Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
(Tamly) - Định kiến là những thái độ tiêu cực được nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, những đặc điểm bề ngoài, những ấn tượng xấu... về một cá nhân, về một nhóm người hay một cộng đồng người nào đó. Định kiến xuất hiện bằng nhiều con đường khác nhau, dưới đây xin đề cập đến một số nguồn gốc xã hội của định kiến
Định kiến bắt nguồn từ sự bất bình đẳng xã hội
Định kiến là một kiểu hợp lý hoá sự bất bình đẳng xã hội. Tại sao như vậy? Trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những địa vị xã hội không ngang bằng. Địa vị xã hội không ngang bằng đó đã làm nảy sinh định kiến. Trong cấu trúc xã hội có tầng lớp chủ nô - nô lệ, địa chủ - người làm công... dưới con mắt của những người thuộc tầng lớp giàu có, những người nghèo khổ luôn bị coi là những kẻ lười biếng, thiếu hiểu biết... Một số tác giả cho rằng, trong xã hội có sự bất bình đẳng xã hội, định kiến đựợc sử dụng như một công cụ để chứng minh cho tính đúng đắn của người có tiền bạc và có thế lực.
Cách đây bốn thập kỷ, nhà xã hội học Helen Mayer Hacker (1951) đã phát biểu những người da đen và những người phụ nữ là những người thuộc tầng lớp dưới. Họ có trí thông minh thấp, bằng lòng với vai trò phụ thuộc. Người da đen phải ở những khu riêng biệt giành riêng cho họ, còn chỗ của những người phụ nữ là ở trong nhà, ở chỗ bếp núc.
Ngày nay những quan điểm này đã thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn trong chiến tranh thế giới lần thứ II, người Nhật được gọi là những kẻ ranh mãnh, quỷ quyệt, tàn ác... thì sau chiến tranh thế giới II và cho tới tận ngày nay họ lại được coi là những người thông minh, lanh lợi khiến cho mọi người trên toàn thế giới phải khâm phục bởi tinh thần học hỏi, tinh thần vượt khó và đặc biệt là lòng tự hào dân tộc của họ.
Định kiến xã hội bắt nguồn từ những biểu tượng xã hội
Cuối năm 1947, nhà tâm lý học da đen Mamie Clack đã tiến hành một nghiên cứu khá thú vị về biểu tượng xã hội ở trẻ em da đen Mỹ. Ông đã nghiên cứu trên số lượng lớn trẻ em da đen từ 3 đến 7 tuổi. Nội dung thực nghiệm của ông như sau: Ông đưa ra hai loại búp bê da trắng và da đen. Ông yêu cầu các em trả lời các câu hỏi: "Búp bê nào xấu nhất? Búp bê nào xinh nhất? Búp bê nào đáng yêu? Búp bê nào ngoan? Búp bê nào em chọn làm bạn? Búp bê nào màu đen?..." Kết quả thu được từ thực nghiệm này như sau: 90% số trẻ nhận dạng đúng màu của búp bê; Phần lớn số trẻ tham gia thực nghiệm đều thích chơi với búp bê màu trắng và cho rằng búp bê màu trắng tốt hơn búp bê màu đen, còn búp bê màu đen là xấu xí và độc ác; 2/3 trẻ em da đen bị các búp bê da trắng cuốn hút. Qua đó ông đã rút ra một kết luận rằng đây là một sự khinh miệt lạc hướng chống lại chính bản thân mình. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên chứng minh sự giảm giá trị hình ảnh bản thân như là hậu quả của sự phân biệt đối xử.
Xã hội hoá và sự xuất hiện định kiến
Định kiến xuất hiện luôn gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng xã hội hoá. Sự phát triển định kiến xã hội đi đôi với sự phát triển của các thái độ xã hội. Trước hết định kiến quy định bởi môi trường gia đình và đặc biệt khuôn mẫu do cha mẹ tạo ra lúc đầu có vai trò như một hiểu biết quan trọng nhất cho đứa trẻ. Thông qua cha mẹ và người lớn, đứa trẻ có xu hướng lặp lại những gì mà cha mẹ và người lớn đã dạy dỗ nó. Đứa trẻ học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ.
Mối quan hệ này được Adormo và các cộng sự làm sáng tỏ năm 1950. Đầu tiên là sự nghiên cứu về chủ nghĩa bài Do Thái nhằm tìm hiểu xem có những kiểu cá nhân đặc biệt bài Do Thái hay không. Các tác giả đã nhận thấy rằng có một kiểu nhân cách độc đoán không chỉ là bài Do Thái, mà còn có biểu lộ ra là hằn thù và bài trừ tất cả những nhóm dân tộc thiểu số khác. Những nghiên cứu về nhân cách độc đoán đã cho phép xác định sự xuất hiện của định kiến được bắt nguồn từ những năm đầu của cuộc đời. Khi đó trẻ em học được ở người lớn những suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá những người xung quanh. Trong chừng mực nào đấy, có thể nói những gì cá nhân học được từ bố mẹ là những cơ sở cho sự đánh giá mang tính quyền uy. Các yếu tố tiếp thu được từ gia đình đó có xu hướng trở nên bền vững và được củng cố thêm trong quá trình xã hội hoá cá nhân./.
