Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 27067" data-attributes="member: 699"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="font-size: 12px"><span style="color: Blue">Trai nước Nam làm gì?</span></span></p></strong></p><p style="text-align: center"><strong><span style="font-size: 12px"><span style="color: Blue">Hoàng Đạo Thúy</span></span></p><p></strong></p><p><em><span style="color: Purple">Hoàng Đạo Thúy là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa... đặc biệt là những tác phẩm về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Năm 1943, Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách "Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên rèn luyện trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực, chờ ngày giúp nước. Cuốn sách được viết cách đây hơn 60 năm, nhưng tính thời sự và giá trị giáo dục của tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống ngày hôm nay.</span></em></p><p></p><p>Tôi biết rằng tôi có thể nói thẳng với anh.</p><p></p><p>Hãy nói lại chuyện cũ. Chuyện mấy năm trước đây thôi.</p><p></p><p>Lúc bấy giờ trông xa thì thấy gì?</p><p></p><p>Bốn bể sóng cồn. Mà một khi làn nước phẳng lặng đã nổi giận, sức mạnh không biết đến bực nào.</p><p></p><p>Văn-minh vật-chất chỉ mạnh nuôi cho lòng dục, mà lòng dục đã tha-hồ tung-hoành thì dẹp được nó không phải là việc dễ.</p><p></p><p>Thế-giới đã ốm rồi. Ốm tinh-thần, mà các sác lại nuôi rặt đồ cao-lương thì bệnh khó gỡ đấy. Đã thế mà một trăm ông thày thuốc, ông nào cũng dao cầu cho sắc, viên thuốc cho to, ông nào cũng bốc những bài công phạt, ông nào cũng bỏ đạo vương mà dùng đạo bá cả, không để cho người ta tỉnh lại tinh thần, không để cho người ta hoàn hồn, mỗi ông cứ cậy thuốc mình hay, hay hơn cả tạo vật, chữa không vì bệnh, chữa chỉ để sướng tay, không uống có lẽ ông đè xuống mà đổ thuốc vào họng.</p><p></p><p>Phen này nếu người ốm không chịu gắng gượng, tay chân không chống đỡ, để cho bọn lang băm nó làm liều thì nguy - phải nguy mất: Nghĩ kỹ xem bệnh có những chứng gì?</p><p></p><p>Một phần cậy cái sức mới mẻ của mình, tha hồ mà ước vọng, tha hồ mà bầy vẽ, mong sao các xác mình nó được thoả đến cùng cực, mặt kệ tịnh thần, mặc kệ tâm hồn. Thế rồi bầy vẽ mãi, càng bầy vẽ, cái sác càng ước vọng xa, vì lòng dục đã không bờ, đâm làm rồi đành theo, theo đến chết có lẽ cũng không ngại gì nữa. Tiền đã thành sức mạnh, tiền đã nên cái lẽ vì no mà sống, thì ắt phải làm hết sức, bán hết sức cho ra tiền. Làm đã đành, nhưng mua cũng phải có khách chứ. Phải có khách mua mới được. Thiếu khách, đã vừa làm vừa mua mà dùng cũng không hết; sống để làm ra hàng rồi lại để dùng hàng, cũng chỉ tạm yên thôi. Dùng không hết, nó ùn lại, nó ứ tắc; làm sao cho máy vẫn chạy, tiền vẫn vào, vì thế lâm vào con đường luẩn quẩn, cài vòng khổ vây bao nhiêu mạng người ở trong. Vì đó mà gạo nhiều quá phải đổ bớt xuống bể, hàng nhiều quá phải thiêu bớt đi. Chua chát ở cái chỗ: bên này thiếu, đổ đi, bên kia vẫn có kẻ đói, chết, kẻ túng thiếu.