì thấy nó không thiêng nữa, không đem danh lợi lại được nữa, đã nhãng bỏ nó mà cư xử như những người khác, và không dạy con theo phép tắc cũ nữa. Bây giờ các cụ có tuổi, biết cái nhầm của mình, muốn trở lại nền nếp cũ thì các cụ nhớ nhiều nhất là các hình thức cũ. Mình là con, đã không chịu giáo dục cũ, làm gì có tinh thần cũ, mà lại phải theo hình thức ngặt nghèo thì sao cho khỏi có lòng không thích. Nhưng cũng không nên lo lắm. Tinh thần cũ là ở tính giời, vì thế đạo mà tinh thần ấy không chết được. Ta cố ở cho hết đạo thờ cha kính mẹ, hoà thuận với anh em thì ta lại thấy dễ dàng mà vào trong khuôn phép, không thấy nó ngặt ngòi nữa. Gia đình thịnh vượng thì nước lại thịnh vượng. Nếu không gia đình, nhác vợ con, thì còn nói gì nòi giống. [B]Lấy vợ[/B] Việc lập một gia định tất nhiên là ở chỗ lấy vợ. Nói thật thì nói "lập gia đình" không phải ;à tiếng ta. Gia đình mình đã lập từ lâu. Nghĩ mình lập gia đình là nghĩ một cách ích kỷ. Mình lấy vợ là làm cho gia đình mình bền vững, chớ không phải là mình lập gia đình mới. Vì thế mà chọn người làm vợ mình không phải là tìm người có thể làm cho mình sướng, mà là kén người có thể ở gia đình mình được, để nối dõi tông đường, để quản cố việc trong cho mình, để làm tướng từ chở vào trong khi mình làm việc ngoài, việc đời. Vì thế mà phải môn đăng hộ đối. Đăng đối không phải là con ông Tổng đốc thì phải lấy con ông Thượng thư. Thế nghĩa là con nhà lương thiện lại chọn vợ ở nhà lương thiện. Thế thôi. Vợ về nhà mình phải thờ kính bố mẹ mình rồi mới hầu đến mình. Bởi vì phải thờ cha mẹ mình, nối dõi tông đường nhà mình nên mình phải kính vợ. Vợ chồng lấy nhau "Tương kính như tân" là: kính trọng nhau như bậc khách, chớ không phải là coi nhau như khách. Kén người con hát thì kén người sắc đẹp vì con hát chỉ là một cái chơi; nhưng lấy vợ thì lấy người hiền đức, vì vợ không phải là đồ chơi. Yêu nhau vì sắc thì sắc kia có thể phai nhạt mà tình yêu cũng phai nhạt theo. Yêu nhau, trọng nhau vì hiền đức thì hiền đức cùng lòng yêu bền mãi mãi. Mê mải nhau vì sắc đẹp mà không xét đến tính tình khi mê đã hơi tỉnh, tính nó mới bộc lộ ra, chỉ cãi nhau mà tiêu tán hết hạnh phúc. Trọng nhau vì hiền đức thì không thể ngang trái được, vì chồng nể vợ mà không hề trái ý vợ, vợ kính chồng mà không dám làm mất lòng chồng, kính nể nhau làm cho ít tiếng xô xát, hạnh phúc bền vững... Ông Hoàng Diệu mất, bà đang đi cấy, được tin, đứng mà mất. Tình một đôi vợ chồng cổ có thể được đến thế. Một người đàn bà nếu biết rằng chồng mình yêu mình vì sắc, chắc tủi thân lắm lắm. Một người đàn ông yêu vợ chỉ vì sắc, khổ sở bao nhiêu. [B]Làng.[/B] Kết án làng. Kết án cái đình làng. Nghe mạnh lắm. Người chưa nghĩ đến nghe thích lắm. Ngờ nghệch thật khi chúng ta cứ tưởng người hàng phố là hơn dân quê. Ta nên biết người sống trong cảnh thiên nhiên hơn bọn sống trong đống gạch đá, Nhìn cảnh trời đất, xem cây cỏ mọc làm cho người ta có một triết lý bền vững, nhẫn nại. Cây đa đầu đình, luỹ tre quanh xóm là những vật đáng làm cho ta suy nghĩ. Làng ta họp thành, không phải là một sự tình cờ. Mấy gia đình họp ở một chỗ tiện nước hay tiện ruộng, đặt dưới quyền bảo hộ thiêng liêng của một vị anh hùng, rồi sinh sôi nảy nở mãi ra. Đặt ra khoán lệ để quản trị lẫn nhau. Làng ta quả là một xã hội bền vững, phép vua có khi cũng phải chịu. Trong làng có cái đình là chỗ dân hội họp. Cứ xem nhiều đình mạn bắc thì hiểu rằng cái đình là chỗ dân họp đã. Ông thần ở đấy chỉ ở một cái khám cao nhưng nhỏ. Thờ Ngài ở một nơi khác, chỉ có khi có hội lớn, có việc to có cuộc dân gian vui vẻ thì mới rước Ngài đến. Các cụ ngồi thì lấy tuổi mà xếp thứ bậc, dân gian xung quanh, chèo hát ở giữa. Trong lắm làng có cái đình rất to lớn có ý nghĩa rõ ràng như thế. Cầy cấy có lệ tháo nước chung, có lệ canh lúa chung; khi hoả hoạn, có lệ phạt người không cứu, khi giặc cướp có khoản giúp gia đình kẻ vì làng quên mình. Ai hữu có hội yến lão, hội đồng niên, hội trợ tang, thợ thày có hội đồng môn; bội bát âm giữ việc cử nhạc ở đình chùa, hội đánh gậy giữ tinh thần thượng võ, hội thể thao như phết, như cầu dỏ; giúp canh nông thì có hội bắt chuột, đỡ đần người làm kỹ nghệ thì có phường bách công. Ngày rộng tháng dài, sau khi đã vất vả cả năm không nghỉ, đã ăn rau hết bữa ấy đến bữa khác, thì đình đám vui chơi, đánh cờ, leo đu, ăn thịt, uống rượu. Nhưng ở đây cũng như ở gia đình, cũng gặp cái nạn tinh thần và thể cách không đi với nhau nữa. Nhưng giấy rách có lề, tinh thần lại rõ thì lại thấy quy mô ngay. Làng, một tổ chức hoàn bị, hãy nên nhìn nhận lại, có cải lương cũng còn khéo khéo kẻo nhầm huống chi là phá đổ. Tựa vào lòng dục, dùng cách huyền hoặc mà phá thì dễ đấy, nhưng những tổ chức mấy nghìn năm ấy, cái sức bền nhất của nước phá đi thì đổ tuột cả. Đừng sợ họ cười mà hủ lậu. Hãy nhìn kỹ. [B]Sử[/B] Một cái gốc rễ nữa là sử nước nhà. Đọc sử nước nhà thấy biết bao nhiêu gian nan, ruộng triều đã tưới bao nhiên mồ hôi, cửa ải đã tưới bao nhiêu máu đỏ. Một trận Bạch Đằng, một thành Bình lỗ cũng đủ làm vẻ vang cho cả một pho quốc sử; huống chi về chế độ, về văn chương, cái nền văn hoá, chúng ta xem đến, đủ tự hào làm người. Từ trước hai nghìn năm cũ đã có nước, có thể thống, có kỷ cương. Mỗi lần bị áp bức vẫn chống chế không nản. Theo đạo nho đến được cãô tinh vi, từ đời Lý, thế kỷ 11, đã cấm việc mua bán người, lập các nhà trạm để thông giấy má, đắp đê giữ nước, mở khoa thi, chọn