[FONT="]TRÁI ĐẤT CÂN NẶNG BAO NHIÊU[/FONT]
Để xác định khối lượng các vật, người ta dùng cân có 2 đĩa đặt lên trên 2 cánh tay đòn bằng nhau, trọng lượng của một vật là p = mg, trong đó m là khối lượng của vật, g là gia tốc trọng lượng. Khi cân thăng bằng, có nghĩa là khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân. Trọng lượng của các vật tỉ lệ với khối lượng của chúng, nên ở một nơi dùng lực kế đo trọng lượng vật thì cũng biết được khối lượng của vật. Đối với các vật cô cùng lớn như Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời, các hành tinh, các sao thì không thể cân được, để xác định khối lượng của chúng, người ta dựa vào các định luật được nghiên cứu và ứng dụng trong vật lý vũ trụ.
Định luật vạn vật hấp dẫn được Niu – tơn phát hiện và công bố trong tác phẩm “
Các nguyên lý toán học của Triết học tự nhiên” xuất bản năm 1687. Theo định luật này, một vật có khối lượng m ở gần mặt đất chịu tác dụng lực hấp của Trái đất là F = G M ºm / R².
Trong đó , Mº là khối lượng Trái đất, Trái đất có dạng hình cầu nên khối lượng coi như đặt tại tâm, R là bán kính Trái đất, các đại lượng F,m,R trong công thức trên đều có thể xác định được. Nếu biết được hệ số tỷ lệ G ( được coi là hằng số hấp dẫn), thì có thể tìm được khối lượng Mº của Trái đất.
Năm 1798 H.Ca- ven- đi- sơ ( 1731 – 1810) đã tiến hành xác định hằng số hấp dẫn G và năm 1881 P. Von – Jô – li đã xác định được khối lượng Trái đất.
Để xác định hằng số hấp dẫn G, Ca – ven –đi – sơ đã dùng cân xoắn để do lực hấp dẫn. Một sợi dây kim loại đồng nhất, đàn hồi, đầu trên cố định, đầu dưới nối vào một thanh nằm ngang, lực tác dụng lên hai đầu thanh làm cho thanh quay một góc nào đó để cân bằng với momen xoắn, biết momem xoắn và cánh tay đòn sẽ tính được lực tác dụng. dùng hai cân xoắn đồng trục có các cánh tay đòn là T và T’, 2 đầu cánh tay đòn T gắn hai quả cầu khối lượng như nhau là m, 2 đầu cánh tay đòn T’ có hai quả cầu giống nha, có khối lượng là M, lực hấp dẫn giữa các quả cầu m và M làm cho cánh tay đòn T quay một góc cho đến khi cân bằng, m và M cách nhau một khoảng, từ đó tính được giá trị của hằng số G trong hệ đơn vị được dùng bằng công thức : G = Fd²/mM.
Ngày nay, bằng nhiều phép đo chính xác người ta thừa nhận:
G = ( 6,672 59 _+ 0,000 85) .10̄¹¹ m³/ kg.s² ( hệ SI).
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]