• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tìm hiểu bài CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh)

sieungoc

New member
Xu
0
I. Tiểu dẫn:
1. Xuất xứ bài thơ:
- Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu 1942 (tháng 9- 1942). Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Hồ chí Minh.
2. Đề tài:
- Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người. Qua đó gửi gắm tình yêu thương bao la đối với mọi sự sống chân chính trên đời.
- Đây là đề tài quen thuộc (Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan )
3. Bố cục:
- Bố cục của bài thơ tứ tuyệt là: Khai, thừa, chuyển, hợp.
Để tiện cho việc nhận biết các ý, có thể chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1 (hai câu đầu): Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối.
+ Đoạn 2 (hai câu thơ sau): Bức tranh cuộc sống.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1.Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
-Hình ảnh tiêu biểu:
Cánh chim mỏi (quyện điểu)
Áng mây lẻ loi, cô đơn (cô vân) => Mệt mỏi, buồn, lo
-Cảnh vật thoáng buồn, lặng lẽ. Hai nét vẽ chấm phá (chim và mây), lấy cái nhỏ bé, cái động làm nổi bật bầu trời bao la.
-Cánh chim mỏiáng mây cô đơn là hình ảnh vừa mang tính ước lệ trong thơ cổ tả cảnh chiều tối, vừa là hình ảnh ẩn du về người tù bị lưu đày trên con đường khổ ải mờ mịt vạn dặm.
2. Hai câu sau – Bức tranh đời sống con người:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
-Hình ảnh tiêu biểu:
Cô em xay ngô
Lò than rực hồng => Hình ảnh của cuộc sống lao động.
-Cảnh xay ngô của thiếu nữ lò than rực hồng như làm vợi đi nỗi đau khổ của người tù.
-Tương phản với màn đêm là “lò than đã rực hồng”. Tứ thơ vận động từ bóng tối hướng về ánh sáng.
3/ Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển.
Cụ thể:
+ Sự vận động của hình ảnh thơ:
Ÿ Từ tĩnh sang động
Ÿ Từ bóng tối ra ánh sáng
* Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh.
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Bài thơ “ Chiều tối ”( Mộ ) của Hồ Chí Minh.

+ Nắm một số nét chính về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối
+ Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
+ Phân tích bài thơ với hai luận điểm để làm rõ tấm lòng yêu cảnh, thương người của người tù thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ

Cụ thể:

* Tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ:
-Hồ Chí Minh(1890-1969) là lãnh tụ cách mạng vĩ đại cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Sự nghiệp văn chương của Người để lại rất phong phú, đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách nghệ thuật.
- “Nhật Kí trong tù” là một tập thơ có hình thức nhật lí. Tập thơ những là bứ tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch mà còn là tấm gương phản chiếu” tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh- con người, chiến sĩ nhà thơ.
- Bài thơ “ Chiều Tối” được sáng tác trong thời gian khổ nhất của Bác trong 4 tháng bị giam giữ tại nhà tù Tưởng Giới Thạch. Hơn nữa, Bác lại làm thơ trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên bảo vào một buổi chiều tối.

*Phân tích:


a. Hai câu thơ đầu:
Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng

- Bức tranh thiên nhiên chiều muộn:
+ Chim mỏi (quyện điểu): tìmchốn ngủ.
+ Chòm mây cô đơn (cô vân): trôi lững lờ giữa tầng không gợi về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả, như ng mang tâm trạng buồn trong cảnh chia li
-> bức tranh thiên nhiên được phác hoạ bằng bút pháp cổ điển. Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, không gian âm u, vắng vẻ, quạnh hiu.
=> bức tranh yên ả, thanh bình thấm thía nỗi buồn.
- Con người:
+ Cảnh ngộ: tay chân bị gông cùm, xiềng xích.
+ Hoà hợp, cảm thông với sự vật.
+ Ung dung thư thái dõi theo cảnh vật.
=> Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung tự chủ của người chiến sĩ.

b. Hai câu thơ cuối:
Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người ở vùng sơn cước

- Thời gian: thời khắc đầu đêm.
- Không gian: xóm núi.
- Hình ảnh con người: Cô gái xóm núi đang xay ngô.
+ Hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, sống động.
+ Hình ảnh chân thực giản dị.
- Điệp vòng: Ma bao túc – bao túc ma hoàn: sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng.
+ Vòng quay không dứt của động tác xay ngô.
+ Cô gái chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mẫn trong công việc.
- Bếp lửa hồng: thời gian chuyển về đêm; bức tranh bừng sáng- tạo thần sắc cho cảnh vật.
-> Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người.
-> Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui và sức mạnh.
=> Niềm lạc quan yêu đời, tình yêu thương nhân dân.

c. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Từ ngữ cô đọng, hàm súc.
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,…
* Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top