MỤC LỤC:
1. Đừng Già Hàm
2. Đừng Cứ "Bổn Cũ Soạn Lại"
3. Đừng Làm Người Ta Ngượng
4. Đừng Có Giọng "Thầy Đời"
5. Đừng Cho Mình Là "Bách Khoa Đại Từ Điển"
6. Đừng Kiểu Cách
7. Đừng Cướp Lời
8. Đừng Tự Quảng Cáo
9. Đừng Chỉ Trích
10. Đừng Nói Nghịch
11. Đừng Nói Hành
12. Đừng Nhạo Báng
13. Đừng Vụng Về
14. Đừng Thày Lay
15. Đừng Làm Đòn Xóc
16. Đừng Ngốc Bậy
17. Đừng Đổi Tính Luôn
18. Đừng Làm Thầy Đời
19. Đừng Thả Vịt
20. Đừng Ham Cãi Lộn
21. Đừng Ham Hư Danh
22. Đừng Hấp Tấp
23. Đừng Quá Tâm Sự
24. Đừng Thân Mật Bậy
25. Đừng Có Giọng "Sách Vở"
26. Đừng Nói Sai Tiếng Mẹ Đẻ
27. Phải Ít Nói
28. Phải Biết Nghe
29. Phải Biết Khen
30. Phải Hòa Hoãn
31. Phải Cẩn Ngôn
32. Phải Vui Vẻ
33. Phải Biết Thuyết Phục
34. Phải Thành Thật
35. Phải Tỏ Nhân Cách Cao Thượng
Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Bạn thử nghe câu chuyện sau đây: Tôi có thói quen đi thành thị mỗi tháng. Ngày nọ tôi đem tiền theo nhiều. Tôi thấy gần bến xe có bán nhiều bồ câu đẹp quá. Tôi mua một cặp về nuôi chơi. À! Tôi đóng cái lồng rất khéo vì tôi thường biết, bồ câu thích ở nơi chuồng sơn nhiều màu. Lúc ấy vợ tôi phụ đóng chuồng với tôi. Hai chúng tôi lấy làm sung sướng vì có cặp bồ câu ngộ nghĩnh. Con mái vừa đẻ được một trứng. Nhưng đau đớn thay, nó bị con chó "cắn chết". Đó là câu chuyện thật của một người lân cận với chúng tôi, có danh là "già hàm". Anh chỉ muốn nói với chúng tôi, con bồ câu mái của anh chị bị chó cắn mà anh thuyết gần ấy. Bạn thử nghe có mệt không?
Thưa bạn, trong xã hội có biết bao người có tật đa ngôn như người lân cận này của chúng tôi. Họ mở miệng ra không phải nói những điều đã suy nghĩ, bổ ích, mà chỉ thích nói cho đã, không lúc nào để miệng "kéo da non". Họ không cần biết nghệ thuật nói chuyện là gì, mà sung sướng, tự đắc làm một cái "máy nói".
Người xung quanh khi gặp họ, phải mệt cả óc, ù cả tai để nghe họ nói hằng giờ điều mà một người khéo nói có thể nói trong mười phút. "Đặc sắc" của họ là gặp ai, bất kỳ lạ quen, có dịp là họ thuyết. Người bàn chuyện của họ có óc tinh tế, chú trọng lịch sự, có công chuyện gấp, có thái độ khinh rẻ họ, tỏ ra nhàm chán họ, bằng những cái ngáp hay giã từ. Mặc kệ. Họ cứ nói. Đến những nơi có người ăn học cao, ngồi đứng với thái độ trầm ngâm, nói năng điềm đạm, họ rộ tiếng lên như muốn giục bao kẻ xung quanh "nhóm chợ" với họ. Người ta mắc cỡ, ngượng ngùng giùm cho họ mà họ không ý thức được. Sống trong chỗ đông, họ không quan tâm đến bổn phận, mà đi cà rểu hết bạn bè này đến người thân kia để kể con cà con kệ Trong khi họ già hàm, điều bạn thấy nổi bật nơi họ, là chuyện "chuột đẻ" họ nói ra "núi chuyển bụng". Có khi chỉ vài ý tưởng xàm láp gì đó thôi, họ vô đề đại cà sa, thuật cả một lịch sử rồi phê bình, rồi than thở, rồi nói lại, rồi dẫn giải, rồi mới nói ra ý mình. Thứ chỉ vài tiếng ngăn ngắn là diễn đạt đủ. Họ chỉ cần có mặt người nghe thôi, có mặt để họ nói vô ý thức như cái máy. Người nghe nào, khi chưa quen biết họ, tưởng họ là bậc trí thức cao giỏi hùng biện, nhưng trong vài phút sống với họ người ta phải nhăn mặt nhàm chán. Người nghe muốn lánh mặt họ ư?