người hiền, lập quốc tử giám, đặt bàn làm viện, dựng văn miếu, minh giảm tội tù, sửa sang binh chính, vẽ địa đồ bản quốc; nhà Trần, sửa việc võ, chấn việc văn, lập thư viện, đi dần vào Nam. Nhà Lê mở khoa minh kinh, làm luật Hồng Đức, nhà Tế sinh, đặt huấn điều dậy giân, dựng nhà Thái học, lập tao đàn, mở nghề in, chỉnh đốn công nghệ, khai thác mỏ, sửa thuế thương chinh, chỉnh đốn dân xã. Nền văn hoá vững vàng là vậy, nhân vật lại không thiếu gì. Đức độ như Tô Hiến Thành, Chu Văn An, giao thiệp như Trương Hán Siêu, như Nguyễn Trãi, đi sứ mà không nhục mệnh như Mạc Đĩnh Chi, văn còn để vết ở sử Tần như Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm mà không chịu lạy; anh hùng như bao nhiêu trai gái đời Trưng, đời Triệu, tướng ta như Lý Thường Kiệt, như Hưng Đạo Vương, người Mông Cổ còn thấy trọng mà tránh gọi tên; Phạm Ngũ Lão, Lê Phụng Hiểu, Phạm Tử Nghi bao nhiêu dũng sĩ; lý học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, lý tài có Nguyễn Công Trứ. Xem qua từ nay về trước ta có thể tự hào là người Nam, những tình huống lúc này ta nên ngẫm nghĩ mà tự sỉ. "Biết xấu hổ đã là gần bậc mạnh" Ta hãy xét mình ta. Biết mình, biết người, mới làm được việc. Mình có cái hay gì? [I]- Trí tuệ thì sáng, nhanh. - Học tài lắm, sáng dạ ham học, trọng học thức - Khéo tay chân. - Bắt trước khéo. - Nhớ lâu. - Lễ phép. - Trọng đạo đức. - Giữ được liêm sỉ ở khu vực mình - Khí dân mạnh. - Yêu gia đình. - Quấn quýt làng mạc - Dám làm. - Hay nhớ ơn. - Biết thương người. - Ưa hoà bình. - Trên chiến trường có can đảm, kỷ luật - Cả nòi giống một tiếng nói. - Đàn bà đảm đang, tiết nghĩa, cần kiệm - Bền chí[/I] Nhưng, Cũng nhiều thói xấu lắm. [I]- Trốn trách nhiệm. - Hay quên nước. - Ra ngoài khu vực mình thì hay quên liêm sỉ. - Khoe khoang. - Dối trá quỷ quyệt - Cờ bạc - Không đúng giờ, đúng phân tấc - Không rõ ràng - Đến đâu hay đến đó, xong thì thôi - Làm việc thì ham mê, ít vì chí muốn - Bướng mà không cả quyết - Không lương tâm - Hay ghen ghét, không đồng lòng - Rượu chè - Thuốc phiện - Không giữ mình - Bài bác chế nhạo - Xa hoa - Thanh sắc - Tham.[/I] Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kỹ, hai tấm sổ trên này thì đức công có nhiều, đức tư có ít. Khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Những cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy bỏ được những cái ham muốn một lúc thì có thể mong mỏi được. Xét kỹ từng khoản.... Người Nam học tài lắm, trí tuệ sáng suốt, nhanh lẹ. Không kể như mấy ông trạng đời Trần đời lê làm cả trạng nguyên hai nước: Tầu và Ta. Ứng đối nhanh nhẩu và tài tình. Nhớ được dai và nhanh. Đọc thuộc lòng tứ thư là một truyện sứ thần đầu Lê. Ứng khẩu một bài văn tế mà đang ghe vào bắc sử là tài cụ Mạc. Ngay bây giờ ở nước ngoài và ở nhà, những học trò cao học mà xuất sắc thật không thiếu gì người, song bay bướm lại nên hồn hậu; nhanh lẹ nên ngại chuyện hấp tấp. Chúng ta nên ngừa mình, mỗi khi phải xuy xét kỹ rồi hãy nói thời hơn. Đời nay những người học giỏi hay lấy một tờ bằng cấp, một cái địa vị làm mục đích. Ở lúc tài có thể đo được thì thừa đủ, mà ở chỗ không còn đo được thì lại không có bao nhiêu. Vì đó thành một nước trọng văn, có lúc lại trọng cả võ học nữa. Chữ nho khó là thế mà cái làng nhỏ nhất cũng có ít ra một thầy đồ. Gương hiếu học như thế thật ít có. Trong bọn thợ thuyền nhiều tay khéo lắm. Những hàng thêu dệt những đồ khảm ba bốn mươi năm về trước thật tuyệt khéo. Ngay bây giờ cũng lắm đồ làm khéo đến một bậc không ngờ. Nhưng phần nhiều hay có những người muốn xuất sản vội vàng, làm bán được thì thôi, cạnh tranh nhau không phải đường. Các người học nghề lại phần nhiều là vì quá tuổi hay thiếu bằng cấp mà học, chớ không phải tư bản tâm yêu nghề. Ở một trường kỹ nghệ ra mà nếu gặp một chân thư ký thì không ngại ngùng gì, làm ngay. Đó là một điều đáng lo. Thợ An Nam có cái tài bắt chước khá lắm. Nếu được chỉ bảo tốt thì làm chắc kịp người. Dân có liên sỉ. Lắm lúc liêm sỉ cũng hiểu hơi nhầm, nhưng cái biết xấu hổ thực là có. Nhất là trong một làng, một phường, tính ấy lại càng rõ rệt lắm. Cũng có ít người ở làng mình thì biết tự trọng, nhưng ra chỗ xa lạ lại không giữ được nết ấy nữa. Ai cũng biết rằng người An Nam lễ phép. Dầu ở tỉnh thành hay có những kẻ lấc cấc ngông nghênh, nhưng tỉnh thành chỉ là một phần mấy mươi của toàn dân. Và lại đến tuổi biết nghĩ thì ai cũng thấy những di truyền trở lại mà cư xử khuôn phép cả? Không nên thấy một phần hư hỏng mà quá lo. Đạo đức bao giờ cũng được trọng, những bậc có đạo đức lớn không khi nào là không được trọng. Trước sức mạnh; khí dân chỉ êm khoảng chốc lát, nhưng lại hồi ngay. Lịch sử đã bao nhiêu lần chứng thực như thế. Người An Nam không hay quên gốc. Có người chê An Nam bịn rịn với gia đình, với làng mạc quá. Không biết đó là một cái cớ bền vững của giống nòi mình đó. Tin rằng chết là một cái "về" mà thôi, nên trước một tai nạn lớn, nhiều người dám làm những truyện phi thường. Không phải tìm trong đám người học thức, những thường dân cũng hay có quả cảm, hay có những cử chỉ rất anh hùng. "Độ hai mươi năm nay, tên vũng Hàn (Tourane) một chiếc thuyền chở đầy xăng, bị một thùng cháy. Trong thuyền chín mạng người, phần nhiều là trẻ con, rối rít kêu cứu. Các thuyền bên vì sợ cháy, lây dãn cả ra. Bỗng một chiếc ở ngoài rẽ sóng chèo vào, một người dân chài nhẩy sang, đội cho nóc thuyền cháy đó phải bung ra rồi hai tay bưng lấy thùng