Tất cả những sự thành thạo trong cuộc sống mà chúng ta có được là từ đâu? Việc xác định được nguồn gốc của các thói quen cho phép chúng ta phát triển những kỹ thuật học tập mới cho bệnh nhân về trí nhớ.
Một ngày dài trôi qua, với những công việc mệt mỏi. Chiều tối, chiếc xe của bạn lại đưa bạn trở lại con đường về nhà. Và bạn lái xe về nhà trên con đường quen thuộc như để ở chế độ lái tự động. Bạn chẳng hề nhớ những lúc bạn mới học lái xe, càng không nhớ tới thời điểm đầu tiên bạn đã đi trên con đường này. Nhưng việc lái xe của bạn hoàn toàn chẳng có khó khăn gì.
Những cơ chế tự động như vật thường được chi phối bởi một trí nhớ gọi là “trí nhớ tiến trình” do các dây thần kinh tạo ra. Hiện, trí nhớ này đang là đối tượng của nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Những nghiên cứu cho con người hiểu biết hơn về các cơ chế liên quan tới chức năng của trí nhớ tiến trình, và biết thêm nhiều hơn nữa cả các loại trí nhớ khác, thí dụ trí nhớ sự kiện hoặc trí nhớ tình huống.
Bergson, người khởi xướng
Trí nhớ tiến trình thực ra đã là đề tài của các nhà triết học, trong đó phải kể đến Henri Bergson, người đã nhắc tới tên của loại trí nhớ này trong tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ”, xuất bản từ năm 1896. Bergson không chỉ là người đầu tiên quan tâm tới trí nhớ dưới hình thức tạo ra các lý thuyết nhận thức hiện đại. René Descartes, Pierre Maine de Biran và Théodule Ribot là những người đề cập tới nó trước cả ông. Nhưng, đối với tất cả các nhà tâm lý học quan tâm tới chức năng tâm lý này, việc đọc tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ” luôn là một điều thú vị.
“Quá khứ biểu hiện ở hai hình dạng khác nhau: Trong các cơ chế thúc đẩy và trong các kỷ niệm độc lập”. Cái định đề mà Bergson đưa ra đã cho thấy có hai loại trí nhớ với đặc tính tự nhiên khác nhau và hoàn toàn phù hợp với các mô hình hiện nay trong cấu trúc trí nhớ của con người. Cái khác biệt này thực ra lại liên quan tới một khác biệt khác được hình thành từ năm 1980, đã được Neal Cohen và Larry Squire (ĐH California) tìm ra. Trong khi chỉ ra rằng các bệnh nhân về trí nhớ có thể học một cách đọc mới mà không cần nhớ tới các buổi học ra sao, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được giữa trí nhớ tuyên bố - loại trí nhớ về “hiểu tại sao” với trí nhớ tiến trình - trí nhớ về cách “hiểu thế nào”.
Trí nhớ tuyên bố cho phép chúng ta nhận biết các chi tiết - một loại trí nhớ tình tiết và những sự kiện-trí nhớ ngữ nghĩa. Trí nhớ tình tiết bao gồm những kỷ niệm về cuộc đời của chúng ta, thí dụ một tai nạn ô tô, những lần hẹn hò đầu tiên với người yêu… Còn trí nhớ ngữ nghĩa lại lưu trữ tất cả những gì chúng ta đã học trong suốt cuộc đời: Một thực đơn làm bếp, một trận chiến ác liệt…
Trong thí nghiệm “Hành trình Toronto” được thực hiện tại Đại học Caen, những người tham gia đã phát hiện và tạo ra được cơ chế tự động nhờ việc thực hành rất nhiều.
Trí nhớ tiến trình tương ứng với việc lưu trữ tất cả những gì mà chúng ta đã làm và trở nên thành thạo, biểu hiện bởi các tiến trình nhận thức và động cơ được mã hóa trong tâm trí. Chúng không thể tiếp cận bằng sự nhận thức và khó có thể nói ra được bằng lời. Nó cho phép chúng ta hoàn thành một cách tự động các công việc liên quan tới những hoạt động của thân thể, lời nói hoặc thói quen hằng ngày. Đó là một dạng trí nhớ được biểu đạt bằng hành động.
Khả năng học được các cơ chế tự động mới của những người bệnh về trí nhớ cũng đã được kiểm nghiệm qua các công việc có động cơ khác nhau. Bên cạnh việc học các cơ chế tự động mới, các bệnh nhân về trí nhớ cũng thường vẫn giữ được tất cả các cơ chế tự động cũ mà họ đã có: Thí dụ như lái xe, các bài tập thể dục, các phép tính hoặc chơi các trò quen thuộc.
Tuy vậy, dường như việc học các cơ chế tự động mới khó hơn đối với các bệnh nhân bị bệnh liên quan tới trí nhớ phụ. Điều này đã được các nhà khoa học Alan Baddeley và Barbara Wilson (ĐH Cambridge) phát hiện ra vào năm 1994 [1].
Họ đã đề nghị hai bệnh nhân về trí nhớ học cách sử dụng một cuốn lịch điện tử để giúp họ lấp đầy các khoảng trống ký ức trong quá khứ, hướng về quá khứ và quản lý tốt hơn các lịch hẹn của họ trong tương lai. Ngược lại với kỳ vọng, hai bệnh nhân trên không có khả năng học cơ chế tự động mới này. Họ luôn phạm phải những sai lầm ngay từ những bước đầu tiên của tiến trình. Thậm chí ngay trong lần thử sau đó, họ vẫn tiếp tục mắc những sai lầm như cũ. Thực tế là cả hai bệnh nhân đều quên đi những lỗi mà họ mắc phải và quên cả những giải pháp để sửa những lỗi lầm đó mà các nhà khoa học đã đưa ra giúp họ. Quan sát này đã dẫn tới việc xem xét lại vai trò của trí nhớ phụ trong việc học các thói quen mới cho nhận thức.
Giai đoạn quá độ
Những công trình được tiến hành trong năm 2006 trong phòng thí nghiệm của chúng tôi trên một số người trẻ tuổi không mắc bệnh gì về trí nhớ đã chỉ ra rằng việc học một thói quen nhận thức mới có tính chất hấp thụ theo từng đợt [2].
Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu vai trò của một số chức năng nhận thức trong quá trình giải mã một hành động trong trí nhớ tiến trình, nhờ một loại các kinh nghiệm thu được trên những người khỏe mạnh mà chúng tôi đã đề nghị tự động hóa cách lời giải bài toán “Hành trình Toronto”.
Trong giai đoạn đầu tiên, người tham gia khám phá ra rằng họ cần phải học: Anh ta mò mẫm và mắc phải những lỗi. Rồi đến giai đoạn kết hợp, giai đoạn quá độ trong đó anh ta bắt đầu làm chủ được nhiệm vụ phải thực hiện, nhưng đây cũng chưa phải là lúc lời giải đã được tự động hóa. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, những động tác thực hiện đã dẫn tới sự tự động hóa và đạt tới mức độ hiệu quả tối đa.
Những lỗi lầm đã qua
Sau một thời gian tích lũy khá dài những kinh nghiệm, chúng ta trở thành các “chuyên gia”. Việc thu nạp kinh nghiệm này chắc chắn chẳng được ghi nhớ trong trí nhớ tiến trình của chúng ta. Nhưng quá trình tự động hóa liên quan tới việc đi xe đạp này nhanh chóng sẽ được tái khởi động khi chúng ta leo lên chiếc xe đạp, cho dù bạn đã không đi xe vài năm liền. Việc học các tiến trình động cơ này diễn ra trong 3 giai đoạn (nhận thức, kết hợp và tự động). Chỉ có giai đoạn sau cùng được ghi nhận trong trí nhớ tiến trình của bạn. Vì vậy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể leo lên xe đạp và đi nếu trước đó chúng ta chưa làm chủ được chiếc xe đạp, hay nói một cách khác là chưa lưu trữ các thông tin cần thiết trong trí nhớ tiến trình để giải mã chúng sau này khi cần sử dụng đến.