</p><p></p><p>Bọn làm ra hàng nhất định phải bán để ra khỏi vòng khổ, tất nhất định phải bắt người ta trả cho được.</p><p></p><p>Thành ra nước sông đỏ không phải chỉ đỏ ở đất phù xa, hạt mầm dịch tả người ta còn nuôi nó để dùng nữa.</p><p></p><p>Có một phần, cái óc sáng sủa qua một phen choáng váng, thành ra ngây ngất. Quên sức sống của mình nó vẫn thâm trầm, thấy người nhẩy nhót cũng nhẩy nhót cũng ốm nốt.</p><p></p><p>Quay cuồng cả, vì danh làm mê, vì lợi làm mê, vì của ngon vật lạ làm mê. Bệnh điên rồi. Điên thì biết còn giữ làm sao được.</p><p></p><p>Gốc bệnh chỉ là ở chỗ không giữ được bản tính người thôi.</p><p></p><p>Cái đức sáng đã mờ đi, lại không cố làm cho cái sáng cái đức sáng. Bệnh ở tâm ở óc, lại bổ ruột, bổ dạ dày, bằng ăn, bằng chơi thì thế hư mất rồi. Ấy trông ngoài thì thế.</p><p></p><p>Một số nhỏ, tự phụ mình là thượng lưu, ăn dẫu không tất được no, nhưng mặc tất phải sang mới thích. Bọn này gần những người điên nên cũng điên. Những trò tầm thường ở nhà chớp bóng đã cho là hay, có ngờ đâu nó chỉ đủ nhồi vào mấy lỗ hổng trong óc. Thừa thời giờ, không muốn khổ về suy nghĩ, nhọc về học tập, thì quay, thì nhẩy, vì học người thì môn học này thật là tốn công ít nhất. Việc làm đã chỉ cho là một cách kiếm ăn thì kiếm ăn được rồi mà còn được chơi nữa, còn mong ước ao cao xa làm gì. Đã không ai để bận việc gì đến mình, có nhà không phải giữ, có con không phải dạy, còn mất không phải để tâm đến, còn vạ gì kiếm cho ra việc, làm cho được việc, nghĩ đến người ở ngoài mình, lo đến việc ở ngoài mình. Đã lầm tưởng múa may là hoạt động, kêu là là truyền bá, tổ chức là văn hoá, mơ màng là tư tưởng, thì rượu chưa say đã có thuốc phiện. Muốn an ủi cái sức vóc thôi, thì đã có trường đen đỏ, Thế cũng xong, vì chết cũng là một cái xong.</p><p></p><p>Ngoài như thế, trong như thế, khỏi sao làm người ta phải lo âu.</p><p></p><p>Trông thấy quanh mình như thế... Vì cho rằng, sức níu lại không còn được, nên không khởi công níu lại. Ai cũng bảo thôi, muộn lắm rồi</p><p></p><p>Cơn dông đến. Nhiều tay tưởng rằng mạnh chèo chống, không chèo chống. Nhiều giá trị tưởng nhất định mà không nhất định. Bao nhiêu việc thay đổi. Bao nhiêu nỗi thống khổ mà đã biết bao giờ thôi cho.</p><p></p><p>Bên phương Tây kia, chứ chẳng những mấy người biết nghĩ ở bên ta, nhiều người tự hỏi rằng: đã lạc đường rồi ư? Đã điên thật à? Luân lý có lẽ là một giá trị, đạo đức có lẽ là một nhẽ sống. Vật chất làm nguy thật rồi.</p><p></p><p>Nước Pháp nguy. Thống chế Pétin lập lại nền nước, đem những từng trải, những suy xét của ngoài tám mươi tuổi mà làm việc, cũng nhận rằng: phải trả lại giá trị cho những giá trị cũ, giá trị lao công, gia đình nghiêm phép, tổ quốc thiêng liêng; không nói tiền, chỉ nói đức; đừng vội chơi, hãy biết khổ.</p><p>Mà Thống chế Pétain không phải là một mình, bao nhiêu người cũng thấy như thế.</p><p></p><p style="text-align: center">***</p><p></p><p>Thanh niên nước Nam, anh ạ, hãy thôi đừng chế bác những người mà anh vẫn cười rằng: "ưu thời mẫn thế", những người mà anh cho là kém vì chỗ không biết trẻ, biết vui.