• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tra điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (thpt) 2018

Diego

New member
Xu
0
Hãy chọn tỉnh nơi mình thi

  1. TP Hồ Chí Minh
  2. Hà Nội
  3. Bình Phước
  4. Cần Thơ (Mới bổ sung)
  5. Đăk Lăk
  6. Đồng Tháp
  7. Gia Lai
  8. Lâm Đồng
  9. Phú Yên
  10. Sóc Trăng
  11. Thái Bình
  12. Thái Nguyên Góc trên - Tay Phải
  13. Thừa Thiên Huế (Mới bổ sung)
  14. Yên Bái
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

Tuyền Nguyễn

Guest
Phân tích hình tượng "Sóng" trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

B
ài làm:

Xuân Quỳnh nhà thơ của tình yêu, mặc dù thơ chị không chỉ viết về đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh đã để lại một số bài thơ tình thật xuất sắc như: Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát, Thuyền và biển, v.v.. Bài thơ Sóng cũng nằm trong số những bài thơ tình đặc sắc ấy.

Mượn hình tượng Sóng để nói về tình yêu, Xuân Quỳnh bằng cảm nhận riêng đầy nữ tính, hình ảnh sóng lại là một phân thân của chính nhà thơ cùng cất lên tiếng nói của tình yêu đôi lứa. Xuân Quỳnh vừa bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lí tưởng, lại vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực.

Mở đầu bài thơ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương: "Dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ". Sóng mang hai nét tình cảm đối lập, đầy mâu thuẫn. Đó cũng chính là trạng thái khác thường của một trái tim đang cồn cào khao khát yêu đương.
Nhịp hai/ba câu thơ súng đụi, cộng hưởng: Dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. . .đã thể hiện sự đối cực của nhịp sóng và nhịp đập trái tim người con gái đang yêu.

Miêu tả sắc thái, cung bậc khác nhau của sóng liên tưởng đến quy luật tình yêu. Tình yêu là sự dung hòa những sắc thái tình cảm tưởng chừng như đối lập. Tình yêu có quy luật tự nhiên mà lí trí không giải thích được. Người ta tìm đến với tình yêu, soi mình vào tình yêu để tự nhận ra chính bản thân mình.

Nhà thơ còn hình dung ra sóng như thể một con người, con người của suy tư, tìm kiếm. Cũng như sóng, trái tim người con gái không chấp nhận sự tầm thường, luôn khát khao vươn tới cái lớn lao: "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể".

Nhịp thơ thay đổi từ hai/ba chuyển sang một/hai/hai. Một quan niệm mới mẻ về tình yêu vang lên trong sự biến đổi của âm điệu: Nếu sóng không hiểu nổi mình, sóng sẽ dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái bao la khoáng đạt một cách đầy tự tin, chủ động.

Người con gái khao khát yêu thương nhưng không còn cam chịu nữa. Sóng tìm ra bể chính là hành trình nhận thức của chính mình, nhận thức giá trị đích thực của tình yêu: một tình yêu thật say đắm mà cũng thật quyết liệt. Đó là khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh, khát vọng cũng đã làm rạo rực xôn xao trái tim bao người, như sóng biển luôn trường tồn với thời gian. Từ ngàn xưa con người đã đến với tình yêu và mãi còn đến với tình yêu như con sóng ngoài xa kia mải miết chạy vào bờ. "Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ"
Đây là một liên tưởng thú vị, bởi vì cũng như sóng biển tự bao giờ cho tới nay, tình yêu vẫn luôn luôn là nỗi khao khát của con người. Nếu tình yêu là nỗi khát vọng, khát vọng tình yêu là khát vọng vĩnh viễn của con người nhất là của tuổi trẻ. Khát vọng tình yêu làm người ta trẻ lại. Sóng biển cồn cào bởi khát vọng tình yêu, đến với tình yêu con người tìm kiếm sự bất tử cho riêng mình. Từ sự liên tưởng kép ấy, Xuân Quỳnh đã bước đầu lý giải sóng biển để hiểu được sóng lòng. "Ôi con sóng ngày xưa . . . . . Bồi hồi trong ngực trẻ". Từ hình ảnh sóng đi ra khơi xa rồi sóng lại vỗ vào bờ, nhà thơ liên tưởng tới tình yêu. Đấy phải chăng là điều mà Xuân Diệu từng phát biểu: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào.

