Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 27068" data-attributes="member: 699"><p><strong>Anh giống Lê Phán Quan.</strong></p><p></p><p>Phán Quan tình nguyện theo Lê Thái Tổ, trong mười năm, bầy mưu mô trong trướng, xông tên đạn trên chiến trường, sinh tử bao phen, đến lúc công thành, một khăn gói lên vai, nhẹ bước ra đi, coi công danh như rơm rác; đi rồi không còn để đến tên tuổi lại nữa.</p><p></p><p>Phán Quan là chức việc của ông. Lê là họ vua ban cho. Chứ có ai biết ông ấy là người nào đâu. Ấy thanh cao thì anh giống Lê Phán Quan.</p><p></p><p><strong>Anh giống Triệu Vua Bà</strong></p><p></p><p>Làm thân gái trong khi nước có nạn lớn, không chịu ẩn mình sau vuông yếm, chiếc khăn, Vua Bà chiêu mộ hào kiệt, trong ngàn tây, dựng cờ vàng, ngồi đầu tượng, trăm phen ác chiến. Bây giờ theo đường thiên lý, anh ruổi xe, còn mười dậm nữa đến Thanh, bên tay phải, trên đỉnh Tượng sơn, một cái nấm nhỏ, làm cho anh máu bồng bột trong tim. Anh giống ai? Giống Triệu Vua Bà chắc hẳn.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Anh giống Lê Thái Tổ.</strong></p><p></p><p>Dân áo vải, khẩn ruộng hoang, cũng không chịu an thân làm ông trưởng giả. Lê Thái Tổ huý Lợi, coi việc thiên hạ là việc mình. Giầu sang mồi không đủ dử ông, gian nan khổ không nạt được ông; mười năm nằm gai nếm mật, lương cạn ở Chí Linh, quân tan ở Côi huyện, chui trong bụi rậm mà còn có gan chịu lưỡi giáo của quân thù, mất cả vợ con mà vẫn không nhụt chí, chẳng đội giời cùng giặc cướp. Cái chí ấy mới thắng được trận ở Mã Yên, cái chí ấy mới đuổi được quân Ngô ra ngoài cõi. Cái chí bà Triệu, cái chí vua Lê, phải không vẫn là chí của anh. Anh giống Thái Tổ nhà Lê.</p><p></p><p><strong>Anh giống vua tôi nhà Trần.</strong></p><p></p><p>Mười lăm tuổi lấy việc không được đầu quân làm xấu hổ, anh giống Trần Quốc Toản; dưới lưỡi đao hành hình, không thèm làm Bắc Vương, anh giống Bình trọng Trần tướng quân. Chứng chọi với đá không ngại ngùng, đem một tốp quân cha con anh em chống với năm mười vạn Mông cổ đã ruổi rong từ Á sang Âu, chữ "Sát Thát" thích vào tay, lời thề trên sông Hoá; anh đọc sử đến đấy phải ca, phải khóc, phải lấy làm vẻ vang, phải có được hy vọng ở cái khí của dân ta. Bẩy trăm năm là bây giờ, anh vẫn thấy rằng anh là dòng dõi, anh giống Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.</p><p></p><p><strong>Võ Tánh, Lê Trạc, Roãn Chi...</strong></p><p></p><p>Võ Tánh tự đốt ở Bình Định, Lê Trạch tự chôn ở Cao Bằng. Roãn Chi tử trận với phủ Phú Bình. Bấy nhiêu người thề cũng thành cùng sống thác. Một vừng chí khí, gây từ sông núi này. Anh thấy anh cũng có thể có gan ấy, cũng nhận được trách nhiệm ấy.</p><p></p><p><strong>Anh giống ai? Giống ông Văn Trinh.</strong></p><p></p><p>Lấy một thày đồ kiết mà nộp sớ xin chém bẩy nịnh thần, ông Chu Văn An sợ gì một cái chết. Trong thời suy đồi, làm Thái Sơn cho bọn học giả theo, làm mốc đá cho sĩ phu bước đến, ông nhận lấy chức trách đó của người quân tử, để vững cho lễ nghĩa. Phải không, ông Chu Văn An vẫn là thày anh.</p><p></p><p><strong>Anh giống Phạm Tử Nghi.</strong></p><p></p><p>Đi qua bến đò Niệm Hải Phòng, anh cũng thấy nức lòng, anh cũng muốn tập luyện, anh cũng muốn có cái thần dũng của trang tráng sỹ đời Lê Mạc.</p><p></p><p>Từ ông Lê Như Hộc đi sứ nước người mà lặn lội để đem nghề in về, cho đến ông Nguyễn Tri Phương bôn ba ở Lữ Tống mà dò xét công việc ngoài, ông Nguyễn Công Chứ mang hết tài thao lược vào một việc doanh điền. Tổ tiên ta "lập công" là thế, Bản in làng Liễu Tràng, bền giầu văn hoá ta, ruộng huyện Tiền Hải, đầy kho dân ta, đó là những việc anh thế nào cũng muốn làm đấy chứ?</p><p></p><p><strong>Anh làm như ai? Làm như Phạm Ngũ Lão.</strong></p><p></p><p>Nhà nghèo mà không ngại, mồ côi mà không lo, đường rắn rết, không quản sang Lào, có tài tướng suý mà làm kẻ chăn voi chăn ngựa; ngồi đan sọt bên đường cái quan, văn không được bằng người đỗ tiến sĩ lấy làm xấu hổ, võ muốn hơn bằng bối thì tập nhẩy tập đánh, không sợ ai chê cười.</p><p></p><p>Người đáng làm kiểu mẫu cho ta là Phạm tướng quân đó.</p><p></p><p>Chịu được nghèo, chịu được nhọc, chịu tập thân thể, thích văn chương, biết xấu hổ mà lại nhũn nhặn, làm việc lớn mà vẫn thương người. Gương của thanh niên ta còn tìm đâu xa nữa.</p><p></p><p>Một cái trên này nhắc đến luôn là "biết xấu hổ". Thày Khổng bảo rằng: "Biết xấu hổ là gần được bậc dũng".</p><p></p><p>Phải nhũn nhặn mới biết được chỗ chưa bằng người, mới biết thế nào là nhục. Biết là nhục mới có đủ sức mạnh để làm. Xấu hổ là cái sức nóng để nung nấu "chí". </p><p></p><p><strong>Cốt phải nhớ cái gốc đã.</strong></p><p></p><p>Cây không rễ phải đổ, nhà không nền thì lung lay. Chập chờn trên mặt nước là thân phận cây bèo. Đá rắn cũng ăn vào cho được, là sức mạnh của cây tùng cây bách.</p><p></p><p>Ngắm người, nghĩ mình, tang thương của nòi giống, xa có người da đỏ, gần có người Hời.