</p><p></p><p>Anh nghĩ xem, anh là một phần tử của nhà anh, của nước anh, một hy vọng của đời; nếu mặc đẹp, ăn ngon, uống rượu say, xem trò lạ, nghỉ mát cho thoả, đánh bạc cho giết thì giờ, thì anh quẳng cái tập này đi, nếu anh cho thế là xong, ừ thì là xong.</p><p></p><p>Nhưng nếu anh có gan óc, có sức vóc, thì anh chưa cho thế là xong được. Anh phải tìm lấy một con đường mà đi.</p><p></p><p>Anh phải lập trí, từ hôm nay, từ giờ này mới được.</p><p></p><p>Anh thường phàn nàm về cái của hương hoả của ông cha để lại nó nhẹ nhàng quá. Ông cha ta chẳng để lại được cho ta một cái gì mà mắt thấy được, thật đấy. Nhưng đem nhau tự đâu mà đến cõi đất này, chống phía Bắc, mở phía Nam, mỗi lần thắng đủ làm bất tử cho cả một bộ sử, bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu máu vẩy ra rồi, ông cha ta đã để cho ta một cái hương hoả vô cùng quý, đó là chí khí.</p><p></p><p>Ai dạy được ai cho có chí, nhưng biết rằng trong tâm hồn anh có sẵn mầm mống, nên gọi anh đó.</p><p></p><p>Anh lập chí ngay để mà làm việc cho Tổ quốc.</p><p></p><p>Anh đợi thì rồi lại như những người mấy năm trước đã đợi, rồi thấy chậm mất rồi, lần nào cũng chậm mất rồi vì không lần nào quyết tâm làm cả. Cái cảnh vuốt bụng thở dài, nhìn trời mà than vãn phỏng anh có chịu được không?</p><p>Nước nhà mong ở anh đấy, đời đợi anh đấy.</p><p></p><p>Khi nói "anh" là nghĩ cả "chị" nữa.</p><p></p><p>Trai anh hùng gái cũng nữ anh hùng.</p><p></p><p>Gọi là anh thư thì vừa không đúng, vừa tục. Khi kề vai vào công việc thì khăn yếm kém gì mày râu, mà trong nhà siêu đỏ thì chống đỡ, còn hỏi làm gì ai là bồng tang, ai là son phấn. Chém tướng phất cờ sao không phải công việc Bà Trưng, Bà Triệu, cương thường nặng gánh ai đã bằng Thị Thuấn, Thị Kim.</p><p>Vì thế chị không nên khư khư nghĩ hai chữ: "giải phóng" của các bà đòi "quyền". Ai có quyền, ai lung lạc, mà trong một cặp bạn đường trường chia ngay ra làm hai phái đánh nhau. Hãy chung vai mà cùng gánh lấy trách nhiệm, mà khi đọc mấy trang giấy này nhớ cho rằng, anh đó mà cả chị đó.</p><p></p><p>Chí ta lập, cái chí ấy phải bền, phải mạnh.</p><p></p><p>Thày Khổng nói rằng: "Giữa đám ba quan có thể cướp được chủ suý, mà cái chí kẻ thất phu thì không cướp được". Câu nói mạnh mẽ thay, chí người ta có thể vững được đến thế.</p><p></p><p>Đẻ ra mà không có chí khí thì chết thôi. Nhưng đã nói rằng người nước Nam này ai cũng đã được ông cha để lại cho một cái khí niều hay ít rồi. Cái khí mà Văn Thiên Tường gọi là chính khí, thì là sông núi, trên thì là nhật tinh nó đầy rẫy trời đất.</p><p></p><p>Nhan cái khí đã có thì không sợ gì nhụt, không sợ gì hèn. Thêm cái chí vào thì không sợ gì yếu gan, không sợ gì bỏ giở việc nữa. Hai thứ cùng luyện, luyện thành chí khí.</p><p></p><p>Chí khí là một cái sức mạnh rất lớn của tâm và của hồn. Người có chí khí lâm vào việc vẫn tỉnh táo, bạo, nhiệt thành, vẫn đủ sức chống chọi, vẫn đủ can đảm nhận công việc, cả quyết biết xấu hổ, không chịu nhục, có khí khái, giữ được phẩm cách con người. Người có chí theo được mãi một mục đích, găp gian nan mà lòng không nản, trên đường xa gối không chồn, vững dạ bền gan, cái chết không doạ nổi.