Sưu tầm.
Định kiến bắt nguồn từ sự bất bình đẳng xã hội
Định kiến là một kiểu hợp lý hoá sự bất bình đẳng xã hội. Tại sao như vậy? Trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những địa vị xã hội không ngang bằng. Địa vị xã hội không ngang bằng đó đã làm nảy sinh định kiến. Trong cấu trúc xã hội có tầng lớp chủ nô - nô lệ, địa chủ - người làm công... dưới con mắt của những người thuộc tầng lớp giàu có, những người nghèo khổ luôn bị coi là những kẻ lười biếng, thiếu hiểu biết... Một số tác giả cho rằng, trong xã hội có sự bất bình đẳng xã hội, định kiến đựợc sử dụng như một công cụ để chứng minh cho tính đúng đắn của người có tiền bạc và có thế lực.
Cách đây bốn thập kỷ, nhà xã hội học Helen Mayer Hacker (1951) đã phát biểu những người da đen và những người phụ nữ là những người thuộc tầng lớp dưới. Họ có trí thông minh thấp, bằng lòng với vai trò phụ thuộc. Người da đen phải ở những khu riêng biệt giành riêng cho họ, còn chỗ của những người phụ nữ là ở trong nhà, ở chỗ bếp núc.
Ngày nay những quan điểm này đã thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn trong chiến tranh thế giới lần thứ II, người Nhật được gọi là những kẻ ranh mãnh, quỷ quyệt, tàn ác... thì sau chiến tranh thế giới II và cho tới tận ngày nay họ lại được coi là những người thông minh, lanh lợi khiến cho mọi người trên toàn thế giới phải khâm phục bởi tinh thần học hỏi, tinh thần vượt khó và đặc biệt là lòng tự hào dân tộc của họ.
Định kiến xã hội bắt nguồn từ những biểu tượng xã hội
Cuối năm 1947, nhà tâm lý học da đen Mamie Clack đã tiến hành một nghiên cứu khá thú vị về biểu tượng xã hội ở trẻ em da đen Mỹ. Ông đã nghiên cứu trên số lượng lớn trẻ em da đen từ 3 đến 7 tuổi. Nội dung thực nghiệm của ông như sau: Ông đưa ra hai loại búp bê da trắng và da đen. Ông yêu cầu các em trả lời các câu hỏi: "Búp bê nào xấu nhất? Búp bê nào xinh nhất? Búp bê nào đáng yêu? Búp bê nào ngoan? Búp bê nào em chọn làm bạn? Búp bê nào màu đen?..." Kết quả thu được từ thực nghiệm này như sau: 90% số trẻ nhận dạng đúng màu của búp bê; Phần lớn số trẻ tham gia thực nghiệm đều thích chơi với búp bê màu trắng và cho rằng búp bê màu trắng tốt hơn búp bê màu đen, còn búp bê màu đen là xấu xí và độc ác; 2/3 trẻ em da đen bị các búp bê da trắng cuốn hút. Qua đó ông đã rút ra một kết luận rằng đây là một sự khinh miệt lạc hướng chống lại chính bản thân mình. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên chứng minh sự giảm giá trị hình ảnh bản thân như là hậu quả của sự phân biệt đối xử.
Xã hội hoá và sự xuất hiện định kiến
Định kiến xuất hiện luôn gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng xã hội hoá. Sự phát triển định kiến xã hội đi đôi với sự phát triển của các thái độ xã hội. Trước hết định kiến quy định bởi môi trường gia đình và đặc biệt khuôn mẫu do cha mẹ tạo ra lúc đầu có vai trò như một hiểu biết quan trọng nhất cho đứa trẻ. Thông qua cha mẹ và người lớn, đứa trẻ có xu hướng lặp lại những gì mà cha mẹ và người lớn đã dạy dỗ nó. Đứa trẻ học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ.
Mối quan hệ này được Adormo và các cộng sự làm sáng tỏ năm 1950. Đầu tiên là sự nghiên cứu về chủ nghĩa bài Do Thái nhằm tìm hiểu xem có những kiểu cá nhân đặc biệt bài Do Thái hay không. Các tác giả đã nhận thấy rằng có một kiểu nhân cách độc đoán không chỉ là bài Do Thái, mà còn có biểu lộ ra là hằn thù và bài trừ tất cả những nhóm dân tộc thiểu số khác. Những nghiên cứu về nhân cách độc đoán đã cho phép xác định sự xuất hiện của định kiến được bắt nguồn từ những năm đầu của cuộc đời. Khi đó trẻ em học được ở người lớn những suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá những người xung quanh. Trong chừng mực nào đấy, có thể nói những gì cá nhân học được từ bố mẹ là những cơ sở cho sự đánh giá mang tính quyền uy. Các yếu tố tiếp thu được từ gia đình đó có xu hướng trở nên bền vững và được củng cố thêm trong quá trình xã hội hoá cá nhân./.
Sưu tầm.