Cả đoạn thơ trên nói chung về sóng biển và tình yêu, như một quy luật của cuộc sống. Đến đoạn thơ tiếp theo, tình yêu trở nên cụ thể, đó là tình yêu của anh và của em. Ý thơ phát triển rất hợp lý, từ thơ sâu sắc làm nên dáng nét suy tư trong thơ của Xuân Quỳnh: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ nơi nào sóng lên?". "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em". Thắc mắc về biển cả chính là thắc mắc về tình yêu. Bởi vì thắc mắc về tình yêu chính là thắc mắc về người mình yêu. Đó là một hiện tượng tâm lý thông thường trong tình yêu - yêu có nghĩa là rất rõ về người mình yêu. Con sóng từ đối tượng cảm nhận đã được dấy lên thành đối tượng suy tư cũng như tình yêu sóng luôn bất ngờ và đầy bí ẩn khát khao kiếm tìm và lí giải.

Đây là phản ứng tâm lí thông thường của con người trước tình yêu. Xuân Diệu - Xuân Quỳnh đã thú nhận một cách hồn nhiên sự bất lực của mình khi đi lý giải tình yêu. Bởi vậy trái tim yêu không ham phân tích rạch ròi, dẫu nó đòi hỏi nhận thức mãnh liệt: Tìm ra tận bể để suy nghĩ, trăn trở, đó là bức xúc về tình cảm hơn là về trí tuệ. Xuân Quỳnh không đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về tình yêu mà chỉ bộc bạch sự bất lực dễ thương của mình trước điều bí ẩn nhất của con người: Nhà thơ Xuân Quỳnh đã liên hệ tâm lý ấy bằng hình tượng nghệ thuật hồn nhiên, dễ thương và gợi cảm: Vì tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên. "Sóng bắt đầu từ gió. . . . Khi nào ta yêu nhau". Yêu, rõ ràng là thế mà đôi khi cũng không biết nó là gì. Nó cụ thể mà mơ hồ, nó gần gũi mà xa xôi, đơn giản mà phức tạp. Nó như những con sóng với nghệ thuật nhân hóa:
Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được Trí tưởng tượng đã giúp nhà thơ lý giải một hiện tượng của thiên nhiên: Con sóng nhớ biển, nhớ bờ cho nên ngày đêm liên tục vỗ vào bờ. Đâu đây có hình ảnh ý thơ của Xuân Diệu: Bởi đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng (biển). Sóng bắt đầu bằng nỗi nhớ, mang trong mình nỗi nhớ, nỗi nhớ là tín hiệu đầu tiên là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu. Cũng như vậy, yêu có nghĩa là nhớ, nhớ cả trong mơ cũng như khi còn thức. Yêu anh có nghĩa là nghĩ đến anh, luôn luôn nghĩ đến anh: Lòng em nghĩ đến anh/ Cả trong mơ còn thức