</p><p></p><p>Nói về văn hoá thì có văn hoá giống ở nhà, văn hoá giống ở lều. Người Mông Cổ và người da đỏ là giống ở lều. Kẻ ở lều mà như người da đỏ thật đã đến được một bậc cao lắm.</p><p></p><p>Người da đỏ đất cát bị người Anh, người Ý Pha Nho chiếm mất nhiều, phải lui vào ở một cõi nhỏ. Ấy thế mà chưa qua một thế kỷ giống ấy đã hầu như không có nữa, không phải rằng chỗ đất người Mỹ để dành cho không đủ để sống; cái cớ mòn mỏi là ở chỗ không còn tin rằng có thể ở lều được nữa, thi nhau sống lối Mỹ, mặc đồ Mỹ; đến rượu mạnh của Mỹ vào thì thật tan nát hết. Bây giờ có gặp người da đỏ, hoạ chăng ở một vài xóm cùng, trong mấy nhà xiếc, làm trò cưỡi ngựa, bắn súng cho người ta xem với mấy bộ mũ lông chim phượng hoàng làm bằng giấy.</p><p></p><p>Gần ta thì có người Hời.</p><p></p><p>Ngoài những nông nỗi thường của người sống cạnh kẻ thắng mình thì người Nam đối với người Hời cũng không thấy ai kể lại hay ghi chép những cung cách gì là quá lắm.</p><p></p><p>Thế mà, ngày nào trong thời thuộc Tầu, thành Long Biên chạy tán loạn về giặc Lâm Ấp.</p><p></p><p>Cũng ngày nào kinh thành Thăng Long, trẻ giắt già, mẹ bồng con chạy loạn Chiêm Thành, cả Vua lẫn quan bỏ kinh đô mà sang ẩn bên Bồ Đề.</p><p></p><p>Ba trăm năm chưa qua hết.</p><p></p><p>Mà ngày nay, muốn tìm người Hời, đến tận mấy cái tháp chơ vơ trên đỉnh đồi, hay mò vào những vùng núi sâu cũng không thấy. Có còn chăng nữa chỉ có vài làng ở những cồn cát Phan Rang với mấy xóm thơ thớt trong Nam Kỳ, thế thôi. Mà người Hời, nào có phải là mấy ông súng sính áo thụng, mấy bà múa may đồng cốt mà người ta vẫn bầy ra trong bộ "nhân chủng" không? Có phải là những bà già len lét sau một bụi cây rậm, khăn chùm đầu lê thê, tóc xoã như mấy mụ khóc thảm thiết trong một đám ma to nào ấy. Mà không biết là có phải là người Hời không, mấy tốp da ngăm ngăm đen, vớ đâu được đạo Hồi - hồi, vẫn gập ở lục tỉnh.</p><p></p><p>Khó nhọc tìm dòng dõi những vua danh liệt như Khu Liên, như Chế Bồng Nga, thì chỉ thấy một người đàn bà say dí dị, hay tỉnh khóc tỉ tê bên bờ giếng.</p><p>Cơn cớ đâu mà đến nông nỗi này...</p><p></p><p>Kể từ khi những người phiêu lưu từ Mã Lai vượt bể, đến chia nhau rải rác mà ở, từ Hoành Sơn trở về Nam, lập nước cũng đã vài ngàn năm rồi.</p><p></p><p>Dù khi gây dựng chưa được bên, bị nhà Tần nhà Hán (đời Triệu ta) đến chiếm, cho một quân Tượng với nước ta cũng chỉ làm một Giao châu. Nhưng trong vài trăm năm, Khu Liên đã nổi lên, giết hết bọn thú lịnh lầu, dựng nên nước Lâm Ấp.</p><p></p><p>Rồi từ đó một nước thênh thang, dẫu có lúc hoà, lúc phải cống An Nam, cống Tàu, nhưng vẫn nghênh ngang bên bờ cõi, ai cũng phải gờm phải nể.</p><p>Không chịu ở yên với dãy núi, lắm lúc cũng ra cướp miền Hoan, Ái (Nghệ, Thanh), vết chân voi cơ hồ không sức nào giữ được nữa.</p><p></p><p>Cái nghề phong lưu sinh tệ, thanh sắc đâm mê.</p><p></p><p>Mà cách thờ cúng xa hoa, mê tín hão huyền; mười pho tượng bằng vàng chỉ tổ làm cho người ngoài dòm nom.</p><p></p><p>Kinh đô từ Phật thệ đã lùi vào Trà Kiệu.</p><p></p><p>Năm lịch tây 1067, mất đất đến Hà Tĩnh.</p><p></p><p>1307, vì ngòm ngõi một nàng công chúa cành vàng lá ngọc mà Chế Mân nhắm mắt dâng đến ba châu, cho đến tận Thuận Hoá.</p><p></p><p>Kinh đô lại lùi vào đến Chà Bàn.</p><p></p><p>Chế Bồng Nga (1366) gọi tỉnh cả nước, đem binh tướng rong ruổi. Cha con nhà Trần phải bỏ Thăng Long đến mấy lần. Không ngờ một tay phản quốc đưa vị anh hùng như thế đến trước mũi tên của Trần Khát Chân, để kết quả, rất đỗi thảm thương, một đời oanh liệt.</p><p></p><p></p><p>1402, nhà Hồ lấy đến Quảng Nam.</p><p></p><p>Chà Bàn, kinh kỳ của Chế Bồng Nga, bị Lê Thánh Tôn hạ (1470). Kinh đô cuối cùng của Chiêm thành bị phá.</p><p></p><p>Từ đấy trở đi, mất tỉnh này, mất tỉnh khác, chỉ là một cái dĩ nhiên thôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy Khánh Hoà. Năm 1697 chúa Phúc Chu lấy Phan Rang, Phan Ri.</p><p></p><p>Nước Chiêm Thành hết đất, cái này không cai hệ gì mấy, nếu người Chiêm thành còn, Nhưng mà đau đớn nhất là người Chiêm Thành không còn nữa... Người Chiêm Thành hiện nay tự sáu bẩy triệu chỉ thú nhận có vài nghìn, mà trong vài nghìn ấy, gốc tích tổ tiên không còn nhớ gì, không tự cho mình là những người có một giá trị chẳng kém gì ai, không tin rằng mình làm việc cũng có thể như người ta hay hơn người ta được, mà chỉ cho như người ta mới là đẹp, là hay, là phải, thế thì không biết có còn mong mỏi gì được không.</p><p>Đó, trong rất nhiều, chỉ vài cái gương đó cũng làm cho chúng ta rõ rằng quên gốc là nguy hiểm.</p><p></p><p>Hãy nhìn rõ cái cội gốc của ta.</p><p></p><p>Xa xôi thì lấy người từ dân nước Việt,</p><p></p><p>Trả thù được Ngô hung, rồi lại bị Sở tàn. Không chịu hàng Sở, giắt díu nhau về Nam, bao nhiêu quan san, bao nhiêu đời, lặn ngoài noi nước mới đến được đất này mà đặt làng, đắp thành, nuôi người sống, chôn người chết, xây được tôn miếu, dựng lại kỷ cương.</p><p></p><p>Gần mà còn thấy rõ, thấy lăng, thấy miếu, thì cha rồng mẹ tiên còn bao nhiêu di tích trên ngọn núi Cổ tích ở Phú thọ.