Không được, họ nói cà nhằng. Họ bàn đủ thứ chi tiết, họ giả bộ hỏi, rồi cướp câu trả lời. Họ sửa soạn ra về nhưng ngồi lại, ra tới cửa nhưng đứng đó, lại thuyết bất tuyệt. Bạn đừng trông ở câu chuyện của họ có một cứu cánh nhé. Đến bàn chuyện với ai, họ tỏ ra lo lắng về kẻ ấy, làm người ta ngạc nhiên tưởng có gì quan hệ. Nhưng rồi sau cùng phải ngáp dài với lời nói tấp nập như thác nước của họ, và không thu hoạch ở họ một kết luận nào hay đẹp cả. Trong câu chuyện, họ cũng hay lặp đi lặp lại rằng, mình không muốn nói nhiều. Họ hay bảo: "Thiệt tôi buộc lòng lắm mới nói, tôi chẳng muốn nói nhiều vì nói chiều người ta nói mình không thật... " Nói vậy nhưng họ vẫn thuyết gần đứt hơi. Có nhiều người lịch sự, không chận lời nói của họ, họ tưởng các kẻ này mê say câu chuyện của họ, coi họ là tay hùng biện, nên họ tha hồ nói với nét mặt và điệu bộ dương dương tự đắc.
Nực cười nữa là khi nào có nhiều nay già hàm hội lại. Đúng là một cái chợ. Họ gân cổ, lấy hơi không kịp để nói, tranh nói như ăn cướp, họ giựt lời nhau. Người này hỏi người kia, người kia mới hé trả lời là bị người nọ giựt lời. Người giựt lời nói vài tiếng là bị kẻ khác chận lại để cắt nghĩa, để phê bình, để chế giễu. Không biết bạn có lần nào nghe nhiều tay già hàm họp mặt chưa. Ai rủi nghe họ đối khẩu thì mắc mệt như sắp lìa trần. Không cần chúng tôi nói, bạn dư biết rằng, những người đa ngôn trong xã hội làm đối tượng cho thiên hạ Oán ghét, khinh chệ Những khi nói chuyện với bất kỳ ai, họ không sao thuyết phục được. Người nghe họ nói là một thứ hình phạt. Vậy muốn thuyết phục thính giả của mình xin bạn chịu khó đừng nói nhiều quá. hãy coi tật đa ngôn như một thứ bệnh dịch của uy tín và nhân cách của mình. Nó là cái lỗ mọt làm tiêu tan dũng khí của tâm hồn, để rồi bị kẻ khác chi phối. Bạn thử thí nghiệm đi. Khi bạn sống chung với nhiều người nếu bạn ít nói bạn có vẽ thinh lặng, tự nhiên bạn nghe con người của mình hùng dũng. lời nói của mình có "ma lực" lôi kéo sự chú ý của kẻ khác, còn nếu sau đó bạn nói đủ thứ chuyện mà nói như đê vỡ, tự nhiên bạn cảm thấy con người của mình yếu đuối, bẽn lẽn, không còn đủ lực dẫn dụ kẻ khác. Vậy từ đây, khi gặp ai để tiếp chuyện, xin bạn hãy đề phòng tật già hàm, mỗi khi mở miệng nên nhớ lời khuyên chí lý này của Lưu Hội: "Nhất ngôn bất trúng, thiên ngôn vô dụng: Nói trật một lời thì thuyết ngàn lời cũng vô ích". Trong trường hợp gặp người già hàm, bắt bạn phải nghe chuyện xàm láp của họ, thì bạn phải làm sao?
