Thủ khoa Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ bí quyết ôn thi môn Địa

Hide Nguyễn

Du mục số
Hầu hết các bài thực hành trong đề thi môn Địa lý đều có vẽ biểu đồ, nhưng việc lựa chọn biểu đồ theo hình thức nào mới là điều quan trọng, và nó quyết định việc đúng sai của bài thi.

Nhớ nhiều và học theo nhóm, cùng đố nhau để bổ sung kiến thức, đó là một số kinh nghiệm nhằm đạt được điểm 9 trong kỳ thi tuyển ĐH 2009 của Thủ khoa Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Học theo nhóm

Kỳ tuyển sinh năm ngoái, Nguyễn Thị Việt Hoài (cựu học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ) đã đạt thủ khoa vào Học viện Báo chí Tuyên truyền với 25,5 điểm, trong đó Văn đạt 8, Sử 8,5 còn Địa đạt 9.

Hoài cho biết, lợi thế của môn Địa lý là kiến thức nằm ở sách lớp 12, không liên quan nhiều đến các năm lớp 10, 11 nên thí sinh không phải chịu áp lực của kiến thức cũ.

Về lý thuyết, theo kinh nghiệm của Hoài không phải ngồi đọc đi đọc lại là thuộc, mà quan trọng là phải hiểu. “Trên lớp, mọi người nên chú ý nghe cô giáo giảng, nếu không hiểu bất kỳ một vấn đề nào thì hỏi để cô giải đáp”, Hoài chia sẻ.

Một trong những mẹo của Hoài trong việc học tốt môn Địa lý là học theo nhóm. Cùng với 2 người bạn của mình, Hoài thường xuyên trao đổi, tra bài để cả 3 cùng hiểu, nhớ được lâu. “Học cùng với nhau, chúng em còn có thể “vặn vẹo” các vấn đề hóc búa rồi cũng nhau giải thích, đưa ra đáp án, do đó sẽ nhớ được vấn đề một cách rất sâu sắc”, Hoài nói.

Học theo nhóm cũng có một lợi ích là bổ sung được nhiều kiến thức, bởi mỗi người dù có hiểu biết sâu rộng đến đâu thì cũng có những thiếu sót nhất định, và từ việc học chung, mỗi người sẽ biết thêm những điều mà mình chưa biết.

Để tự tin khi bước vào kỳ thi, Thủ khoa của Học viện Báo chí Tuyên truyền cho biết, không nên bỏ sót một vấn đề nào trong phạm vi nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra. Ngoài giáo trình sách giáo khoa, Hoài chỉ tham khảo 2-3 quyển sách của tác giả Lê Thông.

Tháng 4 là thời điểm mà học sinh lớp 12 tăng tốc cho kỳ thi đại học, nhiều bạn đã kín mít các lịch học thêm, luyện thi, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Hoài, học nhiều mà không hiểu sâu thì hiệu quả không đáng kể. Thời kỳ này năm ngoái, Hoài chỉ đi học thêm 1 buổi/tuần đối với môn địa, còn lại, Hoài tự học ở nhà và theo nhóm với các bạn.

Thực hành nhiều các dạng biểu đồ

Hầu hết các bài thực hành trong đề thi môn Địa lý đều có vẽ biểu đồ, nhưng việc lựa chọn biểu đồ theo hình thức nào mới là điều quan trọng, và nó quyết định việc đúng sai của bài thi.

Hoài cho biết, thường, bài tập của môn Địa lý có 4 dạng biểu đồ: hình cột, hình tròn, đường gấp khúc hoặc kết hợp giữa cột và đường gấp khúc. Thường, bản đồ dạng cột để nói về tình hình, bản đồ dạng tròn, đường…. nói về tỷ lệ, sự tăng trưởng của kinh tế, xã hội….

“Nếu làm nhiều các dạng bài thực hành, thì mình dễ dàng biết được đề bài nào thì vẽ dạng biểu đồ nào, do đó việc làm bài thực hành trong đề thi sẽ không còn là vấn đề hóc búa”, Hoài cho biết.

Với mỗi bài thực hành, bao giờ cũng có phần nhận xét, đánh giá, phần này chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 điểm số, thí sinh nên viết gãy gọn, dễ hiểu các vấn đề của sự việc.

Phân bố thời gian theo thang điểm

Dĩ nhiên điều quan trọng đối với một thí sinh khi bước vào phòng thi là sự tự tin, thư thái. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao cho bài thi, thì điều quan trọng là sự lựa chọn câu “khai cuộc” và phân bố thời gian hợp lý đối với từng câu hỏi trong đề bài.

Trong kỳ thi năm ngoái, sau khi cầm đề thi lên, đọc kỹ một lượt các câu hỏi, Hoài lựa chọn câu mà mình nắm vững nhất để bắt đầu làm. “Câu đầu tiên mình làm tốt thì tâm trạng sẽ thoải mái, đ
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top