Nếu bắt tôi định nghĩa tình yêu là gì, tôi đành cuời trừ và trả lời: “tôi không thể giải thích đuợc”. Tình yêu là một thứ j` đó linh thiêng mà đấng tạo hóa đã đặt sẵn nơi tâm khảm của mỗi con nguời. Nó là món quà vô giá mà Thuợng Đế đã dành tặng cho lòai nguời, là để phân biệt chúng ta với những giống lòai khác. Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ, là nguồn cảm hứng vô bờ bến của những nhà nghệ sĩ chân chính. Đề tài tình yêu là muôn thuở, tồn tại song hành cùng thời gian. Chẳng thiếu những tác phẩm văn học, những bài ca, tranh vẽ… ca ngợi vẻ đẹp bất tận của thứ dc gọi là “tình yêu” ấy. Tùy từng thời kì mà nó đuợc khóac lên mình bộ cánh khác nhau. Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, thuớt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lại quẫy đạp ngang tàng… Tình yêu ẩn chứa những gam màu khác nhau, đẹp đẽ và thần kì. Và điều đó chẳng mới mẻ gì với dân tộc ta- một nuớc có nền văn hiến cả ngàn năm. Cha ông ta đã ca ngợi vẻ đẹp ấy qua những bài ca dao và lưu truyền cho tới ngày hôm nay.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao tục ngữ xoay quanh chủ đề thú vị này. Mỗi bài lại có một nét riêng độc đáo ẩn chứa những giá trị khác nhau. Nhưng nhìn chung đó đều là những lời ca ngợi cái tinh túy đuợc kết tinh trong tình yêu. Có thể là những chuyện tình đẹp, cũng có thể là những lời nói ngọt ngào lãng mạn mà các đôi lứa vẫn thuờng xuyên thì thầm với nhau. Hoặc những hành động chứng tỏ tình yêu vô bờ bến của họ. Các đôi nam nữ trong ca dao bộc lộ tình yêu của mình một cách rất trong sáng và hồn nhiên, dùng những câu nói chứa đựng hàm ý sâu xa:
Trèo lên trái núi Thiên Thai
Gặp hai con phượng ăn xoài trên cây.
Ðôi ta được gặp nhau đây
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng !
Họ không sử dụng những câu nói thong tục để diễn tả tình cảm của mình. Tâm tư của nguời con trai đuợc gửi gắm wa hình ảnh chim phuợng, một linh vật đuợc nguời xưa coi là biểu tuợng của sự hạnh phúc. Chàng trai đã ví duyên tuơng ngộ của hai nguời là tất yếu, đã đuợc trời đất sắp xếp. Mối tình của họ rồi sẽ đẹp như đôi chim phuợng kia. Nhưng tình yêu đẹp chỉ dừng ở thế? Người ta thuờng nói, yêu là phải có sự hy sinh, vì nguời mình yêu mà chẳng quản gian khó. Điều đó liệu đã hình thành trong tâm tư của nguời xưa hay mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây?
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp, em lăn, em nằm !
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi
Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Vậy là, từ xưa, cha ông ta đã có quan niệm về đức hy sinh trong tình yêu. Tình yêu muốn vững bền cần sự tha thứ, chia sẻ và hy sinh vì nguời mình yêu. Cần chi những hành động to tát thay đổi cả giang sơn. Chỉ cần những mong uớc nhỏ bé, đuợc trở thành một phần trong cuộc sống của nguời mình yêu là đủ. Chàng trai trong bài ca dao mong muốn đuợc làm vật dụng cá nhân của cô gái, âm thầm và lặng lẽ ở bên cô. Suy nghĩ đó mới thật trong sáng và ngây thơ biết duờng nào. Đúng vậy, tình yêu đẹp đẽ chẳng cần phải phô truơng. Yêu nhưng không mong nhận đuợc sự đáp trả. Tư tuởng “cho đi” trong tình yêu đã dần đuợc hình thành từ đây và truyền đạt cho con cháu đời sau. Để rồi nó trở thành một phần không thể thiếu trong quan niệm về tình yêu chân chính trong thời đại ngày nay.
