Ngày này đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày phát triển. Các công trình xây dựng mọc lên mọi miền. Từ xây dựng nhà máy, cầu đường, chung cư cho đến bến cảng, đường hầm. Và mỗi công trình như vậy cần tiên lượng dự toán công trình.

1. Khái niệm

Trước khi xây dựng công trình hoặc một bộ phận cùa công trình, ta cần phải tính toán được khối lượng của từng công việc cụ thể. Tính trước khối lượng cụ thể của từng công việc được gọi là tính tiên lượng. Vì vây phải dựa vào các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật do thiết kế quy định đế tính ra tiên lượng công tác xây lắp của công trình.
- Bên thiết kế phải tính đầy đủ, chính xác các khối lượng công tác đã lập nên bảng tiên lượng Irong hồ sơ dự toán thiết kế.
Bảng tiên lượng là căn cứ chủ yếu và hết sức quan trọng khi xác định giá trị dự toán xây lắp và dự tính nhu cầu sứ dụng vật tư, nhân lực, xe máy thiết bị thi công cho công trình.
- Bẽn thi công phái kiếm tra kỹ hồ sơ dự toán, bắt đầu là kiêm tra báng tiên lương (vì sai sót thiếu chính xác thường ờ khâu này) trước khi ký hợp đồng nhận thầu.

Trong quá trình thi công bên thi công thường xuyên phải tính tiên lượng (từng phần, toàn công trình) theo trình tự thi công đế có khối lượng lập kê hoạch tố chức thi công, giao khoán khối lượng và thanh toán với công nhân, thanh toán khối lượng hoàn thành với bên A.

Capture-16-310x165.png

Tiên lượng là công tác trung tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu tiên lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dư toán xây lắp của công trình và dự toán sai nhu cầu vật liệu nhân công xe máy thi công phục vụ thi công xây lắp công trình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2. Một số điều cần chú ý khi tính tiên lượng
2.1. Đơn vị tính

Mỗi loại công tác khi tính ra khối lượng đều phải tính theo một đơn vị quy định thông nhất như: m3, kg, tấn, m2, cái .... vì định mức vé các hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp đều được xây dựng theo đơn vị khối lượng đã quy định thống nhất đó.
Ví dụ: Định mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi cỏng cho công tác xây tường được xác định cho đơn vị 1 m3 tường xây các loại, vì vậy tính tiên lượng công tác ta phải tính theo đơn vị là m3
Đôi với công tác trát: Định mức xác định các hao phí cho 1 m2 mặt trát, và đơn giá xác định chi phí cho 1 m2 mặt trát, vì vậy trong tiên lượng công tác trát phải tính theo m2.
Nhưng đối với công tác trát gờ, phào chỉ thì đơn giá, định mức xác định cho 1 mét dài gờ, phào chi. Vì vậy trong tiên lượng ta lại phải xác định theo mét dài gờ, phào.
Trong trường hợp đối với công tác sản xuất lắp dựng cốt thép thì đơn giá, định mức lại xác định cho một tấn thép vì vậy trong tiên lượng ta lại phái xác định theo đơn vị tấn thép.
2.2. Quy cách
Quy cách của môi loại còng tác là bao gồm những yếu tô có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật tư, nhân công máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó như:
- Bộ phận công trình: móng, tường, cột, sàn, dầm, mái....
- Vị trí (mức độ cao, thấp, ờ tầng 1, tầng 2)
- Hình khối, cấu tạo: đơn giản, phức tạp (khó, dễ trong thi công)
- Yêu cầu về kỹ thuật
- Vật liệu xây dựng
- Biện pháp thi công
Những khối lượng công tác mà có một trong các yếu tố nêu ờ trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lương có quy cách khác nhau thì phải tính riêng.
Ví dụ 1: Cùng phải tính tiên lượng cho công tác bẽ lông, nhưng bê tông tường cột bê tông xà, dẩm, giằng, cầu thang, mỗi loại đều phải tính riêng
1531739220677.png
 
2.3. Các bước tiên hành tính tiên lượng
Khi tính tiên lượng các công tác của một công trình ta cần phải tiến hành theo trình tự sau:
a) Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể, đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiếu thật rõ bộ phận cần tính. Hiếu sự liên hộ giữa các bộ phận với nhau giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn.
b) Phân tích khối lượng: Là phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính toán nhưng cần chú ý phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách đã quy định trong định mức và đơn giá dự toán. Cùng một loại công tác nhưng quy cách khác nhau thì phải tách riêng.
- Hiểu rõ từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận (hình khối, cấu tạo). Phân tích khối lượng gọn để tính đơn giản, các kiến thức toán học như các cóng thức tính chu vi, diện tích của hình phang, cóng thức tính thể tích của các khối. Các hình hoặc khối phức tạp, ta có thể chia các hình hoặc khối đó thành các hình hoặc khối đơn giản để tính.
c) Tìm kích thước tính toán: Khi phân tích ra các hình hoặc khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán. Kích thước có khi là kích thưics ghi trên bản vẽ cũng có khi không phải là kích thước ghi trên bản vẽ. Ta cần phải nắm vững cấu tạo cùa bộ phận cần tính, quy định về kích thước đế xác định cho chính xác.
Ví dụ: Đẽ tính diện tích trát ngoài của tường mà trong bán vẽ chi ghi kích thước từ tim tường vì vậy nếu là tường 220 thì kích thước cần tìm phải là kích thước ghi trên bản vẽ cộng thèm với bề dày của tường 220.
d) Tính toán và trình bày kết quả: Sau khi đã phân tích khối lượng hợp lý và đã tìm được kích thước ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả. Yêu cầu tính toán phải đơn giản trình bày sao cho dỗ kiểm tra. Cần phải chú ý các điểm sau:
- Khi tính phải triệt để lợi dụng cách đặt thừa số chung. Các bộ phận giống nhau, rút thừa số chung cho các bộ phận có kích thước giống nhau để giảm bớt số-phép tính.
- Phải chú ý đến các số liệu có liên quan để dùng tính cho phần sau:
- Khi tìm kích thước và lập các phép tính cần chú ý mỗi phép tính lập ra là 1 dòng ghi vào bảng tiên lượng
 