</p><p></p><p>Một người có chí khí là ông Thái Tổ nhà Lê. Làm một người cầy ruộng mà không chịu ép mình, nười năm gian nan mà công việc làm đến được. Gương sáng của ta đó.</p><p></p><p>Có tài năng mà không có chí khí thì tài năng mà làm gì. Không tài năng mà có chí khí thì rồi cũng có tài năng, cũng làm được. Bao nhiêu người thành công, xét đến gốc là nhờ chí khí cả.</p><p></p><p>"Trời mới lạnh cỏ cây thường đã rụng lá. Tuyết xuống dầy mà cây tùng cây bách vẫn xanh tươi. Tùng bách hơn các loài cây là thế". Đó là lời thầy Khổng.</p><p>Chí khí ta quyết là đã có mầm rồi, Hãy bồi bổ lấy nó. Trong đám súng kêu đạn nổ, có cái thủ đoạn anh hùng trong chốc lát, việc vẫn có thể làm được. Nhưng chỗ vắng ngồi một mình, giữ được mình, sai được mình, nếu không có thì có khi phải hàng. Phải gắng gỏi ở lúc ngồi một mình ấy. Những việc nhỏ, cho là nhỏ mà không làm, những cái thắng nhỏ cho là nhỏ mà không thắng, thì làm việc lớn, thắng cuộc lớn sao được. Bởi thế mà mỗi phút, mỗi việc anh phải thắng cả mới được. Trời rét, dậy sớm đi tập thể dục, anh cũng cần gan mới làm nổi. Không đợi người đem nước đến, anh đi múc lấy nước lạnh, cũng phải chí mới làm được. Anh phải bắt, phải bó buộc, phải nghiêm, phải nghiệt với mình anh. Một ngày trăm trận, ở chỗ không một người nào nhìn thấy anh, trận nào anh cũng thắng, ngày nay, ngày mai, ngày nào cũng thế, thế mãi, ấy cái cách luyện chí là thế.</p><p></p><p>Thấy kém, thấy yếu biết là xấu; biết hổ thẹn, càng cố gắng, ấy cái cách nuôi khí ở cả đó.</p><p></p><p>Thanh gươm phải trăm lần rèn mới là quý. Nếu không mài, không rũa, không thiết tha, thì luyện sao được một chí khí anh hùng, không có chí khí anh hùng thì mong sao làm mà chắc được.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 27067, member: 699"] [B][CENTER][SIZE="3"][COLOR="Blue"]Trai nước Nam làm gì? Hoàng Đạo Thúy[/COLOR][/SIZE][/CENTER][/B] [I][COLOR="Purple"]Hoàng Đạo Thúy là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa... đặc biệt là những tác phẩm về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Năm 1943, Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách "Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên rèn luyện trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực, chờ ngày giúp nước. Cuốn sách được viết cách đây hơn 60 năm, nhưng tính thời sự và giá trị giáo dục của tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống ngày hôm nay.