I. Tiểu dẫn:
1. Xuất xứ bài thơ:
- Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu 1942 (tháng 9- 1942). Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Hồ chí Minh.
2. Đề tài:
- Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người. Qua đó gửi gắm tình yêu thương bao la đối với mọi sự sống chân chính trên đời.
- Đây là đề tài quen thuộc (Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan )
3. Bố cục:
- Bố cục của bài thơ tứ tuyệt là: Khai, thừa, chuyển, hợp.
Để tiện cho việc nhận biết các ý, có thể chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1 (hai câu đầu): Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối.
+ Đoạn 2 (hai câu thơ sau): Bức tranh cuộc sống.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên:
-Hình ảnh tiêu biểu:
Cánh chim mỏi (quyện điểu)
Áng mây lẻ loi, cô đơn (cô vân) => Mệt mỏi, buồn, lo
-Cảnh vật thoáng buồn, lặng lẽ. Hai nét vẽ chấm phá (chim và mây), lấy cái nhỏ bé, cái động làm nổi bật bầu trời bao la.
-Cánh chim mỏi và áng mây cô đơn là hình ảnh vừa mang tính ước lệ trong thơ cổ tả cảnh chiều tối, vừa là hình ảnh ẩn du về người tù bị lưu đày trên con đường khổ ải mờ mịt vạn dặm.
2. Hai câu sau – Bức tranh đời sống con người:
-Hình ảnh tiêu biểu:
Cô em xay ngô
Lò than rực hồng => Hình ảnh của cuộc sống lao động.
-Cảnh xay ngô của thiếu nữ và lò than rực hồng như làm vợi đi nỗi đau khổ của người tù.
-Tương phản với màn đêm là “lò than đã rực hồng”. Tứ thơ vận động từ bóng tối hướng về ánh sáng.
3/ Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển.
Cụ thể:
+ Sự vận động của hình ảnh thơ:
Từ tĩnh sang động
Từ bóng tối ra ánh sáng
* Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh.
1. Xuất xứ bài thơ:
- Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu 1942 (tháng 9- 1942). Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Hồ chí Minh.
2. Đề tài:
- Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người. Qua đó gửi gắm tình yêu thương bao la đối với mọi sự sống chân chính trên đời.
- Đây là đề tài quen thuộc (Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan )
3. Bố cục:
- Bố cục của bài thơ tứ tuyệt là: Khai, thừa, chuyển, hợp.
Để tiện cho việc nhận biết các ý, có thể chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1 (hai câu đầu): Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối.
+ Đoạn 2 (hai câu thơ sau): Bức tranh cuộc sống.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cánh chim mỏi (quyện điểu)
Áng mây lẻ loi, cô đơn (cô vân) => Mệt mỏi, buồn, lo
-Cảnh vật thoáng buồn, lặng lẽ. Hai nét vẽ chấm phá (chim và mây), lấy cái nhỏ bé, cái động làm nổi bật bầu trời bao la.
-Cánh chim mỏi và áng mây cô đơn là hình ảnh vừa mang tính ước lệ trong thơ cổ tả cảnh chiều tối, vừa là hình ảnh ẩn du về người tù bị lưu đày trên con đường khổ ải mờ mịt vạn dặm.
2. Hai câu sau – Bức tranh đời sống con người:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Cô em xay ngô
Lò than rực hồng => Hình ảnh của cuộc sống lao động.
-Cảnh xay ngô của thiếu nữ và lò than rực hồng như làm vợi đi nỗi đau khổ của người tù.
-Tương phản với màn đêm là “lò than đã rực hồng”. Tứ thơ vận động từ bóng tối hướng về ánh sáng.
3/ Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển.
Cụ thể:
+ Sự vận động của hình ảnh thơ:
Từ tĩnh sang động
Từ bóng tối ra ánh sáng
* Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh.