- Xu
- 0
Mình đang cần tìm mua bản online của cuốn sách có nội dung dưới đây. Bạn nào biết chia sẻ với nhé!
-------
Có lẽ không ít người trong chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đã có một thời tại Microsoft tinh thần đổi mới sáng tạo bị thay bằng thói quan liêu, những trò chính trị nội bộ thế chỗ cho tinh thần làm việc nhóm. Thậm chí, sơ đồ tổ chức của Microsoft đã từng được vẽ biếm họa là một băng đảng đánh nhau, người này chĩa súng vào người kia. Chính những điều đó khiến cho Microsoft bị bỏ rơi lại phía sau trong cuộc đua công nghệ. Khi Satya Nadella trở thành Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft vào tháng 2-2014, ông quyết định phải tìm lại đúng linh hồn của gã khổng lồ.
Với Satya Nadella, chữ C trong từ CEO chính là culture, là văn hóa; người CEO phải là người xây dựng và quản lý văn hóa của công ty. Việc làm mới lại văn hóa công ty là ưu tiên hàng đầu của ông. Satya cam kết loại bỏ những rào cản cho sự đổi mới sáng tạo. Ông chủ trương xây dựng văn hóa dựa trên ba nền tảng cơ bản: hết lòng vì khách hàng, nhân viên đa dạng và hòa hợp, làm việc trên tinh thần hợp tác.
Nhiều thay đổi đã diễn ra. Tiêu biểu trong số đó là câu chuyện liên quan đến kỳ “ẩn dật” hàng năm dành cho khoảng 150 lãnh đạo cao cấp của tập đoàn này. Họ cùng nhau rời văn phòng, đi đến một vùng núi non xa xôi yên tĩnh nơi họ chia sẻ kế hoạch sản phẩm, trình diễn những công nghệ đột phá mà đến nhiều năm sau thế giới mới biết đến. Tuy vậy, vẫn có gì đó không ổn trong những bộ óc tài năng của Microsoft khi ngồi lại với nhau, Satya nhận ra cần phải thử nghiệm cách khác, mới mẻ và gắn kết hơn.
Satya quyết định mời những nhà sáng lập của các công ty được Microsoft mua lại cùng tham gia kỳ ẩn dật mặc dù họ không đủ chuẩn vì thứ bậc trong công ty chưa đủ cao và mặc cho những ý kiến không ủng hộ từ những cây đa cây đề trong tổ chức. Và họ, những người không đủ chuẩn đã đem đến những ý tưởng mới mẻ và cách nhìn từ bên ngoài.
Khác với cách làm trước đây, khi Satya nắm quyền lãnh đạo ông đã yêu cầu những nhà quản lý phải đi thăm khách hàng trong kỳ “ẩn dật”. Đã có những ánh mắt ngó nghiêng và tiếng than thở, kiểu như tại sao lại phải đi thăm khách hàng trong kỳ nghỉ? Thế nhưng quyết định vẫn thực hiện. Sau một ngày thăm viếng khách hàng, những nhà ẩn dật quay về. Họ được chia thành 17 nhóm nhỏ và được giao nhiệm vụ chia sẻ quan điểm về hiện trạng văn hóa của công ty cũng như ý tưởng để phát triển nó. Bằng cách làm như vậy, mỗi người lãnh đạo tham gia kỳ ẩn dật trở thành những hạt nhân dẫn dắt sự thay đổi văn hóa trong mọi ngóc ngách của công ty.
Ngày nay, máy tính cá nhân đã không còn là tâm điểm của dòng chảy công nghệ. Cuộc sống đang chứng kiến làn sóng số hóa diễn ra sâu rộng nhờ Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo.
Song song với quá trình phục hưng lại văn hóa doanh nghiệp, Satya xây dựng lại niềm tin và truyền cảm hứng cho nhân viên Microsoft, những người tài năng nhưng đang chán nản. Ông đặt câu hỏi cho chính mình và cho chính nhân viên “Vì sao Microsoft tồn tại?”.
Trong những năm 1970, Bill Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft với mục tiêu đem máy tính cá nhân đến bàn làm việc ở mỗi công ty và gia đình. Đó từng là một tham vọng to lớn và dũng cảm. Và tham vọng đó đã trở thành hiện thực. Công nghệ được dân chủ hóa và cá nhân hóa. Máy tính đã đến với mọi nhà. Và với máy tính, mọi người được trao thêm công cụ và quyền năng để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là sự khác biệt của Microsoft, là linh hồn của Microsoft. Nhìn lại lịch sử và trở về hiện tại, Satya có được câu trả lời rất rõ ràng và thống nhất: “Chúng ta tồn tại để tạo ra những sản phẩm giúp tạo quyền năng cho người khác”.
Câu hỏi kế tiếp là cần làm gì để tạo những sản phẩm mang đến quyền năng cho khách hàng? Ngày nay, máy tính cá nhân đã không còn là tâm điểm của dòng chảy công nghệ. Cuộc sống đang chứng kiến làn sóng số hóa diễn ra sâu rộng nhờ Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo. Và trong làn sóng như vậy, Satya xây dựng Microsoft trở thành một tổ chức “di-động-trước-hết, đám-mây-trước-hết”. Di động và đám mây được lấy làm nền tảng chuyển hóa của công ty. Di động trong góc nhìn của Satya không phải là thiết bị di động mà chính là con người di động. Nhờ đám mây, Microsoft có thể phục vụ con người bất kể họ di động đến đâu và dĩ nhiên, kể cả khi họ dùng bất kể thiết bị gì.
Với văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm, Satya thấy cần phải thay đổi. Bạn không thể nói rằng mình mang đến quyền năng cho khách hàng khi họ chỉ có thể dùng ứng dụng của Microsoft trên nền tảng Windows. Công ty bắt đầu hợp tác với những doanh nghiệp từng là đối thủ cạnh tranh trước đây. Trong một sự kiện kinh doanh, CEO của Microsoft lôi ra chiếc iPhone và nói “Tôi muốn gọi chiếc iPhone này là iPhone Pro vì nó được cài đặt tất cả những phần mềm và ứng dụng Microsoft”. Khi từng biểu tượng của ứng dụng Microsoft dành cho iPhone nhấp nháy, đám đông vỡ òa trong tiếng vỗ tay. Với Satya, việc cần làm là “phải buông rìu với cựu thù, xây dựng quan hệ đối tác” để cùng hướng đến nhu cầu khách hàng.
Trên đây là vài việc trong rất nhiều việc Satya đã làm để tái tạo lại Microsoft. Và theo vị CEO này, một ngày nào đó, những công ty đang cất cánh sẽ ngừng tăng trưởng và sẽ cần phải Nhấn nút tái tạo - Hit refresh (*). Vậy nhấn nút tái tạo với chính bạn cũng như doanh nghiệp bạn là gì? Trong thế giới biến đổi nhanh chóng ngày nay, có lẽ mỗi doanh nghiệp cần tự trả lời câu hỏi đó cho chính mình.
Theo Kinh tế Sài Gòn
-------
Có lẽ không ít người trong chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đã có một thời tại Microsoft tinh thần đổi mới sáng tạo bị thay bằng thói quan liêu, những trò chính trị nội bộ thế chỗ cho tinh thần làm việc nhóm. Thậm chí, sơ đồ tổ chức của Microsoft đã từng được vẽ biếm họa là một băng đảng đánh nhau, người này chĩa súng vào người kia. Chính những điều đó khiến cho Microsoft bị bỏ rơi lại phía sau trong cuộc đua công nghệ. Khi Satya Nadella trở thành Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft vào tháng 2-2014, ông quyết định phải tìm lại đúng linh hồn của gã khổng lồ.
Với Satya Nadella, chữ C trong từ CEO chính là culture, là văn hóa; người CEO phải là người xây dựng và quản lý văn hóa của công ty. Việc làm mới lại văn hóa công ty là ưu tiên hàng đầu của ông. Satya cam kết loại bỏ những rào cản cho sự đổi mới sáng tạo. Ông chủ trương xây dựng văn hóa dựa trên ba nền tảng cơ bản: hết lòng vì khách hàng, nhân viên đa dạng và hòa hợp, làm việc trên tinh thần hợp tác.
Nhiều thay đổi đã diễn ra. Tiêu biểu trong số đó là câu chuyện liên quan đến kỳ “ẩn dật” hàng năm dành cho khoảng 150 lãnh đạo cao cấp của tập đoàn này. Họ cùng nhau rời văn phòng, đi đến một vùng núi non xa xôi yên tĩnh nơi họ chia sẻ kế hoạch sản phẩm, trình diễn những công nghệ đột phá mà đến nhiều năm sau thế giới mới biết đến. Tuy vậy, vẫn có gì đó không ổn trong những bộ óc tài năng của Microsoft khi ngồi lại với nhau, Satya nhận ra cần phải thử nghiệm cách khác, mới mẻ và gắn kết hơn.
Satya quyết định mời những nhà sáng lập của các công ty được Microsoft mua lại cùng tham gia kỳ ẩn dật mặc dù họ không đủ chuẩn vì thứ bậc trong công ty chưa đủ cao và mặc cho những ý kiến không ủng hộ từ những cây đa cây đề trong tổ chức. Và họ, những người không đủ chuẩn đã đem đến những ý tưởng mới mẻ và cách nhìn từ bên ngoài.