dầu đỏ ngòm mà quăng xuống bể. Con người can đảm ấy bị cháy cả bụng, cả ngực, chịu hết nổi, phải vào nhà thương. Nằm cứ há hốc mồm vừa thở, vừa khát nước. Vợ bác vừa quạt cho chồng, vừa phàn nàn rằng: "thật cái ách giữa đàng, đâm quàng vào cổ". Chồng thở dài: "rõ thật bụng đàn bà" (Báo Trung Bắc) Một bà đàn bà ấy thôi, chớ đàn bà nước Nam không phải vừa. Những việc như kể trên này vẫn thường thấy, nhất là ở trong đám những người làm việc nặng nhọc và sống đơn sơ. Một nghìn năm nội thuộc, bao nhiêu độ khởi nghĩa, đối với người Bắc có thể gọi là kẻ thù. Ấy thế mà biết bao nhiêu đền và đình thờ các quan lại Bắc, hoặc đem thánh học, hoặc đem nghế mới dạy dân. Dân ta biết ơn lắm. Trong chiến trận rất can đảm mà vẫn trọng trật tự, vâng theo mệnh lệnh. Thế mà lúc thường dân ta lại yêu hoà bình. Tính hay cái gì cũng "chín bỏ làm mười". Phẫn uất thì hò hét chửi rủa rồi ngày mai lại đon đả chào nhau. Ai ở thôn quê cũng thấy thế. Tiếng Việt Nam là chung cho cả nước Nam. Từ cực bắc cho đến cực nam, người Nam vẫn nói một tiếng nói. Trong một làng mỗi xóm còn nói một giọng hơi khác nữa là xa nhau nghìn dặm; trong lúc Nam tiến gặp bao nhiêu cảnh vật, bao nhiêu tình thế lẽ nào không có thay đổi đôi chút. Xét ra thì những cái thay đổi ấy không những không hại gì mà còn làm giầu cho tiếng. Nói đến giầu tiếng ta thật giầu. Những người cứ kêu tiếng ta nghèo là chỉ vì không học tiếng ta đó thôi. Đố những người ấy về nhà mà gọi được đủ các đồ vật, hiểu nghĩa được những tên đó hay là đọc một bài văn làm trăm năm nay mà rõ được hết nghĩa. Những người ấy có đôi khi lo đến học tiếng ta thì họ lại lấy tiếng tàu trong tiếng ta thế thôi. Thật ra tiếng ta có đủ để tả những tình cảnh rất tinh vi, rất hợp, rất đúng. Bỏ không dùng cái lưỡi mãi mà không nói được là tại lưỡi hay tại mình. Tiếng ta là một tiếng đặc biệt của ta, dẫu có nhiều tiếng tầu mà gốc không ở tiếng Tầu. Đem dùng ra vẫn bổ thêm vào được. Thật là một tiếng sống, một cái cớ làm cho dù rải rác xa nhau, người Nam vẫn hợp nhất được. Người đàn bà An Nam là một sức mạnh của nước Nam. Ai nói những chữ giải phóng với đàn bà ta là nhầm. Câu chuyện cấm cung thì hoạ chăng chỉ có mấy bà công chúa, chớ ở dân gian thì chân lấm tay bùn, vợ thầy đồ còn phải tần tảo, vợ ông quan cũng thẹn mỗi bám lưng chồng, còn muốn hơn chị em ở cái chỗ một tay làm nổi cơ đồ, ở chỗ gửi được tiền lên cho chồng tiêu cho khỏi phải quấy dân. Một thời trước, mà cả bây giờ nữa lắm bà buôn từng chuyến tầu. Luật Hồng Đức, bộ Luật An Nam nhất, để cho người đàn bà một phạm vi rất rộng. Luật Gia Long hơi Tầu nên có ngặt đôi chút nhưng ông quan sử án cũng vẫn dựa vào tục lệ mà không dám thẳng tay bao giờ. Đàn bà ta lại hay lấy danh giá ở chỗ hay giúp chồng, mà xấu hổ ở chỗ chồng chiều. Những lối mới bây giờ đua mặc, đua chơi, đòi nâng giấc, chỉ là việc một lúc, một hạng người thôi. Ở một làng xem từng nhà một, thấy những nhà sa sút thật ít có, mà những gia đình sinh sôi nẩy nở lên, làm ăn dù không cấp phát lên ngay nhưng ăn nhịn để dành, nay một ít mai một ít cho đến khá, thật lắm lắm; ta thật là một dân có chí. Một lẽ sống nữa là nhà mình đông con. Nhiều người tự cho mình là văn mình thì chế nhạo việc này lắm. Nhưng mà với những nỗi biến cố xảy ra luôn mãi, mình còn sống được, chẳng nhờ cái đông con là gì? Mình không giữ được mình để đến nỗi bệnh hoạn, đẻ ra những con yếu ốm điên dại, đông con thật là hại nước. Đẻ con ra mà không giữ sữa nuôi nó, lại nuôi vú để hại con người khác, đông con thế là hại người. Con nhớn lên mà không trong nom nó, không dạy nó, không cho nó những gương tốt, đông con thế là hại đời. Cho mỗi gia đình được một tá con mạnh khoẻ, ngay thẳng, sức lực quốc gia, hy vọng xã hội chả ở đấy thì ở đâu? Bây giờ nói đến chỗ không đủ: Lâu nay mình quen dựa dẫm; ở nhà dựa dẫm đã thành thói, ra ngoài lại dựa dẫm nữa, ta đã đến chỗ cho mình là không tự mình làm được việc gì cả. Lẩn việc cho là không, chốn trách nhiện cho là láo. Thành tính rồi thì nguy lắm. Ta phải chọn việc mà làm. Làm việc nhỏ cũng thật cho xong việc nhỏ, dần dần quen đi thì việc nhớn cũng có đủ gan mà làm được. Mình yếu mình khổ, hay kể lỗi mình đã, đừng đổ tại số, tại người, tại trời. "Người quân tử không oán trời, không giận người". Đã trốn trách nhiệm quen thì còn tí chí nào chỉ hay lo cho mình thôi. Tiến bậc nữa đến vợ con là cùng, Hay quên rằng nước có một phận là chính mình với các xấu, cái hay của mình. Mình lại có cái tính hay trọng hư danh, khoe khoang. Đem một phần lớn số tiền kiếm được cung vào chỗ quần áo, giầy mũ. Đã lấy mặc áo xấu là mang tiếng thì làm sao cho được cái gan tiến lên. Dối trá quỷ quyệt, không chối cãi thói hư ấy được. Chống chế thì nhiều người bảo: ấy là một cái khí giới của kẻ yếu. Vậy thì muốn yếu mãi ư? Nói thật, ở thẳng phải can đảm mới làm nổi. Hàng phục mãi thì mong đứng làm sao được, Cây có thể cho gió uốn xuống thì mới bị uốn chứ. Cờ bạc là một cái hại to lớn sẽ nói riêng sau này. "Giờ An Nam" người ta vẫn quen gọi thế. Mời ăn cơm năm giờ thì đến bẩy giờ chưa đến. Mình đến đúng thì cũng phải đợi người đi chậm, hoá ra mình cũng đi chậm nốt, thành muộn cả nút, muộn quen đi. Hẹn hội họp cũng vậy. Nếu những người hay đi trễ mà tính xem mình đã làm cho những người khác thiệt bao nhiêu thời giờ thì tất phaỉ ghê sợ. Đi không đúng chỉ là một cái cẩu thả, một cái hèn; không tự mình bắt mình theo nổi mệnh lệnh mình. Chúng ta nhất