Những liên tưởng trên đây giúp ta thấy cách diễn tả của Xuân Quỳnh chân thật và hồn nhiên biết chừng nào. Ở thơ của Xuân Quỳnh có sự liên kết giữa cái hồn nhiên, chân thật ấy với chất suy tư một cách tinh tế và chặt chẽ làm cho bài thơ ánh lên vẻ đẹp của một tâm hồn suy nghĩ. Người ta nói yêu nhau tức là cùng nhau nhìn về một hướng. Còn nhà thơ Xuân Quỳnh của chúng ta thì lại bảo: Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương. Hình ảnh "Hướng về anh - một phương", đó phải chăng là nỗi nhớ trong tình yêu, nhà thơ muốn làm bật lên tình cảm thủy chung duy nhất của người con gái. Tình yêu góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Qua hình tượng "sóng" và "em" Xuân Quỳnh đã nói lên khát vọng chân thành táo bạo, khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt thủy chung nhất của mình.
Dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương thì em cũng chỉ hướng về anh, có anh, cho anh. Nhà thơ lại trở về với hình ảnh những con sóng để làm điểm tựa cho ý tưởng của mình. Bởi vì, dù có xa vời cách trở bao nhiêu, con sóng vẫn tới được bờ: Ở ngoài kia đại dương/ Trăm ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở. Xuân Quỳnh khát khao tin tưởng một tình yêu lớn như sóng biển nhất định sẽ tới bờ dù muôn vời cách trở. Trái tim mẫn cảm mách bảo chị đó trong một hành trình không đơn giản trong nỗ lực luôn vượt lên chính mình để hoàn thiện chính mình. Khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, hóa thân vĩnh viễn trong tình yêu muôn thuở đã kết tinh trong khổ thơ cuối cùng: Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa. Tình yêu là một biểu hiện của cuộc đời, tình yêu chính là cuộc sống. Cho nên đoạn thơ cuối cùng mở rộng tứ thơ - tình yêu không phải chỉ là của anh và em mà tình yêu phải hòa trong biển lớn nhà thơ gọi là "biển lớn tình yêu": Làm sao tan được ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.
Khát vọng của tìmh yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển rộng bao la. Nếu con sóng trong thơ tình Xuân Diệu là con sóng ham cuồng nhiệt thì con sóng trong thơ yêu Xuân Quỳnh lại là con sóng giàu nữ tính bởi khát khao dâng hiến, hy sinh: sẵn sàng góp tình yêu bé nhỏ vào tình yêu rộng lớn để bất tử trong tình yêu. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắo bó mãi mãi với cuộc sống.

Qua hình tượng sóng, người đọc cảm nhậm một cách thấm thía vẻ đẹp của một tâm hồng đầy nữ tính với khao khát một tình yêu vĩnh cửu. Đó cũng là khao khát của muôn người, muôn đời. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng. Sóng với Xuân Quỳnh những lời thơ được viết ra dường như đều trả giá bằng chính trải nghiệm của cuộc đời mình. Đúng như ai đó đã nhận định, Xuân Quỳnh chẳng khác nào một loài xương rồng kiên cường và kỳ diệu trên sa mạc đã vắt kiệt mình để nở những bông hoa tuyệt quý cho đời.
 
T

Tuyền Nguyễn

Guest
SÓNG - Xuân Quỳnh

1. Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà Đông, Hà Tây. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữa đầy trắc ẩn, luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc bình dị đời thường.
- Đặc điểm nổi bật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là chị vừa khát khao một tình yêu lý tưởng và hướng tớ một hạnh phúc bình dị thiết thực: "Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ."

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- "Sóng" là bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biểm Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật và da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim phụ nữ.

3. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Tâm hồn đang yêu tự nhận thức về những trạng thái tâm lý thật khó lý giải của mình về niềm khao khát vươn tới những miền bao la của tình yêu phóng khoáng.
- 5 khổ thơ kế tiếp: Sóng tiếp tục là đối tượng để suy tư về tình yêu và nỗi nhớ tha thiết, cao cả, bền vững, trải qua thử thách nghiệt ngã tình yêu càng thắm thiết và bất diệt.
- 3 khổ thơ cuối: Khát vọng tình yêu hòa trong cuộc đời chung để cái riên của lứa đôi mãi mãi vĩnh hằng. Từ đó nhà thơ thể hiện tâm hồn mình chân thành, sôi nổi, mãnh liệt, mạnh dạn bộ lột khát vọng tình yêu giàu đức hy sinh cửa người phụ nữ.

