Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Tính nhân văn của truyền thuyết ông Táo
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="thutrang6384" data-source="post: 7115" data-attributes="member: 29"><p><strong>Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khó, nhưng sống với nhau rất hoà thuận. Anh chồng tên là Trọng Cao, chị vợ tên là Thị Nhi.</strong></p><p><strong></strong></p><p>Hiềm một nỗi lấy nhau đã lâu vẫn không có con nên cả hai đều buồn phiền. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những chuyện lục đục.</p><p></p><p>Một lần, trong khi lời qua tiếng lại vì một chuyện không đâu, Trọng Cao lỡ tay đánh vợ. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà đi và trong lúc lưu lạc nơi đất khách quê người, Thị Nhi đã gặp Phạm Lang. Thông cảm hoàn cảnh của nhau, hai người yêu nhau rồi thành vợ, thành chồng</p><p></p><p>Sau khi Thị Nhi bỏ đi, Trọng Cao rất hối hận. Bán hết gia tư, điền sản lấy tiền làm lộ phí, đi tìm vợ. Đến nhiều nơi, hỏi nhiều người, đến khi tiền lưng đã cạn, phải lần hồi bằng nghề hành khất vẫn không thấy tăm hơi Thị Nhi đâu cả.</p><p></p><p>Đến một lần, Trọng Cao vào một nhà nọ xin ăn, người mang cơm ra cho bất ngờ thay lại chính là Thị Nhi. Hai vợ chồng nhận nhau mừng mừng tủi tủi.</p><p></p><p>Hỏi han một hồi, Thị Nhi bảo Trọng Cao đi nghỉ, còn mình làm cơm thiết đãi. Lúc Thị Nhi vẫn mải làm trong bếp, Phạm Lang về. Nghi ngờ vợ mình có tư tình với Trọng Cao, không để vợ kịp thanh minh, Phạm Lang đã nói nặng lời. Lời qua, tiếng lại chẳng ai để ý dưới bếp ngọn lửa đã lan đến đống rạ. </p><p></p><p>Khi nghe mọi người hô hoán, cả hai giật mình nhìn ra thì... hỡi ôi, cái bếp đã là một cột lửa khổng lồ? Để bộc bạch lòng mình với Phạm Lang, Thị Nhi đã nhảy vào đống lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang như sực tỉnh liền lao vào cứu vợ. Trọng Cao thấy thế cũng nhảy vào luôn. Ngọn lửa quá to làm cả ba người cùng chết cháy. Ba con người trước khi chết còn nắm chặt tay nhau.</p><p></p><p>Cảm động trước cái chết của họ, Ngọc Hoàng phong họ chức Táo quân. Trong bài văn khấn Táo quân. ta thấy có 3 ngôi: </p><p></p><p>1. Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân (tức Thổ công) </p><p>2. Thổ địa long mạch tôn thần (tức Thổ địa) </p><p>3. Ngũ Phương, ngũ thổ phúc đức chính thần (tức Thổ kỳ)</p><p></p><p>Như vậy, Táo quân không phải là một danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ. Vị trí giữa là Vua Bà, bên trái là Thổ công, bên phải là Thổ địa.</p><p></p><p>Trong thế giới tâm linh, mỗi nhà có ba vua trông coi việc bếp núc. Theo truyền thuyết, Phạm Lang là Thổ công, được giao nhiệm vụ trông coi bếp; Trọng Cao là Thổ địa trông coi việc trong nhà; Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. Sự sắp xếp đó cho thấy Táo quân tuy một mà ba , tuy ba mà một, nhưng mặt khác tích truyện này cũng lại đưa ra một điều nghịch lý. </p><p></p><p>Người Việt thời xưa không bao giờ chấp nhận chế độ "đa phu" - một bà hai ông và thường chỉ trích: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Lý giải về sự tế nhị này, ta thấy do Trọng Cao đánh vợ nên Thị Nhị bỏ đi, tái giá với Phạm Lang. Xét về lý, theo chế độ một vợ, một chồng, chỉ có Phạm Lang là chồng Thị Nhị. Về tình, Trọng Cao là chồng cũ, ân hận việc "vũ phu" nên đi tìm vợ. Vợ chồng tay gối má kề đâu dễ quên nhau</p><p></p><p>Ông trời đã xét cả lý lẫn tình nên mới triệu tập Táo quân về họp tổng kết hàng năm từ ngày 23 tháng Chạp cho đến tận Giao thừa. Một tuần Phạm Lang đi họp, cũng là một tuần duy nhất trong năm Thị Nhi được dành hết sự chăm sóc cho người chồng cũ, và là tuần duy nhất Trọng Cao được thể hiện tình cảm vợ chồng vốn mặn nồng khi xưa.</p><p></p><p>Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được "chuyển thể" từ cá chép nấu chín thành cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng.</p><p></p><p>Ngoài ra, với quan niệm Táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nên nhiều địa phương có tục lệ, con gái khi mới về nhà chồng phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ công, để xin phù trợ cho công việc bếp núc, tề gia, nội trợ.</p><p></p><p>Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, nó còn là nơi quy tụ cả gia đình, để chia sẻ với nhau bữa ăn ấm cúng. Lễ hội của người Việt bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương. </p><p></p><p>Sự tích ông Táo trong dân gian có nhiều nét đẹp truyền thống. Người Việt thường nói: "Ở hiền gặp lành". Ngày đầu năm, người ta cầu chúc nhau được phúc, được lộc, cũng là thời gian để hoà giải những bất đồng. </p><p></p><p>Khởi đầu một năm bằng những điều tốt đẹp, để cả năm có phúc.