định đi đúng. Họ không đến đúng thì mình về. Đành rằng hỏng việc, nhưng hỏng chỉ một lần, hai lần, rồi cũng phải đến được. Phí một vài lần rồi lợi được mãi mãi. Có một chiếu đồng hồ mới được. Đồng hồ thật đúng, chớ đừng có cái thói cho nó nhanh năm phút cho vừa. Làm như thế là mình làm hèn mình. Cứ thật đúng. Cũng đừng đến sớm, trước giờ hẹn, vừa phí thời giờ mình, vừa làm hỏng việc người, không may mà mình đến sớm quá thì rút đồng hồ ra, đứng ngoài cửa, đến phút ấy, giây ấy sẽ bước vào. Người ta chê mình, mặc; cười mình cũng mặc. Một lần người ta bảo mình là gàn, nhưng hai lần người ta phải nghĩ ngợi, rồi thấy phải nhẽ người ta cũng phải làm như mình. Ấy những cái "chướng" ấy hoá được người đấy. Ai chả có lúc bực mình vì nỗi đi thửa cái then sắt 25 phân thì người thợ rèn làm 26,27 hay 23, 24 phân. Chỉ tại không đúng, tại cẩu thả, thế nào cũng xong. Nhưng để đến nỗi làm đi, làm lại, nhời đi tiếng lại, thà làm một lần cho thật đúng có hơn không. Với lại tính "gặp sao nên vậy" ấy làm cho khó tưởng tượng được rằng người An Nam làm động cơ máy bay, làm đồng hồ nhỏ và đúng. Hãy có cái thước thật tốt. 26 phân cũng được, nhưng đã định 25 phân thì cứ 25 phân, không chịu hai mươi năm phân nửa ly; thế cho quen đi. Cũng tại vì cẩu thả mà đến đâu hay đến đó. Không lo xa. Cái này cũng như mấy cái trên, lỗi vẫn ở chí khí không bắt buộc được mình thì làm sao tránh được cho mình những nỗi nguy nan sắp đến. Cả quyết khác, bướng khác. Bướng thì không suy sét. Cả quyết là đã suy sét rồi. Bướng là cái sức của sác, cả quyết là các sức của tâm hồn. Ta nên bỏ cái bướng sằng, mà thấy việc nên làm phải cả quyết. Đã chỉ lo ăn mặc ngon và đẹp thì không chịu nghĩ xa. Vì thế mà lòng dễ ghen tị. Cái danh không thực vẫn hay làm ra thế. Một bọn ngồi với nhan bàn bạc thì hay ghen hơi, hay vị mình, như thế đồng lòng sao được. Khi đã biết rằng "gốc thì ai cũng có được lòng thiện", thì dễ hiểu nhau, làm việc cùng nhau tất dễ. Rượu và thuốc phiện sẽ nói sau. Mình tính hay vui. Thấy cái gì cũng làm câu truyện pha trò, câu truyện cười, rồi dương dương tự đăc là mình hơn người, hay thắng người bằng một cách dễ dàng như thế. Nguy hiểm lắm, không câu chửi nào chua chát bằng lời chế nhạo. Chế nhạo lại làm cho mình tự cao, tự túc, rồi mình không khá lên được. Đã hay rằng khí hậu nóng hay làm cho người ta quay ra cười, nhưng cái trầm mặc lặng lẽ vẫn mạnh hơn, vì có thế mới suy tưởng được. Sẽ nói đến cái xa hoa và chơi thanh sắc. Nói ngay đến cái thói chép miệng, thở giài. Ít lâu trước, con mà thời giài là mẹ trừng mắt nhìn. Ôm cầm ngẩn ngơ là lỗi nặng. Nước Chiêm Thành sắp mất, phát ra những giọng bi ai. Nhà Lê sắp suy, đem những giọng bi ai ấy vào nhạc bộ. Không phải là lỗi ở lời ca, điệu múa. Chẳng qua trong hồn đã yếu thì cái yếu ăn nhập vào ngay, nó được sứng chỗ, nó tràn ngập ngay đi. Đừng có những tư tưởng chán nản thì làm sao chán nả. Người làm việc hết sức, xong rồi về nhà, lời ca khác nào khúc khải hoàn sau khi đã thắng được một trận. Khúc khải hoàn sao có buồn được. Mỗi khi buồn lên, mỗi khi mầm chán nản mới nứt ra, ta hãy tìm lấy một việc, gây lấy một hy vọng, để sức vào làm việc, để chí vào thành công, nỗi sầu tất phải tan tác. Đó cũng là truyện mình thắng mình. Ấy được chỗ ấy, hỏng chỗ ấy. Ta làm thế nào? Cái gì hay ta giữ lấy, cái gì dở ta bỏ ngay đi đã... [B]Xa hoa[/B] Đi học gì thì khó, chứ học cái đàng điếm xa hoa thì dễ thôi. Vì vậy mà nhiều người du học đã không hao bao nhiêu tâm lực mà nhiễm ngay được cách ăn chơi nước người. Chẳng phải đi xa, ở ngay nhà mà nhiều người cũng đến được bậc ăn mặc. Thầy Khổng nói rằng "cái người để chí vào đạo (đường) mà còn lấy áo xấu, đồ ăn xấu làm thẹn thì chưa thể bàn cùng hắn được". Nói thật ra thì xa hoa ăn chơi có khó gì. Chỉ cần tiền là đủ. Có tiền thì không cứ một người nào cũng có thể làm hình nhân mang một bộ cánh đẹp, cũng nhai được hải vị, sơn hào. Tiền có đời nào mua được học vấn, tiền có đời nào làm cho người ta tin ở mục đích cao thượng, tiền còn làm cho người ta nhụt đi còn có. Thế thì ăn sang mặc đẹp đã quý gì. Vả lại một mình mà có cái nhà lầu mấy mươi buồng rút cục mỗi lúc cũng đến ở được một buồng là cùng. Thay đổi buồng luôn, trí bận về thay thì còn hưởng làm sao được cái hay. Một mình không lau lét được hết, thành ra phải nhiều đầy tớ. Người ta có phải là sinh ra để làm đầy tớ mình đâu; người ta phải có công việc đối với xã hội. Mình đã làm được ít việc lại còn chiếm mất cái sức làm việc thật là đối với xã hội là có tội vậy. Mặc áo mà đức mình không xứng được cái đẹp của áo thì làm mồi cho người ta chê. Đã thế áo nhiều tiền lại còn phải tốn sức mình giữ cho nó nữa, hoá ra mình làm tôi tớ áo. Gặp việc phải làm, nó còn nắm mình lại là đằng khác. Nằm ngủ trên đệm làm mình hư mình. Giấc ngủ nhiều mộng mị tốn tinh lực. Quen thân đi rồi thì cái phản gỗ của mọi người mình đặt mình vào đã phải cho là khổ. Người biết vệ sinh cho nằm giường rắn là tốt. Còn người trong nhà khách bầy ngay cái giường Hongkong thật tỏ ra rằng chỉ biết trọng cái ngủ mà lại không có mỹ cảm tí nào cả. Việc ăn quan hệ thật; không phải vì quan hệ mà phải dùng một người bếp, mà phải dắt díu nhau lên hiệu ăn. Khổng tử ham học nhạc mà một tháng ăn không biết mùi thịt. Những người cho là ăn giỏi, có lẽ trong ruột không có cái ham muốn gì cả. Thánh thày thuốc là ông Lãn Ông bảo rằng: "Cái thể ăn lê hoắc (rau) thực, mà cái thể ăn lao lương hư". Ăn cao lương miệng hoá nhàm không còn lấy gì làm thích nữa, thành ra phải dùng những đồ gia vị cho ngon miệng. Đồ gia vị đốt dạ dầy. Phải lên hiệu ăn cho lạ miệng. Hiện nay giữ khách bằng đồ đốt cháy, bằng nước chấm, nước pha. Có khi họ dùng cả các tanh, cái ôi mà làm cho lạ miệng khách nữa. Men của xanh chảo, rỉ của chì thiếc, than ghét của các nồi, những đồ ăn ươn còn lại, dùng hành tỏi dấm và dấu mùi, đó là những quân thù của dạ dầy. Ở nhà bệnh chỉ có hai hạng khách: một hạng cu li bạ đâu ăn đấy, một hạng giầu sang quen cao lâu. Ấy là chưa nói những vi trùng bịt quanh bát, tẩm vào đũa. Nói ăn là quan hệ vì ăn phải phép thì có sức khoẻ, ăn không phải phép thì chết về ăn thôi. Ăn để cho đủ sống. Sống cần gì: cơm, thịt, rau, đậu, trứng, cá, hoa quả. Thịt cá ăn chóng lại sức nhưng lại lắm độc, rau rưa ít bổ nhưng cũng ít độc. Vì thế hai ba ngày ăn thịt một lần cũng thừa đủ. Người 60 cân mà ăn quá 60 gam thịt thì ăn vào cũng không tiêu hoá hết, thành ra phí tiền, mỏi răng, mệt dạ dầy. Cá và trứng có thể thay đổi với thịt. Mình có một đồ ăn thượng hạng quý là đậu phụ. Đậu bổ óc, bổ thịt, nhà khoa học ví nó hơn thịt tái đằng tốt nhất, lương cũng thế. Rau muống làm cho máu thêm sắt, tươi mầu máu. Đừng tưởng ăn thịt bổ mà cần ăn lắm thịt. Ăn thịt thì ứ nhiều độc trong người, bệnh lắm chứng, lại hay sưng mụn nhọt. Rau ăn nhiều có lợi, vì ngoài sức bổ của nó, nó lại là cái chổi quét ruột, làm cho việc tiêu hoá điều hoà, nó lại là cái xe, xe cái chất bổ vào trong máu. Một cái rất cần là sinh tố (vitamine) ở các đồ ăn còn sống. Trẻ chỉ ăn sữa hộp hay đun rồi thì phải còm. Người lớn chỉ ăn đồ ăn chín cũng phải rạc xương thịt. Vậy nên ăn hoa quả sống nhiều, nhưng cũng đừng nhiều quá. Ăn uống đơn sơ, thì đỡ khổ răng, đỡ mệt dạ dày, đỡ tốn công, tốn tiền mà lại giữ được cho lưỡi, cho ruột được nguyên cái tài nếm. Có khi thấy người mỗi bữa ăn vài bát mà khoẻ hơn mình ăn ba bốn bát: Cái bí quyết dày: người ấy ăn ít nhưng nhai thật kỹ. Trong bụng làm gì có răng, nếu nhai rồi thì dạ dày làm vội vàng, nó mệt lử đi rồi tống cả xuống ruột, tuốt ra ngoài cho xong. Kết quả: mệt dạ dày vì ăn hai mà vào máu chỉ có một. Ăn vừa phải, nhai thật kỹ, nhai cả nước cháo nữa, chộn kỹ vào nước bọt rồi hãy nuốt. Dạ dày là việc thư thả nhẹ nhàng, đỡ dan và tiền chợ vì đó giảm được một nửa. Dạ dày (bao tử) thật là giỏi làm việc không bao giờ kêu ca. Nó không kêu nhưng nó làm quá thì nó ốm, nó rách, nó chết. Vậy mình giữ gìn cho dạ dày đó là mình cho mình sống lâu đấy. Đến lớn tuổi thì mình nên ăn ít bữa và cho xa nhau cho dạ dày nó nghỉ. Bữa sớm, gọi là cháo hay nước chè loãng cũng đủ. Ngoài hai bữa cơm ăn cho đúng giờ, thì đừng có quà cáp gì nữa. Chưa tiêu hết một nửa bánh buổi sớm đã phải làm buổi chưa, quá chưa lại qùa, quà chưa trôi lại cơm tối, rồi đi xem chớp bóng về lại ăn cơm nữa, thì dạ dày bằng sắt cũng phải chết. Ăn như thế trách nào mà chẳng kêu không được ngon miệng. Không được ngon miệng thì có một cách thần hiệu chữa được, là làm cho mệt, là thư thả sẽ ăn. Như thế thì mắm Đại Phong của Trạng Quỳnh cũng ngon đáo để. Nói tóm lại: ăn đúng giờ, ít bữa (nhất thực như nhà chúa thì quá lắm), đồ ăn đơn sơ không gia vị, ít thị, đủ đậu, nhiều rau, thêm hoa quả, đó là phép trường sinh tốt hơn cả. Trong phòng khách nhiều nhà bầy cái tủ chè, trên có bộ đỉnh, giữa có cái sập chân quỳ, ngoài là bộ sa lông kiểu mới, trên tường cheo lô nhô những đĩa, trên vài cái buýt - phê, với cái ống nhổ to tướng. Cái giường đã chướng nhưng vẫn chưa chướng bằng một cái quái vật đối diện với nó: Đó là một chiếc xe cao xu nhà không biết ở đâu lăn vào đó, dơ cái cẳng lên như doạ nạt cả nhà. Khổ quá, nào lan, nào đánh, nào bắc cầu cho nó vào, nào thụt hơi vào cho nó, nào một người phải để riêng phục dịch nó, để nó làm gì, để nó làm cho đôi cẳng mình vô dụng, để nó bắt một người đồng loại mình làm ngựa, để thêm một hạng người ở thượng lưu, vừa kéo vừa lí láu chuyện với chủ, những cậu bé hận bổ nghề cùm chân. Để cho cái xe nó đi về với ông tổ của nó, hay để cho những người tàn tật, bệnh lão, thì có nước phải thêm được hai tay làm việc, mình thêm được hai chân cứng cáp, con mình đi học khoẻ được không. Lắm lúc thấy cậu bé rề rà đến cửa, rê lên cái xe, rề vào trường rồi lại rê lên xe về nhà, trong khi các anh xe quẩng mỡ thi nhau, hay mảng chuyện mà phải sợ. Mà các cậu bé có thích thế đâu. Lắm cậu quẳng cặp sách cho xe rồi ù té chạy thoả thích, gần đến nhà mới lại chèo lên cho khỏi phải mắng. Đi là môn thể thao rất dễ và rất bổ ích. Ngày nào không đi được mười hai cây số, đó tức là ngày không đủ sống đó. Cái máy tài tình nhất phương tây là cái xe đạp. Thật là tiện vô cùng. Nhưng cũng đừng dùng nó quá mà quên dùng chân đi. Đi xa hãy dùng nó, mà dùng nó thì đừng cúi gầm xuống như những nhà vô địch mà bóp ngực lại. Họ lao về xe đạp vô số. Nhiều người kiếm được số tiền vừa vừa, mang những gánh nặng khá mà sắm đến bộ áo bằng lương hai tháng của mình, đóng đôi giày bằng lương nửa tháng. Anh hùng thay những người đi làm được những việc như vậy. Chịu ăn thiếu thốn bao nhiêu ngày, bệnh bỏ không chữa bao nhiêu lần, vợ rách con nheo nhếch, mà vẫn giữ được cái danh giá của chàng công tử sang, cái anh hùng cũng ghê thật. Xong nghĩ kỹ thì chẳng qua là trò giả dối, đau dớn. Mình kiếm được ít tiền, nếu sợ người ta biết là ít thì tội gì mà làm. Trang hoàng kẻo sợ người ta chê thì ra đi làm khó nhọc, vợ con túng thiếu, đi để ăn mặc cho người ta vừa mắt thôi ư? Tưởng rằng mặc đẹp thì người ta trọng, thế ra tự hạ cho mình ngoài quần áo, giày mũ không có cái gì đáng trọng hơn ư? Tiền mặc sang, tiền tiêu khiển ở trà thất, ở vũ đài, ở ảnh viện nên dùng thêm cho hạnh phúc nhà mình, dễ dàng công việc mình, mua sách đọc. [B]Đánh bạc[/B] Bao nhiêu người chết, không có thì sống vơ, sống vất, không có hồn trong năm ngày rưỡi. Rồi xong bữa cơm chưa thứ bẩy, cắp áo ra đi. Rồi ngày vào đám bạc, bỗng có kinh, có quyền đối luỹ cùng ba bốn người, đánh những trận sát phạt, ghê gớm, sống một cách lắm khi "oanh liệt". Bao nhiêu người nói rằng chiều bạn, vui chơi mà thật ra sống vào đồng tiền hồ. Ấy là không kể những sòng ẩn nấp ở các chỗ xó xỉnh, những sòng công khai ở miền biên thuỳ, hay giữa thành thị như cá ngựa, hay ở những chỗ khác nữa. Đi chơi, để góp tiền hồ cho người ta ăn, nếu biết rằng đọc sách, óc được mở, tập võ người được mạnh, đã không đến nỗi thế. Người ăn tiền hồ của người ta, dù ở vào hạng phú quý bậc nào, cũng phải đau lòng khi thấy mình bị liệt vào hạng "chứa gá". Đã chứa gá, phải chiều khách, cái gì mà chẳng phải nhịn, trò gì mà không làm. Người đánh bạc có khi vì muốn ngồi với ông nọ, bà kia. Nhưng đã là con bạc thì còn danh giá gì. Đánh bạc, đầu cũng có khi vì chơi, sau xót vì thua, vui vì được, thế là bị đồng tiền sai rồi. Người gá bạc, các cậu con, cô em, được mấy hào chia bài, ăn chung với đầy tớ, cũng xa ngã vào vòng ăn những của dễ kiếm, ăn quen mồm rồi, lúc túng đâm ra ăn cắp, khi lớn làm gì cũng không thấy dễ dàng như thế nữa, thì lại nối nghiệp nhà. Những chủ gá (dù gá chơi) nếu nhìn xa thì còn gan nào gá nữa. Mất tiền còn hơn mất lương tâm. Muốn được phải lừa người. Đã lừa còn nói có lương tâm gì. Cứ bảo đánh tổ tôm là sang trọng, là chơi phong lưu. Vậy đánh tổ tôm mà thua thì có ai vui không? Được có ai nói thật không? Lấy lợi mà nói, thì có một cách thí nghiệm. Mỗi người bỏ một số tiền bằng nhau. Đánh xong mỗi ván là bỏ tiền hồ cho đúng lệ. Canh bạc tàn có ai còn tiền không? Nếu có thể nói được một câu với những kẻ làm cha, làm mẹ thì nói thế này: Ông bà có thể để cho các cô, các cậu ấy trong lòng kính ông bà không? Ông bà có muốn cho những người ấy bắt chước ông bà không? Ông bà có sợ những nỗi đau thương trong lúc cảnh già không? Người ta cứ bảo: "An Nam đẻ ra là đã có cái mê đánh bạc rồi". Cái ấy chưa chắc. Chỉ có người An Nam hiện nay trong đời thấy nhiều chỗ trống trải. Vẫn biết là tại mình. Mình có tội đã. Vì nhiều chỗ trống, nên đời thấy nhạt nhẽo. Làm người ai cũng có một kho quí báu là kho "muốn thi thố". Đã không có chí, thời thi thố vào chỗ đánh chác, đánh... bạc. Bắt đầu vì buồn chán. Bước thứ hai vì lợi nói sai. Bước nữa, cái tâm chết. Thế mà bao nhiêu cái hay, bao nhiêu cái đẹp có thể đầy được cái chỗ trống ở trong tâm. Ai bảo người đánh bạc là không có can đảm?Những người có máu mê cờ bạc là có can đảm đó. Những người ấy dám đem mồ hôi, nước mắt, giọt máu, hạnh phúc của gia đình, tương lai của thân thế, liều một tiếng, úp một cái, mở một cái, sống chết ở đó. Những người ấy dám. "Dám" như thế người nhát không thể làm được. Nước mắt, chồng chết, chị em thân gái, bà Trưng "dám" khởi binh để treo tấm gương cho muôn thủa. Trong có quân gian ngoài có giặc dữ. Ngô - Vương - Quyền dù vợ nằm lại, mà cắt áo ra đi "dám" đánh một trận trên sông Bạch Đằng, bắt Hoằng Thao, phá tan quân Nam Hán. Thế như bể tràn, quân Mông Cổ sang. Đem một nước bằng bàn tay ếch với mấy đám quân cha con. Hưng Đạo Vương "dám chống lại" mà phục được quân nhà Nguyên là quân đến lúc bấy giờ vẫn chưa biết cái thua là gì cả. Tuy việc có khác nhau, nhưng cũng là một cái "dám". Một bọn người tự cho mình rằng không còn cái gì đáng giữ, đem cái "dám làm" của mình mà dùng vào cuộc đỏ đen, thế mà thôi. Đáng thương cho cái chí đã cùn, nhưng khí thì vẫn có. Chí ấy mãi rũa, quyết rằng làm được, có thể đảm đang được những công việc lớn. Những người ấy, muốn không mai một đi, chỉ phải tìm được việc, rồi lập chí mà làm. Chao ôi! Biết bao nhiêu việc phải làm. Dùng hết thời gian còn lo chưa đủ, sao lại "giết" thời giờ, giết luôn chí khí, giết cả đời mình mà tự an ủi cái thân trong một cuộc chơi rối mình như vậy. [B]Trai gái[/B] Nói hẳn tên nó ra, nó là cái thú của thanh niên, chơi gái. Chơi gái! hai chữ đó dựng bao nhiêu ý khinh nhờn đối với đàn bà, bao nhiêu nông nỗi lụn bại của đàn ông. Phải biết và hiểu rõ ràng rằng chính đàn ông đi chơi gái là bị sa ngã đó. Người đàn ông muốn đi lại với đàn bà ở ngoài vòng cưới gả, thì đi lại với người con gái, người đàn bà có chồng hay hoá chồng, vói những người bán dâm. Một người con gái chưa biết rõ thế nào là tình duyên, là tình nghiệt, mình đưa cho người ta vào con đường ấy, thế là đẩy người ta vào một cái giếng mà không có thang nào có thể lên được nữa. - Người ta đã một hai nhầm nhỡ rồi, có người cứ ngỡ rằng đi lại với người ta, không phải hối hận gì nữa, đó cũng là nhầm, vì có người khác gì người ta đã ngã xuống giếng sâu mà ta còn đổ cho thêm một ít đất nữa. Người con gái ngây thơ, đem những tiếng bất chính mà "hiếp" tai người ta, vẩn đục tâm hồn người ta, đó cũng là một tội nặng. Miệng đời vẫn nói: "Việc vỡ lở thì lấy là cùng chứ gì". - Thế là đủ ư? Ai là người phải lừa trong cái mưu mẹo này, phải không chính là mình đó. Mình chỉ mong thoả cái vật dục thì có chọn người đâu. Có ghê gớm không? Suốt một đời phải ở với