• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tiểu luận cặp phạm trù triết học nguyên nhân và kết quả

Xebus2tang

New member
Xu
0
Tiểu luận cặp phạm trù triết học nguyên nhân và kết quả

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/H.pdf[/PDF]

- Nguyên nhân là phạm trù triết họcchỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Hay cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.

Không nên hiểu nguyên nhân, kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau. chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.

- Tính chất của mối liên hệ nhân - quả: phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau báy nhiêu.

- Giữa nguyên nhân và kết quả có quan hệ biện chứng với nhau.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.

tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tíêp nhau về mặt thời gian cuãng là quan hệ nhân quả. ví dụ như ngày kế đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân... cái quan hệ nhân quả phân biệt với quan hệ kế tiếp là là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau.
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó thể hiện theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: điểu này có nghĩa là sự vật, hiện tượng nào trong mối quan hệ này là nguyên nhân và trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

- Lên hệ thực tiễn.

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến nghĩa là không có sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Điều này chúng ta thấy rõ nhất trong quá trình xác minh tội phạm của bất kỳ một quốc gia nào hay trong bất kỳ quá trình nhận thức của một cá nhân nào trong đó có quá trình nhận thức của sinh viên.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện và điều này thể hiện rõ nét qua quá trình điều tra của các cơ quan CA hay khi xem xét, đánh kết quả học tập của sinh viên.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khách quan đối với việc hình thành kết quả. vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu để tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu; nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắn được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động (điều tra, xác minh tội phạm) và hạn chế sự hoạt động của nguyên
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Như vậy, với khái niệm trên chúng ta có thể lấy rất nhiều các ví dụ đặc trưng cho các cặp phạm trù.

1.Cái riêng và cái chung:

Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Ví dụ: Mối con người (cái riêng) và xã hội (cái chung).

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Mỗi hoàn cảnh lịch sử có một xã hội khác nhau. Sự khác nhau đó là có thể nhận biết thông qua đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người, văn hóa sống... Xã hội phong kiến thì đời sống vật chất tinh thần của họ khác (sở hữu, văn hóa đối xử, phân phối sản phẩm, có quan lại, dân đen, bóc lột...).

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

Mỗi con người của XH phong kiến chỉ tồn tại trong xã hội phong kiến, nếu lạc vào XHCN thì bỏ tù hoặc đem vào bệnh viện tâm thần ngay!

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Con người thì có nhiều người khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, giới tính, chiều cao... nói chung là rất phong phú! XH là cái chung nhưng nó bộ phận, chỉ rõ ràng là XH phong kiến (XHCN, TBCN...) nhưng nó rất sâu sắc nói lên chúng ta hiểu được những đặc tính của nó.

Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa hay phong kiến là những cái đơn nhất của phạm trù xã hội. Cái đơn nhất là chỉ có ở một bộ phận nhưng khi nó phát triển rộng ra thì nó sẽ trở thành cái chung. Một người có tư tưởng tiên tiến, muốn có công bằng XH phát triển lên CNXH đó là cái đơn nhất (duy nhất một người) sau đó là có nhiều người.... và cuối cùng là toàn xã hội và lúc này cái đơn nhất trở thành cái chung.

>> Bạn tự phân tích: Thể thao và Bóng đá, thực vật và cây hạt kín...

2.Nguyên nhân và kết quả.

Ví dụ: Bạn hỏi là nguyên nhân, tôi trả lời là kết quả...

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Mỗi liên hệ này phải mang tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai 107

trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Tôi trả lời là kết quả nhưng có nhiều nguyên nhân khác nữa khiến tôi trả lời đó là tôi muốn ghi điểm ở yahoo hỏi đáp, tôi muốn gửi gắm vào các em SV những quan điểm sống, lối sống tích cực nè... nhưng nguyên nhân bạn hỏi là nguyên nhân chính!
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top