[/COLOR][/I] Tôi biết rằng tôi có thể nói thẳng với anh. Hãy nói lại chuyện cũ. Chuyện mấy năm trước đây thôi. Lúc bấy giờ trông xa thì thấy gì? Bốn bể sóng cồn. Mà một khi làn nước phẳng lặng đã nổi giận, sức mạnh không biết đến bực nào. Văn-minh vật-chất chỉ mạnh nuôi cho lòng dục, mà lòng dục đã tha-hồ tung-hoành thì dẹp được nó không phải là việc dễ. Thế-giới đã ốm rồi. Ốm tinh-thần, mà các sác lại nuôi rặt đồ cao-lương thì bệnh khó gỡ đấy. Đã thế mà một trăm ông thày thuốc, ông nào cũng dao cầu cho sắc, viên thuốc cho to, ông nào cũng bốc những bài công phạt, ông nào cũng bỏ đạo vương mà dùng đạo bá cả, không để cho người ta tỉnh lại tinh thần, không để cho người ta hoàn hồn, mỗi ông cứ cậy thuốc mình hay, hay hơn cả tạo vật, chữa không vì bệnh, chữa chỉ để sướng tay, không uống có lẽ ông đè xuống mà đổ thuốc vào họng. Phen này nếu người ốm không chịu gắng gượng, tay chân không chống đỡ, để cho bọn lang băm nó làm liều thì nguy - phải nguy mất: Nghĩ kỹ xem bệnh có những chứng gì? Một phần cậy cái sức mới mẻ của mình, tha hồ mà ước vọng, tha hồ mà bầy vẽ, mong sao các xác mình nó được thoả đến cùng cực, mặt kệ tịnh thần, mặc kệ tâm hồn. Thế rồi bầy vẽ mãi, càng bầy vẽ, cái sác càng ước vọng xa, vì lòng dục đã không bờ, đâm làm rồi đành theo, theo đến chết có lẽ cũng không ngại gì nữa. Tiền đã thành sức mạnh, tiền đã nên cái lẽ vì no mà sống, thì ắt phải làm hết sức, bán hết sức cho ra tiền. Làm đã đành, nhưng mua cũng phải có khách chứ. Phải có khách mua mới được. Thiếu khách, đã vừa làm vừa mua mà dùng cũng không hết; sống để làm ra hàng rồi lại để dùng hàng, cũng chỉ tạm yên thôi. Dùng không hết, nó ùn lại, nó ứ tắc; làm sao cho máy vẫn chạy, tiền vẫn vào, vì thế lâm vào con đường luẩn quẩn, cài vòng khổ vây bao nhiêu mạng người ở trong. Vì đó mà gạo nhiều quá phải đổ bớt xuống bể, hàng nhiều quá phải thiêu bớt đi. Chua chát ở cái chỗ: bên này thiếu, đổ đi, bên kia vẫn có kẻ đói, chết, kẻ túng thiếu. Bọn làm ra hàng nhất định phải bán để ra khỏi vòng khổ, tất nhất định phải bắt người ta trả cho được. Thành ra nước sông đỏ không phải chỉ đỏ ở đất phù xa, hạt mầm dịch tả người ta còn nuôi nó để dùng nữa. Có một phần, cái óc sáng sủa qua một phen choáng váng, thành ra ngây ngất. Quên sức sống của mình nó vẫn thâm trầm, thấy người nhẩy nhót cũng nhẩy nhót cũng ốm nốt. Quay cuồng cả, vì danh làm mê, vì lợi làm mê, vì của ngon vật lạ làm mê. Bệnh điên rồi. Điên thì biết còn giữ làm sao được. Gốc bệnh chỉ là ở chỗ không giữ được bản tính người thôi. Cái đức sáng đã mờ đi, lại không cố làm cho cái sáng cái đức sáng. Bệnh ở tâm ở óc, lại bổ ruột, bổ dạ dày, bằng ăn, bằng chơi thì thế hư mất rồi. Ấy trông ngoài thì thế. Một số nhỏ, tự phụ mình là thượng lưu, ăn dẫu không tất được no, nhưng mặc tất phải sang mới thích. Bọn này gần những người điên nên cũng điên. Những trò tầm thường ở nhà chớp bóng đã cho là hay, có ngờ đâu nó chỉ đủ nhồi vào mấy lỗ hổng trong óc. Thừa thời giờ, không muốn khổ về suy nghĩ, nhọc về học tập, thì quay, thì nhẩy, vì học người thì môn học này thật là tốn công ít nhất. Việc làm đã chỉ cho là một cách kiếm ăn thì kiếm ăn được rồi mà còn được chơi nữa, còn mong ước ao cao xa làm gì. Đã không ai để bận việc gì đến mình, có nhà không phải giữ, có con không phải dạy, còn mất không phải để tâm đến, còn vạ gì kiếm cho ra việc, làm cho được việc, nghĩ đến người ở ngoài mình, lo đến việc ở ngoài mình. Đã lầm tưởng múa may là hoạt