Tính khối lượng mỗi chất trong X và xác định công thúc của oxit sắt?

  • Thread starter Thread starter buiph
  • Ngày gửi Ngày gửi

buiph

New member
Xu
0
1. chia 80g hỗn hợp X gồm sắt và 1 oxit sắt tanh 2 phần bằng nhau:
Hòa tan hết phần 1 vào 400 gam dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72lít H2. Thêm 60,6 gam nước vào A được dung dịch B, nồng độ % HCl dư trong B là 2,92%
a. tính khối lượng mỗi chất trong X và xác định công thúc của oxit sắt. (câu này mình làm ra rồi, ra công thức là Fe3O4)
b. cho phần 2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng rồi pha loãng dung dịch sau phản ứng bằng nước ta thu được dung dịch E chỉ chứ Fe2(SO4)3, cho 10,8 gam Mg vào 300 ml dung dịch E khuấy kĩ, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 12,6 gam C và dung dịch D. cho dung dịch D tác dung với Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn F (BaSO4 không bị phân hủy). tính CM cua dung dịch E và giá trị m
2. đốt cháy hoàn toàn 1 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6,C2H6, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1gam kết tủa. mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch Br2 2M, tính thể tích mối khí có trong 1gam hỗn hợp X.
(bài này mình làm ròi nhưng không biết có đúng không nữa: 0.005 mol C2H2, 0,01mol C3H6 và 0,015 mol C2H6, nếu ai có kết quả khác thì giải giúp mình nghe)
3.đốt cháy hoàn toàn 12 gam muối sunfua của kim loại R (II) thu được chất rắn A và khí B, hòa tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng đọ 33,33%. khi làm lạnh dung dịch muối xuống nhiệt độ thấp hơn thì có một lượng tinh thể muối ngâm nước tách ra có khối lượng 15,625 gam. phần dung dịch bão hòa còn lại có nồng độ 22,54% . xác định R và tinh thể muối ngậm nước.
 
1. chia 80g hỗn hợp X gồm sắt và 1 oxit sắt tanh 2 phần bằng nhau:
Hòa tan hết phần 1 vào 400 gam dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72lít H2. Thêm 60,6 gam nước vào A được dung dịch B, nồng độ % HCl dư trong B là 2,92%
a. tính khối lượng mỗi chất trong X và xác định công thúc của oxit sắt. (câu này mình làm ra rồi, ra công thức là Fe3O4)
b. cho phần 2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng rồi pha loãng dung dịch sau phản ứng bằng nước ta thu được dung dịch E chỉ chứ Fe2(SO4)3, cho 10,8 gam Mg vào 300 ml dung dịch E khuấy kĩ, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 12,6 gam C và dung dịch D. cho dung dịch D tác dung với Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn F (BaSO4 không bị phân hủy). tính CM cua dung dịch E và giá trị m
Ta có: nH[SUP]+[/SUP] = 1,8mol ; nH[SUB]2[/SUB] = 0,3mol

Fe + 2H[SUP]+[/SUP] --> Fe[SUP]2+[/SUP] + H[SUB]2[/SUB]
0,3--0,6------------0,3

O[SUP]2-[/SUP] + 2H[SUP]+[/SUP] --> H[SUB]2[/SUB]O
0,4---0,8

m[SUB]dd A[/SUB] = 40 + 400 – 0,6 = 439,4gam => m[SUB]dd B[/SUB] = 439,4 + 60,6 = 500gm

=> nH[SUP]+[/SUP] dư = 0,44mol => nH[SUP]+[/SUP] pư = 1,4mol

Do đó: mFe trong oxit = 40 – (0,3*56 + 0,4816) = 16,8gam => nFe = 0,3mol

=> nFe : nO = 3 : 4 => Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB]

mFe = 0,3*56 = 16,8gam ; mFe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] = 23,2gam

b. nMg = 0,45mol

Mg + 2Fe[SUP]3+[/SUP] --> Mg[SUP]2+[/SUP] + 2Fe[SUP]2+[/SUP]

Mg + Fe[SUP]2+[/SUP] --> Mg[SUP]2+[/SUP] + Fe

Trường hợp 1. rắn C chỉ chứa Fe

=> Dung dịch D chứa: Mg[SUP]2+[/SUP] (0,45) ; Fe[SUP]2+[/SUP] (0,225mol) ; SO[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP] = 0,675mol