Cái đẹp của tình yêu đôi lứa trong các bài ca dao phần nào đã đuợc giải đáp. Nó đẹp là thế, thiêng liêng là thế, và có sức cuốn hút đến lạ lung. Nó mang trong mình một sức mạnh vô hình khiến con nguời mạnh mẽ hơn, đủ sức cải huấn những kẻ tuởng chừng đã thành gánh nặng của xã hội. Nó trở thành động lực cho bao con nguời tiến lên phía truớc, chẳng ngại gian lao và khó nhọc:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.
Tình cảm con nguời chẳng ai đóan truớc đuợc cả. Khi thì tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, lúc lại như con song dữ điên cuồng gào thét vùng vẫy cùng thiên nhiên. Có những con nguời yêu nhẹ nhàng và trầm lắng, thuớt tha mà sâu nặng. Lại có nguời yêu bằng cả con tim nồng cháy, nó như ngọn lửa hừng hực và tuởng chừng không thể dập tắt. Mỗi nguời có một sắc thái tình cảm riêng. Và không ít lần tình cảm bị thử thách. Khó khăn của cuộc đời nguời nào có thiếu. Nhưng không phải ai cũng vuợt qua cả. Có thể họ đứng lên đuợc là nhờ có nghị lực phi thuờng. Nhưng cũng không ít nguời có thể chiến thắng cái gọi là “số phận nghiệt ngã” nhờ động lực từ mái ấm gia đình. Tình yêu như một liều doping tinh thần mà khi nguời ta đã uống vào, mọi gian khó trên cuộc đời đầy chông gai này chỉ như một thử thách nho nhỏ. Vì nguời mình yêu mà sẵn sàng vuợt đèo lội suối, băng sông vuợt biển. Đó chính là tình yêu chân chính.
Yêu là phải nhớ. Có lẽ đây là luật bất thành văn. Thử hỏi có mấy ai đã yêu mà chưa phải trải qua cảm giác nhớ nhung? Chẳng có ai cả! Yêu và nhớ vốn dĩ chẳng thể tách rời nhau:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thuơng nhớ ai
Khăn vắt lên vai ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt?
Ðèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên?
Ðêm qua em những lo phiền.
Lo vì một nỗi chưa yên một bề...
Nhớ là một phần trong tình yêu nam nữ. Yêu không nhớ chẳng phải là yêu. Nỗi nhớ trong bài ca dao trên đươc cô gái thể hiện một cách tế nhị mà tha thiết qua hình ảnh cái khăn, ngọn đèn và đôi mắt. Khăn nhẹ nhàng rơi xuống đất, rồi lại hững hờ vắt trên vai, và đôi khi là để thấm nước mắt. Đọc bài ca dao, ta cảm nhận được nỗi trầm trong cảm xúc của cô gái. Cái nhớ không chỉ được đo bằng không gian mà là cả thời gian. Đó là hình ảnh đèn cứ cháy mãi mà không bao giờ tắt, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của cô. Nó đi sâu vào trong giấc ngủ, khiến cho mắt muốn ngủ mà cũng "ngủ không yên". Ta cảm nhận được nỗi nhớ của cô gái dâng trào cao độ hơn bao giờ hết. Những câu hỏi tu từ "khăn thương nhớ ai?", "đèn thương nhớ ai", "mắt thương nhớ ai" tạo ra giọng điệu tự vấn, mở ngỏ sự im lặng nao lòng. Hai câu cuối bài ca dao nghe sao như tiếng thở dài khắc khoải.
Yêu là nhớ! Nhớ cũng có nhiều cái nhớ khác nhau.
Đôi khi nỗi nhớ là do xa cách:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
hay
Chim xa rừng thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi!
