Tình hình Tây Âu từ sau CTTG thứ hai đến nay

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình hình Tây Âu từ sau CTTG thứ hai đến nay



I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950

1. Về kinh tế:
- Sau CTTG II, Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nên sản xuất bị suy giảm .
- Từ 1945-1950 Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác –san”, nên kinh tế phục hồi

2. Về chính trị:
- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội,
- Liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
- Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.
1. Về đối nội.
a. Kinh tế.
- Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.
- Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ KH-KT cao.
Nguyên nhân kinh tế phát triển:
+ Sự nỗ lực của nhân dân lao động.
+ Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba…
b. Chính trị:
- 1950 – 1973: là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị

2. Về đối ngoại:
- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại
- 1950 – 1973: nhiều thuộc địa Anh, Pháp, Hà Lan… tuyên bố độc lập, mở ra thời kỳ “phi thực dân hóa” trên thế giới

III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. Kinh tế:
- Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng),
- Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NICs) -> Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu gặp nhiều khó khăn

2. Về chính trị – xã hội:
- Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.

3. Đối ngoại:
- 1/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu. 1989, Bức tường Berlin bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990)
- Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Về kinh tế:
- Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản).

2. Về chính trị và đối ngoại :
- Cơ bản là ổn định.
- Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực I –an- ta tan rã : Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
- Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.



ST
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top