• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tiếng Việt nơi công cộng thế này, sao dạy được trẻ con?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Những lỗi bị phạt rất nặng của học sinh ở trong trường học lại đang hiển hiện hàng ngày ở chốn công cộng.

Gần đây các panô, biểu ngữ ở những địa điểm quan trọng viết sai tiếng Anh và tiếng Việt đã được nhiều bạn đọc lên tiếng. Phần lớn các ý kiến phê bình cho rằng nguyên nhân là ở sự cẩu thả của người viết, người nghiệm thu và cả của cơ quan có trách nhiệm. Đó là những ý kiến đúng, bởi viết “Welcome” thành “Well come” và “nước” thành “nớc” ở Hà Nội, rồi “bánh chưng” thành “bánh trưng” ở lễ hội Đền Hùng là những lỗi viết mà ở trường phổ thông sẽ coi là lỗi chính tả rất nặng của học sinh.


Nhân chuyện đó, chúng tôi nêu ra một số lỗi khác trong việc viết và nói tiếng Việt gặp hằng ngày ở những nơi công cộng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những lỗi ở đây thường có tác động lan truyền, dễ trở thành thói quen, và hậu quả là ở chỗ nhiều học sinh thấy rằng những gì người lớn đang làm không đúng với những gì được học ở trường, mà ở đó, các thầy cô ra sức rèn cặp, uốn nắn.



Ở các biển chỉ dẫn giao thông, Km hay km?


Khi đi lại trên đường, cứ mỗi cột cây số hay biển chỉ dẫn giao thông ta lại gặp một lỗi viết km thành Km hoặc KM.

Kilômét là đơn vị đo độ dài được kí hiệu là km, cả hai chữ đều viết thường, không viết hoa chữ nào cả, dù các chữ khác viết hoa. Điều này đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật (xem Nghị định 134/2007/NĐ-CP và trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-0:1998). Còn ở trường, học sinh đã làm quen với kí hiệu km từ sách giáo khoa tiểu học, và từ lớp 6, các em đã được học cẩn thận về cách viết đơn vị đo lường này là km.

Có người nói rằng, viết Km là theo một tiêu chuẩn hay văn bản ngành. Nếu quả như vậy thì tiêu chuẩn hay văn bản ngành đó là trái với Nghị định của Chính phủ, Tiêu chuẩn nhà nước, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 31- 0:1992 và trái với cả các Từ điển Tiếng Việt.

Còn thấy rất nhiều lỗi như vậy ở các bảng quy định tốc độ và chỉ dẫn khác, khắp nơi trong các thành phố và quốc lộ.

Trong một số máy bay của Hàng không Việt Nam thường có màn hình chỉ dẫn cho hành khách biết về độ cao, tốc độ máy bay, v.v. Khi màn hình hiện lên chỉ dẫn bằng tiếng Anh thì đơn vị kilômét được viết đúng là km; còn khi hiện lên bản tiếng Việt thì lại viết sai là Km!



Km và KM.

Sao không viết được số mũ?

Gần đây, trên vô tuyến truyền hình và trên mặt báo, nhất là báo mạng, ta thường thấy mét vuông (m2) được kí hiệu thành m2, mét khối (m3) được kí hiệu thành m3, v.v. Viết như vậy là trái với quy định của Nhà nước và quy định quốc tế. Còn ở trường học, các em sẽ bị nghiêm khắc trừ điểm nếu viết như vậy.

Tình hình cũng tương tự đối với dấu thập phân. Quy định của Nhà nước ta là ở văn bản tiếng Việt, dấu thập phân phải là dấu phẩy, không được dùng dấu chấm. Ở trường, các em cũng được học như vậy. Nhưng thực tế trên các biển hiệu hay trên mặt báo tiếng Việt, dấu thập phân nhiều khi lại được viết thành dấu chấm, lẫn lộn với các dấu chấm khác.

Quốc tế hay nước ngoài?

Tin lực lượng áo đỏ biểu tình ở Thái Lan, tàu ngầm của Hàn Quốc bị đắm, mưu sát tổng thống Venezuela, Iran thử tên lửa, vv là những tin tức nước ngoài hay cũng gọi là tin thế giới, để phân biệt với phần tin trong nước. Đó là tin mà một hãng thông tấn nào đó đưa ra, không có tính chất quốc tế nào để có thể gọi đó là “tin quốc tế”.

Nói trọng tài quốc tế thì được, bởi đó là người đã được một tổ chức quốc tế là FIFA cấp chứng chỉ. Nhưng nói một cầu thủ, như Robben chẳng hạn, là “cầu thủ quốc tế” như một số phát thanh viên tường thuật bóng đá ở ta hay dùng thì không được, bởi anh ta chỉ là người Hà Lan (quốc tịch Hà Lan) đá bóng ở Đức. Như vậy, đối với nước Đức, anh ta là cầu thủ người nước ngoài. Cũng như vậy, hàng chục cầu thủ nước ngoài đang đá bóng ở Việt Nam đều không thể gọi là “cầu thủ quốc tế”.

Cảm ơn ai hay cảm ơn cái gì?

Khi nhận quà của một người bạn, ta nói “Cảm ơn bạn” hay ngắn gọn hơn là “Cảm ơn” mà không bao giờ nói “Cảm ơn quà của bạn”. Ở ngôn ngữ nào cũng vậy, động từ “cảm ơn” luôn đòi hỏi bổ ngữ “ai”.

Nhưng ta lại thường nghe “Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các bạn”. Rõ ràng nói như vậy là không đúng tiếng Việt. Sao không nói “Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi”, vừa trong sáng lại vừa ngắn gọn không kém, hoặc ngắn gọn hơn nữa: “Xin cảm ơn”?

Giờ đây, đến phát thanh viên ở phường cũng nói “Cảm ơn sự quan tâm…” hay trong diễn văn ở cấp huyện, cấp xã cũng nói “Cảm ơn sự giúp đỡ…”. Có lẽ, ảnh hưởng dây chuyền của nó còn lớn hơn kết quả của 12 năm học môn Tiếng Việt.

Trên đây chỉ xin nêu vài ví dụ về việc sử dụng sai tiếng Việt ở những chỗ tác động đến đông đảo công chúng. Nếu coi đó là chuyện nhỏ thì các quy định pháp luật và tiêu chuẩn sẽ còn bị coi thường và sự học sẽ không bao giờ có thể đi đôi được với hành, và những lỗi như ở các panô, biểu ngữ nói trên sẽ còn lặp lại ở các không gian văn hóa, công trình, phương tiện hiện đại, đắt tiền với nhiều người qua lại, có cả nhiều khách nước ngoài.



Theo VNN.
 
Đây là sự pha tạp của tiếng Việt với các ngôn ngữ nước ngoài.

Khi người ta đưa ra khẩu hiệu hô hào mọi người sử dụng tiếng Việt sao cho trong sáng thì người ta không đưa ra "sự chuẩn hóa", không làm gương để người khác học hỏi. Đấy là khiếm khuyết vô cùng lớn. Nó thể hiện người tốt chức non kém .
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top