một người không thể hợp được: ngục chung thân ấy để đền bù cái tội lỗi vì hạm muốn một chốc lát. Mà người bạn tù chung thân ấy. Nào tội có nặng như mình đâu. Gớm ghê không, cả đời có cái cảm tưởng nặng nề là làm chồng một người đàn bà thất tiết, dù thất tiết với mình. Như thế còn kinh nhau làm sao được, còn tin nhau làm sao được, Mà không kính nhau, không tin nhau, thì đời nào bền vững, hạnh phúc sao có. Nếu cho rằng lấy người đã hư với mình là đền bù được, thế thì đối với người đàn bà đã có chồng, đền bù thế nào. Hạnh phúc một đời người ta, hạnh phúc của hai người, sao mình dám phá hoại, sao mình nỡ phá hoại. Người ta lầm, mình làm cho người ta tỉnh mà thôi, dù tưởng rằng thiệt thòi, nhưng chính người ta sẽ được nhờ mình suốt đời đó. Bên hang hố tình dục, đứng vững được, phải có sức của bậc "dũng". Mấy tiếng lầu xanh hay hồng gắng gượng che đậy cho bao nhiêu nỗi đau xót. Con người xa vào những chỗ đó, chín mươi chín phần trăm là vì đói thôi... Người ta vì đói, vì khổ mà phải… đến nơi ấy… Mình còn phạm lỗi làm rẻ cái giá trị của một người, một người như mình. Phải biết rằng sa ngã là bị hại, lòng nào mình thấy người ngã xuống sông mà còn dìm thêm đi nữa. Những người hữu tâm còn phải gắng gỏi, chúng sức mà gội rửa cho văn minh cái vết nhơ ấy. Chó lại theo vào ư? Đò thủng ta còn bám vào, bẩn phẩm cách ta, phá cái lạc thú của trời đất cho ta vốn vì bụng hiếu sinh. Thấy người đàn bà, ta hãy nhớ đến mẹ ta. Thấy người đàn bà, ta hãy nhớ đến công cù lao của mẹ ta, ta tưởng đến chị ta, em ta, rồi ta cố giữ lấy trong sạch, đợi cái ngày ta ca đôi bạn. Tự nhiên, thật thế, tuổi đang lúc, khí huyết đầy đủ, ai mà chẳng nghĩ đến chuyện tình. Rồi mê mải về tình, say đắm với tình, cho đến khóc vì tình, chết vì tình. Cái tuổi mười tám hai mươi, tươi đẹp nhất trong đời người, hiểu được tình thì biết được ái tình; mê vì tình thì ngả theo dâm tình thôi. Giọt nước mắt khóc vì người tình có đâu bằng giọt nước mắt giỏ trên một trang thanh sử. Chết vì tình có đâu bằng sống với một mục đích cao xa, theo đuổi mãi mãi. Cái tuổi đẹp nhất trong đời, cái tuổi quý nhất trong đời mà ta dại dột thì một khắc có thể làm ra một khắc ác nghiệt, kết quả một cách ác nghiệt cái tương lai mình, chôn hy vọng nòi giống mình cho đến ngày tuyệt diệt. Vì, anh muốn biết không, cái kết quả ghê gớm của cái lầm một lúc. Cái bệnh hoa liễu nó theo bệnh Tề Tuyên. Riêng một bệnh tim-la giết chết một số người ngang với bệnh lao, làm hại một số con cháu to hơn bệnh tật nhiều. Ở nước Pháp, người ta biết vệ sinh hơn mình mà mỗi năm tim-la giết chết đến bốn vạn mạng, gây ra sáu vạn nạn nhân tiểu sản, cộng là mười vạn mạng tất cả. Nhiều thanh niên coi thường bệnh lậu, dám bảo rằng làm trai phải thế. Ấy vì bệnh ấy mà đẻ con mù, vợ bị mổ, mình tuyệt tự đấy. Bệnh tim-la quái ác là mắc phải nhiều khi không biết, biết mà chữa rồi hay uồng thuốc láo cũng hình như khỏi. Thế rồi mười hay hai mươi năm sau, bấ tình lình tẹt mũi, khoèo chân, phát điên, chết bất thình lình. Trong lúc mình tưởng mình vô bệnh thì không biết tại sao mà hữu sinh vô dưỡng. Vì một trăm đứa trẻ sơ sinh chết thì 75 đứa vì nọc tim-la truyền. Còn những đứa sống sót thì sống khổ, sống sở, thông minh rồi bất thình lình hoá ngu ngốc, hay yếu ốm, lắm bệnh, chết non. Một người mắc bệnh là một nhà mắc. Một nhà bị nạn tiêu diệt có thể đến được. Một nước yếu đi vì cớ ấy, vì ít người đẻ, vì lắm người ốm phải chữa ở nhà thương, vì lắm người rồ dại phải nhốt ở nhà điên, vì nhiều người không đủ sức hoạt động. Ghê chưa những tai hại của một lúc nhầm. Mà nhịn không khó gì. Không những nhịn không hại còn có ích cho trí khôn, cho sức khoẻ. Đừng đọc sách nhảm, đừng nghe âm nhạc uỷ mị, đừng nằm nệm êm, đừng ăn quá, đừng dùng nhiều đồ gia vị, tránh những bạn hư hỏng, sợ những lúc nhàn hạ. [B]Thuốc phiện[/B] Bảo rằng vì cái thơm cái ngon của nó mà người ta yêu thuốc phiện thì không thật là không đúng. Đích thực là vì rởm mà mắc vào cái cạm bẫy giết người. Trứoc còn ăn chơi cho nó lịch sự, nó ra người lãng mạn, nó ra vẻ văn nhân, một hạng văn nhân tìm văn thơ trong những chỗ tối tăm. Thật chỉ vì tội rởm. Trong một năm đầu, thuốc phiện nịnh người cho những cơn chếnh choáng mà bọn thích làm ra chếnh choáng coi là phút thần tiên, những cơn điên rồ nảy ra những thần tứ. Thế rồi những nhà viết văn ốm được đắt những khách thích văn ốm, tưởng rằng văn chương là thế, lại càng bút thêm. Cho đến lúc mắc nghiện rồi thì chỉ thấy đói hút thôi, không còn chếnh choáng nữa. Cái hại của thuốc phiện này ở nước ta đã to lắm. Trong nhũng làng đầu sông ngọn nguồn, buôn xuối bán ngược, có lắm chỗ đến 90% mắc nghiện. Mỉa mai chưa, khi các bà bảo: các ông nghiện để giữ nhà. Nhiều miễn hễ thằng mõ phải dùng quang gánh để chở bàn đề đến nhà ấy. Ở tình thành, học trò đi trọ cùng những anh tập viết văn là những mồi rất ngon của tiệm hút. Vào những nhà bào chế mua một ly thuốc phiện cũng phải đơn thầy thuốc. Xem thế thì phải ngăn ngừa cái độc ấy đến thế nào. Cớ sao lại tự ý dùng thuốc độc mà mỗi ngày tự tử một ít, cho đến khi hết tiền, hết đất, làm khổ vợ con cùng cực rồi chết. Hại cho xác thịt, hại cho nòi giống, còn đau đớn hơn nữa, thuốc phiện là thuốc giết chí khí. Cái nỗi nước Tàu yếu ốm trong bao lâu, một phần lớn là bị người ra rủ hút thuốc phiện. Trương Quang Ngọc bán vua cũng vì hộp thuốc phiện. Rượu đối với chúng ta chưa đến nỗi nào. Nhưng cũng coi chừng đấy. Trong lý