</p><p></p><p>forumvinagame</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="thutrang6384, post: 7115, member: 29"] [B]Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khó, nhưng sống với nhau rất hoà thuận. Anh chồng tên là Trọng Cao, chị vợ tên là Thị Nhi. [/B] Hiềm một nỗi lấy nhau đã lâu vẫn không có con nên cả hai đều buồn phiền. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những chuyện lục đục. Một lần, trong khi lời qua tiếng lại vì một chuyện không đâu, Trọng Cao lỡ tay đánh vợ. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà đi và trong lúc lưu lạc nơi đất khách quê người, Thị Nhi đã gặp Phạm Lang. Thông cảm hoàn cảnh của nhau, hai người yêu nhau rồi thành vợ, thành chồng Sau khi Thị Nhi bỏ đi, Trọng Cao rất hối hận. Bán hết gia tư, điền sản lấy tiền làm lộ phí, đi tìm vợ. Đến nhiều nơi, hỏi nhiều người, đến khi tiền lưng đã cạn, phải lần hồi bằng nghề hành khất vẫn không thấy tăm hơi Thị Nhi đâu cả. Đến một lần, Trọng Cao vào một nhà nọ xin ăn, người mang cơm ra cho bất ngờ thay lại chính là Thị Nhi. Hai vợ chồng nhận nhau mừng mừng tủi tủi. Hỏi han một hồi, Thị Nhi bảo Trọng Cao đi nghỉ, còn mình làm cơm thiết đãi. Lúc Thị Nhi vẫn mải làm trong bếp, Phạm Lang về. Nghi ngờ vợ mình có tư tình với Trọng Cao, không để vợ kịp thanh minh, Phạm Lang đã nói nặng lời. Lời qua, tiếng lại chẳng ai để ý dưới bếp ngọn lửa đã lan đến đống rạ. Khi nghe mọi người hô hoán, cả hai giật mình nhìn ra thì... hỡi ôi, cái bếp đã là một cột lửa khổng lồ? Để bộc bạch lòng mình với Phạm Lang, Thị Nhi đã nhảy vào đống lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang như sực tỉnh liền lao vào cứu vợ. Trọng Cao thấy thế cũng nhảy vào luôn. Ngọn lửa quá to làm cả ba người cùng chết cháy. Ba con người trước khi chết còn nắm chặt tay nhau. Cảm động trước cái chết của họ, Ngọc Hoàng phong họ chức Táo quân. Trong bài văn khấn Táo quân. ta thấy có 3 ngôi: 1. Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân (tức Thổ công) 2. Thổ địa long mạch tôn thần (tức Thổ địa) 3. Ngũ Phương, ngũ thổ phúc đức chính thần (tức Thổ kỳ) Như vậy, Táo quân không phải là một danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ. Vị trí giữa là Vua Bà, bên trái là Thổ công, bên phải là Thổ địa. Trong thế giới tâm linh, mỗi nhà có ba vua trông coi việc bếp núc. Theo truyền thuyết, Phạm Lang là Thổ công, được giao nhiệm vụ trông coi bếp; Trọng Cao là Thổ địa trông coi việc trong nhà; Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. Sự sắp xếp đó cho thấy Táo quân tuy một mà ba , tuy ba mà một, nhưng mặt khác tích truyện này cũng lại đưa ra một điều nghịch lý. Người Việt thời xưa không bao giờ chấp nhận chế độ "đa phu" - một bà hai ông và thường chỉ trích: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Lý giải về sự tế nhị này, ta thấy do Trọng Cao đánh vợ nên Thị Nhị bỏ đi, tái giá với Phạm Lang. Xét về lý, theo chế độ một vợ, một chồng, chỉ có Phạm Lang là chồng Thị Nhị. Về tình, Trọng Cao là chồng cũ, ân hận việc "vũ phu" nên đi tìm vợ. Vợ chồng tay gối má kề đâu dễ quên nhau Ông trời đã xét cả lý lẫn tình nên mới triệu tập Táo quân về họp tổng kết hàng năm từ ngày 23 tháng Chạp cho đến tận Giao thừa. Một tuần Phạm Lang đi họp, cũng là một tuần duy nhất trong năm Thị Nhi được dành hết sự chăm sóc cho người chồng cũ, và là tuần duy nhất Trọng Cao được thể hiện tình cảm vợ chồng vốn mặn nồng khi xưa. Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được "chuyển thể" từ cá chép nấu chín thành cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng. Ngoài ra, với quan niệm Táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nên nhiều địa phương có tục lệ, con gái khi mới về nhà chồng phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ công, để xin phù trợ cho công việc bếp núc, tề gia, nội trợ. Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, nó còn là nơi quy tụ cả gia đình, để chia sẻ với nhau bữa ăn ấm cúng. Lễ hội của người Việt bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương. Sự tích ông Táo trong dân gian có nhiều nét đẹp truyền thống. Người Việt thường nói: "Ở hiền gặp lành". Ngày đầu năm, người ta cầu chúc nhau được phúc, được lộc, cũng là thời gian để hoà giải những bất đồng. Khởi đầu một năm bằng những điều tốt đẹp, để cả năm có phúc. forumvinagame [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Tính nhân văn của truyền thuyết ông Táo
Top