Tiễu luận Hội nhập WTO – cơ hội và thách thức

Xebus2tang

New member
Xu
0
Tiễu luận Hội nhập WTO – cơ hội và thách thức

Nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn toàn cầu hoá sâu rộng, sự ra đời và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 nước thành viên tác động sâu sắc đến nhiều quốc gia, các quốc gia có hội nhập mới khai thác, phát huy được lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có xuất phát điểm muộn trong tiến trình gia nhập WTO, đến nay Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Nhưng để có thể cạnh tranh được trên thị trường rộng lớn này, chúng ta cần rất nhiều sự cố gắng thực sự!
 
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành truyền thống bền vững. Vì thế, mỗi một thay đổi hay biến động trên đất Trung Quốc đều sẽ được truyền đến Việt Nam một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất.

Trong năm 2001, việc Trung Quốc gia nhập WTO được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng đối với nước này. Mặc dù sẽ phải đương đầu với không ít khó khăn và thử thách cũng hết sức nghiệt ngã, nhưng cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh phát triển cũng vô cùng to lớn. Nếu vượt qua được những thách thức, tranh thủ được những cơ hội do việc gia nhập WTO đưa lại, thì chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới.

Sự kiện này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Trung Quốc. Hơn thế, nó cũng sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế cũng như quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Điều này không chỉ có ảnh hưởng đến quan hệ song phương của hai nước, đến đầu tư nước ngoài mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO”.
 
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt các quốc gia trước sự lựa chọn không dễ dàng: đứng ngoài xu thế đó thì bị cô lập và tụt hậu, tham gia thì phải ứng phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, xu hướng chung là các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Điều đó cũng lý giải tại sao hầu hết các nước, kể cả các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển, cũng tham gia vào quá trình hội nhập, từng bước chấp nhận những “ luật chơi” chung của các tổ chức khu vực và quốc tế.

Trong xu thế chung này, không những các khu vực, các quốc gia mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhất là những doanh nghiệp xuất nhập khâủ vừa và nhỏ ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ cũng chịu tác động trực tiếp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một yêu cầu được đặt ra vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp này là thích ứng được với những thay đổi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, các hiệp định thương mại đa phương trong buôn bán quốc tế.
 
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành truyền thống bền vững. Vì thế, mỗi một thay đổi hay biến động trên đất Trung Quốc đều sẽ được truyền đến Việt Nam một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất.

Trong năm 2001, việc Trung Quốc gia nhập WTO được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng đối với nước này. Mặc dù sẽ phải đương đầu với không ít khó khăn và thử thách cũng hết sức nghiệt ngã, nhưng cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh phát triển cũng vô cùng to lớn. Nếu vượt qua được những thách thức, tranh thủ được những cơ hội do việc gia nhập WTO đưa lại, thì chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới.

Sự kiện này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Trung Quốc. Hơn thế, nó cũng sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế cũng như quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Điều này không chỉ có ảnh hưởng đến quan hệ song phương của hai nước, đến đầu tư nước ngoài mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO”.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top