Thuế quan đối ứng giữa Mỹ với Việt Nam và các quốc gia

Peter X

X.com/PeterGreatX
Ông Trump nói: "Việt nam những nhà đàm phán tuyệt vời, những con người tuyệt vời. Họ thích tôi, tôi thích họ.

Vấn đề là họ đánh thuế chúng ta 90%, chúng ta sẽ tính cho họ mức thuế 46%".

Bảng này thể hiện mức thuế quan đối ứng (Reciprocal Tariffs) giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Cụ thể:

Cột "Tariffs Charged to the U.S.A." hiển thị mức thuế mà các nước này áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Cột "U.S.A. Discounted Reciprocal Tariffs" cho thấy mức thuế mà Hoa Kỳ áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước đó.

FB_IMG_1743642611185.jpg


Ý nghĩa chính:

1. Sự mất cân bằng thuế quan:

Nhiều quốc gia áp thuế cao đối với hàng hóa từ Hoa Kỳ nhưng lại được hưởng thuế suất thấp hơn khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ví dụ:

Việt Nam áp thuế 90% lên hàng hóa Mỹ, nhưng Mỹ chỉ áp thuế 46% đối với hàng Việt Nam.

Trung Quốc áp thuế 67% lên hàng Mỹ, trong khi Mỹ chỉ áp 34%.

2. Chính sách thương mại ưu đãi của Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ dường như áp mức thuế thấp hơn đáng kể cho nhiều quốc gia so với mức thuế mà họ phải chịu. Điều này có thể phản ánh chính sách thương mại mở cửa của Mỹ hoặc các hiệp định thương mại đặc biệt.

3. Sự khác biệt giữa các khu vực:

Một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cũng áp thuế cao với Mỹ.

Một số nước có thuế suất đối ứng thấp, như Argentina, Saudi Arabia, và UAE, với mức thuế cân bằng hơn (10%-10%).

FB_IMG_1743642611185.jpg


Kết luận:

Bảng này có thể đang nhấn mạnh sự bất công trong chính sách thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại, nhằm lập luận cho việc Mỹ cần điều chỉnh thuế suất để đạt được sự cân bằng hơn trong thương mại quốc tế.
 
Sửa lần cuối:
VIỆT NAM ĐÃ/ĐANG/SẼ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM CON SỐ 46% MÀ ÔNG TRUMP ĐƯA RA?

Năm 2019, Việt Nam bị ông Trump tố cáo là kẻ lạm dụng thương mại và áp ngay đòn thuế lên tới hơn 120% với một số mặt hàng liên quan đến thép, nông sản, đồ gỗ, may mặc. Sau đó qua đàm phán, Việt Nam đã giảm đòn thuế này về gần mức cũ. Năm 2018, chính quyền ông Trump tố cáo Việt Nam bán phá giá một số mặt hàng nông sản và áp thuế lên tới trên 80%, sau đó đàm phán lại thì mức thuế này lại giảm xuống.

Năm 2020, Việt Nam bị chính quyền ông Trump đưa vào danh sách thao túng tiền tệ và áp một loạt chính sách tăng thuế từ 30% đến 95% và lại thông qua đàm phán, danh sách này điều tra thêm và các chính sách thuế được tạm hoãn. Đến khi ông Biden lên tổng thống thì được gỡ đi.

Khi áp thuế lên Việt Nam, ông Trump có bảo rằng Việt Nam là những nhà đám phán xuất sắc, hai bên thích nhau nhưng do Việt Nam áp thuế 90% nên phía họ quyết định áp lại 46%. Câu nói này mang ý nghĩa rằng phải hai nước sẽ phải đàm lại về mức thuế và ông Trump có ý muốn đổ cho Việt Nam áp thuế quá cao nền họ phải áp thuế cao lai để đối xứng.

Con số 46% là lớn và khá là tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nhưng, đây chưa phải là con số cuối cùng được đưa ra và hoàn toàn có thể thông qua đàm phán để hạ thấp xuống, quan trọng là chúng ta sẽ đánh đổi về kinh tế - chính trị như thế nào, có những động thái đàm phán ra sao.

Vây Việt Nam đã/đang/sẽ làm những gì để có thể giảm mức thuế xuống:

- Có một số mặt hàng mà Việt Nam đang áp thuế cao, ví dụ như là thịt bò, thịt gà đông lạnh, sẽ được giảm và giảm nhiều. Các mặt hàng khác như ô tô, máy bay, thiết bị bay không người lái, khí hoá lỏng…đều đươc giảm. Thậm chí, một số mặt hàng đồ gỗ cũng sẽ nhận mức thuế chỉ là 0%. Ngày 01/04, phía Việt Nam đã công bố lộ trình giảm thuế ngay trong thời gian tới theo Nghị định số 73/2025/NĐ-CP kí ngày 31/03/2025, tức là chỉ 02 ngày trước khi ông Trump công bố biểu thuế mới.

- Cố gắng giảm được cán cân thương mại bằng việc tăng cường mua hàng, nhất là khí hoá lỏng, máy bay, thiết bị bay không người lái, đồ điện tử…

- Starlink được phép đầu tư vào Việt Nam mà có thể không cần liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam nào để phát triển viễn thông. Một điều chưa từng xảy ra trước đây. Trước đây, các doanh nghiệp viễn thông như Beeline, Vietnamobile đều là các liên doanh nước ngoài.