Khác với cách làm trước đây, khi Satya nắm quyền lãnh đạo ông đã yêu cầu những nhà quản lý phải đi thăm khách hàng trong kỳ “ẩn dật”. Đã có những ánh mắt ngó nghiêng và tiếng than thở, kiểu như tại sao lại phải đi thăm khách hàng trong kỳ nghỉ? Thế nhưng quyết định vẫn thực hiện. Sau một ngày thăm viếng khách hàng, những nhà ẩn dật quay về. Họ được chia thành 17 nhóm nhỏ và được giao nhiệm vụ chia sẻ quan điểm về hiện trạng văn hóa của công ty cũng như ý tưởng để phát triển nó. Bằng cách làm như vậy, mỗi người lãnh đạo tham gia kỳ ẩn dật trở thành những hạt nhân dẫn dắt sự thay đổi văn hóa trong mọi ngóc ngách của công ty.
Ngày nay, máy tính cá nhân đã không còn là tâm điểm của dòng chảy công nghệ. Cuộc sống đang chứng kiến làn sóng số hóa diễn ra sâu rộng nhờ Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo.
Song song với quá trình phục hưng lại văn hóa doanh nghiệp, Satya xây dựng lại niềm tin và truyền cảm hứng cho nhân viên Microsoft, những người tài năng nhưng đang chán nản. Ông đặt câu hỏi cho chính mình và cho chính nhân viên “Vì sao Microsoft tồn tại?”.
Trong những năm 1970, Bill Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft với mục tiêu đem máy tính cá nhân đến bàn làm việc ở mỗi công ty và gia đình. Đó từng là một tham vọng to lớn và dũng cảm. Và tham vọng đó đã trở thành hiện thực. Công nghệ được dân chủ hóa và cá nhân hóa. Máy tính đã đến với mọi nhà. Và với máy tính, mọi người được trao thêm công cụ và quyền năng để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là sự khác biệt của Microsoft, là linh hồn của Microsoft. Nhìn lại lịch sử và trở về hiện tại, Satya có được câu trả lời rất rõ ràng và thống nhất: “Chúng ta tồn tại để tạo ra những sản phẩm giúp tạo quyền năng cho người khác”.
Câu hỏi kế tiếp là cần làm gì để tạo những sản phẩm mang đến quyền năng cho khách hàng? Ngày nay, máy tính cá nhân đã không còn là tâm điểm của dòng chảy công nghệ. Cuộc sống đang chứng kiến làn sóng số hóa diễn ra sâu rộng nhờ Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo. Và trong làn sóng như vậy, Satya xây dựng Microsoft trở thành một tổ chức “di-động-trước-hết, đám-mây-trước-hết”. Di động và đám mây được lấy làm nền tảng chuyển hóa của công ty. Di động trong góc nhìn của Satya không phải là thiết bị di động mà chính là con người di động. Nhờ đám mây, Microsoft có thể phục vụ con người bất kể họ di động đến đâu và dĩ nhiên, kể cả khi họ dùng bất kể thiết bị gì.
Với văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm, Satya thấy cần phải thay đổi. Bạn không thể nói rằng mình mang đến quyền năng cho khách hàng khi họ chỉ có thể dùng ứng dụng của Microsoft trên nền tảng Windows. Công ty bắt đầu hợp tác với những doanh nghiệp từng là đối thủ cạnh tranh trước đây. Trong một sự kiện kinh doanh, CEO của Microsoft lôi ra chiếc iPhone và nói “Tôi muốn gọi chiếc iPhone này là iPhone Pro vì nó được cài đặt tất cả những phần mềm và ứng dụng Microsoft”. Khi từng biểu tượng của ứng dụng Microsoft dành cho iPhone nhấp nháy, đám đông vỡ òa trong tiếng vỗ tay. Với Satya, việc cần làm là “phải buông rìu với cựu thù, xây dựng quan hệ đối tác” để cùng hướng đến nhu cầu khách hàng.
Trên đây là vài việc trong rất nhiều việc Satya đã làm để tái tạo lại Microsoft. Và theo vị CEO này, một ngày nào đó, những công ty đang cất cánh sẽ ngừng tăng trưởng và sẽ cần phải Nhấn nút tái tạo - Hit refresh (*). Vậy nhấn nút tái tạo với chính bạn cũng như doanh nghiệp bạn là gì? Trong thế giới biến đổi nhanh chóng ngày nay, có lẽ mỗi doanh nghiệp cần tự trả lời câu hỏi đó cho chính mình.
Theo Kinh tế Sài Gòn
Sửa lần cuối: