Hanamizuki
New member
- Xu
- 0
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP N4
1. ~(も)~し、~し~: Không những ~ mà còn ~ ; vừa ~ vừa ~
Giải thích:
Thường dùng để liệt kê lý do, nguyên nhân cho một hành động tiếp sau theo.
Ví dụ:
Vừa đói vừa khát nên tôi muốn ăn một chút gì đó
お腹がすいたし、のどが渇いたし、すこし食べてみたいです。
Cái áo này màu đẹp và thiết kế đẹp. Tôi muốn mua nó
このシャツは色もきれいだし、デザインもいいですね。買いたいですと。
Vì hôm nay là cuối tuần, thời tiết lại đẹp nên công viên rất đông người.
今日は週末だったし、天気がよかったので、公園は人が多かったです。
2. ~によると~そうです~: Theo ~ thì nghe nói là ~
Giải thích:
Dùng để thể hiện lại thông báo, nội dung đã nhận, nghe được.
Ví dụ:
Theo dự báo thời tiết thì ngày mai trời đẹp
天気予報によると、明日は晴れるそうです。
Nghe nói không có gì đáng lo về sóng thần đo động đất sinh ra.
地震によると津波の心配はないであるそうです。
Chú ý:
Đứng trước "によると" là một nguồn thông tin, và đứng sau "によると" là sự truyền đạt lại nội dung thông tin nên không hàm chứa ý chí, cảm xúc, tình cảm của người truyền đạt.
Ngoài ra, còn có thể dùng 「によれば」tương đương như "によると" và dùng thể 「ようです/ らしい」(dường như là/ có vẻ như là) thay cho 「そうです」( nghe nói là).
Theo lời anh ấy nói, thì cái chén này được xem là đồ cổ, và là một vật rất có giá trị。
彼の話によれば、この茶碗は骨董品として価値の高いものだそうだ。
3. ~そうに/ そうな/ そうです~ : Có vẻ, trông như, nghe nói là
Giải thích:
Dùng trong trường hợp thể hiện sự nhận định, đánh giá của người nói dựa trên những gì nhìn thấy hoặc cảm nhận.
Dùng trong trường hợp thể hiện lại những gì đã nghe.
Ví dụ:
Nghe đâu mùa đông năm nay trời sẽ ấm
今年の冬は暖かいそうです。
Nghe nói gạo đang lên giá
米が値上がりしているそうです。
Nghe nói ngày trước khu này là biển cả.
昔はこのあたりは海だったそうです。
Chú ý:
いい → よさそう
そうなN → Dùng như tính từ bổ nghĩa cho danh từ theo sau
そうに → Dùng như trạng từ
4. ~てみる~: Thử làm ~
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị ý muốn làm thử một điều gì đó
Ví dụ:
Tôi muốn ăn thử món ăn lạ đó một lần
一度その珍しい料理が食べてみたい。
Gấu trúc thì tôi chưa từng thấy, nên muốn xem thử một lần
パンダ はまだ見たことがない。一度見てみたいと思っている。
Hôm nọ tôi đã thử đến cửa hàng mà dạo này người ta đang bàn tán
先日最近話題になっている店へいってみました。
Tôi đã quyết định thử đi làm bằng xe đạp, không còn dùng xe máy nữa.
バイクがやめて、自転車通勤をしてみることにした。
5. ~と~: Hễ mà ~
Giải thích:
Diễn tả những sự việc diễn ra hiển nhiên
Dùng để diễn tả cách sử dụng máy móc, thiết bị.
Dùng để chỉ đường
Ví dụ:
Hễ uống rượu là mặt đỏ
酒を飲むと顔が赤くなる。
Hễ lên đến 100 độ thì nước sẽ sôi
水は100度 になると沸騰する。
Ấn nút này thì cửa sẽ mở
このボタンを押すとドアは開きます。
Từ đây, đi thẳng sẽ thấy một tòa nhà to bên tay phải
ここをまっすぐ行くと右手に大きな建物が見えます。
6. ~たら~: Nếu, sau khi ~
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để biểu thị một đông tác hay hành vi nào đó sẽ được làm, hoặc một tình huống nào đó sẽ xảy ra, một sự việc, một động tác hay một trạng thái nào đó chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai.
Ví dụ:
Nếu trời mưa, chắc đường sá sẽ đông người chen chúc.
雨だったら道が混雑するだろう。
Nếu như đắt quá, chắc chắn sẽ không có ai mua.
もしも、あまり高かったら誰も買わないでしょう。
Sau khi đã uống rượu thì tuyệt đối không được lái xe.
お酒飲んだら絶対に運転はするな。
Sau khi lập gia đình tôi muốn nghĩ làm
結婚したら仕事をやめたい。
7. ~なら~: Nếu là ~
Giải thích:
Dùng để diễn đạt một thông tin nào đó về chủ đề mà đối tác hội thoại nêu ra trước đó.
Ví dụ:
Chuyện tiền bạc anh không cần phải lo. Vì tôi có thể xoay xở được
お金のことなら心配しなくていいですよ。何とかなりますから。
Anh có thấy Sato không?
佐藤さん見ませんでしたか?
Sato ha? Lúc nảy anh ấy ở trong thư viện đấy
佐藤さんなら、図書館にいますたよ。
Chuyện ấy tôi đã báo cáo cho giám đốc rồi
例おこならもう社長に伝え手あります。
Chú ý:
Dùng để diễn đạt một thông tin trong phạm vi giới hạn của một chủ đề nêu ra và đánh giá cao nhất trong giới hạn đó. Vế sau của 「Nなら」là thể hiện 「Nが一番だ」hoặc「Nがいい」
8. ~ば~: Nếu ~
Giải thích:
Chúng ta dùng thể điều kiện biểu thị điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó xảy ra. Phần mệnh đề này được đặt ở đầu câu văn. Nếu phần đầu và phần sau của câu văn có cùng chung chủ ngữ thì không thuộc động từ để biểu thị chủ ý
Trường hợp diễn tả điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó diễn ra.
Trường hợp người nói muốn biểu thị quyết định của mình trong một tình huống hoặc khi người nói một điều gì đó.
Ví dụ:
Nếu mùa xuân tới hoa sẽ nở
春が来れば花が咲く。
Nếu chia 10 cho 2 sẽ thành 5
10を2で割れば5になる。
Nếu có tuổi, cơ thể sẽ trở nên yếu đi
年をとれば身体が弱くなる。
Nếu cứ vững tin thì ước mơ sẽ thành hiện thực
信じていれば夢はかなうものだ。
Bất cứ ai nếu được khen sẽ vui sướng.