bạn mạnh tiếng bảo họ câm ư? Đáng lẽ phải vậy, nhưng không lịch sự chút nào. Mà dù sao, cũng phải chận cái biến lời của họ lại, bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, phải bực dọc đến mất đức yêu người. Bạn có thể trầm tĩnh, chậm chậm, vừa ngó ngay mắt họ vừa nói: " Xin ông hay bà... cho tôi có ý kiến này". Họ chắc chắn không chịu và cướp lời bạn. Nhưng bạn cương quyết bảo: "Ông hay bà phải như thế này hay thế kia". Thái độ này có thể không nên dùng với người tinh tế, nhưng với những kẻ già hàm, nhất định bạn phải dừng bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, mà không đi đến kết quả nào.
Giá khi cần thiết, hỏi họ điều gì, thì bạn hãy tinh tường sáng suốt, đặt vấn đề cho rõ rệt, lúc nào cũng chú ý kéo họ về câu trả lời mà bạn yêu cầu. Nếu bạn "đắc nhân tâm" không đúng chỗ, ngồi nghe họ tự do nói, thì chưa thật với bạn, sau cùng bạn phải thất vọng mà mất thiện cảm với họ. Điều bạn hỏi có khi chỉ vài tiếng là trả lời xong, họ lại lo "diễn thuyết" cho bạn đủ điều.
1. Đừng Già Hàm
2. Đừng Cứ "Bổn Cũ Soạn Lại"
3. Đừng Làm Người Ta Ngượng
4. Đừng Có Giọng "Thầy Đời"
5. Đừng Cho Mình Là "Bách Khoa Đại Từ Điển"
6. Đừng Kiểu Cách
7. Đừng Cướp Lời
8. Đừng Tự Quảng Cáo
9. Đừng Chỉ Trích
10. Đừng Nói Nghịch
11. Đừng Nói Hành
12. Đừng Nhạo Báng
13. Đừng Vụng Về
14. Đừng Thày Lay
15. Đừng Làm Đòn Xóc
16. Đừng Ngốc Bậy
17. Đừng Đổi Tính Luôn
18. Đừng Làm Thầy Đời
19. Đừng Thả Vịt
20. Đừng Ham Cãi Lộn
21. Đừng Ham Hư Danh
22. Đừng Hấp Tấp
23. Đừng Quá Tâm Sự
24. Đừng Thân Mật Bậy
25. Đừng Có Giọng "Sách Vở"
26. Đừng Nói Sai Tiếng Mẹ Đẻ
27. Phải Ít Nói
28. Phải Biết Nghe
29. Phải Biết Khen
30. Phải Hòa Hoãn
31. Phải Cẩn Ngôn
32. Phải Vui Vẻ
33. Phải Biết Thuyết Phục
34. Phải Thành Thật
35. Phải Tỏ Nhân Cách Cao Thượng
Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 1
Đừng Già Hàm
Đừng Già Hàm
Bạn thử nghe câu chuyện sau đây: Tôi có thói quen đi thành thị mỗi tháng. Ngày nọ tôi đem tiền theo nhiều. Tôi thấy gần bến xe có bán nhiều bồ câu đẹp quá. Tôi mua một cặp về nuôi chơi. À! Tôi đóng cái lồng rất khéo vì tôi thường biết, bồ câu thích ở nơi chuồng sơn nhiều màu. Lúc ấy vợ tôi phụ đóng chuồng với tôi. Hai chúng tôi lấy làm sung sướng vì có cặp bồ câu ngộ nghĩnh. Con mái vừa đẻ được một trứng. Nhưng đau đớn thay, nó bị con chó "cắn chết". Đó là câu chuyện thật của một người lân cận với chúng tôi, có danh là "già hàm". Anh chỉ muốn nói với chúng tôi, con bồ câu mái của anh chị bị chó cắn mà anh thuyết gần ấy. Bạn thử nghe có mệt không?