lịch của rượu cũng đã ghi sự tiêu diệt của mấy nòi giống rồi. “Ép nhau chén rượu, đó là thói quen làm của kẻ tiểu nhân”. Ngoài bệnh tim-la lại đáng ghê sợ nữa là bệnh lao. 80% người chết bệnh lao là tay nghiện rượu hay dòng dõi các ông nghiện rượu. Những người ăn uống thiếu thốn, ở nhà bẩn thỉu, chật hẹp là đáng sợ bệnh này. Những sinh viên không tập cho khoẻ sức là học quà là chết về bệnh ấy. Các nhà lực sĩ hay phường kèn, không có tập luyện thể dục trước lại chỉ dùng sức, dùng tài quá hay luyện quá, nên sợ bệnh ấy. Làm thể thao àm thiên về tranh đấu, ngày thường ít tập, đến lúc gần đầu và trong khi đấu dùng sức nhiều quá, sau khi đấu lại khao hào thì khó mà tránh được lao. Mắc bệnh lao thực ra cũng dễ khỏi, nếu sớm liệu: theo vệ sinh, ăn đủ và ở nhà quê. Mắc rồi mà còn cố thì không sao cứu được. “Mình mẩy tóc da là của cha mẹ để lại cho, chớ có để cho huỷ thương”. Chớ để huỷ thương không phải là chớ cắt móng tay, chớ cạo đầu. Đó là giữ mình cho cẩn, chớ để què gẫy tàn tật, chớ để cho mang bệnh hoạn. [B][I]Rượu nguy, thuốc phiện nguy Nhưng nguy nhất là sống không có mục đích[/I][/B]. Sáng dậy điểm tâm ở gánh phở đầu phố, vào làm trong sở cho qua giờ, về ăn cơm rồi ngủ trưa, làm buổi nữa, ăn bữa nữa, rồi tổ tôm, rồi xem hát hay chớp ảnh, ăn đêm. Sáu ngày đều đều như thế, chủ nhật: cuộc chơi đặc biệt, cá ngựa. Việc mình là không thể yêu được, còn thời giờ lại phải đem “giết” đi. Cuộc đời như thế thực là đáng thương. Rồi qua tháng này đến tháng khác, hết năm trước đến năm sau. Cuộc đời dài dằng dặc, dài ghê. Không giải thoát được bằng rượu, bằng thuốc phiện, bằng bệnh, thì rồi đến cái buổi đáng sợ, lúc hưu trí, quen tiêu nhiều rồ, giờ phải tiêu ít, quen chơi nhiều rồi, giờ không còn sức, không còn tiền mà chơi được nữa. Nhìn cái chết nó chưa đến như ngắm ngàn dặm sa mạc, không có một chỗ nào có chòm cây bóng mát để nghỉ cái linh hồn, đau khổ, nhất là chán nản. Nếu giữa con đường dài và ảm đạm ấy tinh thần có lúc tỉnh táo được, bạ chuyện huyền hoặc nào cũng nghe, thưởng là thoát được khỏi vòng thường, nhưng lại càng đáng thương bao nhiêu. Óc đã không tìm-tòi, chí lại không mạnh mẽ, sao biết được thực sự, cho nên nỗi mê tín quàng xiên. Thành ra một đói dài, dài mà không từng sống, một đống tuổi mà chết dần chết mòn, chết từ ngày chưa sống tí -tị nào. Kịch bi thảm nào bằng. Cũng có người, nóng thì ngồi dưới quạt máy, lạnh thì nằm trên đệm bông, ngày năm bữa, áo đủ mùi, đi ra thì lên xe xuống kiệu, ở nhà thì kẻ dạ người hầu, mà rút cục chữ sống cũng chỉ có cái nghĩa vật chất của nó thôi. Cũng có người cũng có cái cảm tưởng là sống thực, vì đã lên trên một kịch trường, vì đã hoạt động, vì đã nói năng, nhưng rồi nghĩ cho kỹ vẫn làm một cái bánh xe bị quay, một cái chuông bị giật, mục đích sai lầm, trước còn tỉnh biết, sau cũng tự an ủi, tự mê. Cũng có kẻ sống say mê với hát, với đàn với nhảy múa chơi bời. Rồi một lúc tỉnh, cuộc đời rộn rạc, cái chán nản không thể ngăn được cái giá trị nhỏ nhìn tưởng là to, mà cầu cứu ở chén thuốc hay dòng sông. Đã đáng buồn, đã phí bao nhiêu mạng vô dụng. Ấy thế mà, một cái hy vọng lớn, một cái mục đích cao, một lòng yêu nước, một nỗi giận dữ, đủ cho cả một đời rỗng tuếch, một cái gân, một nhẽ để sống đấy. Việc quan trọng của một đời ta không phải là ở, chỗ nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn. Nếu chúng ta tìm được một việc mà làm, một tôn chỉ mà theo, một mục đích mà đi tới, thì cái đời chúng ta có ý nghĩa, cái đời đáng sống. Như thế trên đời này, ngửa không hẹn với giời, cúi không hẹn với đất, mở mắt nhìn người mà không phải cúi đầu. Chúng ta để hết lòng, hết chí, ta làm việc ta, rồi ngày mai, hay hôm nào đó, chết, ta có thể chết mà vẫn mỉm cười một cách thỏa mãn, chết không còn nỗi tiếc gì nữa. Sống đã có nghĩa thì rồi chết cũng có nghĩa. Đời ta, ta quyết làm cho nó một ý nghĩa. Ta hãy xem thử gân sức, xem thử gan óc mình, với cái chí mình, liệu có làm được không? Ta phải “sắp sẵn” mới được. Phải sắp sẵn để lúc cần ra, lúc có thể làm được, ta phải ra tay và kề vai vào gánh vác việc đời. “Sắp sẵn” những gì? Cái xác thịt ta đủ sức chưa? Mặt mày này, với phong sương đã đủ dãi dầu chưa? Hay mưa còn run, giá còn cảm. Tay có nhấc nổi, có nhanh nhẹn không? Chân có kéo xa được không? Quả tim buồng phổi liệu có chịu đựng được những lúc cố gắng không? Hay là rút cục, lại phải lấy câu “lực bất tòng tâm” mà tự mình an ủi. Cái học của ta đã đến bậc “biết” chưa? Lúc tuổi thơ đã quen xem xét chưa? Nếu chưa, bây giờ đã cố bù, cố gỡ được phần nào? Bây giờ còn học, còn tập nữa thôi. Hay cho thế là đủ rồi. Cái học của mình có phải là cái học bền vững không? Có học cho hiểu cho biết không, hay chỉ khư khư buộc mình vào chỗ cơm gạo. Mình có những tài gì? Đã luyện cho nó quen chưa? Có tập cho nó cao hơn không? Đã nghiêm khắc mà tự mình xét mình chưa? Đã xét cho biết người chưa? Người quanh mình, người cùng nước, người thiên hạ. Đã làm chưa cái việc cốt yếu là đọc sử, cuốn gia phả quý báu. Có ngẫm nghĩ đến việc cũ mới biết những sức đã mầm mống, đã nuôi ở trong óc, trong lòng mình. Thế rồi định chí. Việc ấy đã làm chưa? Tỉnh táo mà xét, thẳng thắn mà xoay cho đúng hướng, chí mình đã định rồi thì mải miết theo đuổi. Thân mình khỏe để làm, học thức nhiều để dùng, tài năng cao để khuôn xếp, nhận xét rõ để đỡ nhầm. Bao nhiêu thứ dùng cả để đạt được cái chí. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
Top