誰でもほめられればうれしい。
Nếu cơn bão tới gần thì khí áp sẽ tụt xuống
台風が近づけば気圧が下がる。
Nếu kết cục tốt thì mọi chuyện sẽ tốt
終わりよければすべてよし。
Chú ý:
Trong trường hợp phần trước và phần sau của câu có cùng chủ ngữ và động từ trong cả hai phần này đều dùng từ biểu thị chủ ý thì chúng ta không dùng 「~ば」
Nếu đến Nhật thì phải liên lạc với tôi nhé
Đúng : 日本へ来たら、ぜひ練習してください。
Sai : 日本へ来れば、ぜひ練習してください。
9. ~ば~ほど~: Càng ~ càng ~
Giải thích:
Mẫu câu này diễn tả sự biến đổi tương ứng về mức độ hay phạm vi của nội dung được nêu ra ở phần sau câu, khi mà điều kiện được nêu ở phần trước của câu thay đổi. Ở đây bộ phận đứng trước「~ば・~なら」 và phải là cùng một động từ hoặc tính từ.
Ví dụ:
Càng ăn càng mập
食べれば食べるほど太る。
Đồ điện càng mắc tiền càng khó sử dụng
電気製品というのは、高くなればなるほど、使いにくくなる。
Bảng hướng dẫn này càng đọc càng thấy khó hiểu
この説明書は、読めば読むほど分からなくなる。
Càng định nghủ thì mắt càng tỉnh
眠ろうとすればするほど眼が冴えてくる。
Tiếng Nhật càng học càng thú vị
日本語は、勉強ければ勉強するほど面白い。
10. ~たがる~: ....muốn....thích
Giải thích:
Diễn tả tình trạng ngôi thứ 3 muôn, thích điều gì đó.
Ví dụ:
Trẻ con thì chuyện gì cũng muốn biết
子供というものはなんでも知りたがる。
Ba mẹ tôi muốn đi du lịch nước ngoài
両親は海外旅行に行きたがっている。
Vào mùa hè ai cũng muốn ăn những thứ mát lạnh
夏になると、みんな冷たくてさっぱりしたものばかり食べたがる。
11. ~かもしれない~: không chừng ~, có thể ~
Giải thích:
Dùng để diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói. Nó có nghĩa là có khả năng hay một sự việc nào đó đã hoặc sẽ xảy ra. So với 「~でしょう」thì mức độ chắc chắn của mẫu câu này thấp hơn nhiều.
Ví dụ:
Chắc là anh ấy đã ngủ rồi
彼はもう寝てしまったのかもしれない。
Ý tưởng của Yamada vừa nói có thể là một ý tưởng hay đấy.
山田君が言ったそのアイデア、ちょっとおもしろいかもしれないよ。
Có thể là tôi sai lầm
私が間違っているかもしれません。
Có thể là đằng kia yên tĩnh hơn đằng này
ここよりもあっちの方が静かかもしれない。
Có thể là trời sẽ mưa.
雨が降るかもしれない。
12. ~でしょう~: Có lẽ ~
Giải thích:
Dùng để diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói căn cứ vào thông tin có được.
Ở dạng nghi vấn, dùng để hỏi về sự suy xét, phán đoán của người nghe.
Ví dụ:
Ngày mai có lẽ trời sẽ đẹp
明日天気がいいでしょう。
Có lẽ 6h anh ấy sẽ về tới
6時までには彼は帰ってくるでしょう。
13. ~しか~ない: Chỉ ~
Giải thích:
「しか」 được dùng sau danh từ, lượng từ v.v..., và vị ngữ của nó luôn ở thể phủ định. Nó nhấn mạnh phần đứng trước, giới hạn phần đó và phủ định những nội dung khác còn lại. Nó thay thế cho các trợ từ 「が」, 「を」và được thêm vào sau các trợ từ khác. Khác với 「だけ」được dùng với sắc thái khẳng định thì 「しか」được dùng với sắc thái phủ định.
Ví dụ:
Buổi sáng tôi chỉ uống cà phê mà thôi
朝はコーヒーしか飲まない。
Tôi chỉ có thể đợi 10 phút mà thôi
10分しか待てません。
Những chuyện như thế này chỉ có thể nói với bạn bè mà thôi
こんなことは友達にしか話せません。
Mấy tiệm ở khu vực đó chỉ mở cửa tới 6 giờ
あそこの店は6時までしかやっていない。
Bộ phim này, phải 18 tuổi trở lên mới xem được.
この映画は18歳からしか見ることはできない。
14. ~ておく (ておきます)~: Làm gì trước ~
Giải thích:
Dùng để diễn tả việc hoàn thành xong một động tác hoặc một hành vi cần thiết nào đó trước một thời điểm nhất định.
Dùng để diễn tả việc hoàn thành xong một động tác cần thiết nào đó để chuẩn bị cho lần sử dụng sau, hoặc một giải pháp tạm thời nào đó.
Dùng để diễn tả việc giữ nguyên hoặc duy trì một trạng thái.
Ví dụ:
Tôi định học tiếng Nhật trước khi đi Nhật
日本へ行く前に日本語を習っておくつもりです
Tài liệu đó tôi sẽ xem sau, nên anh hãy để ở đó.
その書類はあとで見ますから、そこに置いておいて下さい。
Rượu vang này uống lạnh mới ngon, nên hãy cho vào tủ lạnh trước
このワインは冷たい方がいいから、飲むときまで冷蔵庫にいれておこう。
Tôi đã vẻ sẵng bản đồ trên bảng nhắn tin để cho Yoshiko vẫn tìm được, dù có đến trễ.
よし子が遅れて来てもわかるように、伝言板に地図を書いておいた。
Chú ý:
Trong văn nói thì 「~ておきます」biến thành「~ときます」
Anh sẽ nói chuyện trước với mẹ em nhé
お母さんに話しとくね。
15. ~よう~: Hình như, có lẽ ~
Giải thích:
「~ようです」 là cách nói biểu thị sự suy đoán mang tính chủ quan, dựa trên thông tin mà người nói nhận bằng giác quan của mình. Đôi khi phó từ 「どうも」, với nghĩa là không rõ nội dung mà mình nói là sự thật hay không được dùng kèm theo trong mẫu câu này.
Ví dụ:
Về điểm này có thể nói như sau.
この点については次のようなことが言えよう。
Ở vùng ven núi cò lẽ sẽ có tuyết rơi.
山沿いでは雪になるよう。
Có lẽ từ đầu buổi chiều thời tiết sẽ tốt trên khắp cả nước.
午後からは全国的に晴れよう
Chú ý:
Sự khác nhau giữa「~そうです」 và 「~ようです」
「~そうです」 diễn đạt sự suy đoán trực quan dựa trên quan sát thị giác của mình về cử chỉ hoặc dáng vẻ.