</p><p></p><p>Đứng trên núi mà ngắm thì rõ ràng như vẽ: một bên Tản, một bên Đảo, sông Lư, sông Đà, sông Thao (Nhị Hà), ba con sông rót vào bãi lớn làng Bạch Hạc, kinh đô cổ Phong Châu của nước Văn Lang ta xưa, lưng dựa non cao, mặt ra đất rộng, mỗi ngày một ăn vào bể lớn, Rõ ràng quy mô một nước lâu dài. Cả núi lẫn bể, một trăm con giai thật là biểu hiện một nòi giống càng ngày càng sinh sôi nẩy nở mãi mãi.</p><p></p><p>Tổ tiên ta là những người vừa rào bên tả, mở bên hữu, vừa gây dựng cho nước một thể thống, một văn hoá đặc biệt.</p><p></p><p>Nho giáo đã thuần thấm vào trăm họ, từ dân đen cho đến người tuấn sĩ, đã rèn nên một mẫu người Nam Việt, một lối sinh hoạt Nam Việt, một văn hiến Nam Việt.</p><p></p><p>Một lạ rằng: Nhi thịnh từ Tàu mà những người đã ở lâu đất Tàu lấy làm quái rằng dân gian Tàu chăm ở làm, còn chậm biết lễ hơn người mình mà dẫu đến cùng đinh cũng biết thờ tự tiên tổ.</p><p></p><p>Đã được cái chí của ông cha vất vả gian nan để lại, lại vì đất nước khó làm, vì những nỗi gian truân của lịch sử mà vẫn giữ được cái khí mạnh mẽ nữa. Ấy từ đó mà phát sinh ra những cái cử động oanh liệt như đời Lý, đời Trần, đời Quang Trung, đời đầu Nguyễn.</p><p></p><p>Với chí ấy, với khí ấy, với đức nhẫn nại cần cù của dân ta, thật có thể mong mỏi được. Có người vì long rễ một lúc dám nói to lên rằng: "Tôi không được nhờ gì cha tôi". Vậy mà con người ấy đi trên đường vẫn giữ được lễ độ, về đến nhà vẫn giữ được tôn ty, lúc làm việc vẫn trọn được liêm sỷ. Ta có muốn, ta không muốn, ta cũng vẫn được nhưng di truyền quý hoá ấy, làm cho ta không đến nỗi phải nản vì gốc cũ dễ này mầm mà hạt mới khó nẩy quá.</p><p></p><p>Có người luẩn quẩn vì nghĩ hai chữ tôn giáo mà tưởng rằng mình không làm như thế nọ, không làm như thế kia, mình không có tôn giáo.</p><p></p><p>Mình vẫn có một tôn giáo, mình vẫn có một phép thờ cúng.</p><p></p><p>Nho giáo dạy người, vẫn bảo theo một đạo. Đạo ấy suốt tự dưới đến trên, đạo giời, lòng người vẫn là một cả. Từ thái cực sinh ra trười đất, muôn loài, đều một phép tắc, một lý.</p><p></p><p>Nho giáo không phải của một phái, một hạng người, của một người. Nho giáo bắt đầu từ lúc người ta họp thành đoàn, thành nước, trải hai đời đế, ba đời vương, thể lòng trời mà đặt ra phép tắc, làm cho thiên hạ thịnh trị, một thời đại đồng.</p><p></p><p>Đến cuối Chu, đạo đã suy, người đã bạc, Khổng tử mới thu nhặt các phép cũ mà để lại cho đời sau.</p><p></p><p>Trong một quãng khá lâu, nhiều người không thấy sách chữ nho còn đem lại được cơm áo nữa, thì bỏ hẳn đến nỗi không còn tin ở nho nữa. Những người đẻ ít lâu sau thì dù vẫn sống theo nho mà không còn biết nho là gì. Có kẻ hỏi thế nho có cho là có giời không?</p><p></p><p>Khổng Tử chép Kinh thi rằng: "Đức Thượng đế chí nhân vô tư", "thường cúi xuống xem xét bốn phương, xem dân có sao thì cứu giúp". Khổng tử lại nói: "Ta tuổi năm mươi mà biết mệnh trời".</p><p></p><p>Không những tin có giời ngài lại cầu giời nữa. Khi ngài yếu, học trò muốn cầu cúng, hỏi ngài, ngài bảo: "Ta cầu đã từ lâu rồi". Cầu nguyện, ý Khổng tử là xin trời lấy sức mà làm điều lành tránh dữ, thế thôi.</p><p></p><p>Thờ cúng thế nào? Đạo nho là đạo làm người, đạo làm đường, đường đi để đến chỗ rất thiện, cho nên không nói những sự huyền bí, huyền hoặc mê tín, nên nói rằng: "quỷ thần như ở trên đầu, như ở tả hữu ta, kính mà xa đấy". Xa để không kêu nài trời, xa để không cúng những chỗ không nên cúng, không "siểm nịnh" quỷ thần, chỉ cho làm được nên người, ở đúng đạo giời là hơn cả.</p><p></p><p>Bậc cầm quyền trị nước là chịu mệnh trời, chăn dân trời thì thay dân mà tế trời. Dân thì tế tổ tiên, cha mẹ, do tổ tiên trời sinh ra mà kính trời.</p><p></p><p>Trong tôn giáo thường thì nói "Bản phận cốt yếu của người ta là tỏ công đức trời".</p><p></p><p>Nho giáo thì nói: "Bản phận cốt yếu của người con hiếu, người dân tốt".</p><p></p><p>Không đem một kiếp sau, đẹp đẽ, không đem một cuộc sống sau này ở một nơi khác sung sướng hơn mà hẹn với người, nhà nho chỉ bảo rằng: giời sinh ra người ở đời, hãy lo sao cho trọn đạo làm người, giúp được cho đời; rồi đến lúc chết, hai tay buông xuôi, coi như là về, là nghỉ, cái sác nó là đất bui lại cho về đất bụi, cái hồn thiêng liêng vốn là một phần chính khí, ở giữa quãng sông núi và nhật tinh, cứ sống mãi. Ấy là cái chết thường. Gặp khi phải đem tính mạng mà cân cùng đạo nghĩa, thì có thể "thung dung tựu nghĩa chẳng ngần ngại chút nào. Sống có phép, chết cũng có phép. Sống thì cẩn thận từng ly từng tí, sao cho cái thân của cha mẹ để lại không đến nỗi vì tai nạn hay vì bệnh hoạn mà huỷ thương đi được. Không phải nghĩa mà chết, chết nặng như núi Thái Sơn, nhưng phải nghĩa mà chết thì ung dung đi đến, coi mạng mình nhẹ như lông chim hồng.</p><p></p><p>Khi thiên hạ vô sự yên vui thì mấy người hỏi đến tôn giáo. Nhưng lúc rối loạn chiến tranh hay những lúc nghĩ đến cái đời người ngắn ngủi vô định, thì người ta hoặc tìm đến triết học hay tôn giáo, muốn tìm một chỗ trú thân một cách bền lâu.