Thượng tướng Hoàng Cầm

Thandieu2

Thần Điêu
Thượng tướng Hoàng Cầm


Hoàng Cầm (tên thật Đỗ Văn Cầm; sinh năm 1920) là cựu tướng lĩnh quân sự cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các cuộc Chiến tranh chống thực dân Pháp (1945-1954), Chiến tranh chống Mỹ (1954-1975) và Chiến tranh biên giời Tây Nam. Ông được phong hàm thượng tướng năm 1987, được thưởng nhiều huân huy chương của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thưở thiếu thời cho đến Cách mạng Tháng Tám.

Ông sinh ngày 30 tháng 4 năm 1920 trong một gia đình nông dân nghèo, quê Cao Sơn, Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Ông sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 12 tuổi, sau đó phải lưu lạc để kiếm sống từ quê nhà lên Hà Nội. Năm 21 tuổi, ông đi lính khố xanh cho chính quyền thuộc địa Pháp để kiếm sống và tham gia quân đồn trú ở Lai Châu. Sau 2 năm thì được chuyển về Hà Nội và ông đào ngũ, nhờ đó thoát nạn trong vụ đảo chính của Nhật vào ngày 9 tháng 3 năm 1945.

Chiến tranh chống thực dân Pháp (1945-1954)
Được sự vận động của cán bộ Việt Minh, tháng 7 năm 1945 ông tham gia Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia Cứu quốc quân Hà Nội và lấy tên mới là Hoàng Cầm theo phong trào đổi tên mới để bước vào cuộc đời mới bấy giờ. Theo bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Phan Hoàng (tạp chí Kiến thức ngày nay) thì do không đi học và mù chữ, ông chỉ dự định "tham gia quân đội một thời gian rồi quay về quê kiếm vốn buôn bán làm ăn".

Từ năm 1946 đến năm 1949, ông làm cán bộ chỉ huy từ cấp tiểu đội đến đại đội ở Trung đoàn 148, tham gia mặt trận Sơn La. Theo phong trào xóa mù chữ và yêu cầu bắt buột đối với cấp chỉ huy, ông bắt đầu tham gia lớp học bình dân học vụ. Năm 1947, ông bị thương trong một trận đánh ở Đà Bắc và kể từ đó ông viết bằng tay trái.

Năm 1949, ông được điều về Trung đoàn 209 (còn có tên Trung đoàn Sông Lô, một trong những trung đoàn Chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam), làm tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trưởng, tham gia trận đánh Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới 1950. Trong trận Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trưởng Trung đoàn, chỉ huy đánh chiếm sở chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến tranh chống Mỹ (1954-1975)
Sau trận Điện Biên Phủ, ông được đề bạt giữ chức Đại đoàn phó kiêm tham mưu trưởng Đại đoàn 312. Cuối năm 1954, ông được cử giữ chức Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy thay cho ông Lê Trọng Tấn và Trần Độ. Sau 1954, Đại đoàn được cải tổ phiên chế thành Sư đoàn 312 và ông trở thành Sư đoàn trưởng. Năm 1960, ông được phong hàm Đại tá.
Năm 1964, ông được cử vào Nam, nhận chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng. Sau đó, ông được cử giữ chức Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân Giải phóng, dưới quyền Tư lệnh Trung tướng Trần Văn Trà. Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Quân đoàn 4 (còn gọi là Binh đoàn Cửu Long) được thành lập trên cơ sở của Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9, ông được cử kiêm chức Tư lệnh Quân đoàn mới thành lập.

Chiến tranh biên giới Tây Nam
Sau khi Ủy ban quân quản Sài Gòn được thành lập, ông được cử làm Phó chủ tịch ủy ban quân quản. Năm 1978, xung đột biên giới Tây Nam nổ ra, ông được cử làm chỉ huy lực lượng quân đoàn 4 tấn công vào hoàng cung Campuchia.

Những năm hòa bình
Chức vụ sau cùng của ông là Tổng thanh tra quân đội (1987-1992), hàm Thượng tướng. Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Quân công và nhiều huân, huy chương khác.
Ông đượng phong hàm Thiếu tướng năm 1974, Trung tướng năm 1982, Thượng tướng năm 1987.
Ông lập gia đình với bà Thành Kiều Vượng năm 1955 và có với nhau 5 người con.

Bếp "Hoàng Cầm"
Hoàng Cầm – Thượng tướng của quân đội ta – hoàn toàn không có liên quan đến “bếp Hoàng Cầm”!!!!!!!!!!!!!!
Đó là bếp của 1 chiến sĩ tên Hoàng Cầm bây giờ đã về hưu, sống cuộc đời bình thường như cái bếp lò của ông vậy ! Đó là ông “bếp Hoàng Cầm”, năm nay đã 81 tuổi, quê ở xã Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Yên. Ông tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp, làm “anh nuôi” và đã nghĩ ra bếp kháng chiến mang tên ông. Tại chiến dịch Điện Biên Phủ, bếp do ông sáng tạo được phổ biến cho toàn các đơn vị. Đó là loại bếp đào thành hầm ở dưới đất – vừa để tránh pháo bom, vừa tránh ánh lửa hắt ra ngoài. Nấu cơm bằng “bếp Hoàng Cầm”, địch không phát hiện được ánh lửa dù nấu ban đêm và ban ngày không nhìn thấy khói dù củi chưa khô. Nhờ loại bếp ấy, bộ đội lúc nào cũng có cơm ngon, thức ăn nóng chứ không phải ăn lương khô.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top