「~ようです」 diễn đạt sự suy đoán của người nói dựa trên thông tin mà mình nghe được hay đọc được.
16. ~とおもう(と思う)~: Định làm ~
Giải thích:
Mẫu câu này được dùng để bày tỏ ý định của người nói và biểu thị rằng ý định của người nói đã được hình thành thừ trước lúc nói và hiện tại vẫn tiếp diễn, được dùng cho ngôi thứ nhất.
Ví dụ:
Tôi đang định đi nhật du học
日本に留学すると思う。
Tôi định vào làm ở trường đại học
大学で働くと思う。
Tôi định đi biển vào kỳ nghỉ này
今度の休みに海へ行こうと思う。
Tôi định đi nhà sách bây giờ.
今から書店へ行こうと思う。
Chú ý:
Mẫu câu 「~とおもっています」có thể được dùng để biểu thị ý định của người thứ ba
Chị ấy đang định đi du lịch
彼女は旅行へ行こうと思っています。
17. ~つもり: Dự định ~, quyết định ~
Giải thích:
Chúng ta dùng [Động từ thể nguyên dạng つもりです] để điễn đạt ý định làm một việc gì đó và [Động từ thể ないつもり] để diễn đạt ý định không làm việc gì đó.
Ví dụ:
Sang năm tôi định đi du lịch Châu Âu.
来年はヨーロッパへ旅行するつもりです。
Thuốc lá thì tôi định không bao giờ hút nữa
タバコは、もう決してすわないつもりです。
Sau chỗ này, anh còn đến viện bảo tàng mĩ thuật nữa phải không?
これから、美術館へもいらしゃいますか?
Vâng, tôi định như thế
ええ、そのつもりです。
18. ~よてい(予定): Theo dự định ~, theo kế hoạch ~
Giải thích:
Chúng ta dùng mẫu câu này để nói về dự định, kế hoạch.
Ví dụ:
Tôi dự định đi du lịch
私は旅行へ行く予定です。
Năm sau tôi dự định đi Nhật
来年日本へ行く予定です。
Tôi dự định mua đồng hồ mới
新しい時計を買う予定です。
Tôi dự định sẽ gửi tài liệu vào ngày mai
明日に書類を送付する予定です。
Theo kế hoạch thì cuối tháng này tôi nghĩ làm
今月に仕事がやめるつもりです。
19. ~てあげる: Làm cho (ai đó)
Giải thích:
Dùng diễn tả hành động mình làm gì cho ai đó.
Ví dụ:
Tôi giúp Kim
キムさんを手伝ってあげました。
Tôi mang hành lý cho bạn
友達の荷物を持ってあげました。
Tôi sẽ cho bạn mượn sách nếu bạn thích
よけるば、本を貸してあげる。
Tôi chụp hình cho e gái mình
私は妹さんに写真を撮ってあげました。
Chú ý:
Chỉ sử dụng ngang hàng hoặc với người thấp hơn mình
20. ~てくれる: Làm cho ~, làm hộ (mình) ~
Giải thích: Diễn tả ai đó làm việc gì đó cho mình, hộ mình.
Ví dụ:
Anh Suzuki đã sửa xe đạp giúp cho tôi.
鈴木さんが自転車を修理してくれました。
Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp mới
父は私に新しい自転車を買ってくれました。
Bạn có thể giúp tôi một tay được không?
あなたは私を手伝ってくれませんか?
Khi nào bạn trả tiền cho tôi?
いつ私のお金返してくれるのですか?
Chú ý: Người nhận chỉ có thể là ngôi thứ nhất ( tôi)
21. ~てもらう~: Được làm cho ~
Giải thích: Diễn tả việc mình được ai đó làm cho một việc gì đó.
Ví dụ:
Tôi đã được một người bạn Nhật dạy cho cách làm món Nhật.
私は日本人の友達に日本料理を教えてもらった。
Tôi đã được anh Yamamoto cho mượn tiền
山田さんにお金を貸してもらった。
Tôi đã được mẹ mua cho cái điện thoại di động
私は母に携帯電話を買ってもらいました。
22. ~ていただけませんか?: Cho tôi ~ có được không?
Giải thích: Đây là mẫu câu để nghị, nhờ vả có mức độ cao hơn, lịch sự hơn [ ~てください」
Ví dụ:
Có thể giúp tôi được không?
今ちょっと、手伝っていただけませんか?
Có thể cầm giúp tôi cái này được không?
これを持っていただけませんか?
Có thể dạy cho tôi tiếng nhật được không
日本語を教えていただけませんか?
Có thể cho tôi mượn cuốn sách này được không?
この本を貸していただけませんか?
23. ~V受身(うけみ): Động từ thể bị động ( Bị, bắt làm gì đó)
Giải thích:
Diễn tả hành động mà người thứ hai thực hiện một hành vi nào đó với người thứ nhất, thì đứng từ phía của người tiếp nhận hành vi là người thứ nhất sẽ sử dụng động từ bị động thể thực hiện.
Trong câu bị động thì người thứ nhất là chủ thể của câu và người thứ hai là chủ thể của hành vi và được biểu thị bằng trợ từ「に」 Diễn tả hành động mà người thứ hai thực hiện một hành vi nào đó đối với vật mà người thứ nhất sở hữu, có nhiều trường hợp hành vi đó gây phiền toái cho người thứ nhất. Ngoài ra chủ thể của hành vi có thể chuyển động.
Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết phải nêu rõ đối tượng của hành vi, thì chúng để nêu việc làm chủ thể của và dùng động từ bị động để biểu đạt.
Ví dụ:
Tôi bị bắt uống rượu
お酒に飲まれました。
Tôi được chị gái nhờ đi siêu thị
私は姉にスーバを頼まれました。
Tôi bị mẹ la 私は母に叱られました。
Chân của tôi bị rắn cắn
私は蛇に足をかまれました。
Hội nghị được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh
会議はホーチミン市で開かれしました。
Tôi bị em gái ăn mất cái bánh
私は妹にケーキを食べられました。
Đồ điện tử của Nhật được xuất đi khắp thế giới
日本の電子品は世界へ輸出されています。
Một cái chén cổ của Trung Quốc được tìm thấy ở Việt Nam
ベトナムで昔の中国の茶碗が発見されました。
Chú ý:
Khi dùng các động từ biểu thị sự "sáng tạo", "tạo ra", "tìm thấy" (ví dụかきます、はつめいします、はっけんします ) thể bị động thì chúng ta không dùng 「に」mà dùng 「によって」để biểu hiện chủ thể của hành vi.
"Truyện Tắt Đèn" do Ngô Tất Tố viết ”Tat Den 物語”は Ngo Tat To によって書かれました。
Máy karaoke do người Nhật phát minh ra. カラオケ機は日本人によって発見されました。
24. V禁止(きんし) : Động từ thể cấm chỉ ( Cấm, không được.....)
Giải thích:
Thể cấm chỉ được dùng ra lệnh cho ai đó không được thự hiện một hành vi nào đó.
Thể này mang mệnh lệnh mạnh, áp đặt và đe dọa, vì thế phạm vi dùng chúng ở cuối câu văn rất hạn chế. Ngoài ra, trong văn nói thì hầu hết các trường hợp các thể này chỉ được nam giới dùng.
Người nam giới có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn nói với người bên dưới mình, hoặc bố nói với con. Nam giới nói với nhau.
Trong trường hợp này thì 「よ」nhiều khi được thêm vào cuối câu để làm 'mềm' lại trạng thái của câu.
Trường hợp ít có điều kiện quan tâm đến người mà mình giao tiếp ví dụ như khi truyền đạt chỉ thị, khi đang làm việc trong phân xưởng, hoặc trong các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, động đất v.v... Ngay cả trong trường hợp như thế này thì cũng chỉ là người nam giới, có vị trí hoặc tuổi cao hơn mới dùng.
Cổ vũ trong khi xem thể thao. Trong trường hợp này thì đôi khi nữa giới cũng dùng.
Khi muốn chú trọng đến sự đơn giản để tạo hiệu quả truyền đạt như trong các ký hiệu giao thông.
Ví dụ:
Không được nghỉ
休むな。
Không dùng điện thoại
携帯電話を使うな。
Không hút thuốc
タバコを吸うな。
25. ~V可能形(かのうけい): Động từ thể khả năng (Có thể làm)
Giải thích:
Động từ khả năng diễn tả một năng lực, tức là việc ai đó có khả năng làm một việc gì đó. Động từ khả năng diễn tả một điề kiện, tức là một việc gì đó có thể thực hiện trong một hoàn cảnh nào đó. Động từ khả năng không diễn tả động tác hoặc hành động mà diễn tả trạng thái.
Khi các động từ này trở thành dạng khả năng thì dùng trợ từ「が」
Ví dụ:
Tôi có thể ăn được sushi
私は寿司が食べられます。
Tôi có thể viết được chữ kanji
私は漢字が読めます。
Anh An có thể đọc báo tiếng Nhật
アンさんは新聞の日本語が読めます。
Tôi có thể nấu được món Ấn Độ
インド料理が作れます。
Núi Phú Sĩ có thể được nhìn thấy từ tàu điện
新幹線から富士山が見えます。
26. ~V使役( しえき): Động từ thể sai khiến ( Để/ cho, làm cho~)
Giải thích:
Động từ sai khiến biểu thị một trong hai nghĩa là "bắt buộc" hoặc "cho phép".
Được dùng trong những trường hợp khi mà quan hệ trên dưới rõ ràng, ví dụ như bố mẹ - con cái, anh trai - em trai, cấp trên - cấp dưới v.v.... Và người trên bắt buộc hoặc cho phép người dưới làm một việc gì đó.
Ví dụ:
Giám đốc đã yêu cầu thư ký đánh máy
社長は秘書にタイプを打たせた。
Giám đốc đã cho tôi mượn trước số lương chưa lãnh.
社長は給料を前借りさせてくれた。
Chú ý:
Ví dụ 1 biểu thị nghĩa "bắt buộc", ví dụ 2 biểu thị nghĩa "cho phép" Trong trường hợp người trong một nhóm (ví dụ công ty) nói với người ngoài về việc cho người ở trong cùng nhóm với mình làm một việc gì đó, thì câu sai khiến được dùng bất kể quan hệ trên dưới thế nào.
Ví dụ dưới đây là thể hiện điều đó:
Tôi sẽ cho nhân viên phụ trách đến sửa ngay
すぐに係りの者を伺わせます。
Khi động từ là động từ chỉ tình cảm, tâm trạng như 「あんしんする」、「しんぱいする」、「がっかりする」、「よろこぶ」、「かなしむ」、「おこる」v.v...thì chúng ta cũng có thể dùng thể sai khiến, như ví dụ dưới đây:
Tôi đậu đại học làm cho ba má rất vui
大学に入たする両親がよころぶさせた。
27. ~V使役受身(しえきうけみ):Động từ thể bị động sai khiến ( Bị bắt làm gì đó)
Giải thích:
Cách chia động từ sang thể bị động sai khiến
Nhóm I: đổi いthành あrồi thêmせられる
Ví dụ: かきます → かかせられます。 はなします → はなさせられます。
Chia rút gọn:
書かせられます → 書かされる
話させられます → Không chia được do trở ngại do phát âm
Nhóm II: bỏ る đuôi thêm させられる
Ví dụ: 見ます → 見させられます。 あけます → あけさせられます
Nhóm III: します → させられます。
きます → こさせられます。
N1 bị N2 bị bắt làm gì đó Diễn tả hành động bị bắt phải làm gì đó
Ví dụ:
Hôm qua, tôi đã bị mẹ bắt phải học đến 3 tiếng đồng hồ.
昨日は、お母さんに3時間も勉強させられた。
Tôi đã bị ép buộc phải uống rượu
お酒を飲まされた。
Hình như anh Yamashita ngày nào cũng bị buộc phải làm thêm đến khuya.
山下さんは、毎日遅くまで残業させられているらしい。
Tôi bị bắt chuyển công tác ra nước ngoài
海外に転勤させられる。
28. ~なさい~: Hãy làm .... đi
Giải thích:
Diễn tả một đề nghị, một yêu cầu Đây là mẫu câu thể hiện hình thức mệnh lệnh. Mẫu câu này thường được dùng trong các trường hợp cha mẹ nói với con cái, giáo viên nói với học sinh v.v.., nó ít nhiều nhẹ nhàng hơn thể mệnh lệnh của thể động từ nữ giới thường sử dụng mẫu câu này hơn là thể mệnh lệnh của động từ. Nhưng mẫu câu này không dùng để nói với người trên.
Ví dụ:
Ồn ào quá. Im lặng chút đi
うるさい。すこし静かにしなさい。
Đi ngủ sớm đi, mai còn phải đi học nữa
明日も学校があるんだから、早く寝なさい。
Hãy đọc câu sau và trả lời bằng kí hiệu
次の文を読んで、記号で答えなさい。
Hãy gọi cho tôi lúc 9 giờ
9時に私に電話しなさい。
29. ~ても (V/ A/ N) : Ngay cả khi, thậm chí, có thể....
Giải thích:
Mẫu câu「Vてもいいです」 dùng để biểu thị sự đựơc phép làm một điều gì.
Nếu chuyển mẫu câu 「Vてもいいです」thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.
Ví dụ:
Tôi vào có được không?