</p><p></p><p>Nho giáo không trọng cách mê tín, không nói chuyện phi thường mà làm cho người vững lòng. Nho giáo cũng là một tôn giáo ở nghĩa rộng, tôn giáo gia đình, quốc gia và thiên hạ.</p><p></p><p>Nhà nho ở trong gia đình thì thời cha mẹ, thờ bậc trưởng thượng, cúng lễ tổ tiên. Bàn thờ gia tiên là để chứng rằng trong gia đình tổ tiên vẫn có đó, làm điều hay, làm vinh diện cho tổ tiên mà muốn làm; sắp làm điều dở, sợ điếm nhục đến tổ tiên mà không dám làm. "Trong ba điều bất hiếu, không có con là nặng hơn hết". Vì thế mà họ đang được sinh sôi nảy nở, dòng dõi được bền.</p><p>Cái gia đình dòng dõi vững bền thì quốc gia được lâu dài, xã hội bền vững.</p><p>Đối với quốc gia thì cái "danh phận đại nghĩa" của Xuân Thu dạy người lấy lòng trung thành. Cầu tôi trung tất ở nhà người con hiếu. Gia đình với tổ quốc liên lạc là ở đó. Ở nhà, con trung thành với cha, vợ trung thành với chồng, ra ngoài nước dân trung thành với bậc chúa tể của nước. Nước vì nhà mà bền. Nhà vì nước mà được bền, dòng giống đời đời truyền mãi. Thế thì cái cảm tưởng vĩnh viễn có thể ra sự thực ở ngay đời này rồi.</p><p></p><p>Tôn giáo bền vững là nhờ có giáo đường. Giáo đường của nhà nho là học đường, là gia đình.</p><p></p><p>Thờ Khổng tử ở Văn miếu toàn quốc hay ở các tỉnh là thờ một ông thày, kính lễ ông thày. Ở các làng, tổng hay phủ huyện, Văn chỉ là thờ các tiên hiền của mọi nơi. Ở những chỗ ấy thờ là để tỏ lòng kính chớ không phải thờ là để kêu cầu.</p><p></p><p>Giáo đường của đạo nho quả là học đường. </p><p></p><p>Ở học đường không có bàn thờ như một cửa hàng có thánh sư. Thày đồ đó tức là một giáo sĩ, có một đời đạo đức, nói những lời thánh hiền, học trò tôn như vua, như cha. Dạy thì thày bắt đầu từ việc lau quét thưa gửi, đi đứng, lên lui, biết lễ rồi sau mới biết văn; trọng nhất là đào tạo nên một nhân cách đã. Học cho đến sáu nghề Khổng tử đã dạy như: lễ, nhạc, bắn, cưỡi xe, chữ, tính toán, cũng vẫn là để giúp vào nhân cách; lễ cho biết cách ăn ở, nhạc cho biết cách trật tự, bắn cho chính tâm, cưỡi xe cho biết rong ruổi, lui tới, đi ngay, đi rẽ, chữ viết cho nghiêm chỉnh, tính cho biết lo toan. Khi lớn lên, vào bậc đại học thì lo cho hiểu biết sự vật, rõ thế nào là biết, thực ý, không tự rối mình rối người, chính tâm cho chí ngay thẳng, sửa mình, rồi đến sửa việc nhà, trị việc nước, làm việc thiên hạ.</p><p></p><p>Thày ở trên cao, nói với học trò một câu nhưng lo xem có hợp với nhân, với nghĩa. Trò ra đời cư xử chỉ lo sao cho khỏi phạm vào "danh giáo", cho khỏi thày quở mắng đuổi ra khỏi trường.</p><p></p><p>Đạo là đường. Trên con đường đi để đến bậc "quân tử", trò theo thày, không làm việc gì mà không kinh.</p><p></p><p>Trong nho giáo, giáo là dạy. Một tôn giáo cốt ở dạy người làm người thì giáo đường là học đường là phải lắm. </p><p></p><p>Từ giã học đường về gia đình, người học trò bước vào cái giáo đường thứ hai của nhà nho vậy. Con trai lấy vợ là làm một lễ rất lớn. Một lễ chớ không phải là việc thường. Con gái lấy chồng không những là lấy chồng, lại nhận giang sơn nhà chồng, nối dõi tông đường nhà chồng, vì vậy mà chưa "kiến miến", chưa yết trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng thì lễ chưa thành. Cưới không phải là việc riêng của mình, đó là việc của gia đình, từ tổ tiên trước kia, bà con hiện tại với con cháu sinh ra sau này là có dựa vào cả đấy. Lại có lễ giao bái. Chồng lạy vợ để tỏ lòng kính người giúp mình mà thờ phụng tổ tiên, hầu hạ mẹ cha, sinh con đẻ cái; vợ lạy chồng để tỏ lòng kính người phu chúa của mình. Chỗ này vẫn để ý hết sức đến chữ "kính".</p><p></p><p>Có con cái là việc mong mỏi. Khi thai dựng là việc can hệ; người đàn bà lo lắng ngôi không dám lệch, ăn không dám càn, tai không nghe tiếng tục, mắt không nhìn việc tục. Dạy con muốn từ thuở trong thai như các bậc phi hậu xưa kia.</p><p></p><p>Cha mẹ dạy con thì lo con theo những gương sằng bậy, cho nên giữ gìn tự mình để làm kiểu mẫu cho con. Một câu nói, một việc làm cũng sợ làm hư con.</p><p></p><p>Những ngày kỵ lập, thờ cúng cho đủ lễ, cho con dự vào hết, để cho con biết rõ cái lẽ trước sau.</p><p></p><p>Nuôi nấng dạy bảo khi còn nhỏ là công việc mẹ. Hơi lớn lên là công việc thầy. Lớn rồi gia đình cùng trường học cùng đào tạo nên con người không phải dễ. Thế mà lúc nó nạn nước, lúc có thù nhà, cha trao gươm cho con, mẹ khắc chữ vào vai con, cho con lên đường, cho con biết con không những là người của một gia đình thôi.</p><p></p><p>"Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại". Không có con là tội bất hiếu to nhất. Câu này làm bền vững giống nòi đó.</p><p></p><p>Từ nhà bước ra xã hội, cái giáo đường thứ ba của nho giáo, nhà nho vừa vỡ lòng đã học rằng: "người mới sinh, tính vốn lành". Hoá ra với cái lòng "nhân", cái lòng yêu người, mong hiểu người như mình, người ta không ngờ nhau, không sợ nhau sâm lấn, cho dân gian có thể sống một đời giản dị yên vui được.