Bài tập tiên lượng dự toán công trình
Ví dụ 1: Tính tiên lượng đào đất bàng thù công đất cấp II, thành thẳng đứng và bê tông gạch vỡ mác 50 lót móng cùa hệ thống móng có mặt bằng và mặt cắt như hình sau:
1531739806781.png

1531739834972.png


Bài giải
1. Nghiên cứu bản vẽ:
Xem bản vẽ ta thấy công trình này có 2 loại móng là M1 và M2
M1 là móng ngang nhà, M2 là 2 móng dọc nhà
Có cùng chiều sâu đào đất là 0,9 m. Lớp bê tông gạch vỡ mác 50 phủ kín đáy móng và dày 200.
2. Phân tích khối lượng: Tất cả 2 loại móng có cùng quy cách, việc phân tích là đế tính cho gọn Phân ra: 4 móng ngang nhà M1 (giống nhau)
2 móng dọc nhà M2: (giống nhau)
3. Tìm kích thước tính toán:
Xem trên bản vẽ và phân tích ta có chiều dài các móng như sau:
M1: 6,0-(0,3+ 0,3) = 5,4m
M2: 11,4+ (0,4+ 0,4)= 12,20m
4. Tính toán:
Trong trường hợp mà bê tông gạch vỡ lót móng phủ kín đáy móng như bài này thì diện tích đáy móng là số liệu có liên quan. Vì vậy ớ đây khi tính khối lượng đào đất ta không tính ngay ra khối lượng mà nên tính theo 2 bước:
Tính ra diện tích cần đào rồi mới tính ra khối lượng:
- Diện tích đào cùa đáy móng
4M1 =4 (5,4 X 0,8) = 17,28 m2
2M2 = 2 (12,2 X 0,6) = 14.64 m2
Cộng 31,92 m2 (A)

- Khối lượng đào đất:
31.92 X 0,9 = 28,728 m3
- Khối lưọng bê tông gạch vỡ mác 50 (theo diện tích A)
31.92 x0,2 = 6,384 m3
 
Bài tập tiên lượng dự toán công trình
Ví dụ 1: Tính tiên lượng đào đất bàng thù công đất cấp II, thành thẳng đứng và bê tông gạch vỡ mác 50 lót móng cùa hệ thống móng có mặt bằng và mặt cắt như hình sau:
View attachment 2845
View attachment 2846

Bài giải
1. Nghiên cứu bản vẽ:
Xem bản vẽ ta thấy công trình này có 2 loại móng là M1 và M2
M1 là móng ngang nhà, M2 là 2 móng dọc nhà
Có cùng chiều sâu đào đất là 0,9 m. Lớp bê tông gạch vỡ mác 50 phủ kín đáy móng và dày 200.
2. Phân tích khối lượng: Tất cả 2 loại móng có cùng quy cách, việc phân tích là đế tính cho gọn Phân ra: 4 móng ngang nhà M1 (giống nhau)
2 móng dọc nhà M2: (giống nhau)
3. Tìm kích thước tính toán:
Xem trên bản vẽ và phân tích ta có chiều dài các móng như sau:
M1: 6,0-(0,3+ 0,3) = 5,4m
M2: 11,4+ (0,4+ 0,4)= 12,20m
4. Tính toán:
Trong trường hợp mà bê tông gạch vỡ lót móng phủ kín đáy móng như bài này thì diện tích đáy móng là số liệu có liên quan. Vì vậy ớ đây khi tính khối lượng đào đất ta không tính ngay ra khối lượng mà nên tính theo 2 bước:
Tính ra diện tích cần đào rồi mới tính ra khối lượng:
- Diện tích đào cùa đáy móng
4M1 =4 (5,4 X 0,8) = 17,28 m2
2M2 = 2 (12,2 X 0,6) = 14.64 m2
Cộng 31,92 m2 (A)

- Khối lượng đào đất:
31.92 X 0,9 = 28,728 m3
- Khối lưọng bê tông gạch vỡ mác 50 (theo diện tích A)
31.92 x0,2 = 6,384 m3
cho mình hỏi
M1: 6,0-(0,3+ 0,3) = 5,4m
M2: 11,4+ (0,4+ 0,4)= 12,20m
thì 0.3 với 0.4 ở trên lấy ở đâu v ah
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top