入ってもいいですか?
Xin mời anh vào どうぞ。
Ở đấy hình như có thể đậu xe từ 8h tối đến 6h sáng
あそこは、夕方八時から朝六時までは駐車してもいいらしい。
Mẹ tôi bảo, trong tương lai, tôi có thể thích gì thì làm nấy
母は、将来は、私の好きなようにして(も)いいと言った。
Có thể dùng nước tương nêm vào thay cho rượu vang.
ワインのかわりに、しょうゆで味をつけてもいい。
30.~てしまう~: .....Xong, lỡ làm....
Giải thích:
Thể hiện tình trạng hoàn toàn xong quá trình động tác Được sử dụng để diễn đạt tâm trạng tiếc nuối, hối hận, hối tiếc
Ví dụ:
Làm xong bài tập này thì có thể đi chơi
この宿題をしてしまったら、遊びにいける。
Vì đi trong mưa nên tôi đã bị cảm
雨の中を歩いて、風邪をひいてしまった。
Tôi đã để quên cây dù trong xe điện mất rồi
電車の中にかさを忘れて来てしまった。
Tôi đã lỡ biết những điều không được phép biết.
知ってはいけないことを知ってしまった。
Nghe nói anh ta đã bị bạn bè ghét bỏ.
彼は、友達に嫌われてしまったと言う。
31. ~みたい: Hình như ~
Giải thích:
Diễn tả hành động, sự việc theo sự suy đoán của người nói.
みたい xem như là một tính từ な
Ví dụ:
Tôi thi đậu rồi. Thật cứ như là chuyện bịa
私が合格するなんてうそみたい。
Cho đến khi quen được tiếng nói của vùng đó, quả thật tôi cứ như là nghe tiếng nước ngoài.
その地方の方言に慣れるまでは、まるで外国語を聞いているみたいだった。
Hình như không ai biết tên thật của cô ấy.
誰も彼女の本名を知らないみたいだ。
Hình như bị cảm rồi
どうもかぜをひいたみたいだ。
Hình như có cái gì đó bị khét. Có mùi rất lạ.
何か焦げているみたいだ。へんなにおいがする
Chú ý: Thường đi kèm với 「まるで」
32. ~ながら~: Vừa.....vừa
Giải thích: Diễn tả hai hành động cùng xảy ra một thời gian
Ví dụ:
Mẹ tôi vừa hát ngân nga vừa chuẩn bị bữa ăn chiều.
母は鼻歌を歌いながら夕飯の用意をしている。
Lái xe mà không nhìn thẳng về phía trước thì thật là nguy hiểm
よそ見をしながら運転するのは危険です
Vừa nghe nhạc vừa học
音楽を聴きながら勉強する。
Chúng ta ghé vào đâu đó vừa uống cà phê vừa nói chuyện đi.
その辺コーヒーでも飲みながら話しましょう。
33. ~のに : Cho..., để...
Giải thích: Được sử dụng như là danh từ Thường theo sau là các động từ つかう、いい、べんりだ、やくにたつ、「時間」がかかる。
Ví dụ:
Dụng cụ này dùng để cắt ống
この道具はパイプを切るのに使います。
Máy sưởi là cái không thể thiếu để có thể sống dễ chịu qua mùa đông
暖房は冬を快適に過ごすのに不可欠です。
Cần có thời gian để thuyết phục anh ấy.
彼を説得するのには時間が必要です。
Mất hơn 3 tiếng để làm xong bài tập.
宿題するのに3時間がかかります。
34. ~はずです: Chắc chắn ~, nhất định ~
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị rằng người nói, dựa trên một căn cứ nào đó, phán được là chắc chắn việc đó sẽ xảy ra. Mẫu câu này dùng để biểu thị rằng người nói tin chắc vào điều đó Mẫu câu này dùng để thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận, hoài nghi.
Ví dụ:
Anh Yamada ngày mai có đi hợp chứ?
山田さんも明日の会議には出席するんですか?
Chắc là có, sáng nay anh ấy có gọi điện thoại nói là sẽ đi hợp
来るはずですよ。明日電話がありましたから。
Tôi đã bỏ cẩn thận vô giỏ rồi vậy mà về nhà không thấy cái bóp đâu hết.
ちゃんとかばんい入れたはずなのに、家に帰ってみると財布がない。
Tài liệu này sai rồi 書類、間違っていたよ。
Vậy ư? Tôi đã kiểm tra kĩ lắm rồi mà. Xin lỗi anh.
えっ、よく確かめたはずなんですけど。すみません。
35. ~はずがない: Không có thể ~, không thể ~
Giải thích: Thể hiện sự nghi ngờ sâu sắc của người nói về chuyện không thể có, phi lý.
Ví dụ:
Một người đôn hậu như thế, làm gì có chuyện đi làm một việc kinh khủng như vậy?
あの温厚な人がそんなひどいことをするははずがない。
Không thấy cuốn tạp chí. Làm gì có chuyện đó. Em mới để nó ở trên bàn mà.
雑誌がない。そんなはずがない。さっき机の上に置いたんだから。
36. ~ずに: không làm gì ~
Giải thích:
Mẫu câu này là mẫu câu rút ngắn của thể「~ないで」 diễn tả chuyện không làm việc gì đó nhưng mang trạng thái tiếc nuối, ân hận. Mẫu câu này thường sử dụng trong văn viết
Ví dụ:
Tôi đi học mà quên mang theo bài tập
宿題を持たずに、学校へ行ってしまった。
Xin gắng sức làm cho đến cùng, đừng bỏ cuộc
あきらめずに最後まで頑張って下さい。
Có nhiều người uống thuốc mà không xem hướng dẫn
薬の説明よくを読まずに使っている人は多いようです。
Ăn xong mà không đánh răng thì bị sâu răng đó
食事のあとで歯を磨かずに、虫歯をされました。
Ngày hôm qua tôi đi câu cá mà không đi học
昨日学校へ行かずに、魚を釣りしまった。
37. ~ないで: Mà không ~
Giải thích:
V-ない形ないで: Mà không
V1-ない形ないで, V2 : Không thực hiện hành động 1 khi có hành động 2
V1-ない形ないで, V2 : Không thực hiện hành động 1 mà thực hiện hành động 2
Ví dụ:
Đi học mà không ăn sáng
朝ごはんを食べないで学校へ行きます。
Ra ngoài không mang theo tiền
お金を持たないので出かけます
Cô ấy sống cả đời độc thân không hết hôn
彼女は一生結婚しないで独身をとおした。
Không được đi ngủ mà không đánh răng
歯を磨かないで寝てはいけません。
Tôi đi mà không đặt chỗ trước nên bị hết chỗ không vào được
予約しないで行ったら、満席で入れなかった。
38. ~かどうか: ~ hay không
Giải thích: Khi muốn lồng một câu nghi vấn không dùng nghi vấn từ vào trong câu văn thì chúng ta dùng mẫu câu này.
