Thử sức mình bằng việc trả lời những câu hỏi vì sao nhé !

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
1. Tại sao thiếu iốt gây bệnh bướu cổ, cơ thể chịu lạnh kém?
2. Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
3. Tại sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
4. Tại sao ấp trứng bằng máy ấp trứng nhân tạo lại có tỉ lệ nở cao hơn so với chim ấp trứng?
5. Tại sao tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn trên sợi thần kinh không có bao miêlin?
6. Tại sao người bị tổn thương nặng ở tủy sống có thể bị liệt nửa thân dưới?
7. Tại sao khi bị tổn thương tiểu não thì các động tác trở nên thiếu chính xác?
8. Tại sao sinh sản vô tính cá thể con cháu có các đặc điểm di truyền giống cá thể mẹ?
9. Tại sao sinh sản hữu tính lại tạo ra các cá thể con cháu khác nhau về các đặc điểm di truyền?
10. Tại sao động vật không thể thụ tinh khác loài?
11. Tại sao động vật trên cạn không thải được NH3?
12. Tại sao tim tách khỏi cơ thể lại có khả năng co dãn nhịp nhàng?
13. Tại sao tim bơm máu lên động mạch từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch thành từng đợt?
14. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu làm thay đổi huyết áp?
15. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
16. Tại sao khi lao động nặng nhọc thì tim đập nhanh và mạnh lên?
17. Tại sao bạch huyết có thể lưu thong trong hệ mạch bạch huyết?
 
1. Vì iod cần cho tuyến giáp, thiếu iod sẽ gây tăng kích thước tuyến giáp, có thể kèm theo các triệu chứng sinh lý như giảm trí nhớ, si đần, run tay, chịu lạnh kém...
2,3. Dễ mà
4. Nhiệt độ đều và liên tục
5. Có bao myelin truyền theo kiểu nhảy cóc nên nhanh hơn
6. Tủy sống có nhiều hạch thần kinh điều khiển phần thân dưới
7. Tiểu não có vai trò điều khiển các hoạt dộng phức tạp, giữ thăng bằng ...
8. Nguyên phân thì phải giống nhau
9. Biến dị tổ hợp
10. Vì bộ NST không tương đồng
11.
12. Tim hoạt động tự động, chỉ cần đủ dinh dưỡng cung cấp là được
13. ???
15. Tiết diệt tăng dần ĐM < TM < MM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lâu không học rồi, về xem SGK 11 sẽ rõ cơ chế hoạt động của tim, đại khái là
do hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm : Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó Hiss, mạng Puốckin
 
Cái đại khái của ka đúng đó nêu cơ chế của nó ra luôn là ok :d, để khi nào thời gian thơi thơi 1 tí bé post đáp án lên cho, giờ còn hơi bận tí hì
 
[FONT=&quot]1. Iốt là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên tiroxin, thiếu Iốt dẫn đến thiếu tiroxin => Làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt nên cơ thể chịu lạnh kém, mặt khác thiếu Iốt lượng tiroxin không đủ để ức chế tuyến yên tiết hoocmon kích giáp (TSH). TSH làm tăng số lượng và kích thước nang tuyến và làm tăng tiết dịch nang. Kết quả là tuyến giáp phình to ra thành 1 cái bướu.

2. Thức ăn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như protein, lipit, cacbohidrat, vitamin, muối khoáng và nước đều cần cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của động vật và người. Chỉ cần thiếu hoặc không đủ số lượng 1 hoặc vài loại chất dinh dưỡng, động vật non và trẻ em sẽ chậm lớn và cơ thể có thể phát triển không bình thường.

3. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động [/FONT].

4. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn trên sợi thần kinh không có bao miêlin vì: trên sợi thần kinh có bao miêlin, điện thế hoạt động lan truyền theo lối nhảy cóc, từ eo ranvie này sang eo ranvie khác kề bên. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn.

10. Không thể thụ tinh khác loài vì: chỉ tinh trùng cùng loài mới gắn được vào thụ thể trên màng sáng của trứng.

11. Động vật trên cạn không thải được NH3 là vì: NH3 là chất hòa tan trong nước, rất độc, dù ở nồng độ thấp cũng có thể giết chết tế bào. Vì vậy, cơ thể cần thải nhanh và thải dưới dạng dung dịch càng lõang càng tốt. Thải 1 gam nito dưới dạng NH3 cần 300-500ml nước. Do vậy chỉ có những động vật sống trong môi trường nước ngọt mới thải được NH3 vào nước qua khắp bề mặt cơ thể. Còn động vật trên cạn ( cũng như ở biển) không đủ nước để pha loãng và thải NH3 nên không thải được NH3.

12. T
im tách khỏi cơ thể lại có khả năng co dãn nhịp nhàng vì: tim có khả năng hoạt động tự động. Hoạt động tự động của tim là do trong thành tim có các sợi đặc biệt gọi là hệ truyền dẫn tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền tới bó His tới mạng puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.

13. Tim bơm máu lên động mạch từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch thành từng đợt vì:
- Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co--> lượng máu tống vào động mạch làm dãn thành mạch.
- Khi tim giãn, thành động mạch co lại 1 cách thụ động, thế năng tim được tích lũy ở đó làm máu vận chuyển tiếp theo với số lượng máu tống ra khi co.
- Có các van tim đóng mở 1 chiều.

( tạm thời là nhiêu đây đã, khi nào dow wor về bé post lên típ ;) )
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top