Tiêu dùng là gì? Văn hoá tiêu dùng là gì?

Butlatre

Cộng tác viên
Xu
0
Hằng ngày chúng ta luôn có những nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn học tập, làm việc, vui chơi, cuộc sống khác. Mỗi một hoạt động ấy là tiêu dùng. Vậy tiêu dùng là gì?

Tiêu dùng là gì?

Tiêu dùng (consumption)
là hành vi sử dụng hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu hiện tại.

Trong kinh tế vi mô, tiêu dùng được nghiên cứu chi tiết đối với từng hàng hóa cụ thể thông qua lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Ngược lại trong mô hình kinh tế vĩ mô, tiêu dùng được hiểu đơn giản là việc mua hàng tiêu dùng. Các nhà kinh tế vĩ mô tổng hợp tiêu dùng của dân cư về tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thành một đại lượng gọi là tổng mức tiêu dùng (hay đơn giản là tiêu dùng). Đây là một trong bốn thành tố chi tiêu của GDP (các thành tố khác là đầu tư, mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tổng quát: Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển. Có tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống.

common Bichkhoa shop.jpg

Mĩ phẩm - làm đẹp, một ngành hàng tiêu dùng nổi tiếng của Hàn Quốc.

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Trong những năm trước "đổi mới", nhận thức của toàn xã hội về quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại. Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp dựa trên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống tem phiếu.

Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao.

Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được đặt ra và quyền lới người tiêu dùng được xác định bằng các văn bản pháp lý như Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với sự tham gia của các tổ chức như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) – cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước, Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Chi cục tại các tỉnh, thành phố, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) cùng mạng lưới các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương.

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) và chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này.

Chính vì vậy, Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đề xuất bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010 quy định rõ các Quyền người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010, quy định người tiêu dùng có quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hoá, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.


Tổng hợp
---
Có tài liệu đính kèm
 

Đính kèm

Hàng tiêu dùng là gì?

Hàng tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Goods.
Hàng tiêu dùng là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bình thường, còn gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt động sản xuất và chế tạo, và là những gì được bầy bán trên các kệ hàng.

Các ví dụ về hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, thực phẩm và trang sức. Nguyên liệu thô hoặc cơ bản, ví dụ như đồng không được coi là hàng tiêu dùng vì chúng phải được chuyển đổi trước khi trở thành các sản phẩm có thể sử dụng.

Bản chất hàng tiêu dùng: Hàng tiêu dùng là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích giải trí hoặc cá nhân. Có ba loại hàng tiêu dùng chính: hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền và dịch vụ.

Hàng tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ cao (ví dụ: hơn ba năm) và được sử dụng lâu, ví dụ xe đạp và tủ lạnh. Hàng tiêu dùng không bền được sử dụng dưới ba năm và có tuổi thọ ngắn, ví dụ thực phẩm và đồ uống. Ví dụ về dịch vụ bao gồm sửa chữa và cắt tóc.

Các doanh nghiệp kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất (như máy móc thiết bị), lao động từ công nhân và nguyên liệu thô (như đất và kim loại cơ bản) để sản xuất hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.

Hàng tiêu dùng trong Marketing
Từ quan điểm Marketing, hàng tiêu dùng có thể được chia thành 4 loại dựa trên mô hình mua hàng của người tiêu dùng: hàng hóa sử dụng thường ngày, hàng hóa mua có lựa chọn, hàng tiêu dùng đặc biệt và hàng hóa theo nhu cầu thụ động.
Hàng hóa sử dụng thường ngày là những mặt hàng được tiêu thụ thường xuyên và có sẵn để mua, chủ yếu được bán bởi các nhà bán buôn và bán lẻ, gồm các mặt hàng như sữa và thuốc lá.
Hàng hóa mua có lựa chọn là những mặt hàng mà việc mua sắm đòi hỏi nhiều suy nghĩ và lập kế hoạch hơn so với hàng hóa tiện dụng, chúng đắt hơn, có độ bền và tuổi thọ dài hơn, ví dụ đồ nội thất và tivi.
Hàng tiêu dùng đặc biệt là hàng hiếm và thường được coi là xa xỉ. Việc mua hàng tiêu dùng đặc biệt dành riêng cho các khách hàng cao cấp có đủ năng lực tài chính. Những nỗ lực Marketing mặt hàng này hướng đến thị trường ngách, thường là tới tầng lớp thượng lưu. Loại hàng bao gồm lông thú và đồ trang sức quí.
Hàng hóa theo nhu cầu thụ động thường có sẵn nhưng chỉ được mua bởi một vài thành viên trên thị trường. Những mặt hàng này thường không được mua nhiều lần, chúng phục vụ các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ.
Đặc biệt: Nhóm hàng tiêu dùng nhanh
Một trong những nhóm hàng tiêu dùng lớn nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
Phân khúc này bao gồm các hàng hóa không bền như thực phẩm và đồ uống, được chuyển dịch nhanh chóng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng. Các công ty và nhà bán lẻ thích phân khúc mặt hàng này vì chúng bán chạy và có thời gian lưu trữ thấp.

Văn hoá tiêu dùng là gì?

Văn hóa tiêu dùng
có thể được định nghĩa là một loại hình văn hóa mà ở đó vị thế xã hội, các giá trị, và các hoạt động được tập trung vào việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, trong văn hóa tiêu dùng, một phần lớn những gìngười ta làm, những gì người ta xác định giá trị và cách thức xác định giá trị cho bản thân và cho những người khác đều liên quan đến việc tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.

Văn hóa tiêu dùng là một hình thức văn hóa vật chất nhờ các điều kiện thị trường, do đó nó tạo ra một mối quan hệ đặc biệt giữa người tiêu dùng và các hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ sử dụng hoặc tiêu thụ. Theo truyền thống, các ngành khoa học xã hội có xu hướng coi tiêu dùng như là một thứ phẩm tầm thường của sản xuất. Tuy nhiên, càng ngày, các nhà xã hội học càng nhận ra giá trị của việc nghiên cứu văn hóa tiêu dùng từ rất nhiều phương diện khác nhau của đời sống. Người ta cho rằng văn hóa tiêu dùng đại diện cho một trong những đấu trường chủ đạo mà các yếu tố biến đổi xã hội đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Về bản chất, có thể phân biệt văn hóa tiêu dùng với sựtiêu thụ thuần túy, trong chừng mực văn hóa tiêu dùng thiên về mối quan hệ giữa cái vật chất và cái văn hóa hơn là vị thế và những bất bình đẳng về quyền sở hữu các loại hàng hóa tiêu dùng.

Theo nghĩa này, văn hóa tiêu dùng không chỉ đơn giản là một quá trình mà người tiêu dùng “sử dụng hết sạch” các sản phẩm thương mại. Mối quan hệ của con người với văn hóa tiêu dùng chính là ý nghĩa và phản ánh, cũng như khả năng tái tạo, các giá trị đặc biệt và các hình thức của vị thế người tiêu dùng. Trong văn hóa tiêu dùng ý nghĩa này trở thành trung tâm của mối quan hệ giữa cấu trúc và bộ phận trong xã hội đương đại trong đó công dân của một xã hội tiêu dùng sống cuộc sống hàng ngày của họ. Văn hóa tiêu dùng cung cấp cho chúng ta những công cụ để thể hiện chúng ta là ai, nhưng trong khi làm như vậy nó đồng thời còn củng cố một hệ thống kinh tế trong đó khả năng của cá nhân phải được tự do hoặc việc lựa chọn, trớ trêu thay, lại trở nên hạn chế.

Điều đó phản ánh các xu hướng rộng lớn hơn như “Ngưỡng văn hoá” và các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các chiều kích văn hóa hậu hiện đại. Một loạt cuốn sách đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của tiêu dùng đối với biến đổi xã hội. Featherstone (1990) xem xét các ý nghĩa xã hội học của sự tích tụ của văn hóa vật chất, trong khi Ritzer (1993) khảo sát cách thức vận hành của quá trình duy lý hóa trong bối cảnh văn hóa tiêu dùng. Bằng cách sử dụng một loạt tư liệu được lựa chọn rất đa dạng, Lee (2000) xác định chính xác ý nghĩa hiện đại của văn hóa tiêu dùng. Slater (1997) chỉ rõ văn hóa tiêu dùngquan hệ mật thiết với tính hiện đại, trong khi Gabriel và Lang (1995) tìm hiểu người tiêu dùng từ một quan điểm liên ngành. Lury (1996) đặc biệt quan tâm đến quá trình tiêu dùng bản sắc trong một thế giới luôn biến đổi, còn Nava(1991) và Sassatelli (2007) lại làm nổi bật ý nghĩa chính trị của văn hóa tiêudùng.

Đặc trưng nổi bật của văn hóa tiêu dùng là các thiên hướng mô phỏng, dung hợp, và ganh đua xã hội thể hiện thông qua những lựa chọn trên thương trườngluôn gắn liền với thiên hướng thể hiện sự khác biệt, cá tính, và chính tính khácbiệt cũng thể hiện thông qua những lựa chọn trên thị trường. Các động cơ này đều hợp lực thúc đẩy sự biến biến đổi liên tục của hàng hóa và dịch vụ. Những động thái ấy thường được cho là đã bị kích hoạt bởi hệ thống công nghệ xã hội có mục đích của các nhà tiếp thị, các nhà quảng cáo và các nhà bán lẻ (Packard 1957; Ewen 1976; Williams (1982), và đã lây lan từ các cội rễ trong ngành công nghiệp thời trang vào tất cả các bộ phận của đời sống xã hội (Simmel 1997/1904; Featherstone 1991, 115).

Bốn khía cạnh cốt yếu của văn hóa tiêu dùng bao gồm: 1). Việc lưu hành phổ biến và nhanh chóng của các sản phẩm thương mại, đó là, mọi thứ được sản xuất cho mục đích trao đổi trong một thị trường tư bản chủ nghĩa, đều chiếm vị thế ưu tiên hơn và vượt khỏi những thứ do chính phủ phân phối thông qua các nhà nước phúc lợi, hoặc được trao đổi giữa các nhóm xã hội thông qua hình thức tặng quà; 2). Tính độc lập tương đối của các hoạt động tiêu thụ so vớinhững hoạt động liên quan đến sản xuất cũng đem lại cho người tiêu dùng sức mạnh cũng như uy tín ngày càng tăng dựa vào các động thái thị trường; 3). Những biến đổi trong các mối quan hệ giữa các hệ thống sản xuất và thẩm định giá trị khác nhau trong xã hội đến mức là tất cả các biến đổi này ngày càng liên kết với nhau và được dàn xếp bởi các giá trị thị trường; tức là, Chi phí bao nhiêu? Người ta sẽ trả bao nhiêu?; 4). Người ta gán cho hành động tiêu dùng hàng hóa một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định vị thế, uy tín, mức độthịnh vượng và chất lượng cuộc sống cá nhân (Lury 1996, tr. 4).

Văn hóa tiêu dùng được sản xuất bởi các tác nhân làm việc trực tiếp trong nền kinh tế thị trường như các nhà quản lý, các nhân viên tiếp thị và “các nhà sáng tạo” quảng cáo; bởi “các nhà môi giới” độc lập chuyên phân tích và phê bìnhcác sản phẩm tiêu dùng; bởi các trung gian văn hóa như các nhân vật truyền thông đại chúng (ví dụ, các ngôi sao điện ảnh, truyền hình, các đầu bếp danhtiếng, các đài truyền thanh, truyền hình tôn giáo, các trí thức công chúng, cácchính trị gia, vv), giới người mẫu và những người phổ biến các mẫu mốt hấp dẫn đối với hành vi tiêu dùng; và bởi cả các nhà bất đồng chính kiến, là ngườikhởi xướng các phản ứng thay thế cho các hệ thống tiêu thụ đại chúng, phản ứng với những gì điển hình được tái sử dụng vào hệ thống thị trường như làcác sản phẩm khác biệt, sản phẩm “tủ”. Khuôn khổ định nghĩa rộng này cho phép chúng ta xem xét tiêu dùng như một lĩnh vực thể chế, chẳng hạn như, một tập hợp của các thể chế kinh tế và văn hóa đồng loã trong việc toàn cầu hóasản xuất các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cá nhân với phạm vi khổng lồnhằm kiến tạo và tạo ra sự khác biệt địa phương (Zukin và McGuire 2004, 175).

Tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top