Ví dụ:
Anh ấy đến hay không đến anh biết không?
あの人が来るかどうか知っていますか?
Sổ hộ chiếu ấy thật hay giả thì là một điều đáng nghi
そのが本物のパスポートかどうかはあやしい。
Phải xem thử thì mới biết cuốn phim ấy có hay hay không?
その映画は面白いかどうかは見てみなければ分からない。
Không biết là một lời khuyên như thế này có thể giúp ích được cho anh hay không?
このようなアドバイが適切かどうか分かりませんか?
39. ~という~: Có cái việc ~ như thế
Giải thích: Dùng để nêu lên nội dung của vấn đề.
Ví dụ: ở công ty này có qui định làm việc tới 5h
この会社には、仕事は5時までだという規則がある。
Có cái biển hiệu là [ xin dừng lại]
「止まって下さい」という標識 があった。
Tôi nhận được thông báo là em tôi đã đậu đại học
弟が大学に合格したという知らせを受け取った。
Tôi đã nhận được liên lạc nói là cô ấy sẽ tới trễ 1 ngày
彼女の到着が一日遅れるという連絡が入った。
40. ~やすい: Dễ ~
Giải thích:
Dùng để biểu thị việc làm một việc gì đó là dễ.
Dùng để biểu thị tính chất của chủ thể (người hoặc vật) là dễ thay đổi, hoặc biểu thị một việc gì đó dễ xảy ra.
Ví dụ:
Cây bút này rất dễ viết
このペンはとても書きやすい。
Vì「シ」 và「ツ」 trong chữ Katakana dễ nhầm, nên hãy cẩn thận
かたかなの「シ」と「ツ」は間違えやすいので気をつけてください。
Đồ chơi đó dễ vỡ, nguy hiểm đó.
そのおもちゃは壊れやすくて危ない。
Nghe nói vì có thể tạng dễ mập, nên anh ấy đang cố gắn để không ăn nhiều quá.
彼は太りやすい体質なので、食べ過ぎないようにしているそうだ。
Thành phố đó có vật giá rẻ, con người cũng tử tế, nên là một nơi dễ sống
その町は物価も安く、人も親切で住みやすいところです
41. ~にくい~:Khó ~
Giải thích:
Dùng để biểu thị việc làm một việc gì đó là khó
Dùng để biểu thị tính chất của chủ thể (người hoặc vật) là khó thay đổi, hoặc biểu thị một việc gì đó khó xảy ra.
Ví dụ:
Chữ kanji rất khó viết
漢字は書きにくいです。
Đó là một nội dung hơi khó nói trước đám đông
人前ではちょっと話しにくい内容なのです。
Đồ ăn của nhà hàng này có vị hơi khó ăn
Chú ý:
「にくい」Chia cách giống tính từ đuôi「い」
Cây bút này khó sử dụng, nên tôi không dùng
このペンはとても使いにくくて使わない。
42. ~てある: Có làm gì đó ~
Giải thích:
Mẫu câu này thể hiện trạng thái của chủ thể N, thường được dùng khi ai đó trong quá khứ đã tác động lên chủ thể N, thông qua việc thực hiện hành động Vて, kết quả của hành động đó vẫn đang lưu giữ ở hiện tại.
Ví dụ:
Trên bàn có cuốn sách
机の上に本が置いてあるです。
Trên bảng có viết chữ "Goobye" bằng tiếng Anh
黒板に英語"Goobye" と書いてあった。
Khi tôi thức dậy thì bữa sáng đã chuẩn bị sẵn rồi
起きてみると、もう朝食が作って会った
Cửa sổ mở sẵn là để cho thoáng khí
窓が開けてあるのは空気を入れ替えるためだ。
Trong tủ lạnh có trái cây
冷蔵庫に果物が入れてある。
Chú ý:
- Vて là tha động từ
- Vてあるchỉ là mẫu câu miêu tả trạng thái của sự vật là như thế, người nói chỉ đang miêu tả trạng thái.
- Không dùng Vてある để miêu tả trạng thái của những chủ thể to, khó di chuyển như tòa nhà...
43. ~あいだに~(間に):Trong khi, trong lúc, trong khoảng ~
Giải thích:
Diễn tả khoảng thời gian diễn ra một trạng thái hay hành động kéo dài
Đứng sau từ này sẽ là câu diễn đạt hành động hay sự việc được tiến hành vào một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian trên.
Ví dụ:
Trong khi tôi đi vắng thì bạn tôi tới thăm
留守の間に友達が訪問しました。
Hãy gị điện thoại cho tôi một lần trong khoảng từ 9 đến 10h
9時から10時までの間に一度電話を下さい
Tôi quyết định ra khỏi nhà trong khi mọi người trong gia đình còn ngủ
家族がみんな寝ている間に家を出ることにした。
Tôi muốn đi du lịch với bạn trong khi còn độc thân
独身の間に友達と一緒に旅行した。
Trong giờ học tôi đã 3 lần đặt câu hỏi.
授業の間に3回質問をした。
44. ~く/ にする~: Làm gì đó một cách ~
Giải thích: Biểu thị ai đó đã làm biến đổi một đối tượng nào đó
Ví dụ:
Anh làm em vui
君は僕を嬉くする。
Tôi làm sạch nhà bếp
食堂をきれいにする。
Tôi chỉnh âm thanh nhỏ lại
音を小さくする。
Tôi giảm lượng đường chỉ còn một nữa
砂糖の量を半分にしました。
45. ~てほしい、~ : Muốn (ai) làm gì đó ~
Giải thích: Biểu đạt kỳ vọng, yêu cầu của người nói đối với người khác
Ví dụ:
Tôi muốn cha mẹ sống lâu
両親には、いつまでも元気で長生きしてほしい。
Trong dịp sinh nhậ, tôi muốn ba tặng cho tôi bộ quần áo mới
誕生日に、父に新しい服をあげてほしいです。
Đợt triển làm này tôi muốn có nhiều người tới tham quan
この展覧会には、たくさんの人に来て欲しい。
Tôi muốn em gái tôi lúc nào cũng xinh đẹp
妹にはいつまでもきれいでいてほしい。
46. ~たところ~: Sau khi ~, mặc dù ~
Giải thích: Diễn tả sau khi làm việc gì đó thì có kết quả như thế nào Diễn tả kết quả ngược lại kỳ vọng, dự báo.