Chẳng thà không gặp thì thôi
Gặp rồi mỗi đứa một nơi sao đành
Nhưng cũng có khi là do đôi lứa không đến được với nhau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Còn gì buồn bằng khi trai gái đã trao chọn trái tim nhưng lại không thể đến được với nhau? Nỗi ai oán ấy cứ giằng xé trong lòng khiến tâm người ta đau còn hơn dao cắt. Đôi khi phải rơi lệ, nghẹn ngào không nói thành lời, ai oán oán ai?.
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi?.
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
“Ai...”? Ai làm “chua xót” lòng người? Có nhiều lí do khiến ngươi ta không thể đến với nhau. Vào thời ngày xưa, chủ yếu là do xã hội, do quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tội cho chàng trai “Trèo lên cây khế nửa ngày”, bối rối trước duyên phận lứa đôi, cất lên câu hỏi nghe thương xót thay. Thế nhưng, dù vậy, tình cảm của chàng trai là nguyên vẹn, thủy chung, son sắt. Hình ảnh “mặt trời”, “trăng”, “sao” là hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ bất tận, tượng trưng cho tình yêu bất diệt của chàng. Dù vậy, dù biết rằng có khó khăn, trắc trở với tình yêu đôi lứa, chàng vẫn khẳng định “Ta như sao Vượt chờ Trăng giữa trời”. Đó là tiếng gọi tha thiết bộc lộ nỗi niềm chờ đọi mòn mỏi vô vọng của chàng trai với cô gái. Hình ảnh “sao Vượt chờ Trăng” là một hình ảnh đẹp, tựa như ánh sáng của tình người lấp lánh trong ca dao ta.
...
Sự đẹp đẽ và linh thiêng của tình yêu vốn đã đuợc cha ông chúng ta nhận ra và ca ngợi từ lâu. Từ khi còn nhỏ, con người đã biết yêu. Xuất phát đầu tiên là tình mẫu tử, phụ tử, ... và rộng hơn là tình ái quốc. Trong vô vàn những cung bậc tình cảm ấy, tình yêu lứa đôi là một nốt nhạc vang lên du dương khiến xao xuyến lòng ngừoi hơn bao giờ hết. Nó ngân nga, khi trẩm khi bổng và đậu hờ trên từng con chữ ý thơ của ca dao ta. Tình yêu trong ca dao ảnh hưởng hướng ta đến những khát khao, ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta vượt qua những khó khăn, trắc trở lứa đôi, đôi khi còn khiến ta thêm giữ vững tình cảm trong lòng. Ca dao , nếu xem nó là một bức tranh, thì tình yêu phải chăng là một phần màu sắc tô lên bức tranh ấy?
VIết bởi misszoo và HD
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao tục ngữ xoay quanh chủ đề thú vị này. Mỗi bài lại có một nét riêng độc đáo ẩn chứa những giá trị khác nhau. Nhưng nhìn chung đó đều là những lời ca ngợi cái tinh túy đuợc kết tinh trong tình yêu. Có thể là những chuyện tình đẹp, cũng có thể là những lời nói ngọt ngào lãng mạn mà các đôi lứa vẫn thuờng xuyên thì thầm với nhau. Hoặc những hành động chứng tỏ tình yêu vô bờ bến của họ. Các đôi nam nữ trong ca dao bộc lộ tình yêu của mình một cách rất trong sáng và hồn nhiên, dùng những câu nói chứa đựng hàm ý sâu xa:
Trèo lên trái núi Thiên Thai
Gặp hai con phượng ăn xoài trên cây.
Ðôi ta được gặp nhau đây
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng !
Họ không sử dụng những câu nói thong tục để diễn tả tình cảm của mình. Tâm tư của nguời con trai đuợc gửi gắm wa hình ảnh chim phuợng, một linh vật đuợc nguời xưa coi là biểu tuợng của sự hạnh phúc. Chàng trai đã ví duyên tuơng ngộ của hai nguời là tất yếu, đã đuợc trời đất sắp xếp. Mối tình của họ rồi sẽ đẹp như đôi chim phuợng kia. Nhưng tình yêu đẹp chỉ dừng ở thế? Người ta thuờng nói, yêu là phải có sự hy sinh, vì nguời mình yêu mà chẳng quản gian khó. Điều đó liệu đã hình thành trong tâm tư của nguời xưa hay mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây?
