• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tìm giúp mình ví dụ cho các cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá?

Spider_man

New member
Xu
0
1.Tự do hoá thương mại
Cơ hội (CH) : Mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất.
Thử thách (TT) :Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế

2.Cách mạng khoa học công nghệ
CH: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
TT: Nguy cơ và tụt hậu hơn về trình độ phát triển kinh tế

3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường
CH: Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại.
TT: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng suy giảm, ô nhiểm xã hội đánh mất bản sắc dân tộc

4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận
CH: Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
TT: Trở thành bải rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển

5.Toàn cầu hoá trong công nghệ
CH: Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
TT: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu.

6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại
CH: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới
TT: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt

7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế
CH: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
TT: Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên
 
1.Tự do hoá thương mại
Cơ hội (CH) : Mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất.
Thử thách (TT) :Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế

...>>>
C.H: Tập đoàn Kumho của Hàn Quốc mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể là nhà máy sản xuất lốp ô tô, xe máy, ...lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam. Mục đích là tiêu thụ tại chỗ, chuyển về Hàn Quốc, và một số nước khác.
VV...

TT : Hàng điện tử của Nhật Bản, Hàn Quốc,...đang có mặt tại Việt Nam, Lào, Trung Quốc,...


2.Cách mạng khoa học công nghệ
CH: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
TT: Nguy cơ và tụt hậu hơn về trình độ phát triển kinh tế

...>>>

C.H : Ví dụ ngay tại Việt Nam, các ngành kinh tế sử dụng KHCN ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Ví dụ : ngành hóa dầu, ngành CNTT, Bưu chính viễn thông,...
TT : Điều này là rõ ràng. Ví dụ : công nghệ chế biến rác thải y tế tại các cơ sở ý tế lạc hậu, không sử lý triệt để được vấn đề ô nhiễm. ...vv..
Vì sao có nguy cơ và hiện trạng đó ? Đó là : cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách,quản lý,...và mối quan hệ của nó trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường
CH: Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại.
TT: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng suy giảm, ô nhiểm xã hội đánh mất bản sắc dân tộc

.>>>

CH : Làn sóng Hàn Quốc là một ví dụ điển hình trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Đầu tóc, quần áo, ăn nói...đều có "phong cách HQ ". Hoặc phong cách truyện tranh Nhật Bản ...vv..
TT :Chúng ta không phủ nhận mặt tốt đẹp của quá trình này. Tuy nhiên, những mặt hạn chế của nó thì thực sự đáng lo ngại .
Thanh , thiếu niên biết nhiều mà không hiểu bản chất của sự việc mình biết. A dua, học đòi về thời trang, lối ăn nói cộc lốc, ngôn ngữ bị bóp méo..
Sự tôn trọng về các giá trị truyền thống bị coi nhẹ (điều này Việt Nam kém so với HQ rất nhiều ).
Bản lĩnh,đạo đức của thế hệ trẻ ở các nứoc đang phát triển ...đáng báo động. Ví du :tự tử, bỏ nhà đi đêm, sống chung,...vv
vvv


4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận
CH: Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
TT: Trở thành bải rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển

..>>>
CH: Chuyển giao khoa học công nghệ là một tất yếu giữa các quốc gia khác.
Nga chuyển giao công nghệ lọc hóa dầu cho Việt Nam, HQ đầu tư dây chuyền sản xuất ô tô tại Việt Nam...
TT : Nhiều công ty may mặc của Việt Nam nhập khẩu công nghệ lạc hậu về. Sau một thời gian bỏ không ...
TS Lê Xuân Bá, phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, dẫn chứng: doanh nghiệp trong nước mới chỉ đầu tư 0,2-0,3% doanh thu cho đổi mới công nghệ, trong khi ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%...

Ông nêu ra thống kê khác: có đến 76% máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thuộc thế hệ những năm 50-60 của thế kỷ trước; 75% thiết bị đã hết khấu hao và 50% là đồ tân trang. “Thiết bị hiện đại chỉ ở mức 10%, trung bình chiếm 38%, còn loại lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%” - ông Bá nói.

5.Toàn cầu hoá trong công nghệ
CH: Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
TT: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu.

...>>>
CH : Việt Nam có tốc độ phát triển mạng thông tin di động thuộc hàng đầu thế giới.
TT : Giá thành của cong nghệ là rất cao. Một trường học nhập một dàn máy tính về sử dụng, 3 năm sau nó đã lạc hậu rồi. Như vậy, nguồn vốn bỏ ra bị "mất giá quá nhanh", còn nguy cơ tụt hậu thì thấy rõ ràng.

6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại
CH: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới
TT: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt

.......>>>

CH: Ví dụ ngành CNTT. Khi có một phiên bản Win mới thì ngay lập tức ta cũng có. Điều đó khiến ta thích ứng nhanh với những thay đổi trong việc cập nhật CNTT trong các hoạt động kinh tế. Điều đó cho phép ta có thể làm việc với họ qua Iternet mà không gặp trắc trở nhiều .
TT : Cơ sở hạ tầng của nên kinh tế đạt đến mức "cân bằng" rồi thì ta cũng như họ, họ cũng như ta. Thế nên,sự cạnh tranh sẽ ngày càng cao hơn.
Chẳng hạn, nếu sau này, nứoc nào cũng phóng được vệ tinh nhân tạo thì tính cạnh tranh để thu hút khách hàng là rõ ràng.

7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế
CH: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
TT: Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.

.....>>>

CH :Các chuyên gia y tế, giáo dục, CNTT, ...đến Việt Nam làm việc, chuyển giao công nghệ...Vậy là ta có cơ sở hạ tầng, đựoc đào tạo nhân lực.Ta đi ra nứoc ngoài học tập , lao động...ta cũng thu về chất xám và ngoại tệ...

TT : Một số nguồn nhân lực giỏi của ta đi ra nước ngoài làm việc. Đó được coi là chảy máu chất xám.
Việt Nam và các nứoc đang phát triển chủ yếu xuất khẩu thô tài nguyên, >>> giá thành rẻ mạt, mất tài nguyên. Ví dụ :Việt Nam xuất khẩu dầu thô, quặng...


Xin trả lời bạn với dụng ý gợi mở, chứ không phải một bài làm hoàn chỉnh. Thế nên, bạn đọc và thu thập thêm tài liệu nhé !
 
5.Toàn cầu hoá trong công nghệ
CH: Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
TT: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu

Biểu hiện này vô cùng chính xác và rõ ràng, nay có Facebook hơn 1 tỷ người dùng, Google với nhiều sản phảm hiện đại, Apple, Microsoft....đã tạo nên những bước ngoặt làm thay đổi công nghệ vô cùng to lớn
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top