động, kêu là là truyền bá, tổ chức là văn hoá, mơ màng là tư tưởng, thì rượu chưa say đã có thuốc phiện. Muốn an ủi cái sức vóc thôi, thì đã có trường đen đỏ, Thế cũng xong, vì chết cũng là một cái xong. Ngoài như thế, trong như thế, khỏi sao làm người ta phải lo âu. Trông thấy quanh mình như thế... Vì cho rằng, sức níu lại không còn được, nên không khởi công níu lại. Ai cũng bảo thôi, muộn lắm rồi Cơn dông đến. Nhiều tay tưởng rằng mạnh chèo chống, không chèo chống. Nhiều giá trị tưởng nhất định mà không nhất định. Bao nhiêu việc thay đổi. Bao nhiêu nỗi thống khổ mà đã biết bao giờ thôi cho. Bên phương Tây kia, chứ chẳng những mấy người biết nghĩ ở bên ta, nhiều người tự hỏi rằng: đã lạc đường rồi ư? Đã điên thật à? Luân lý có lẽ là một giá trị, đạo đức có lẽ là một nhẽ sống. Vật chất làm nguy thật rồi. Nước Pháp nguy. Thống chế Pétin lập lại nền nước, đem những từng trải, những suy xét của ngoài tám mươi tuổi mà làm việc, cũng nhận rằng: phải trả lại giá trị cho những giá trị cũ, giá trị lao công, gia đình nghiêm phép, tổ quốc thiêng liêng; không nói tiền, chỉ nói đức; đừng vội chơi, hãy biết khổ. Mà Thống chế Pétain không phải là một mình, bao nhiêu người cũng thấy như thế. [CENTER]***[/CENTER] Thanh niên nước Nam, anh ạ, hãy thôi đừng chế bác những người mà anh vẫn cười rằng: "ưu thời mẫn thế", những người mà anh cho là kém vì chỗ không biết trẻ, biết vui. Anh nghĩ xem, anh là một phần tử của nhà anh, của nước anh, một hy vọng của đời; nếu mặc đẹp, ăn ngon, uống rượu say, xem trò lạ, nghỉ mát cho thoả, đánh bạc cho giết thì giờ, thì anh quẳng cái tập này đi, nếu anh cho thế là xong, ừ thì là xong. Nhưng nếu anh có gan óc, có sức vóc, thì anh chưa cho thế là xong được. Anh phải tìm lấy một con đường mà đi. Anh phải lập trí, từ hôm nay, từ giờ này mới được. Anh thường phàn nàm về cái của hương hoả của ông cha để lại nó nhẹ nhàng quá. Ông cha ta chẳng để lại được cho ta một cái gì mà mắt thấy được, thật đấy. Nhưng đem nhau tự đâu mà đến cõi đất này, chống phía Bắc, mở phía Nam, mỗi lần thắng đủ làm bất tử cho cả một bộ sử, bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu máu vẩy ra rồi, ông cha ta đã để cho ta một cái hương hoả vô cùng quý, đó là chí khí. Ai dạy được ai cho có chí, nhưng biết rằng trong tâm hồn anh có sẵn mầm mống, nên gọi anh đó. Anh lập chí ngay để mà làm việc cho Tổ quốc. Anh đợi thì rồi lại như những người mấy năm trước đã đợi, rồi thấy chậm mất rồi, lần nào cũng chậm mất rồi vì không lần nào quyết tâm làm cả. Cái cảnh vuốt bụng thở dài, nhìn trời mà than vãn phỏng anh có chịu được không? Nước nhà mong ở anh đấy, đời đợi anh đấy. Khi nói "anh" là nghĩ cả "chị" nữa. Trai anh hùng gái cũng nữ anh hùng. Gọi là anh thư thì vừa không đúng, vừa tục. Khi kề vai vào công việc thì khăn yếm kém gì mày râu, mà trong nhà siêu đỏ thì chống đỡ, còn hỏi làm gì ai là bồng tang, ai là son phấn. Chém tướng phất cờ sao không phải công việc Bà Trưng, Bà Triệu, cương thường nặng gánh ai đã bằng Thị Thuấn, Thị Kim. Vì thế chị không