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp, em lăn, em nằm !
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi
Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Vậy là, từ xưa, cha ông ta đã có quan niệm về đức hy sinh trong tình yêu. Tình yêu muốn vững bền cần sự tha thứ, chia sẻ và hy sinh vì nguời mình yêu. Cần chi những hành động to tát thay đổi cả giang sơn. Chỉ cần những mong uớc nhỏ bé, đuợc trở thành một phần trong cuộc sống của nguời mình yêu là đủ. Chàng trai trong bài ca dao mong muốn đuợc làm vật dụng cá nhân của cô gái, âm thầm và lặng lẽ ở bên cô. Suy nghĩ đó mới thật trong sáng và ngây thơ biết duờng nào. Đúng vậy, tình yêu đẹp đẽ chẳng cần phải phô truơng. Yêu nhưng không mong nhận đuợc sự đáp trả. Tư tuởng “cho đi” trong tình yêu đã dần đuợc hình thành từ đây và truyền đạt cho con cháu đời sau. Để rồi nó trở thành một phần không thể thiếu trong quan niệm về tình yêu chân chính trong thời đại ngày nay.
Cái đẹp của tình yêu đôi lứa trong các bài ca dao phần nào đã đuợc giải đáp. Nó đẹp là thế, thiêng liêng là thế, và có sức cuốn hút đến lạ lung. Nó mang trong mình một sức mạnh vô hình khiến con nguời mạnh mẽ hơn, đủ sức cải huấn những kẻ tuởng chừng đã thành gánh nặng của xã hội. Nó trở thành động lực cho bao con nguời tiến lên phía truớc, chẳng ngại gian lao và khó nhọc:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.
Tình cảm con nguời chẳng ai đóan truớc đuợc cả. Khi thì tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, lúc lại như con song dữ điên cuồng gào thét vùng vẫy cùng thiên nhiên. Có những con nguời yêu nhẹ nhàng và trầm lắng, thuớt tha mà sâu nặng. Lại có nguời yêu bằng cả con tim nồng cháy, nó như ngọn lửa hừng hực và tuởng chừng không thể dập tắt. Mỗi nguời có một sắc thái tình cảm riêng. Và không ít lần tình cảm bị thử thách. Khó khăn của cuộc đời nguời nào có thiếu. Nhưng không phải ai cũng vuợt qua cả. Có thể họ đứng lên đuợc là nhờ có nghị lực phi thuờng. Nhưng cũng không ít nguời có thể chiến thắng cái gọi là “số phận nghiệt ngã” nhờ động lực từ mái ấm gia đình. Tình yêu như một liều doping tinh thần mà khi nguời ta đã uống vào, mọi gian khó trên cuộc đời đầy chông gai này chỉ như một thử thách nho nhỏ. Vì nguời mình yêu mà sẵn sàng vuợt đèo lội suối, băng sông vuợt biển. Đó chính là tình yêu chân chính.
Yêu là phải nhớ. Có lẽ đây là luật bất thành văn. Thử hỏi có mấy ai đã yêu mà chưa phải trải qua cảm giác nhớ nhung? Chẳng có ai cả! Yêu và nhớ vốn dĩ chẳng thể tách rời nhau:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thuơng nhớ ai
Khăn vắt lên vai ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt?
Ðèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên?
Ðêm qua em những lo phiền.
Lo vì một nỗi chưa yên một bề...