</p><p></p><p>Cái đặc điểm ấy làm cho người ta hy vọng rằng nho giáo có thể mang lại hoà bình, hoà bình thực cho xã hội này.</p><p></p><p>Đấy, ta có một tôn giáo hợp với lòng trời, hợp với bụng người. Không trái với khoa học, vừa hợp được trí khôn vừa hợp tâm lý, đủ cả ý nghĩa bền vững, vì trước khi lo đến một kiếp vị lai đã lo được cho nòi giống mình, nước mình lâu bền, mà không có những truyện phi thường của nhiều tôn giáo khác.</p><p></p><p>Ta xa, là xa chữ nghĩa chớ ta vẫn gần dao. Nếu ta bước mạnh lên con đường của ta thì tương lai ta chắc là chóng thấy đẹp đẽ.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 27068, member: 699"] [B]Anh giống Lê Phán Quan.[/B] Phán Quan tình nguyện theo Lê Thái Tổ, trong mười năm, bầy mưu mô trong trướng, xông tên đạn trên chiến trường, sinh tử bao phen, đến lúc công thành, một khăn gói lên vai, nhẹ bước ra đi, coi công danh như rơm rác; đi rồi không còn để đến tên tuổi lại nữa. Phán Quan là chức việc của ông. Lê là họ vua ban cho. Chứ có ai biết ông ấy là người nào đâu. Ấy thanh cao thì anh giống Lê Phán Quan. [B]Anh giống Triệu Vua Bà[/B] Làm thân gái trong khi nước có nạn lớn, không chịu ẩn mình sau vuông yếm, chiếc khăn, Vua Bà chiêu mộ hào kiệt, trong ngàn tây, dựng cờ vàng, ngồi đầu tượng, trăm phen ác chiến. Bây giờ theo đường thiên lý, anh ruổi xe, còn mười dậm nữa đến Thanh, bên tay phải, trên đỉnh Tượng sơn, một cái nấm nhỏ, làm cho anh máu bồng bột trong tim. Anh giống ai? Giống Triệu Vua Bà chắc hẳn. [B] Anh giống Lê Thái Tổ.[/B] Dân áo vải, khẩn ruộng hoang, cũng không chịu an thân làm ông trưởng giả. Lê Thái Tổ huý Lợi, coi việc thiên hạ là việc mình. Giầu sang mồi không đủ dử ông, gian nan khổ không nạt được ông; mười năm nằm gai nếm mật, lương cạn ở Chí Linh, quân tan ở Côi huyện, chui trong bụi rậm mà còn có gan chịu lưỡi giáo của quân thù, mất cả vợ con mà vẫn không nhụt chí, chẳng đội giời cùng giặc cướp. Cái chí ấy mới thắng được trận ở Mã Yên, cái chí ấy mới đuổi được quân Ngô ra ngoài cõi. Cái chí bà Triệu, cái chí vua Lê, phải không vẫn là chí của anh. Anh giống Thái Tổ nhà Lê. [B]Anh giống vua tôi nhà Trần.[/B] Mười lăm tuổi lấy việc không được đầu quân làm xấu hổ, anh giống Trần Quốc Toản; dưới lưỡi đao hành hình, không thèm làm Bắc Vương, anh giống Bình trọng Trần tướng quân. Chứng chọi với đá không ngại ngùng, đem một tốp quân cha con anh em chống với năm mười vạn Mông cổ đã ruổi rong từ Á sang Âu, chữ "Sát Thát" thích vào tay, lời thề trên sông Hoá; anh đọc sử đến đấy phải ca, phải khóc, phải lấy làm vẻ vang, phải có được hy vọng ở cái khí của dân ta. Bẩy trăm năm là bây giờ, anh vẫn thấy rằng anh là dòng dõi, anh giống Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. [B]Võ Tánh, Lê Trạc, Roãn Chi...[/B] Võ Tánh tự đốt ở Bình Định, Lê Trạch tự chôn ở Cao Bằng. Roãn Chi tử trận với phủ Phú Bình. Bấy nhiêu người thề cũng thành cùng sống thác. Một vừng chí khí, gây từ sông núi này. Anh thấy anh cũng có thể có gan ấy, cũng nhận được trách nhiệm ấy. [B]Anh giống ai? Giống ông Văn Trinh.[/B] Lấy một thày đồ kiết mà nộp sớ xin chém bẩy nịnh thần, ông Chu Văn An sợ gì một cái chết. Trong thời suy đồi, làm Thái Sơn cho bọn học giả theo, làm mốc đá cho sĩ phu bước đến, ông nhận lấy chức trách đó của người quân tử, để vững cho lễ nghĩa. Phải không, ông Chu Văn An vẫn là thày anh. [B]Anh giống Phạm Tử Nghi.[/B] Đi qua bến đò Niệm Hải Phòng, anh cũng thấy nức lòng, anh cũng muốn tập luyện, anh cũng muốn có cái thần dũng của trang tráng sỹ đời Lê Mạc. Từ ông Lê Như Hộc đi sứ nước người mà lặn lội để đem nghề in về, cho đến ông Nguyễn Tri Phương bôn ba ở Lữ Tống mà dò xét công việc ngoài, ông Nguyễn Công Chứ mang hết tài thao lược vào một việc doanh điền. Tổ tiên ta "lập công" là thế, Bản in làng Liễu Tràng, bền giầu văn hoá ta, ruộng huyện Tiền Hải, đầy kho dân ta, đó là những việc anh thế nào cũng muốn làm đấy chứ? [B]Anh làm như ai? Làm như Phạm Ngũ Lão.[/B] Nhà nghèo mà không ngại, mồ côi mà không lo, đường rắn rết, không quản sang Lào, có tài tướng suý mà làm kẻ chăn voi chăn ngựa; ngồi đan sọt bên đường cái quan, văn không được bằng người đỗ tiến sĩ lấy làm xấu hổ, võ muốn hơn bằng bối thì tập nhẩy tập đánh, không sợ ai chê cười. Người đáng làm kiểu mẫu cho ta là Phạm tướng quân đó. Chịu được nghèo, chịu được nhọc, chịu tập thân thể, thích văn chương, biết xấu hổ mà lại nhũn nhặn, làm việc lớn mà vẫn thương người. Gương của thanh niên ta còn tìm đâu xa nữa. Một cái trên này nhắc đến luôn là "biết xấu hổ". Thày Khổng bảo rằng: "Biết xấu hổ là gần được bậc dũng". Phải nhũn nhặn mới biết được chỗ chưa bằng người, mới biết thế nào là nhục. Biết là nhục mới có đủ sức mạnh để làm. Xấu hổ là cái sức nóng để nung nấu "chí". [B]Cốt phải nhớ cái gốc đã.