Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Sóng cơ là những dao động lan truyền trong môi trường vật chất (rắn, lỏng, khí), bao gồm 2 dạng dao động là dao động Sóng ngang và Sóng dọc. Sóng cơ là thuộc chương 2 và là một chương quan trọng của chương trình vật lý 12. Tần suất xuất hiện của chương này trong đề thi chiếm lượng lớn, vì thế cần đặc biệt rèn luyện nhiều để tiếp xúc với nhiều dạng, nâng cao khả năng tư duy tính toán. Làm nhiều bài tập rèn những kỹ năng nhận biết và xử lý bài toán nhanh chóng.
Câu 1: Người ta sử dụng chất liệu nào sau đây dùng làm chất cách âm?
A. Nhôm, len. B. Nhựa, bông. C. Bông, len. D. Nhôm, nhựa.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 3: Khi con ruồi và con muỗi bay, ta chỉ nghe được tiếng vo ve từ muỗi bay mà không nghe được từ ruồi là do
A. muỗi đập cánh đều đặn hơn ruồi. B. muỗi phát ra âm thanh từ cánh. C. tần số đập cánh của muỗi thuộc vùng tai người nghe được.
D. muỗi bay tốc độ chậm hơn ruồi.
Câu 4: Đặc trưng vật lí của âm bao gồm
A. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.
B. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, độ to của âm.
C. cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và độ cao của âm.
D. tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm.
Câu 5: Ba đặc trưng sinh lí của âm là
A. độ cao, độ to và âm sắc.
B. độ cao, độ to và tần số.
C. độ cao, độ to và đồ thị dao động âm.
D. độ cao, độ to và cường độ âm.
Câu 6: Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng giảm đi.
B. tần số giảm đi.
C. tần số tăng lên.
D. bước sóng tăng lên.
Câu 7: Khi nói về quá trình truyền sóng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động trong môi trường đàn hồi.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền các phần tử vật chất.
Câu 8: Trên mặt nước đủ rộng có một nguồn điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra một hệ sóng tròn đồng tâm O lan tỏa ra xung quanh. Thả một nút chai nhỏ nổi trên mặt nước nơi có sóng truyền qua thì nút chai sẽ
A. dao động theo phương nằm ngang.
B. dịch chuyển lại gần nguồn O.
C. bị sóng cuốn ra xa nguồn O.
D. dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng.
Câu 9: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Câu 10: Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là
A. biên độ của sóng.
B. tốc độ truyền sóng.
C. tần số của sóng.
D. năng lượng sóng.
Câu 11: Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là
A. chu kì của sóng.
B. biên độ của sóng.
C. tốc độ truyền sóng.
D. năng lượng sóng.
Câu 12: Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào
A. tần số và biên độ của sóng.
B. nhiệt độ của môi trường và tần số của sóng.
C. bản chất của môi trường lan truyền sóng.
D. biên độ của sóng và bản chất của môi trường.
Câu 13: Ở mặt nước, có hai nguồn A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng. Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của AB đến một điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A.λ2. B. λ4. C. 3λ4. D. λ.
Câu 14: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng dao động với phương trình uA = uB = Acos40t (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM = 17 cm và BM = 13 cm. Hai dao động tại M do hai sóng từ A và B truyền đến là hai dao động
A. cùng pha.
B. lệch pha 120°.
C. ngược pha.
D. lệch pha 90°.
Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là
A. 1,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,0 cm. D. 0,25 cm.
Câu 16: Một sóng hình sin lan truyền theo phương Ox với biên độ không đổi 4 cm. Hai chất điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng mà có cùng li độ là 2 cm, nhưng có vận tốc ngược hướng nhau thì cách nhau 6 cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của một phần tử môi trường với tốc độ truyền sóng là
A. 2π^9. B. π^9. C. π^3. D. 4π^9.
Câu 17: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2 s với biên độ 5 cm, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ 2 cm/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng 1,6 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
A. 1,33 s. B. 2,2 s. C. 1,83 s. D. 1,93 s.
Câu 18: Lúc t1 = 0, đầu O của một sợi dây có một sóng ngang truyền đến với bước sóng λ và điểm O bắt đầu dao động đi lên với biên độ a. Biết rằng khi chưa có sóng truyền đến thì sợi dây duỗi thẳng. Gọi M và N là một điểm nằm trên dây sao cho MN = 25 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại các thời điểm t2 = 1,25 s và t3 = 1,50 s gần nhất, phần tử tại M và tại N lần lượt qua vị trí thấp nhất. Tốc độ truyền sóng là
A. 80 cm/s. B. 120 cm/s. C. 150 cm/s. D. 100 cm/s.
Câu 19: Tại điểm O trên mặt chất lỏng đồng nhất, đặt một nguồn sóng điểm dao động theo phương thẳng đứng, phát sóng với bước sóng 3 cm. Hai điểm M và N trên mặt chất sao lỏng có OM = 18 cm; ON = 24 cm và OM vuông góc với ON. Tại một thời điểm t, trên đoạn MN có 5 phần tử dao động với li độ cực đại. Tại thời điểm t + 0,008 s gần nhất thì phần tử tại M có li độ cực đại. Tần số sóng là
A. 150 Hz. B. 25 Hz. C. 30 Hz . D. 125 Hz.
Sưu tầm
Câu 1: Người ta sử dụng chất liệu nào sau đây dùng làm chất cách âm?