Thưa bạn, trong xã hội có biết bao người có tật đa ngôn như người lân cận này của chúng tôi. Họ mở miệng ra không phải nói những điều đã suy nghĩ, bổ ích, mà chỉ thích nói cho đã, không lúc nào để miệng "kéo da non". Họ không cần biết nghệ thuật nói chuyện là gì, mà sung sướng, tự đắc làm một cái "máy nói".
Người xung quanh khi gặp họ, phải mệt cả óc, ù cả tai để nghe họ nói hằng giờ điều mà một người khéo nói có thể nói trong mười phút. "Đặc sắc" của họ là gặp ai, bất kỳ lạ quen, có dịp là họ thuyết. Người bàn chuyện của họ có óc tinh tế, chú trọng lịch sự, có công chuyện gấp, có thái độ khinh rẻ họ, tỏ ra nhàm chán họ, bằng những cái ngáp hay giã từ. Mặc kệ. Họ cứ nói. Đến những nơi có người ăn học cao, ngồi đứng với thái độ trầm ngâm, nói năng điềm đạm, họ rộ tiếng lên như muốn giục bao kẻ xung quanh "nhóm chợ" với họ. Người ta mắc cỡ, ngượng ngùng giùm cho họ mà họ không ý thức được. Sống trong chỗ đông, họ không quan tâm đến bổn phận, mà đi cà rểu hết bạn bè này đến người thân kia để kể con cà con kệ Trong khi họ già hàm, điều bạn thấy nổi bật nơi họ, là chuyện "chuột đẻ" họ nói ra "núi chuyển bụng". Có khi chỉ vài ý tưởng xàm láp gì đó thôi, họ vô đề đại cà sa, thuật cả một lịch sử rồi phê bình, rồi than thở, rồi nói lại, rồi dẫn giải, rồi mới nói ra ý mình. Thứ chỉ vài tiếng ngăn ngắn là diễn đạt đủ. Họ chỉ cần có mặt người nghe thôi, có mặt để họ nói vô ý thức như cái máy. Người nghe nào, khi chưa quen biết họ, tưởng họ là bậc trí thức cao giỏi hùng biện, nhưng trong vài phút sống với họ người ta phải nhăn mặt nhàm chán. Người nghe muốn lánh mặt họ ư?
Không được, họ nói cà nhằng. Họ bàn đủ thứ chi tiết, họ giả bộ hỏi, rồi cướp câu trả lời. Họ sửa soạn ra về nhưng ngồi lại, ra tới cửa nhưng đứng đó, lại thuyết bất tuyệt. Bạn đừng trông ở câu chuyện của họ có một cứu cánh nhé. Đến bàn chuyện với ai, họ tỏ ra lo lắng về kẻ ấy, làm người ta ngạc nhiên tưởng có gì quan hệ. Nhưng rồi sau cùng phải ngáp dài với lời nói tấp nập như thác nước của họ, và không thu hoạch ở họ một kết luận nào hay đẹp cả. Trong câu chuyện, họ cũng hay lặp đi lặp lại rằng, mình không muốn nói nhiều. Họ hay bảo: "Thiệt tôi buộc lòng lắm mới nói, tôi chẳng muốn nói nhiều vì nói chiều người ta nói mình không thật... " Nói vậy nhưng họ vẫn thuyết gần đứt hơi. Có nhiều người lịch sự, không chận lời nói của họ, họ tưởng các kẻ này mê say câu chuyện của họ, coi họ là tay hùng biện, nên họ tha hồ nói với nét mặt và điệu bộ dương dương tự đắc.