Ví dụ:
Khi tôi tới phòng học xem sao thì chưa có học sinh nào tới cả
教室に行ってみたところが、学生は一人も来ていなかった。
Khi tôi ngỏ ý nhờ thầy thì được thầy chấp thuận ngay
先生にお願いしたところ、早速承諾の返事をいただいた。
Sau khi ăn cơm thì tôi bị đau bụng
食事をしたところ、お腹が痛いしました。
Khi tôi liên lạc với bộ phận lo chuyện thất lạc hành lí thì được biết hành lí đã được chuyển đến nơi rồi
駅の遺失物係に問い合わせたところ、届いているとのことだ。
47. ~ことにする~:Tôi quyết định
Giải thích: Diễn tả sự quyết định, ý định về hành vi tương lai và được sử dụng cho ngôi thứ nhất.
Ví dụ:
Từ nay về sau, ta nên kiêng, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
これからはあまりあまい物は食べないことにしよう。
Tôi quyết định sẽ chạy bộ từ ngày mai
明日からジョギングすることにしよう。
Vì sức khỏe nên tôi sẽ ăn nhiều rau.
健康のためにたくさん野菜を食べました。
48. ~ことになっている~: Dự định ~, quy tắc ~
Giải thích: Diễn tả sự dự định hay quy tắc.
Ví dụ:
Theo quy định, trường hợp gian lận sẽ bị đánh hỏng
規則では、不正をおこなった場合は失格ということになっています。
Ngày mai tôi định đi thăm thầy giáo
明日は先生に訪問ことになっています。
Theo quy định, khi nào nghỉ học phải báo cho nhà trường biết
休むときは学校に連絡しなければならないことになっています。
Chú ý: Khi dùng với ý chỉ quy tắc, được dùng nhiều với từ ngữ Cấm, cho phép Pháp luật cấm dùng trẻ em để lao động 法律で子供を働かせてはいけないことになっています。
49. ~とおりに~(~通りに):Làm gì...theo ~, làm gì...đúng theo ~
Giải thích:
- Dùng để diễn tả bằng chữ viết, động tác, lời nói v.v...(Động từ 2) một việc gì đó theo đúng như đã nghe hoặc học v.v..(Động từ 1). Động từ 1 để ở thể nguyên dạng nếu động tác mà nó biểu thị sẽ được thự hiện trong tương lai, hoặc để ở thể 「た」nếu động tác đã được thực hiện.
- Dùng để biểu thị một động tác nào đó được thực hiện theo đúng nội dung đã được biểu thị trong danh từ.
Ví dụ:
Hãy viết theo tôi nói
わたしが言ったとおりに書いてください。
Hãy cắt theo đường này
線のとおりに、紙を切ってください
Nói lại đúng những gì đã thấy
見たとおりに、話してください
Lắp dúng theo bảng hướng dẫn
説明書のとおりに、組み立てました。
50. ~ところに/ところへ~ : Trong lúc ......
Giải thích:
Sử dụng cho trường hợp diễn tả sự việc xảy ra làm thay đổi, biến đổi sự việc tình hình ở một giai đoạn nào đó. Và thường sự việc xảy ra làm cản trở, quấy rầy tiến triển sự việc, cũng có trường hợp làm thay đổi hiện tượng theo hướng tốt.
Ví dụ:
Đúng lúc vừa sắp ra ngoài thì trời mưa
出かけようとしたところに雨が降りました。
Trong lúc đang đi chơi với bạn thì gặp mẹ
友達と一緒に行ってところに、母が会いました
Cuối cùng cũng thống nhất được ý kiến là sẽ thực hiện thì đúng vào lúc ấy lại gặp trở ngại bất ngờ.
ようやく実行すれ方向に意見がまとまったところへ思わぬ邪魔が入った。
51.~もの~: Vì ~
Giải thích:
Diễn tả lý do biện minh tính chính đáng của mình và đặt ở cuối câu văn. Phụ nữ hay bọn trẻ thường sử dụng trong cuộc hội thoại Hay sử dụng cùng với「だった」
Ví dụ:
Tuyết đã rơi rồi, làm sao mà đi được
雪が降ったんだもの。行けるわけないでしょう。
Vì là mẹ, nên lo lắng cho con là chuyện đương nhiên
母ですもの。子供の心配をするのは当たり前でしょう
A - Ở lại một tí nữa đi
もうすこしいたら。
B - Tôi còn rất nhiều chuyện phải làm, nên phải về thôi
いっぱいやることがあるんだもの。帰らなくちゃ。
Chú ý: Có khi biến âm thành「もん」 , cả nam và nữ cũng sử dụng được nhưng đối tượng sử dụng là những người trẻ tuổi để diễn tả lý do biện minh cho chính mình.
52. ~ものか~: Vậy nữa sao?...
Giải thích:
Cách nói cảm thán : Có chuyện đó nữa sao?/ có việc vô lý vậy sao? Thường dùng trong văn nói và chuyển thànhもんか Hoặc chuyển thành ものだろうか
Ví dụ:
Làm gì có chuyện như thế?
そんなことがあるんもんか。
Dù có được rủ, cũng không ai đi đâu
誘われたって、誰が行くものか。
Tôi không nhờ những người như thế đâu
あんな人に、頼むもんか。
Ai mà cần những thứ như thế
そんなもの必要なもんか。
53. ~ものなら: Nếu ~
Giải thích: Nếu ~ ( dùng khi hi vọng vào một điều gì đó khó thực hiện hoặc là ít khả năng thực hiện - cách nói lạnh lùng )
Ví dụ:
Nếu bệnh tình của mẹ mà được chữa khỏi thì thuốc có mắc đến mấy tôi cũng mua
母の病気が治るものなら、どんな高価な薬でも手に入れたい。
Nếu có thể thì hãy tự làm một mình
自分一人でやれるものならやってみなさい。
Nếu mà cho người đó mượn tiền thì sẽ không bao giờ trả lại tiền cho bạn đâu
あの人にお金を貸そうものなら、決して返してくれませんよ。
Chú ý:
Hay dùng với các từ mang ý chỉ khả năng. Trong hội thoại có khi dùng「もんなら」 Khi nhìn con ốm, nếu mà ốm thay được thì tôi sẽ ốm thay 病気の子供を見ていると、代われるものなら代わってやりたいと思う
54. ~ものの~:Mặc dù .....nhưng mà ~
Giải thích: Dùng là ~, nói.....là ~ đương nhiên mà không có kết quả tương ứng.
Ví dụ:
Tôi đã mua giày leo núi rồi, nhưng vì bận rộn nên không đi được
新しい登山靴を買ったものの、忙しくてまだ一度も山へ行っていない。
Thiệp mời thì đã gửi đi, nhưng những chuyện khác thì vẫn chưa chuẩn bị gì cả
招待状は出したものの、まだほかの準備は全くできていない。
Tuy nói là sẽ làm công việc này trong ngày hôm nay, nhưng có vẻ tôi cũng không thể nào làm được.
