Hỗn hợp B gồm C2H6, C2H4 và C3H4. Cho 12,24 g hh B vào dung dịch chứa AgNO3 có dư vào trong dung dịch Amoniac, sau khi phản ứng xong thu được 14,7 g kết tủa. Mặt khác, 4,256 l khí B (đktc) phản ứng vừa đủ với 140ml dung dịch Brôm 1M. Tính khối lượng mỗi chất trong 12,24 g B ban đầu. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Gọi a, b, c lần lượt là số mol C2H6, C2H4 và C3H6 trong hỗn hợp 12,24g.
Lưu ý: chỉ có C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] mới phản ứng với AgNO[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]3[/SUB].
PTPƯ:
CH≡C-CH[SUB]3[/SUB] + AgNO[SUB]3[/SUB] + NH[SUB]3[/SUB] →Ag-C≡-C-CH[SUB]3[/SUB]↓ + NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB]
Số mol kết tủa bằng số mol C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB]: c=0,1 mol
Phản ứng với dd Brom:
C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB] + Br[SUB]2[/SUB] -> C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB]Br[SUB]2[/SUB] | C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB] + 2Br[SUB]2[/SUB] -> C[SUB]3[/SUB]H[SUB]4[/SUB]Br[SUB]4[/SUB]
Vì tỷ lệ số mol trong hỗn hợp không đổi nên gọi k là hệ số tỷ lệ của số mol hỗn hợp ứng với 4,256 lít khí so với 12,24g.
Ta có hệ pt:
k(a + b + c) = 0,19
k(b + 2c) = 0,14
Nhân chéo 2 pt được: 0,14(a+b+c) = 0,19(b+2c)
=> 0,14a - 0,05b - 0,24c = 0
Thay c=0,1 => 0,14a - 0,05b = 0,024
Kết hợp pt: 30a + 28b + 40c = 12,24 => 30a + 28b = 8,24
Suy ra a=0,2 và b=0,08.
...