Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tôi là cá nhân có quốc tịch Pháp ,tôi muốn sang Việt Nam mở cơ sở để xuất khẩu trực tiếp một số mặt hàng thủ công của Việt Nam sang thị trường châu Âu. Vậy để có thể xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, tôi cần mở "văn phòng đại diện" hay mở "chi nhánh của công ty" tại Việt Nam? Có thể mở "văn phòng đại diện" hoặc "chi nhánh của công ty" ở nhiều địa phương ở Việt Nam không?
Trả lời: Để có thể trực tiếp xuất khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục thành lập "chi nhánh của công ty" tại Việt Nam nếu bạn đã có công ty ở Pháp. Nếu bạn chưa có thì cũng có thể tự mình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức “công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn đầu tư nước ngoài”
Theo Khoản 1, Ðiều 50 Luật Ðầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu I-3 QÐ 1088);
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
3. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Nhà đầu tư chỉ mang đến để chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xem và đối chiếu).
4. Dự thảo Ðiều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh) (được người đại diện theo pháp luật, các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền ký từng trang)
5. Danh sách thành viên (theo mẫu tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp)
6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
- Ðối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Ðăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác, Ðiều lệ (đối với pháp nhân trong nước)
- Ðối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.
7. Văn bản uỷ quyền của Chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
Nếu bạn thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết luật thương mại 2005 về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì "Văn phòng đại diện" chỉ được thực hiện chức năng văn phòng liên lạc; xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện; các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép chứ không được trực tiếp thực hiện các hoạt động "mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa" như chi nhánh. Pháp luật hiện hành chỉ quy định "Không được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện, chi nhánh" chứ không hạn chế số lượng "văn phòng đại diện" hoặc "chi nhánh" của thương nhân nước ngoài mở tại Việt Nam.
Như vậy, để có thể trực tiếp xuất khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục thành lập "chi nhánh của công ty" hoặc công ty tại Việt Nam vàthương nhân nước ngoài có thể mở "chi nhánh" ở nhiều địa phương tại Việt Nam.
Theo :Luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá
Nguồn :VnMedia
Trả lời: Để có thể trực tiếp xuất khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục thành lập "chi nhánh của công ty" tại Việt Nam nếu bạn đã có công ty ở Pháp. Nếu bạn chưa có thì cũng có thể tự mình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức “công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn đầu tư nước ngoài”
Theo Khoản 1, Ðiều 50 Luật Ðầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu I-3 QÐ 1088);
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
3. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Nhà đầu tư chỉ mang đến để chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xem và đối chiếu).
4. Dự thảo Ðiều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh) (được người đại diện theo pháp luật, các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền ký từng trang)
5. Danh sách thành viên (theo mẫu tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp)
6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
- Ðối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Ðăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác, Ðiều lệ (đối với pháp nhân trong nước)
- Ðối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.
7. Văn bản uỷ quyền của Chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
Nếu bạn thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết luật thương mại 2005 về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì "Văn phòng đại diện" chỉ được thực hiện chức năng văn phòng liên lạc; xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện; các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép chứ không được trực tiếp thực hiện các hoạt động "mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa" như chi nhánh. Pháp luật hiện hành chỉ quy định "Không được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện, chi nhánh" chứ không hạn chế số lượng "văn phòng đại diện" hoặc "chi nhánh" của thương nhân nước ngoài mở tại Việt Nam.
Như vậy, để có thể trực tiếp xuất khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục thành lập "chi nhánh của công ty" hoặc công ty tại Việt Nam vàthương nhân nước ngoài có thể mở "chi nhánh" ở nhiều địa phương tại Việt Nam.
Theo :Luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá
Nguồn :VnMedia