4. Ý nghĩa hình tượng sóng và nhịp điệu bài thơ.
- "Sóng" là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu. Sóng là một sự hóa thân và phân thân của cái tôi trữ tình - một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. Hai nhân vật trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra (để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng) có lúc lại hòa nhập vào nhau (để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng). Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhầm diễn tả một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ. Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật khá độc đáo của Xuân Quỳnh nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
Cùng với những ý tưởng sâu xa từ hình tượng sóng, người đọc còn bị chinh phục bởi nhịp điệu của câu chữ, đó chính là nhịp điệu của sóng - nhịp điệu của tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
Cả bài thơ được kiến tạo bằng thể thơ 5 chữ với một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, luân phiên như nhịp vỗ của sóng. Nếu như ca dao có Thuyền nhớ bến, đến đợi thuyền, một tình yêu say đắm thiết tha. Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Sóng là hình ảnh thiếu nữ đang sống trong một tình yêu nồng nàn. Sóng lúc thì "dữ dội và dịu êm", có lúc lại "ồn ào và lặng lẽ". Hành trình của sóng là từ sông "Sóng tìm ra tận bể", Sóng bể muôn trùng, tình yêu vô hạn.
Âm điệu bài thơ với nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên. Bài thơ như những cơn sóng lòng lan truyền nhiều thế hệ, đặc biệt là lớp trẻ. Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh là tiềng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình. 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình.

a. Trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu (khổ 1 + 2):

- Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu: Dữ dội và dịu êm/Ồn ào ào và lặng lẽ Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, tìm hiểu tình yêu của người phụ nữ: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể.

Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn "bồi hồi trong ngực trẻ" (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ). - Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình: (Trước muôn trùng sóng bể. Em nghĩ về anh, em. Em nghĩ về biển lớn. Từ nơi nào sóng lên?) Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực một cách rất dễ thương: "Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau".

b. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ: (khổ 5):
- Người con gái đang yêu nhớ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình: (Con sóng dưới lòng sâu. Con sóng trên mặt nước. Ôi con sóng nhớ bờ. Ngày đêm không ngủ được) - Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: "Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗ nhớ hiện về trong ý thức và trong cả tiềm thức. c. Yêu thì tin tưởng, thủy chung (khổ 6+7): - Hình tượng sóng còn là biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ: (Dẫu xuôi về phương bắc. Dẫu ngược về phương nam. Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh - một phương)
- Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt pua mọi cách trở để đến bên nhau với một niềm tin mãnh liệt: (Ở ngoài kia đại dượng. Trăm ngàn con sóng đó. Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vời cách trở. - Niềm tin và lòng thủy chung thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thủy nhất định cũng sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có cách trở. d. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng (khổ 8 + 9): - Người con gái khi yêu cũng bộ lộ một thoáng lo âu: (Cuộc đời tuy dài thế. Năm tháng vẫn đi qua. Như biển kia dẫu rộng. Mây vẫn bay về xa)
- Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt: (Làm sao tan được ra. Thành trăm con sóng nhỏ. Giữa biển lớn tình yêu. Để ngàn năm còn vỗ) - Khát vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những cong sóng hòa vào biển rộng bao la. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mã với cuộc sống, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu. *Yêu cầu nội dung cơ bản: 1. Hình tượng "sóng" trong bài thơ.
- Xuân Quỳnh lại chọn hình tượng con sóng biển để diễn tả sóng lòng, lấy nhịp đập trái tim yêu để tạo nên sức sống của con sóng. Có thể nói "Sóng" là biểu tượng của tâm trạng nhân vật trữ tình, là hóa thân của "Em".
- Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ này còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình tương sóng, không thể không xem xét nó trong mối tương quan với em.
- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt của nhịp điệu bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển. - Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khia cạnh, một đặc trưng nào đó của sóng.

5. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ.
- Qua bàh thơ Sóng, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu "sông không hiểu nổi mình" thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để "tìm ra tận bể", đến với cái cao rộng, cái lớn lao. Đó là những nét mới mẻ, hiện đại trong tình yêu.
- Tâm hồn người phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: "vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên" (Thuyền và biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vật rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top