[/B] Cây không rễ phải đổ, nhà không nền thì lung lay. Chập chờn trên mặt nước là thân phận cây bèo. Đá rắn cũng ăn vào cho được, là sức mạnh của cây tùng cây bách. Ngắm người, nghĩ mình, tang thương của nòi giống, xa có người da đỏ, gần có người Hời. Nói về văn hoá thì có văn hoá giống ở nhà, văn hoá giống ở lều. Người Mông Cổ và người da đỏ là giống ở lều. Kẻ ở lều mà như người da đỏ thật đã đến được một bậc cao lắm. Người da đỏ đất cát bị người Anh, người Ý Pha Nho chiếm mất nhiều, phải lui vào ở một cõi nhỏ. Ấy thế mà chưa qua một thế kỷ giống ấy đã hầu như không có nữa, không phải rằng chỗ đất người Mỹ để dành cho không đủ để sống; cái cớ mòn mỏi là ở chỗ không còn tin rằng có thể ở lều được nữa, thi nhau sống lối Mỹ, mặc đồ Mỹ; đến rượu mạnh của Mỹ vào thì thật tan nát hết. Bây giờ có gặp người da đỏ, hoạ chăng ở một vài xóm cùng, trong mấy nhà xiếc, làm trò cưỡi ngựa, bắn súng cho người ta xem với mấy bộ mũ lông chim phượng hoàng làm bằng giấy. Gần ta thì có người Hời. Ngoài những nông nỗi thường của người sống cạnh kẻ thắng mình thì người Nam đối với người Hời cũng không thấy ai kể lại hay ghi chép những cung cách gì là quá lắm. Thế mà, ngày nào trong thời thuộc Tầu, thành Long Biên chạy tán loạn về giặc Lâm Ấp. Cũng ngày nào kinh thành Thăng Long, trẻ giắt già, mẹ bồng con chạy loạn Chiêm Thành, cả Vua lẫn quan bỏ kinh đô mà sang ẩn bên Bồ Đề. Ba trăm năm chưa qua hết. Mà ngày nay, muốn tìm người Hời, đến tận mấy cái tháp chơ vơ trên đỉnh đồi, hay mò vào những vùng núi sâu cũng không thấy. Có còn chăng nữa chỉ có vài làng ở những cồn cát Phan Rang với mấy xóm thơ thớt trong Nam Kỳ, thế thôi. Mà người Hời, nào có phải là mấy ông súng sính áo thụng, mấy bà múa may đồng cốt mà người ta vẫn bầy ra trong bộ "nhân chủng" không? Có phải là những bà già len lét sau một bụi cây rậm, khăn chùm đầu lê thê, tóc xoã như mấy mụ khóc thảm thiết trong một đám ma to nào ấy. Mà không biết là có phải là người Hời không, mấy tốp da ngăm ngăm đen, vớ đâu được đạo Hồi - hồi, vẫn gập ở lục tỉnh. Khó nhọc tìm dòng dõi những vua danh liệt như Khu Liên, như Chế Bồng Nga, thì chỉ thấy một người đàn bà say dí dị, hay tỉnh khóc tỉ tê bên bờ giếng. Cơn cớ đâu mà đến nông nỗi này... Kể từ khi những người phiêu lưu từ Mã Lai vượt bể, đến chia nhau rải rác mà ở, từ Hoành Sơn trở về Nam, lập nước cũng đã vài ngàn năm rồi. Dù khi gây dựng chưa được bên, bị nhà Tần nhà Hán (đời Triệu ta) đến chiếm, cho một quân Tượng với nước ta cũng chỉ làm một Giao châu. Nhưng trong vài trăm năm, Khu Liên đã nổi lên, giết hết bọn thú lịnh lầu, dựng nên nước Lâm Ấp. Rồi từ đó một nước thênh thang, dẫu có lúc hoà, lúc phải cống An Nam, cống Tàu, nhưng vẫn nghênh ngang bên bờ cõi, ai cũng phải gờm phải nể. Không chịu ở yên với dãy núi, lắm lúc cũng ra cướp miền Hoan, Ái (Nghệ, Thanh), vết chân voi cơ hồ không sức nào giữ được nữa. Cái nghề phong lưu sinh tệ, thanh sắc đâm mê. Mà cách thờ cúng xa hoa, mê tín hão huyền; mười pho tượng bằng vàng chỉ tổ làm cho người ngoài dòm nom. Kinh đô từ Phật thệ đã lùi vào Trà Kiệu. Năm lịch tây 1067, mất đất đến Hà Tĩnh. 1307, vì ngòm ngõi một nàng công chúa cành vàng lá ngọc mà Chế Mân nhắm mắt dâng đến ba châu, cho đến tận Thuận Hoá. Kinh đô lại lùi vào đến Chà Bàn. Chế Bồng Nga (1366) gọi tỉnh cả nước, đem binh tướng rong ruổi. Cha con nhà Trần phải bỏ Thăng Long đến mấy lần. Không ngờ một tay phản quốc đưa vị anh hùng như thế đến trước mũi tên của Trần Khát Chân, để kết quả, rất đỗi thảm thương, một đời oanh liệt. 1402, nhà Hồ lấy đến Quảng Nam. Chà Bàn, kinh kỳ của Chế Bồng Nga, bị Lê Thánh Tôn hạ (1470). Kinh đô cuối cùng của Chiêm thành bị phá. Từ đấy trở đi, mất tỉnh này, mất tỉnh khác, chỉ là một cái dĩ nhiên thôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy Khánh Hoà. Năm 1697 chúa Phúc Chu lấy Phan Rang, Phan Ri. Nước Chiêm Thành hết đất, cái này không cai hệ gì mấy, nếu người Chiêm thành còn, Nhưng mà đau đớn nhất là người Chiêm Thành không còn nữa... Người Chiêm Thành hiện nay tự sáu bẩy triệu chỉ thú nhận có vài nghìn, mà trong vài nghìn ấy, gốc tích tổ tiên không còn nhớ gì, không tự cho mình là những người có một giá trị chẳng kém gì ai, không tin rằng mình làm việc cũng có thể như người ta hay hơn người ta được, mà chỉ cho như người ta mới là đẹp, là hay, là phải, thế thì không biết có còn mong mỏi gì được không. Đó, trong rất nhiều, chỉ vài cái gương đó cũng làm cho chúng ta rõ rằng quên gốc là nguy hiểm. Hãy nhìn rõ cái cội gốc của ta. Xa xôi thì lấy người từ dân nước Việt, Trả thù được Ngô hung, rồi lại bị Sở tàn. Không chịu hàng Sở, giắt díu nhau về Nam, bao nhiêu quan san, bao nhiêu đời, lặn ngoài noi nước mới đến được đất này mà đặt làng, đắp thành, nuôi người sống, chôn người chết, xây được tôn miếu, dựng lại kỷ cương. Gần mà còn thấy rõ, thấy lăng, thấy miếu, thì cha rồng mẹ tiên còn bao nhiêu di tích trên ngọn núi Cổ tích ở Phú thọ. Đứng trên núi mà ngắm thì rõ ràng như vẽ: một bên Tản, một bên Đảo, sông Lư, sông Đà, sông Thao (Nhị Hà), ba con sông rót vào