今日中にこの仕事をやりますと言ったものの、とてもできそうにない。
55. ~ように:Để làm gì đó.....
Giải thích:
Động từ 1 biểu thị một mục đích hay mục tiêu, còn động từ 2 biểu thị hành động có chủ ý để tiến gần tới hoặc đạt tới mục tiêu hoặc mục đích đó.
Ví dụ:
Tôi đã chi chú cách đọc lên trên tên để ngay cả trẻ em cũng có thể đọc được
子供にも読めるように名前にふりがなをつけた。
Xin nhớ đừng bỏ quên đồ
忘れ物をしないようにしてください。
Trong giờ học xim đừng nói chuyện
授業中はおしゃべりしないように。
Tôi sẽ ghi chú lại trong vở để khỏi quên
忘れないようにノートにメモしておこう。
56. ~ために~: Để ~, cho ~, vì ~
Giải thích: Mẫu câu này dùng để biểu thị mục đích
Ví dụ:
Làm việc từ sáng đến tối để mua nhà
家を買うために朝から晩まで働く。
Tôi đã đi tắm hơi để giải tỏa sự mệt mỏi
疲れをいやすためにサウナへ行った。
Tôi ăn nhiều rau vì sức khỏe
健康のためにたくさん野菜を食べます。
Tôi tốn nhiều thời gian và tiền để học ngoại ngữ
外国語を習うためにこれまでずいぶん時間とお金を使った。
Chú ý:
Sự khác nhau giữa 「~ように」và「~ために」 Khi dùng「~ように」 thì động từ không biểu thị chủ ý được dùng Còn trong trường hợp dùng 「~ために」thì động từ biểu thị chủ ý được dùng
57.~ばあいに~(~場合に): Trường hợp ~, khi ~
Giải thích:
Là cách nói về một trường hợp giả định nào đó. Phần tiến theo sau biểu thị cách xử lý trong trường hợp chưa hoặc kết quả xảy ra.
Phần đứng trước「ばあい」 là động từ, tính từ hoặc danh từ. Vì 「ばあい」là danh từ nên cách nối nó với từ đứng trước tương tự như cách bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:
Trường hợp trời mưa thì sẽ hoãn.
雨天の場合は順延します。
Trường hợp ấy thì buộc phải làm như vậy
あの場合にはやむを得なかった
Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn thì gọi 114
火事の場合は、114をかけます。
58. ~たほうがいい~・~ないほうがいい~: Nên ~, không nên ~
Giải thích: Dùng để khuyên nhủ, góp ý cho người nghe
Ví dụ:
Bệnh như thế thì nên đi tới bác sĩ
そんなに病気がだったら、医者に行ったほうがいい。
Em nên trực tiếp nói thì tốt hơn anh nói
僕が話すより、君が直接話すほうがいいと思う
Cô ấy hay nói lắm, đừng nên kể với cô ấy
あの人おしゃべりだから、あまり無理をしないほうがいいと思う。
Chú ý:
Động từ có thể dùng ở dạng từ điển, nhưng dạng phủ định thì có thể dùng「。。。。ない」không sử dụng công thức「なかったほうがいい」 Không nên nói chuyện với người ấy
O あの人には話さないほうがいいよ。
X あの人には話さなかったほうがいいよ。
59. ~んです~:(Đấy) vì ~
Giải thích: Dùng để giải thích một sự thật hay đưa ra một lý đo
Ví dụ:
A- Bạn bị sao vậy? Có vẻ không khỏe nhỉ
どうしたんですか?元気がありませんね
B -Tôi bị cảm
ちょっとかぜなんです。
Tại sao lúc nảy anh không nói chuyện với anh Wang
どうしてさっき ワンー さんとしゃべらなかったの?
Vì tôi hơi ngại anh ấy
あの人はちょっと苦手なんです。
Chú ý:
Là dạng lịch sự của「んだ」 . Cũng nói là「のです」
Vì ngon quá nên tôi đã lỡ ăn hết
あまりおいしかったんで、全部食べてしまった。
Xin lỗi vì tới trễ. Vì nữa đường tôi bị kẹt xe. 遅くなってすみません、途中で渋滞に巻き込まれてしまたのです。
60. ~すぎる~: Quá ~
Giải thích: Biểu hiện sự vượt quá giới hạn cho phép của một hành vi hoặc một trạng thái. Chính vì thế, thông thường mẫu câu thường nói về những việc không tốt
Ví dụ:
Tarou, chơi nhiều quá đấy
太郎、遊びすぎですよ。
Tối qua tôi ăn quá nhiều sasimi
夕べ刺身をたべすぎました。
Do coi tivi nhiều quá nên thành tích học tập của tôi kém
テレビの見すぎで成績が下がってしまった。
Nghe nói loại thuốc này rất công hiệu mỗi khi quá chén.
飲みすぎにはこの薬がいいそうだ。
Chú ý:
Thường mang nghĩa tiêu cực Ăn nhiều quá tôi bị đau bụng 食べすぎなのでお腹が痛いです。
61. ~V可能形ようになる: Đã có thể ~
Giải thích: Diễn tả sự có khả năng, đã bắt đầu có thể làm một việc gì đó ~
Ví dụ:
Trước kia tôi không ăn Wasabi, nhưng từ khi đến nhật tôi đã có thể ăn được
前はわさびをたべませんでしたが、日本に来てから食べるようになりました。
Tôi đã biết đi xe máy
バイクーに乗れるようになりました。
Vì học tiếng Nhật nên dần dần tôi đã có thể đọc báo
日本語を勉強しているから、だんだん新聞が読めるようになりました。
62. ~Vるようになる~: Bắt đầu ......
Giải thích: Diễn tả việc bắt đầu một hành động, một việc gì đó. Diễn tả sự thay đổi
Ví dụ:
Bây giờ tôi đã nói được tiếng Nhật
日本語が話せるようになりました。
Nếu đeo kính vào sẽ thấy được chữ ở trên bảng
眼鏡をかければ、黒板の字が見えるようになりました。
Sau khi tôi nhắc nhở anh ta không còn cằn nhằn nữa
注意しなら文句を言わないようになった。
63. ~Vる・ないようにする: Sao cho ~, sao cho không ~
Giải thích: Cố gắng để ~, cố gắng không để ~
Ví dụ:
Tôi cố gắng cắt nhỏ thịt ra, sao cho trẻ con cũng ăn được
私は肉を小さく切って、子供にも食べられるようにした。
Tôi đã luôn chú ý nói những điều không làm phật ý cô ấy
彼女の機嫌を損ねることはいわないようにした。
Tôi đang cố gắng không ăn những chất dầu mỡ
油ものは食べないようにしている。