Tóm tắt kiến thức Địa lý 11 (ban cơ bản)

Tongthieugia

New member
Xu
0
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG TRONG ĐỊA LÍ 11 BAN CƠ BẢN​

BÀI 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Sự phân chia TG thành các nhóm nước
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển
- Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp
- Các nước phát triển thì ngược lại
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về CN gọi là các
nước công nghiệp mới (NICs)

II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT _XH của các nhóm nước
- GDP BQĐN chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu KT,
+ các nước phát triển KV dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, NN rất nhỏ
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành NN còn cao
- Tuổi thọ TB các nước phát triển > các nước đang phát triển
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển

III. Cuộc CM KH và CN hiện đại
- Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xuất hiện
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
+ Bốn trụ cột:
* Công nghệ sinh học
* Công nghệ vật liệu
* Công nghệ năng lượng
* Công nghệ thông tin
=> nền KT tri thức


BÀI 2:XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. Xu hướng toàn cầu hóa
- Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,..
1. Tòan cầu hóa về kinh tế
a/ Thương mại phát triển
b/ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c/ Thị trường tài chính mở rộng
d/ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2/ Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế
- Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo
II. Xu hướng khu vực hóa KT
1. Các tổ chức liên kết KT khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên TG, những quốc gia tương đồng về văn hóa, XG, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích
- Các tổ chức liên kết KV
2/ Hệ quả của khu vực hóa KT
- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng KT, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường tòan cầu hóa KT
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền KT, quyền lực quốc gia


BÀI 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I. Dân số
1. Bùng nổ DS
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển
2. Già hóa dân số
- DS TG có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng
II. Môi trừơng
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và Suy giảm tầng ô dôn
- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng => nhiệt độ Trái đất tăng
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt => mưa axit => tầng ôdôn mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và
đại dương
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm => thiếu nước sạch
- Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu => MT biển chịu nhiều tổn thất
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, htuốc, nguyên liệu SX…
III. Một số vấn đề khác
- Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo


ST
 
BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

I. Một số vấn đề tự nhiên

=> khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội
- Tỉ suất sinh cao nên DS tăng nhanh
- Tuổi thọ TB thấp
- Dịch bện HIV
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục
- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật
=> được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ
chức TG
III. Một số vấn đề Kinh tế
- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển
- Nguyên nhân:
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
- Nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực


TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên
* Thuận lơi:
- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây CN và cây ăn quả nhiệt đới
* Khó khăn:
- Khai thác nhiều
2. Dân cư và xã hội
- Dân cư còn nghèo đói
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn
- Đô thị hóa tự phát => đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng vấn đề XH và phát triển KT

II. Một số vấn đề Kinh tế
- Tốc độ phát triển KT không đều, chậm thiếu ổn định
- Nợ nước ngòai lớn
- Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị thiếu ổn định
+ Các thế lực bảo thủ cản trở
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển KT-XH độc lập, tự chủ
- Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải cách


TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á​

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:
có vị trí địa – chính trị quan trọng
1/ Tây Nam Á
- Diện tích 7 triệu km2 với 313 triệu người
- Tài nguyên chủ yếu dầu khí tập trung qunah vịnh Pec-xich
- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh
- Hiện nay đa số dân cư theo đaọ Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái =>mất ổn định
2/ Trung Á
- Khub vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
- Khí hậu khô hạn =>trồng bông và cây CN
- Các thảo nguyên chăn thả gia súc
- Khu vực đa sắc tộc, mật độ DS thấp
- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đaọ Hồi
- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% TG => nguồn cung chính cho TG
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng
bố
- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ​

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Trung tâm Bắc Mĩ => lãnh thổ cân đối => thuận lợi cho phân bố SX và phát triển GT
- Bán đảo A-lax-ca và Haoai
2.Vị trí địa lí
- Nắm ở Tây bán cầu
- Giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ


2. A-la-xca và Haoai
- A-la-xca: đồi núi, giàu có về dầu khí
- Haoai: nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản

III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 TG
- DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu
+ Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
3. Phân bố dân cư
- Tập trung ở :
+ Vùng Đông Bắc và ven biển
+ Sống chủ yếu ở các đô thị
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phíaNam và ven TBD


TIẾT 2: KINH TẾ​

I. Qui mô nền kinh tế
- Đứng đầu TG
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004
a/ Ngoại thương
- Đứng đầu TG
b/ Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất TG
c/ Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hạot động khắp TG, tạo nguồn thu và lợi thế cho KT Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại
- Ngành DL phát triển mạnh
2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng XK chủ yếu
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004
- 3 nhóm:
+ CN chế biến chiếm chủ yếu về xuất khẩu và lao động
+ CN điện
+ CN khai khoáng
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng
các ngành hiện đại
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống
+ Hiện nay: mở rộng xuống phái nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại
3. Nông nghiệp : đứng hàng đầu TG
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ NN
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ => các vành đai chuyên canh -> vùng SX nhiều lọai nông sản theo mùa vụ
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng
- Nền NN hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh
- Là nước XK nông sản lớn
- NN cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI​

I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau WWII, các nước Tây Âu tăng cường liên kết
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước
2. Mục đích và thể chế của EU
- Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên
+ Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và ngoại giao
- Thể chế:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện
+ Hội đồng bộ trưởng
+ Ủy ban liên minh


II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầy thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành trung tâm KT hàng đầu TG
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại
- EU là bạn hàng lớn nấht của các nước đang phát triển
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản

TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU htiết lập thị trường chung
a/ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc
b/ Tự do lưu thông dịch vụ
c/ Tự do lưu thông hàng hóa
d/ Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông
- 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thậun lợi việc chuyển vốn
+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp
II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ
2. Đường hầm giao thông Măng-sơ
- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn tàhnh vào 1994
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại
+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không
III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)
1. Khái niệm
Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biện giới Hà Lan, Đức và Bỉ


TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC​

I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Nằm ở trung tâm châu Âu
=> thuân lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông Tây Bắc Nam của châu Âu
- KH: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng => du lịch
- Nghèo KS, đáng kể là than và muối mỏ
II. Dân cư và xã hội
- Mức sống cao
- Dân số già, tỉ suất sinh thấp => chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.
- DS tăng chủ yếu do nhập cư
- Giáo dục đào tạo được chú trọng
III. Kinh tế
1. Khái quát
- Là cường quốc KT, đang có xu hướng chuyển từ nền KT CN sang nền KT tri thức
- Cơ cấu KT: DV chiếm chủ yếu 70%, NN và CN là 30%
2. Công nghiệp
- Nhiều ngành CN có vị trí cao
- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại => sản phẩm chất lượng cao
- Người lao động sáng tạo
3. Nông nghiệp
- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh
- Nổi tiếng là lúa mì, gia súc, sữa

ST
 
BÀI 8: LIÊN BANG NGA
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở 2 châu lục Á – Âu, gồm đồng bằng Đông Âu và Bắc Á
- Giáp 14 nước ở phía nam và tây-tây nam.
- Phía bắc và phía đông, nam giáp biển-đại dương
2. Lãnh thổ
- Diện tích rộng nhất TG
- Tỉnh Caliningrát biệt lập phía tây
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Đông dân, thứ 8 TG nhưng mật độ thấp
- Tốc độ gia tăng giảm do di cư
- Nhiều dân tộc, chủ yếu là người Nga 80% DS
- Tập trung chủ yếu ở các TP
2. Xã hội
- Có tiềm lực lớn về KH và VH
-Trình độ học vấn cao


TIẾT 2: KINH TẾ​

I. Quá trình phát triển kinh tế
1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
LB Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xộ thành cường quốc
2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (90s của Thế kỉ XX)
- Vào cuối 80s thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém
- Đầu 90s, Liên Xô tan rã, LB Nga độc lập nhưng gặp nhiều kho khăn:
+ Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm
+ Đời sống nhân dân khó khăn
+ Vai trò cường quốc suy giảm
+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a/ Chiến lựơc kinh tế mới
- Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì chiến lược mới:
+ Đưa nền KT ra khỏi khủng hoảng
+ Xây dựng nền KT thị trường
+ Mở rộng ngoại giao
+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc
b/ Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng KT tăng
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 TG
- Trả xong các khoản nợ nước ngòai
- Xuất siêu
- Đời sống nhân dân được cải thiện
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế
- Gia nhập G8
c/ Khó khăn
- Phân hóa giàu nghèo
- Chảy máu chất xám
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Là ngành xương sống của KT LB Nga
- Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại
- CN khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu TG về khai thác
- Công nghiệp truyền thống:
+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy , gỗ,…
+ Phân bố: ĐB Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường GT
- Công nghiệp hiện đại:
+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. CN quốc phòng là thế mạnh
+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….
2. Nông nghiệp: có sự tăng trưởng
- Thuận lợi: đất rộng => phát triển trồng trọt và chăn nuôi
- SX lương thực 78,2 triệu tấn và XK 10 triệu tấn (2005)
3. Dịch vụ
- GTVT: tương đối phát triển:
+ Hệ thổng đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia
+ Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm
- Kinh tế đối ngoại liên tục tăng, xuất siêu
- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc –pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước
III. Một số vùng kinh tế (SGK)
IV. Quan hệ Nga Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Mối quan hệ 2 nước là mối quan hệ truyền thống tiếp nối mối quan hệ Xô _Việt trứơc đây
-Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật



BÀI 9: NHẬT BẢN
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. Điều kiện tự nhiên
- Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su , Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô
- Dòng biền nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn
- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều
- Thay đổi theo chiều Bắc Nam
+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi
+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão
- Nghèo khóang sản, chỉ có than, đồng
II. Dân cư
- Là nước đông dân
- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => DS già
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển
- Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao
- Giáo dục được chú ý đầu tư
III. Kinh tế : cường quốc thứ 2 KT TG
a/ Trước 1973
- Tình hình:
+ Sau WWII, KT suy sụp nghiêm trọng
+ 1952 khôi phục ngang mức chiến tranh
+ 1955-1973: phát triển tốc độ cao
- Nguyên nhân:
+ Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn , kĩ thuật
+ Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đọan
+ Duy trì KT 2 tầng: xí nghiệp lớn-xí nghiệp nhỏ, thủ công
b/ Sau 1973
- Tình hình: tốc độ tăng KT chậm
- Nguyên nhân: khủng hoảng dầu mỏ


TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ​

I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Giá trị đứng thứ 2 TG
- Chiếm vị trí cao về SX máy công nghiệp, điện tử, người máy, tàu biển,…
2. Dịch vụ
- Là KV KT quan trọng
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt
- Đứng thứ 4 TG về thương mại
- GTVT biển đứng thứ 3 TG với các cảng lớn: Cô-bê, I-cô-ha-ma, Tokyo, Osaca
- Đứng đầu TG về tài chính, ngân hàng
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều
3. Nông nghiệp
- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền KT
- Diện tích đất NN ít => thâm canh=> tăng năng suất và chất lượng
- Trồng trọt:
+ Lúa gạo: cây trồng chính, 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm
- Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến
- Nuôi trồng đánh bắt hải sản phát triển
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
(SGK)



BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Diện tích lớn thứ 4 TG
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc
- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


III. Dân cư và xã hội
1/ Dân cư
- Đông nhất TG
- Đa số là người Hán,các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị
- Miền đông tập turng nhiều đô thị lớn
- TQ thi hành chính sách DS triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác
2/ Xã hội
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục
- 90% DS biết chữ
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc


TIẾT 2: KINH TẾ​

I. Khái quát
- Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền KT TQ
-Tốc độ tăng trưởng KT cao nhất TG, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Trong quá trình chuyển đổi nền KT, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong SX và tiêu thụ
- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trừơng TG
- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí SX CN tại các đặc khu, khu chế xuất
- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao
- Tập turng chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, SX ô tô và xây dựng
- Các trung tâm CN lớn đều tập trung ở miền Đông
- Công nghiệp hóa nông thôn
2. Nông nghiệp
- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% TG nhưng phải nuôi 20% DS TG
- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách NN
- Đã SX được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu TG
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng BQLT/ người thấp
- Đồng bằng châu thổ là các vùng NN trù phú
- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường
- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè,
bông
III. Quan hệ Trung - Việt
- Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài
- Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ
 
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng
2. Điều kiện tự nhiên

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á


II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ cao
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm
- DS trẻ
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phân bố dân cư không đều: tạp trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc
- Một số dân tộc phân bố rộng => ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và
tôn giáo lớn
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng

TIẾT 2: KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế
- Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
II. Công nghiệp
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, SX các mặt hàng XK => tích lũy vốn
- Các ngành:
+ SX và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,..
+ Dệt may, da giày, CB thực phẩm, … => XK
III. Dịch vụ
- GTVT được mở rộng và tăng thêm
- TTLL cải thtiện và nâng cấp
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại
IV. Nông nghiệp: nền NN nhiệt đới
1. Trồng lúa nước
- Cây lương thực truyền thống và quan trọng
- Sản lượng không ngừng tăng
- Thái Lan và VN XK nhiều nhất, Indonesia
SX nhiều nhất
2. Trồng cây công nghiệp
- Có cao su, cà phê, hồ tiêu,..=> chủ yếu XK
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển

TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)​

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)t ại Băng Cốc
- Hiện nay là 10 thành viên
1. Các mục tiêu chính (SGK)
2. Cơ chế hợp tác(SGK)
II. Thành tựu của ASEAN
- 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc
- Tạo dựng môi trừơng hòa bình, ổn định
III. Thách thức của ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
3. Các vấn đề XH khác
- Đô thị hóa nhanh
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc
- Sử dụng và bảo vệ TNTN
- Nguồn nhân lục
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
- VN gia nhập ASEAN vào năm 1995
- Từ ngày tham gia VN tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp nhiều sáng kiến
- Hợp tác chặt chẽ về KT
- Tham gia ASEAN, VN có nhiều cơ hội phát triển nhưng không ít thách thức đặt ra



BÀI 12: Ô – XTRÂY – LI – A
TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ Ô – XTRÂY – LI – A

I. Tự nhiên, Dân cư và xã hội
1. Vị trí địa lí và Điều kiện tự nhiên
- Quốc gia duy nhất chiếm cả lục địa, đứng thứ 6 về diện tích


2. Dân cư và Xã hội
- Cư dân bản địa sống lâu đời, cuối thế kỷ XVIII mới có ngừơi Âu
- Là một quốc gia liên bang đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa
- Phân bố dân cư không đều:
+ Mật độ thấp: vùng nội địa
+ Đông đúc vùng ven biển đông nam và tây nam
- DS sống ở thành thị cao
- DS tăng do nhập cư là chủ yếu
- Úc quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực cao

II. Kinh tế
1. Khái quát
- Nền KT phát triển
- Các ngành hàm lượng tri thức cao góp 50% GDP
- Tốc độ tăng trường cao, môi trường đầu tư hấp dẫn
2. Dịch vụ
- Có vai trò rất quan trọng
- Mạng lưới ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử rất phát triển
- Hàng không nội địa phát triển
- Ngoại thương và du lịch phát triển mạnh
3. Công nghiệp
- Có trình độ phát triển cao nhưng XK nhiều nguyên liệu thô
- Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao
- Trung tâm CN lớn là Xit-ni, Menbơn
4. Nông nghiệp
- Là nước có nền NN hiện đại, SX dựa vào các trang trại có qui mô và trình độ kĩ thuật cao
- SX và XK nhiều nông sản
- Chăn nuôi chiếm vai trò chính

ST

( Sẽ có thêm bổ sung)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top