bãi lớn làng Bạch Hạc, kinh đô cổ Phong Châu của nước Văn Lang ta xưa, lưng dựa non cao, mặt ra đất rộng, mỗi ngày một ăn vào bể lớn, Rõ ràng quy mô một nước lâu dài. Cả núi lẫn bể, một trăm con giai thật là biểu hiện một nòi giống càng ngày càng sinh sôi nẩy nở mãi mãi. Tổ tiên ta là những người vừa rào bên tả, mở bên hữu, vừa gây dựng cho nước một thể thống, một văn hoá đặc biệt. Nho giáo đã thuần thấm vào trăm họ, từ dân đen cho đến người tuấn sĩ, đã rèn nên một mẫu người Nam Việt, một lối sinh hoạt Nam Việt, một văn hiến Nam Việt. Một lạ rằng: Nhi thịnh từ Tàu mà những người đã ở lâu đất Tàu lấy làm quái rằng dân gian Tàu chăm ở làm, còn chậm biết lễ hơn người mình mà dẫu đến cùng đinh cũng biết thờ tự tiên tổ. Đã được cái chí của ông cha vất vả gian nan để lại, lại vì đất nước khó làm, vì những nỗi gian truân của lịch sử mà vẫn giữ được cái khí mạnh mẽ nữa. Ấy từ đó mà phát sinh ra những cái cử động oanh liệt như đời Lý, đời Trần, đời Quang Trung, đời đầu Nguyễn. Với chí ấy, với khí ấy, với đức nhẫn nại cần cù của dân ta, thật có thể mong mỏi được. Có người vì long rễ một lúc dám nói to lên rằng: "Tôi không được nhờ gì cha tôi". Vậy mà con người ấy đi trên đường vẫn giữ được lễ độ, về đến nhà vẫn giữ được tôn ty, lúc làm việc vẫn trọn được liêm sỷ. Ta có muốn, ta không muốn, ta cũng vẫn được nhưng di truyền quý hoá ấy, làm cho ta không đến nỗi phải nản vì gốc cũ dễ này mầm mà hạt mới khó nẩy quá. Có người luẩn quẩn vì nghĩ hai chữ tôn giáo mà tưởng rằng mình không làm như thế nọ, không làm như thế kia, mình không có tôn giáo. Mình vẫn có một tôn giáo, mình vẫn có một phép thờ cúng. Nho giáo dạy người, vẫn bảo theo một đạo. Đạo ấy suốt tự dưới đến trên, đạo giời, lòng người vẫn là một cả. Từ thái cực sinh ra trười đất, muôn loài, đều một phép tắc, một lý. Nho giáo không phải của một phái, một hạng người, của một người. Nho giáo bắt đầu từ lúc người ta họp thành đoàn, thành nước, trải hai đời đế, ba đời vương, thể lòng trời mà đặt ra phép tắc, làm cho thiên hạ thịnh trị, một thời đại đồng. Đến cuối Chu, đạo đã suy, người đã bạc, Khổng tử mới thu nhặt các phép cũ mà để lại cho đời sau. Trong một quãng khá lâu, nhiều người không thấy sách chữ nho còn đem lại được cơm áo nữa, thì bỏ hẳn đến nỗi không còn tin ở nho nữa. Những người đẻ ít lâu sau thì dù vẫn sống theo nho mà không còn biết nho là gì. Có kẻ hỏi thế nho có cho là có giời không? Khổng Tử chép Kinh thi rằng: "Đức Thượng đế chí nhân vô tư", "thường cúi xuống xem xét bốn phương, xem dân có sao thì cứu giúp". Khổng tử lại nói: "Ta tuổi năm mươi mà biết mệnh trời". Không những tin có giời ngài lại cầu giời nữa. Khi ngài yếu, học trò muốn cầu cúng, hỏi ngài, ngài bảo: "Ta cầu đã từ lâu rồi". Cầu nguyện, ý Khổng tử là xin trời lấy sức mà làm điều lành tránh dữ, thế thôi. Thờ cúng thế nào? Đạo nho là đạo làm người, đạo làm đường, đường đi để đến chỗ rất thiện, cho nên không nói những sự huyền bí, huyền hoặc mê tín, nên nói rằng: "quỷ thần như ở trên đầu, như ở tả hữu ta, kính mà xa đấy". Xa để không kêu nài trời, xa để không cúng những chỗ không nên cúng, không "siểm nịnh" quỷ thần, chỉ cho làm được nên người, ở đúng đạo giời là hơn cả. Bậc cầm quyền trị nước là chịu mệnh trời, chăn dân trời thì thay dân mà tế trời. Dân thì tế tổ tiên, cha mẹ, do tổ tiên trời sinh ra mà kính trời. Trong tôn giáo thường thì nói "Bản phận cốt yếu của người ta là tỏ công đức trời". Nho giáo thì nói: "Bản phận cốt yếu của người con hiếu, người dân tốt". Không đem một kiếp sau, đẹp đẽ, không đem một cuộc sống sau này ở một nơi khác sung sướng hơn mà hẹn với người, nhà nho chỉ bảo rằng: giời sinh ra người ở đời, hãy lo sao cho trọn đạo làm người, giúp được cho đời; rồi đến lúc chết, hai tay buông xuôi, coi như là về, là nghỉ, cái sác nó là đất bui lại cho về đất bụi, cái hồn thiêng liêng vốn là một phần chính khí, ở giữa quãng sông núi và nhật tinh, cứ sống mãi. Ấy là cái chết thường. Gặp khi phải đem tính mạng mà cân cùng đạo nghĩa, thì có thể "thung dung tựu nghĩa chẳng ngần ngại chút nào. Sống có phép, chết cũng có phép. Sống thì cẩn thận từng ly từng tí, sao cho cái thân của cha mẹ để lại không đến nỗi vì tai nạn hay vì bệnh hoạn mà huỷ thương đi được. Không phải nghĩa mà chết, chết nặng như núi Thái Sơn, nhưng phải nghĩa mà chết thì ung dung đi đến, coi mạng mình nhẹ như lông chim hồng. Khi thiên hạ vô sự yên vui thì mấy người hỏi đến tôn giáo. Nhưng lúc rối loạn chiến tranh hay những lúc nghĩ đến cái đời người ngắn ngủi vô định, thì người ta hoặc tìm đến triết học hay tôn giáo, muốn tìm một chỗ trú thân một cách bền lâu. Nho giáo không trọng cách mê tín, không nói chuyện phi thường mà làm cho người vững lòng. Nho giáo cũng là một tôn giáo ở nghĩa rộng, tôn giáo gia đình, quốc gia và thiên hạ. Nhà nho ở trong gia đình thì thời cha mẹ, thờ bậc trưởng thượng, cúng lễ tổ tiên. Bàn thờ gia tiên là để chứng rằng trong gia đình tổ tiên vẫn có đó, làm