FRIENDLYBOY
New member
- Xu
- 0
Tiếng vang dội là gì?
Khi ta nói to trong một căn phòng trống hoặc trong một ngôi đền, ta sẽ nghe rõ tiếng nói của ta dội lại. Dó là tiéng dội. Một tiếng dội có thể nghe được bằng cách la to gần một cái giếng sâu. Tiếng sấm cũng là một thí dụ về tiếng vang dội.
Ta biết rằng âm thanh di chuyển dưới dạng sóng âm.
Tốc độ của âm thanh trong không khí là 340 mét một giây. Khi ta nói, các sóng âm phát ra từ miệng chúng ta và đi khắp mọi hướng. Khi những sóng này gặp phải một bức tường hoặc một vật cản khác, chúng sẽ bị phản hồi. Ta sẽ nghe những sóng phản hồi này, đó là tiếng dội. Do đó tiếng dội tạo ra khi ccs sống âm bị phản hồi khi gặp một vật cản. Có một vài vật không phản hồi âm thanh. Đó là gỗ, sợi đay, các tông.... bởi vì những vật liệu này hút âm thanh.
Để nghe được một tiếng dội, vật phản hồi âm thanh phải cách chúng ta một cự ly ít nhất là trên 17 mét. Bởi vì hiệu úng âm thanh tiếp tục vang dội vào tai của chúng ta trong một phần mười giây. Nếu một âm thanh đi dến tai của chúng ta và trong vòng một phần mười giây, nếu có một âm thanh khác đến tai của chúng ta, nó sẽ không thể nghe được bởi vì trong lúc này hiệu ứng âm thanh của âm đến trước vẫn vang dội trong tai của chúng ta. Âm thanh đi với tốc độ khoảng 34 mét trong một phần mười giây. Như vậy, nếu một vật phản hồi được các sóng âm phải cách xa người nói là 17 mét, thời gian nói tới vật cản và dội lại phía người nói sẽ là một phần mười giây và tai của ta có thể nghe được tiếng vang dội này.
Trong các toà nhà hiện tại, kiến trúc sư sử dụng những phương pháp và các vật liệu làm giảm tiếng vang dội và làm thuận tiện cho việc truyền âm thanh. Các giảng đường được xây dựng với những góc tròn và các bề mặt phẳng rộng lớn. Điều này làm cho các sóng âm tahnh không bị phản hồi. Các sóng âm đi khắp mọi hướng và ta nghe được âm thanh ở nguồn phát. Những tấm ván ép có nhiều lỗ được sử dụng làm chất cách âm ở trong phòng. Bằng cách sử dụng những vật liệu này, các sóng âm vừa bị hút đi hoặc bị phân tán để làm giảm tiếng vang dội. Các hệ thông Rađa và thiết bị định sóng âm ở dưới nước vận hành trên nguyên tắc của tiếng dội.
Khi ta nói to trong một căn phòng trống hoặc trong một ngôi đền, ta sẽ nghe rõ tiếng nói của ta dội lại. Dó là tiéng dội. Một tiếng dội có thể nghe được bằng cách la to gần một cái giếng sâu. Tiếng sấm cũng là một thí dụ về tiếng vang dội.
Ta biết rằng âm thanh di chuyển dưới dạng sóng âm.
Tốc độ của âm thanh trong không khí là 340 mét một giây. Khi ta nói, các sóng âm phát ra từ miệng chúng ta và đi khắp mọi hướng. Khi những sóng này gặp phải một bức tường hoặc một vật cản khác, chúng sẽ bị phản hồi. Ta sẽ nghe những sóng phản hồi này, đó là tiếng dội. Do đó tiếng dội tạo ra khi ccs sống âm bị phản hồi khi gặp một vật cản. Có một vài vật không phản hồi âm thanh. Đó là gỗ, sợi đay, các tông.... bởi vì những vật liệu này hút âm thanh.
Để nghe được một tiếng dội, vật phản hồi âm thanh phải cách chúng ta một cự ly ít nhất là trên 17 mét. Bởi vì hiệu úng âm thanh tiếp tục vang dội vào tai của chúng ta trong một phần mười giây. Nếu một âm thanh đi dến tai của chúng ta và trong vòng một phần mười giây, nếu có một âm thanh khác đến tai của chúng ta, nó sẽ không thể nghe được bởi vì trong lúc này hiệu ứng âm thanh của âm đến trước vẫn vang dội trong tai của chúng ta. Âm thanh đi với tốc độ khoảng 34 mét trong một phần mười giây. Như vậy, nếu một vật phản hồi được các sóng âm phải cách xa người nói là 17 mét, thời gian nói tới vật cản và dội lại phía người nói sẽ là một phần mười giây và tai của ta có thể nghe được tiếng vang dội này.
Trong các toà nhà hiện tại, kiến trúc sư sử dụng những phương pháp và các vật liệu làm giảm tiếng vang dội và làm thuận tiện cho việc truyền âm thanh. Các giảng đường được xây dựng với những góc tròn và các bề mặt phẳng rộng lớn. Điều này làm cho các sóng âm tahnh không bị phản hồi. Các sóng âm đi khắp mọi hướng và ta nghe được âm thanh ở nguồn phát. Những tấm ván ép có nhiều lỗ được sử dụng làm chất cách âm ở trong phòng. Bằng cách sử dụng những vật liệu này, các sóng âm vừa bị hút đi hoặc bị phân tán để làm giảm tiếng vang dội. Các hệ thông Rađa và thiết bị định sóng âm ở dưới nước vận hành trên nguyên tắc của tiếng dội.