Tính nồng độ CM của dung dịch AgNO3 đã dùng?

lethao1997

New member
Xu
0
Cho 80g bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2g chất rắn. Cho tiếp 80g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05g chất rắn.
1. tính nồng độ C[SUB][/SUB]M của dung dịch AgNO3 đã dùng.
2. Cho 40g bột kim loại R (hoá trị II) vào 1/10 dung dịch B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc tách được 44,575g chất rắn không tan. Xác định kim loại R.
Mọi người giúp em bài này với, không hiểu em làm kiểu gì mà sai be bét, chẳng ra được cái gì cả. Em cảm ơn!
 
Cho 80g bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2g chất rắn. Cho tiếp 80g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05g chất rắn.
1. tính nồng độ C[SUB][/SUB]M của dung dịch AgNO3 đã dùng.
2. Cho 40g bột kim loại R (hoá trị II) vào 1/10 dung dịch B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc tách được 44,575g chất rắn không tan. Xác định kim loại R.
Mọi người giúp em bài này với, không hiểu em làm kiểu gì mà sai be bét, chẳng ra được cái gì cả. Em cảm ơn!

thử viết pt phản ứng dựa vào dãy điện hóa kim loại và áp dụng bảo toàn khối lượng thử xem nào !!


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cho 80g bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2g chất rắn. Cho tiếp 80g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05g chất rắn.
1. tính nồng độ CM của dung dịch AgNO3 đã dùng.
2. Cho 40g bột kim loại R (hoá trị II) vào 1/10 dung dịch B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc tách được 44,575g chất rắn không tan. Xác định kim loại R.
Mọi người giúp em bài này với, không hiểu em làm kiểu gì mà sai be bét, chẳng ra được cái gì cả. Em cảm ơn!

a.
Cu + 2AgNO3 = 2Ag + Cu(NO3)2
64.....................2.108g

Theo phương trình, nhận thấy cứ 1 mol Cu phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng 2.108 - 64 = 152g
Theo đề, m(tăng) = 95,2 - 80 = 15,2g => nCu (phản ứng) = 15,2/152 = 0,1 mol

=> nCu(NO3)2 = nCu (phản ứng) = 0,1 mol
=> AgNO3 (phản ứng) = 2nCu (phản ứng) = 2.0,1 = 0,2 mol
Gọi a (M) là nồng độ của dung dịch AgNO3 ban đầu, ta có :
nAgNO3 (dư) = 0,2a - 0,2 mol

Sau phản ứng khử các muối nitrate trong dung dịch A bằng Pb chỉ thu được 1 muối sản phẩm duy nhất chứng tỏ các muối nitrate đã phản ứng hết

Pb + 2AgNO3 = 2Ag + Pb(NO3)2 (1)
nPb (phản ứng) = 1/2nAgNO3 = 0,1(a - 1) mol
nAg (1) = nAgNO3 = 0,2(a - 1) mol

Pb + Cu(NO3)2 = Pb(NO3)2 + Cu (2)
nPb (phản ứng) = nCu (2) = nCu(NO3)2 = 0,1 mol

=> mPb (dư) = 80 - 207.[0,1(a - 1) + 0,1] = 80 - 20,7a (g)
m(chất rắn) = mPb (dư) + mAg (1) + mCu (2) = 67,05g
=> 80 - 20,7a + 108.0,2(a - 1) + 64.0,1 = 67,05
=> a = 2,5 (M)

b.
Theo các phương trình (1)(2) ở câu (a), ta có :
ƩnPb(NO3)2 (trong B) = 1/2nAg (1) + nCu (2) = 1/2.0,2.(2,5 - 1) + 0,1 = 0,25 mol
Vậy 1/10 dung dịch B sẽ chứa nPb(NO3)2 = 1/10.0,25 = 0,025 mol

R + Pb(NO3)2 = Pb + R(NO3)2
R.......................207g

Theo phương trình, nhận thấy cứ 1 mol R phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng 207 - R (g)
Theo đề, m(tăng) = 44,575 - 40 = 4,575g => nR (phản ứng) = 4,575/(207 - R) mol
Mặt khác, nR (phản ứng) = nPb(NO3)2 (trong 1/10 B) = 0,025 mol
=> 4,575/(207 - R) = 0,025 => R = 24 (Mg)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top