A. Nhôm, len. B. Nhựa, bông. C. Bông, len. D. Nhôm, nhựa.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 3: Khi con ruồi và con muỗi bay, ta chỉ nghe được tiếng vo ve từ muỗi bay mà không nghe được từ ruồi là do
A. muỗi đập cánh đều đặn hơn ruồi. B. muỗi phát ra âm thanh từ cánh. C. tần số đập cánh của muỗi thuộc vùng tai người nghe được.
D. muỗi bay tốc độ chậm hơn ruồi.
Câu 4: Đặc trưng vật lí của âm bao gồm
A. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.
B. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, độ to của âm.
C. cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và độ cao của âm.
D. tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm.
Câu 5: Ba đặc trưng sinh lí của âm là
A. độ cao, độ to và âm sắc.
B. độ cao, độ to và tần số.
C. độ cao, độ to và đồ thị dao động âm.
D. độ cao, độ to và cường độ âm.
Câu 6: Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng giảm đi.
B. tần số giảm đi.
C. tần số tăng lên.
D. bước sóng tăng lên.
Câu 7: Khi nói về quá trình truyền sóng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động trong môi trường đàn hồi.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền các phần tử vật chất.
Câu 8: Trên mặt nước đủ rộng có một nguồn điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra một hệ sóng tròn đồng tâm O lan tỏa ra xung quanh. Thả một nút chai nhỏ nổi trên mặt nước nơi có sóng truyền qua thì nút chai sẽ
A. dao động theo phương nằm ngang.
B. dịch chuyển lại gần nguồn O.
C. bị sóng cuốn ra xa nguồn O.
D. dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng.
Câu 9: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Câu 10: Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là
A. biên độ của sóng.
B. tốc độ truyền sóng.
C. tần số của sóng.
D. năng lượng sóng.
Câu 11: Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là
A. chu kì của sóng.
B. biên độ của sóng.
C. tốc độ truyền sóng.
D. năng lượng sóng.
Câu 12: Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào
A. tần số và biên độ của sóng.
B. nhiệt độ của môi trường và tần số của sóng.
C. bản chất của môi trường lan truyền sóng.
D. biên độ của sóng và bản chất của môi trường.
Câu 13: Ở mặt nước, có hai nguồn A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng. Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của AB đến một điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A.λ2. B. λ4. C. 3λ4. D. λ.
Câu 14: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng dao động với phương trình uA = uB = Acos40t (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM = 17 cm và BM = 13 cm. Hai dao động tại M do hai sóng từ A và B truyền đến là hai dao động
A. cùng pha.
B. lệch pha 120°.
C. ngược pha.
D. lệch pha 90°.
Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là
A. 1,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,0 cm. D. 0,25 cm.
Câu 16: Một sóng hình sin lan truyền theo phương Ox với biên độ không đổi 4 cm. Hai chất điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng mà có cùng li độ là 2 cm, nhưng có vận tốc ngược hướng nhau thì cách nhau 6 cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của một phần tử môi trường với tốc độ truyền sóng là
A. 2π^9. B. π^9. C. π^3. D. 4π^9.
Câu 17: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2 s với biên độ 5 cm, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ 2 cm/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng 1,6 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
A. 1,33 s. B. 2,2 s. C. 1,83 s. D. 1,93 s.
Câu 18: Lúc t1 = 0, đầu O của một sợi dây có một sóng ngang truyền đến với bước sóng λ và điểm O bắt đầu dao động đi lên với biên độ a. Biết rằng khi chưa có sóng truyền đến thì sợi dây duỗi thẳng. Gọi M và N là một điểm nằm trên dây sao cho MN = 25 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại các thời điểm t2 = 1,25 s và t3 = 1,50 s gần nhất, phần tử tại M và tại N lần lượt qua vị trí thấp nhất. Tốc độ truyền sóng là
A. 80 cm/s. B. 120 cm/s. C. 150 cm/s. D. 100 cm/s.
Câu 19: Tại điểm O trên mặt chất lỏng đồng nhất, đặt một nguồn sóng điểm dao động theo phương thẳng đứng, phát sóng với bước sóng 3 cm. Hai điểm M và N trên mặt chất sao lỏng có OM = 18 cm; ON = 24 cm và OM vuông góc với ON. Tại một thời điểm t, trên đoạn MN có 5 phần tử dao động với li độ cực đại. Tại thời điểm t + 0,008 s gần nhất thì phần tử tại M có li độ cực đại. Tần số sóng là
A. 150 Hz. B. 25 Hz. C. 30 Hz . D. 125 Hz.
Sưu tầm