Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn tế như là niềm tự hào bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc.
Dàn ý phân tích bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Nêu đánh giá chung về vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống thường nhật
- Họ chỉ là những người nông dân hiền lành, chất phác sau “lũy tre làng”, gắn bó với cuộc sống “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng”.
- Những công việc binh đao hoàn toàn lạ lẫm đối với họ: “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng”.
b. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ khi đất nước bị xâm lược
- Trong họ luôn ý thức và rực sáng ngọn lửa của tinh thần yêu nước: “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.”
- Họ là những người nông dân có tinh thần yêu căm thù giặc sâu sắc: “... Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”
- Họ tự nguyện đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược bằng tinh thần anh dũng, quả cảm: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình - Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
c. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong trận nghĩa đánh Tây
- Những người nông dân đã tham gia trận nghĩa đánh Tây với tư thế hiên ngang, tinh thần kiên cường, bất khuất.
-Dù bước vào cuộc chiến với vũ khí, trang bị thô sơ nhưng họ chiến đấu với tâm thế anh dũng, đầy nhiệt huyết và khí thế sục sôi: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.
3. Kết bài
Khái quát về giá trị của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ yêu nước.
Dựa vào dàn ý phân tích trên để bạn có những hướng đi đúng trong bài phân tích. Dưới đây là những bài văn mẫu về tác phẩm, mời bạn đọc tham khảo.
Bài văn mẫu 1 phân tích Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
(Nguồn ảnh: Internet)
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Song cuộc đời ông không hề êm đẹp, năm 1849 ông phải bỏ thi để về chịu tang mẹ. Trên đường đi ông bị đau mắt rồi bị mù, về sau ông ra dạy học và bốc thuốc cho dân, cuối cùng tham gia chống Pháp. Chắc bởi có nhiều thời gian ở gần người dân nói chung và nông dân nói riêng nên ông thấu hiểu sự khổ cực, vất vả nhưng lại mang vẻ đẹp bi tráng, sẵn sàng hi sinh vì dân tộc của nông dân Nam Bộ mà ông đã viết nên một trang văn hào kiệt "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" theo yêu cầu của Đỗ Quang.
Bài tế gồm bốn phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Với bố cục như vậy, Nguyễn Đình Chiểu dựng lên trong mắt người đọc, người nghe một bức tượng đài bất tử về người nông dân.
Ở phần lung khởi, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu lên lí lẽ sống chết. Đó là đứng lên chống lại ngoại xâm bởi súng giặc làm đất rền, còn lòng dân thì trời sẽ tỏ. Bằng phép đối, ông đã nói lên sự căm phẫn của nhân dân trước việc nước nhà bị xâm lăng. Bên cạnh đó, ông còn so sánh cái danh về việc làm ruộng và đánh giặc việc bỏ sức mười năm dỡ công vỡ ruộng, đối với một trận đánh tây, và cái danh mang lại của mười năm chưa thể nào nổi như phao của trận đánh tây đó, danh tiếng hào hùng vang xa như tiếng mõ vang hào hùng, khí thế.
Cũng bởi lẽ sống chết đó, cùng với lòng yêu nước và sự căm thù giặc, căm thù những thói mọi nó giống như kiểu nhà nông ghét cỏ và sự phẫn nộ đó tột độ đến mức muốn ăn gan, muốn cắn cổ bọn giặc ngoại và một nỗi thấu hiểu "nước mất, nhà tan" làm sục sôi và giai cấp nông dân đã đứng lên khởi nghĩa. Đó là những người nông dân côi cút làm ăn trước giờ chuyên cuốc, chuyên cày, bừa, còn việc quân sự như tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, họ chưa từng ngó lấy, chưa từng nhìn ấy thế mà nào phải đợi ai đến, ai bắt, họ đã tự xin ra sức đoạn kình đấu tranh tự nguyện ngay cả khi chưa trở thành người lính. Họ là những người nông dân dũng cảm, chiến đấu không màng sống chết với hình ảnh hùng dũng không ngại sắt thép đang chĩa ra mà đạp rào lướt tới, coi giặc như không hiện hữu; không biết sợ thằng Tây nào đang bắn những đạn nhỏ đạn to, mà xô cửa xông vào liều mình với tất cả nhưng như chẳng có. Mặc dù vũ khí của họ rất thô sơ chỉ là ngọn tầm vông, những chi nài, dao tu, nón gõ nhưng vẫn lao vào địch mà đâm ngang, chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kêu tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. Họ chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc nên sẵn sàng bỏ lại gia đình của riêng. Đây chính là nội dung của phần thích thực.
Trong phần ai vãn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng tiếc thương đối với những người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng và lòng yêu nước bất khuất không sợ hi sinh, trong cuộc chiến Cần Giuộc. "Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ", bởi thế "già, trẻ hai hàng lụy nhỏ", "mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn kia leo lét trong lều", "vợ yêu chạy tìm chồng". Đó là sự xót xa, đau khổ, thương tình đối với các chiến sĩ của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn thể nhân dân Cần Giuộc nói chung.
Đối với phần kết, một lần nữa tác giả nhấn mạnh việc sống ở đời thì phải thờ vua, giặc đến thì phải ra sức bảo vệ nước nhà như những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Những nghĩa sĩ dù đã hi sinh vẫn sẽ mãi tiếp bước cùng dân tộc trong công cuộc gìn giữ đất nước.
Tóm lại, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng của một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tường đai bất tử về những người nông dân Cần Giuộc nói riêng và toàn thể người dân Nam Bộ nói chung đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì đất nước trong thời chiến. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật tạo hình tượng nhân vật kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, và sinh động.