Nực cười nữa là khi nào có nhiều nay già hàm hội lại. Đúng là một cái chợ. Họ gân cổ, lấy hơi không kịp để nói, tranh nói như ăn cướp, họ giựt lời nhau. Người này hỏi người kia, người kia mới hé trả lời là bị người nọ giựt lời. Người giựt lời nói vài tiếng là bị kẻ khác chận lại để cắt nghĩa, để phê bình, để chế giễu. Không biết bạn có lần nào nghe nhiều tay già hàm họp mặt chưa. Ai rủi nghe họ đối khẩu thì mắc mệt như sắp lìa trần. Không cần chúng tôi nói, bạn dư biết rằng, những người đa ngôn trong xã hội làm đối tượng cho thiên hạ Oán ghét, khinh chệ Những khi nói chuyện với bất kỳ ai, họ không sao thuyết phục được. Người nghe họ nói là một thứ hình phạt. Vậy muốn thuyết phục thính giả của mình xin bạn chịu khó đừng nói nhiều quá. hãy coi tật đa ngôn như một thứ bệnh dịch của uy tín và nhân cách của mình. Nó là cái lỗ mọt làm tiêu tan dũng khí của tâm hồn, để rồi bị kẻ khác chi phối. Bạn thử thí nghiệm đi. Khi bạn sống chung với nhiều người nếu bạn ít nói bạn có vẽ thinh lặng, tự nhiên bạn nghe con người của mình hùng dũng. lời nói của mình có "ma lực" lôi kéo sự chú ý của kẻ khác, còn nếu sau đó bạn nói đủ thứ chuyện mà nói như đê vỡ, tự nhiên bạn cảm thấy con người của mình yếu đuối, bẽn lẽn, không còn đủ lực dẫn dụ kẻ khác. Vậy từ đây, khi gặp ai để tiếp chuyện, xin bạn hãy đề phòng tật già hàm, mỗi khi mở miệng nên nhớ lời khuyên chí lý này của Lưu Hội: "Nhất ngôn bất trúng, thiên ngôn vô dụng: Nói trật một lời thì thuyết ngàn lời cũng vô ích". Trong trường hợp gặp người già hàm, bắt bạn phải nghe chuyện xàm láp của họ, thì bạn phải làm sao?
bạn mạnh tiếng bảo họ câm ư? Đáng lẽ phải vậy, nhưng không lịch sự chút nào. Mà dù sao, cũng phải chận cái biến lời của họ lại, bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, phải bực dọc đến mất đức yêu người. Bạn có thể trầm tĩnh, chậm chậm, vừa ngó ngay mắt họ vừa nói: " Xin ông hay bà... cho tôi có ý kiến này". Họ chắc chắn không chịu và cướp lời bạn. Nhưng bạn cương quyết bảo: "Ông hay bà phải như thế này hay thế kia". Thái độ này có thể không nên dùng với người tinh tế, nhưng với những kẻ già hàm, nhất định bạn phải dừng bằng không bạn tốn thì giờ vô ích, mà không đi đến kết quả nào.
Giá khi cần thiết, hỏi họ điều gì, thì bạn hãy tinh tường sáng suốt, đặt vấn đề cho rõ rệt, lúc nào cũng chú ý kéo họ về câu trả lời mà bạn yêu cầu. Nếu bạn "đắc nhân tâm" không đúng chỗ, ngồi nghe họ tự do nói, thì chưa thật với bạn, sau cùng bạn phải thất vọng mà mất thiện cảm với họ. Điều bạn hỏi có khi chỉ vài tiếng là trả lời xong, họ lại lo "diễn thuyết" cho bạn đủ điều.