nên khư khư nghĩ hai chữ: "giải phóng" của các bà đòi "quyền". Ai có quyền, ai lung lạc, mà trong một cặp bạn đường trường chia ngay ra làm hai phái đánh nhau. Hãy chung vai mà cùng gánh lấy trách nhiệm, mà khi đọc mấy trang giấy này nhớ cho rằng, anh đó mà cả chị đó. Chí ta lập, cái chí ấy phải bền, phải mạnh. Thày Khổng nói rằng: "Giữa đám ba quan có thể cướp được chủ suý, mà cái chí kẻ thất phu thì không cướp được". Câu nói mạnh mẽ thay, chí người ta có thể vững được đến thế. Đẻ ra mà không có chí khí thì chết thôi. Nhưng đã nói rằng người nước Nam này ai cũng đã được ông cha để lại cho một cái khí niều hay ít rồi. Cái khí mà Văn Thiên Tường gọi là chính khí, thì là sông núi, trên thì là nhật tinh nó đầy rẫy trời đất. Nhan cái khí đã có thì không sợ gì nhụt, không sợ gì hèn. Thêm cái chí vào thì không sợ gì yếu gan, không sợ gì bỏ giở việc nữa. Hai thứ cùng luyện, luyện thành chí khí. Chí khí là một cái sức mạnh rất lớn của tâm và của hồn. Người có chí khí lâm vào việc vẫn tỉnh táo, bạo, nhiệt thành, vẫn đủ sức chống chọi, vẫn đủ can đảm nhận công việc, cả quyết biết xấu hổ, không chịu nhục, có khí khái, giữ được phẩm cách con người. Người có chí theo được mãi một mục đích, găp gian nan mà lòng không nản, trên đường xa gối không chồn, vững dạ bền gan, cái chết không doạ nổi. Một người có chí khí là ông Thái Tổ nhà Lê. Làm một người cầy ruộng mà không chịu ép mình, nười năm gian nan mà công việc làm đến được. Gương sáng của ta đó. Có tài năng mà không có chí khí thì tài năng mà làm gì. Không tài năng mà có chí khí thì rồi cũng có tài năng, cũng làm được. Bao nhiêu người thành công, xét đến gốc là nhờ chí khí cả. "Trời mới lạnh cỏ cây thường đã rụng lá. Tuyết xuống dầy mà cây tùng cây bách vẫn xanh tươi. Tùng bách hơn các loài cây là thế". Đó là lời thầy Khổng. Chí khí ta quyết là đã có mầm rồi, Hãy bồi bổ lấy nó. Trong đám súng kêu đạn nổ, có cái thủ đoạn anh hùng trong chốc lát, việc vẫn có thể làm được. Nhưng chỗ vắng ngồi một mình, giữ được mình, sai được mình, nếu không có thì có khi phải hàng. Phải gắng gỏi ở lúc ngồi một mình ấy. Những việc nhỏ, cho là nhỏ mà không làm, những cái thắng nhỏ cho là nhỏ mà không thắng, thì làm việc lớn, thắng cuộc lớn sao được. Bởi thế mà mỗi phút, mỗi việc anh phải thắng cả mới được. Trời rét, dậy sớm đi tập thể dục, anh cũng cần gan mới làm nổi. Không đợi người đem nước đến, anh đi múc lấy nước lạnh, cũng phải chí mới làm được. Anh phải bắt, phải bó buộc, phải nghiêm, phải nghiệt với mình anh. Một ngày trăm trận, ở chỗ không một người nào nhìn thấy anh, trận nào anh cũng thắng, ngày nay, ngày mai, ngày nào cũng thế, thế mãi, ấy cái cách luyện chí là thế. Thấy kém, thấy yếu biết là xấu; biết hổ thẹn, càng cố gắng, ấy cái cách nuôi khí ở cả đó. Thanh gươm phải trăm lần rèn mới là quý. Nếu không mài, không rũa, không thiết tha, thì luyện sao được một chí khí anh hùng, không có chí khí anh hùng thì mong sao làm mà chắc được. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Trai nước Nam làm gì?
Top