điều hay, làm vinh diện cho tổ tiên mà muốn làm; sắp làm điều dở, sợ điếm nhục đến tổ tiên mà không dám làm. "Trong ba điều bất hiếu, không có con là nặng hơn hết". Vì thế mà họ đang được sinh sôi nảy nở, dòng dõi được bền. Cái gia đình dòng dõi vững bền thì quốc gia được lâu dài, xã hội bền vững. Đối với quốc gia thì cái "danh phận đại nghĩa" của Xuân Thu dạy người lấy lòng trung thành. Cầu tôi trung tất ở nhà người con hiếu. Gia đình với tổ quốc liên lạc là ở đó. Ở nhà, con trung thành với cha, vợ trung thành với chồng, ra ngoài nước dân trung thành với bậc chúa tể của nước. Nước vì nhà mà bền. Nhà vì nước mà được bền, dòng giống đời đời truyền mãi. Thế thì cái cảm tưởng vĩnh viễn có thể ra sự thực ở ngay đời này rồi. Tôn giáo bền vững là nhờ có giáo đường. Giáo đường của nhà nho là học đường, là gia đình. Thờ Khổng tử ở Văn miếu toàn quốc hay ở các tỉnh là thờ một ông thày, kính lễ ông thày. Ở các làng, tổng hay phủ huyện, Văn chỉ là thờ các tiên hiền của mọi nơi. Ở những chỗ ấy thờ là để tỏ lòng kính chớ không phải thờ là để kêu cầu. Giáo đường của đạo nho quả là học đường. Ở học đường không có bàn thờ như một cửa hàng có thánh sư. Thày đồ đó tức là một giáo sĩ, có một đời đạo đức, nói những lời thánh hiền, học trò tôn như vua, như cha. Dạy thì thày bắt đầu từ việc lau quét thưa gửi, đi đứng, lên lui, biết lễ rồi sau mới biết văn; trọng nhất là đào tạo nên một nhân cách đã. Học cho đến sáu nghề Khổng tử đã dạy như: lễ, nhạc, bắn, cưỡi xe, chữ, tính toán, cũng vẫn là để giúp vào nhân cách; lễ cho biết cách ăn ở, nhạc cho biết cách trật tự, bắn cho chính tâm, cưỡi xe cho biết rong ruổi, lui tới, đi ngay, đi rẽ, chữ viết cho nghiêm chỉnh, tính cho biết lo toan. Khi lớn lên, vào bậc đại học thì lo cho hiểu biết sự vật, rõ thế nào là biết, thực ý, không tự rối mình rối người, chính tâm cho chí ngay thẳng, sửa mình, rồi đến sửa việc nhà, trị việc nước, làm việc thiên hạ. Thày ở trên cao, nói với học trò một câu nhưng lo xem có hợp với nhân, với nghĩa. Trò ra đời cư xử chỉ lo sao cho khỏi phạm vào "danh giáo", cho khỏi thày quở mắng đuổi ra khỏi trường. Đạo là đường. Trên con đường đi để đến bậc "quân tử", trò theo thày, không làm việc gì mà không kinh. Trong nho giáo, giáo là dạy. Một tôn giáo cốt ở dạy người làm người thì giáo đường là học đường là phải lắm. Từ giã học đường về gia đình, người học trò bước vào cái giáo đường thứ hai của nhà nho vậy. Con trai lấy vợ là làm một lễ rất lớn. Một lễ chớ không phải là việc thường. Con gái lấy chồng không những là lấy chồng, lại nhận giang sơn nhà chồng, nối dõi tông đường nhà chồng, vì vậy mà chưa "kiến miến", chưa yết trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng thì lễ chưa thành. Cưới không phải là việc riêng của mình, đó là việc của gia đình, từ tổ tiên trước kia, bà con hiện tại với con cháu sinh ra sau này là có dựa vào cả đấy. Lại có lễ giao bái. Chồng lạy vợ để tỏ lòng kính người giúp mình mà thờ phụng tổ tiên, hầu hạ mẹ cha, sinh con đẻ cái; vợ lạy chồng để tỏ lòng kính người phu chúa của mình. Chỗ này vẫn để ý hết sức đến chữ "kính". Có con cái là việc mong mỏi. Khi thai dựng là việc can hệ; người đàn bà lo lắng ngôi không dám lệch, ăn không dám càn, tai không nghe tiếng tục, mắt không nhìn việc tục. Dạy con muốn từ thuở trong thai như các bậc phi hậu xưa kia. Cha mẹ dạy con thì lo con theo những gương sằng bậy, cho nên giữ gìn tự mình để làm kiểu mẫu cho con. Một câu nói, một việc làm cũng sợ làm hư con. Những ngày kỵ lập, thờ cúng cho đủ lễ, cho con dự vào hết, để cho con biết rõ cái lẽ trước sau. Nuôi nấng dạy bảo khi còn nhỏ là công việc mẹ. Hơi lớn lên là công việc thầy. Lớn rồi gia đình cùng trường học cùng đào tạo nên con người không phải dễ. Thế mà lúc nó nạn nước, lúc có thù nhà, cha trao gươm cho con, mẹ khắc chữ vào vai con, cho con lên đường, cho con biết con không những là người của một gia đình thôi. "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại". Không có con là tội bất hiếu to nhất. Câu này làm bền vững giống nòi đó. Từ nhà bước ra xã hội, cái giáo đường thứ ba của nho giáo, nhà nho vừa vỡ lòng đã học rằng: "người mới sinh, tính vốn lành". Hoá ra với cái lòng "nhân", cái lòng yêu người, mong hiểu người như mình, người ta không ngờ nhau, không sợ nhau sâm lấn, cho dân gian có thể sống một đời giản dị yên vui được. Cái đặc điểm ấy làm cho người ta hy vọng rằng nho giáo có thể mang lại hoà bình, hoà bình thực cho xã hội này. Đấy, ta có một tôn giáo hợp với lòng trời, hợp với bụng người. Không trái với khoa học, vừa hợp được trí khôn vừa hợp tâm lý, đủ cả ý nghĩa bền vững, vì trước khi lo đến một kiếp vị lai đã lo được cho nòi giống mình, nước mình lâu bền, mà không có những truyện phi thường của nhiều tôn giáo khác. Ta xa, là xa chữ nghĩa chớ ta vẫn gần dao. Nếu ta bước mạnh lên con đường của ta thì tương lai ta chắc là chóng thấy đẹp đẽ. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
Top