CM Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] = 0,225/0,3 = 0,75M


Ba(OH)[SUB]2[/SUB] dư vào dung dịch D

Ba[SUP]2+[/SUP] + SO[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP] --> BaSO[SUB]4[/SUB]
--------0,675----0,675

Mg[SUP]2+[/SUP] + 2OH[SUP]-[/SUP] --> Mg(OH)[SUB]2[/SUB] --> MgO
0,45--------------------------0,45

2Fe[SUP]2+[/SUP] + 4OH[SUP]-[/SUP] --> 2Fe(OH)[SUB]2[/SUB] --> Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB]
0,225-------------------------0,1125

=> m = 0,675*233 + 0,45*40 + 0,1125*160 = 193,275gam

Trường hợp 2. rắn C gồm Fe và Mg dư

=> 56*2x + 24(0,45 – 3x) = 12,6 => x = 0,045

Dung dịch D chứa: Mg[SUP]2+[/SUP] = 0,135mol ; nSO[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP] = 0,135mol

CM Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] = 0,045/0,3 = 0,15M

Ba[SUP]2+[/SUP] + SO[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP] --> BaSO[SUB]4[/SUB]
-------0,135----0,135

Mg[SUP]2+[/SUP] --> MgO
0,135----0,135

=> m = 0,135*233 + 0,135*40 = 36,885 gam

2. đốt cháy hoàn toàn 1 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6,C2H6, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1gam kết tủa. mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch Br2 0,5M. tính thể tích mối khí có trong 1gam hỗn hợp X.
(bài này mình làm ròi nhưng không biết có đúng không nữa: 0.005 mol C2H2, 0,01mol C3H6 và 0,015 mol C2H6, nếu ai có kết quả khác thì giải giúp mình nghe)

Dữ kiện em cho chưa chuẩn xác. Anh Tào sửa lại để phù hợp yêu cầu đề bài.

Gọi x, y, z là số mol của C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] ; C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] và C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB] trong 1 gam hỗn hợp.

=> 26x + 42y + 30z = 1 (1)

Mặt khác: n(x + y + z) = 0,15 và n(2x + y) = 0,1

=> x + y + z = 1,5(2x + y) => z = 2x + 0,5y (2)

CO[SUB]2[/SUB] + Ca(OH)[SUB]2[/SUB] --> CaCO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O

CO[SUB]2[/SUB] + CaCO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O --> Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]

=> nCO[SUB]2[/SUB] = 0,04 + 0,03 = 0,07 => 2x + 3y + 2z = 0,07 (3)

Giải (1) (2) (3) => x = 0,005; y = 0,01; z = 0,015


3.đốt cháy hoàn toàn 12 gam muối sunfua của kim loại R (II) thu được chất rắn A và khí B, hòa tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng đọ 33,33%. khi làm lạnh dung dịch muối xuống nhiệt độ thấp hơn thì có một lượng tinh thể muối ngâm nước tách ra có khối lượng 15,625 gam. phần dung dịch bão hòa còn lại có nồng độ 22,54% . xác định R và tinh thể muối ngậm nước.

Xét 100 gam dd H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 24,5% => nH[SUP]+[/SUP] = 0,5mol => nH[SUB]2[/SUB] = 0,25mol

RO + 2H[SUP]+[/SUP] --> R[SUP]2+[/SUP] + H[SUB]2[/SUB]O

=> m[SUB]dd sau pư[/SUB] = 0,25(R + 16) + 100 = (0,25R + 104) gam

=> mRSO[SUB]4[/SUB] = (0,25R + 104)/3 => 0,75(R + 96) = 0,25R + 99,5 => R = 64 (Cu)

=> nCuS = 0,125mol => nH[SUP]+[/SUP] = 0,25mol

Khối lượng dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = 0,125*98/0,245 = 50gam

=> khối lượng dd muối 33,33% = 60gam

=> khối lượng dung dịch bão hòa còn lại = 60 – 15,625 = 44,375gam

=> mCuSO[SUB]4[/SUB] trong dd bão hòa = 10gam

=> nCuSO4.nH[SUB]2[/SUB]O tách ra = 0,125 – 0,0625 = 0,0625mol

=> 160 + 18n = 15,625/0,0625 = 250 => n = 5

Vậy CT của muối ngậm nước là: CuSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top