Sưu tầm
Dàn ý phân tích bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Nêu đánh giá chung về vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong cuộc sống thường nhật
- Họ chỉ là những người nông dân hiền lành, chất phác sau “lũy tre làng”, gắn bó với cuộc sống “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng”.
- Những công việc binh đao hoàn toàn lạ lẫm đối với họ: “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng”.
b. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ khi đất nước bị xâm lược
- Trong họ luôn ý thức và rực sáng ngọn lửa của tinh thần yêu nước: “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.”
- Họ là những người nông dân có tinh thần yêu căm thù giặc sâu sắc: “... Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ”
- Họ tự nguyện đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược bằng tinh thần anh dũng, quả cảm: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình - Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
c. Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong trận nghĩa đánh Tây
- Những người nông dân đã tham gia trận nghĩa đánh Tây với tư thế hiên ngang, tinh thần kiên cường, bất khuất.
-Dù bước vào cuộc chiến với vũ khí, trang bị thô sơ nhưng họ chiến đấu với tâm thế anh dũng, đầy nhiệt huyết và khí thế sục sôi: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.
3. Kết bài
Khái quát về giá trị của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ yêu nước.
Dựa vào dàn ý phân tích trên để bạn có những hướng đi đúng trong bài phân tích. Dưới đây là những bài văn mẫu về tác phẩm, mời bạn đọc tham khảo.
Bài văn mẫu 1 phân tích Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
(Nguồn ảnh: Internet)
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Song cuộc đời ông không hề êm đẹp, năm 1849 ông phải bỏ thi để về chịu tang mẹ. Trên đường đi ông bị đau mắt rồi bị mù, về sau ông ra dạy học và bốc thuốc cho dân, cuối cùng tham gia chống Pháp. Chắc bởi có nhiều thời gian ở gần người dân nói chung và nông dân nói riêng nên ông thấu hiểu sự khổ cực, vất vả nhưng lại mang vẻ đẹp bi tráng, sẵn sàng hi sinh vì dân tộc của nông dân Nam Bộ mà ông đã viết nên một trang văn hào kiệt "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" theo yêu cầu của Đỗ Quang.
Bài tế gồm bốn phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Với bố cục như vậy, Nguyễn Đình Chiểu dựng lên trong mắt người đọc, người nghe một bức tượng đài bất tử về người nông dân.
Ở phần lung khởi, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu lên lí lẽ sống chết. Đó là đứng lên chống lại ngoại xâm bởi súng giặc làm đất rền, còn lòng dân thì trời sẽ tỏ. Bằng phép đối, ông đã nói lên sự căm phẫn của nhân dân trước việc nước nhà bị xâm lăng. Bên cạnh đó, ông còn so sánh cái danh về việc làm ruộng và đánh giặc việc bỏ sức mười năm dỡ công vỡ ruộng, đối với một trận đánh tây, và cái danh mang lại của mười năm chưa thể nào nổi như phao của trận đánh tây đó, danh tiếng hào hùng vang xa như tiếng mõ vang hào hùng, khí thế.
Cũng bởi lẽ sống chết đó, cùng với lòng yêu nước và sự căm thù giặc, căm thù những thói mọi nó giống như kiểu nhà nông ghét cỏ và sự phẫn nộ đó tột độ đến mức muốn ăn gan, muốn cắn cổ bọn giặc ngoại và một nỗi thấu hiểu "nước mất, nhà tan" làm sục sôi và giai cấp nông dân đã đứng lên khởi nghĩa. Đó là những người nông dân côi cút làm ăn trước giờ chuyên cuốc, chuyên cày, bừa, còn việc quân sự như tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, họ chưa từng ngó lấy, chưa từng nhìn ấy thế mà nào phải đợi ai đến, ai bắt, họ đã tự xin ra sức đoạn kình đấu tranh tự nguyện ngay cả khi chưa trở thành người lính. Họ là những người nông dân dũng cảm, chiến đấu không màng sống chết với hình ảnh hùng dũng không ngại sắt thép đang chĩa ra mà đạp rào lướt tới, coi giặc như không hiện hữu; không biết sợ thằng Tây nào đang bắn những đạn nhỏ đạn to, mà xô cửa xông vào liều mình với tất cả nhưng như chẳng có. Mặc dù vũ khí của họ rất thô sơ chỉ là ngọn tầm vông, những chi nài, dao tu, nón gõ nhưng vẫn lao vào địch mà đâm ngang, chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kêu tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. Họ chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc nên sẵn sàng bỏ lại gia đình của riêng. Đây chính là nội dung của phần thích thực.
Trong phần ai vãn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng tiếc thương đối với những người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng và lòng yêu nước bất khuất không sợ hi sinh, trong cuộc chiến Cần Giuộc. "Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ", bởi thế "già, trẻ hai hàng lụy nhỏ", "mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn kia leo lét trong lều", "vợ yêu chạy tìm chồng". Đó là sự xót xa, đau khổ, thương tình đối với các chiến sĩ của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn thể nhân dân Cần Giuộc nói chung.
Đối với phần kết, một lần nữa tác giả nhấn mạnh việc sống ở đời thì phải thờ vua, giặc đến thì phải ra sức bảo vệ nước nhà như những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Những nghĩa sĩ dù đã hi sinh vẫn sẽ mãi tiếp bước cùng dân tộc trong công cuộc gìn giữ đất nước.
Tóm lại, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng của một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tường đai bất tử về những người nông dân Cần Giuộc nói riêng và toàn thể người dân Nam Bộ nói chung đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì đất nước trong thời chiến. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật tạo hình tượng nhân vật kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, và sinh động.
Sưu tầm