Nhớ là một phần trong tình yêu nam nữ. Yêu không nhớ chẳng phải là yêu. Nỗi nhớ trong bài ca dao trên đươc cô gái thể hiện một cách tế nhị mà tha thiết qua hình ảnh cái khăn, ngọn đèn và đôi mắt. Khăn nhẹ nhàng rơi xuống đất, rồi lại hững hờ vắt trên vai, và đôi khi là để thấm nước mắt. Đọc bài ca dao, ta cảm nhận được nỗi trầm trong cảm xúc của cô gái. Cái nhớ không chỉ được đo bằng không gian mà là cả thời gian. Đó là hình ảnh đèn cứ cháy mãi mà không bao giờ tắt, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của cô. Nó đi sâu vào trong giấc ngủ, khiến cho mắt muốn ngủ mà cũng "ngủ không yên". Ta cảm nhận được nỗi nhớ của cô gái dâng trào cao độ hơn bao giờ hết. Những câu hỏi tu từ "khăn thương nhớ ai?", "đèn thương nhớ ai", "mắt thương nhớ ai" tạo ra giọng điệu tự vấn, mở ngỏ sự im lặng nao lòng. Hai câu cuối bài ca dao nghe sao như tiếng thở dài khắc khoải.
Yêu là nhớ! Nhớ cũng có nhiều cái nhớ khác nhau.
Đôi khi nỗi nhớ là do xa cách:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
hay
Chim xa rừng thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi!
Chẳng thà không gặp thì thôi
Gặp rồi mỗi đứa một nơi sao đành
Nhưng cũng có khi là do đôi lứa không đến được với nhau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Còn gì buồn bằng khi trai gái đã trao chọn trái tim nhưng lại không thể đến được với nhau? Nỗi ai oán ấy cứ giằng xé trong lòng khiến tâm người ta đau còn hơn dao cắt. Đôi khi phải rơi lệ, nghẹn ngào không nói thành lời, ai oán oán ai?.
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi?.
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
“Ai...”? Ai làm “chua xót” lòng người? Có nhiều lí do khiến ngươi ta không thể đến với nhau. Vào thời ngày xưa, chủ yếu là do xã hội, do quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tội cho chàng trai “Trèo lên cây khế nửa ngày”, bối rối trước duyên phận lứa đôi, cất lên câu hỏi nghe thương xót thay. Thế nhưng, dù vậy, tình cảm của chàng trai là nguyên vẹn, thủy chung, son sắt. Hình ảnh “mặt trời”, “trăng”, “sao” là hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ bất tận, tượng trưng cho tình yêu bất diệt của chàng. Dù vậy, dù biết rằng có khó khăn, trắc trở với tình yêu đôi lứa, chàng vẫn khẳng định “Ta như sao Vượt chờ Trăng giữa trời”. Đó là tiếng gọi tha thiết bộc lộ nỗi niềm chờ đọi mòn mỏi vô vọng của chàng trai với cô gái. Hình ảnh “sao Vượt chờ Trăng” là một hình ảnh đẹp, tựa như ánh sáng của tình người lấp lánh trong ca dao ta.
...
Sự đẹp đẽ và linh thiêng của tình yêu vốn đã đuợc cha ông chúng ta nhận ra và ca ngợi từ lâu. Từ khi còn nhỏ, con người đã biết yêu. Xuất phát đầu tiên là tình mẫu tử, phụ tử, ... và rộng hơn là tình ái quốc. Trong vô vàn những cung bậc tình cảm ấy, tình yêu lứa đôi là một nốt nhạc vang lên du dương khiến xao xuyến lòng ngừoi hơn bao giờ hết. Nó ngân nga, khi trẩm khi bổng và đậu hờ trên từng con chữ ý thơ của ca dao ta. Tình yêu trong ca dao ảnh hưởng hướng ta đến những khát khao, ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta vượt qua những khó khăn, trắc trở lứa đôi, đôi khi còn khiến ta thêm giữ vững tình cảm trong lòng. Ca dao , nếu xem nó là một bức tranh, thì tình yêu phải chăng là một phần màu sắc tô lên bức tranh ấy?
VIết bởi misszoo và HD