- Việt Nam chủ động tiếp nhận người bị trục xuất từ Mỹ. Đối tượng tiếp nhận phải mở rộng đến cả những đối tượng chưa có/chưa xác định có quốc tịch Việt Nam, di cư đến Mỹ trước năm 1995, con lai, vô gia cư, di cư trái phép, tội phạm.

- Tiến hành áp thuế chống bán phá giá với hàng hoá từ các nước khác, những hàng hoá nước ngoài nhưng đội lốt hàng Việt Nam mang đi xuất khẩu nhằm chuộc lợi thương mại.

- Cái nhạy cảm nhất, đó là Việt Nam sẽ “đánh đổi” và “cân bằng” quan hê với các nước lớn như thế nào trong thời gian tới.

Nhiều lần trước đây, thông qua đàm phán, Việt Nam đã gỡ bỏ được những mức thuế không tưởng, cao ngất lên tới cả vài trăm % và đổi lại các hành động giảm thuế, tăng cường ưu đãi và mua hàng từ phía chính chúng ta. Mình tin rằng trong thời gian tới đây, các bác nhà mình sẽ cố gắng cân bằng, đàm phán và mang lại một con số tích cực giữa những thách thức lớn vô cùng.

---
#tifosi
 
Cái quân bài đánh đổi cực kỳ quan trọng chính là cho Starlink vào Việt Nam mà không cần liên doanh với một công ty Việt Nam, hoặc có thể liên doanh nhưng công ty Việt Nam không có cổ phần đủ lớn để phủ quyết.

Đây là điều CHƯA TỪNG CÓ trong lịch sử phát triển viễn thông Việt Nam, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng đấy.

Cái này mà các bạn không nhìn ra, chưa gì đã vội chửi. Các bác đánh đổi hơi bị nhiều đấy. Yên tâm là kiểu gì con số 46% cũng giảm.

#tifosi
 
Gương mặt có chút gì đó lo lắng, trăn trở của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi họp với các bộ, ngành về việc Tổng thống Trump công bố mức thuế 46% với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.

FB_IMG_1743660070313.jpg


Rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta phía trước, nhưng thực tế khi quan sát những động thái trong quá khứ gần đây, tôi tin rằng các bác sẽ đàm phán và đưa ra một con số chấp nhận được với hai nước.

Còn giờ thì với chúng ta, quay lại bàn làm việc, cố gắng hết mình, bớt một câu chửi bới, giảm một suy nghĩ tiêu cực. Muốn đồng hành và giúp đỡ Tổ Quốc qua khó khăn, trước tiên là mỗi chúng ta cũng phải giữ cho được tâm thế.

---
#tifosi
 
Nhiều người tin rằng họ đã hiểu cách tính phần trăm thuế quan:
Họ lấy thâm hụt TM của Mỹ với một quốc gia nhất định và chia cho giá trị hàng XK của quốc gia đó sang Mỹ
Indo:
- Thâm hụt TM của Mỹ: 17,9 tỷ USD
- Xuất khẩu của Indo sang Mỹ: 28 tỷ USD
- Cách tính: 17,9 / 28 = 64%
- Thuế quan từ Mỹ ~1/2 của 64% = 32%
Việt Nam:
- Xuất khẩu của VN sang Mỹ: 136,6 tỷ USD
- Nhập khẩu từ Mỹ: 13,1 tỷ USD
- Thâm hụt: 123,5 tỷ USD
- Cách tính: 123,5 / 136,6 = 90%
- Thuế quan từ Mỹ ~1/2 của 90% = 46%

Tong hop
 
Có một số thông tin bị hiểu sai về thuế đối ứng của Mỹ cần phải nói rõ như sau:

1) Thuế đối ứng không đánh lên tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Trong trang web của Nhà Trắng có nói rõ rằng có 6 nhóm hàng hóa sau đây không phải chịu biểu thuế đối ứng:

(a) Các sản phẩm thép/nhôm và ô tô/phụ tùng ô tô đã phải chịu thuế quan mục 232;

(b) Đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và các sản phẩm từ gỗ;

(c) Tất cả các mặt hàng có thể phải chịu thuế quan mục 232 (thép, nhôm, ô tô và phụ tùng ô tô) trong tương lai;

(d) Vàng thỏi;

(e) Năng lượng và một số khoáng chất khác không có sẵn ở Hoa Kỳ.

(f) Các điều khoản tuân theo 50 USC 1702 (b) (các mặt hàng an ninh, quốc phòng);

Như vậy, với Việt Nam gỗ và đồ gỗ (năm 2024 là 16,25 tỷ USD), chip bán dẫn, vàng, đồng, dược phẩm, năng lượng, khoáng sản quí hiếm không bị đánh thuế theo biểu thuế đối ứng 46% và các hàng hóa có biểu thuế riêng (232) bao gồm: thép, nhôm, ô tô, phụ tùng ô tô.

(2) Quyết định mức trần thuế cho mỗi quốc gia được tính toán thuần túy toán học, không liên quan đến tình cảm, đến đồng minh, bạn bè, chiến hữu, yêu hay ghét như mọi người tưởng.

Các cộng sự của Trump tính đơn giản là lấy 1/2 số % thâm hụt thương mại của mỗi quốc gia (của Việt Nam thâm hụt thương mại gần 91% => ½ của 91% là 46%). Điều này có nghĩa rằng chúng ta làm giảm thâm hụt thương mại thì mức trần thuế sẽ tự động giảm.

Chúng ta cần thật bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ thông tin, chớ nên hấp tấp, phán bừa.

Do Cao Bao
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top