Kiểm tra sự tương quan giữa trình độ hiệu năng của những người tham dự thí nghiệm qua các giai đoạn khác nhau của bài toán “Hành trình Toronto” và kết quả thu được từ nhiều thực nghiệm khác nhau cho phép xác định sự đóng góp của mỗi một chức năng này qua việc học tiến trình. Các phân tích này chỉ ra rằng những người tham gia thí nghiệm đưa ra tiến trình tự động hóa lời giải một cách nhanh nhất cũng chính là những người có trí nhớ phụ tốt nhất.
Chúng tôi cũng đã nhận thấy rằng trí nhớ tiến trình chỉ tự hoạt động khi có một tiến trình thực sự đã được tự động hóa. Ngược lại, hai giai đoạn đầu tiên của quá trình học hỏi đã đòi hỏi sự can thiệp của các hình thức trí nhớ khác: Trí nhớ phụ và trí nhớ làm việc. Việc cầu viện tới trí nhớ phụ cho phép nhớ tới các lỗi lầm trong quá khứ nhưng bản thân trí nhớ phụ không thể tái tạo lại được nguyên nhân tại sao gây ra những lỗi lầm đó. Còn trí nhớ làm việc thì lại là một ghi nhận ngắn hạn cho phép người ta nhìn lại toàn bộ tiến trình trong đó có mỗi công đoạn cần thực hiện.
Trí nhớ phụ lưu trữ mã số thẻ tín dụng nhưng các thao tác hằng ngày lại được lưu bởi trí nhớ tiến trình Trước một máy rút tiền tự động, tâm thức của người sử dụng tùy thuộc vào việc rút tiền như thế nào trong lần đầu tiên, với một mã số. Lúc đó, chúng ta rất tập trung. Chúng ta phải nhờ tới bộ nhớ phụ để ghi nhớ mã số thẻ tín dụng và cố tránh mắc phải những sai lầm, nếu không chiếc thẻ tín dụng sẽ bị chiếc máy rút tiền nuốt mất. Nhờ việc sử dụng thẻ ngày càng nhiều, chúng ta ngày càng dễ nhớ tới mã số của thẻ. Rồi chúng ta sẽ tới giai đoạn tự động, trong đó việc bấm mã số là một hành động gần như bản năng, theo cơ chế tự động. Chúng ta chẳng cần phải tập trung nhiều để nhớ tới mã số của thẻ tín dụng nữa bởi vì các ngón tay của chúng ta sẽ làm thay việc này, theo một cơ chế tự động.
Thùy não trước
Sự năng động này liên quan tới một thực thể của não bộ. Năm 2007, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng mỗi một giai đoạn trong ba giai đoạn liên quan tới khu vực não đặc trưng [3]. Giai đoạn đầu tiên được hình thành bởi sự hoạt động của thùy não trước, liên quan tới chức năng của trí nhớ phụ và khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh của chúng ta. Người ta quan sát một sự thay đổi tịnh tiến của tiến trình này về các khu vực phía trước: Tiểu não, hạch thần kinh** và đồi não. Sự mất thăng bằng giải thích tại sao các cơ chế tự động của chúng ta lại khó có thể diễn tả được bằng lời đến thế. Trở lại thí dụ về chiếc máy rút tiền tự động. Lúc đầu, chúng ta ghi nhớ mã số bằng trí nhớ phụ để có thể bấm các nút tương ứng với mã số khi rút tiền. Nhưng sau do sử dụng nhiều, các thông tin này được chuyển thành một chương trình có động cơ, và lần này được nhớ trong bộ nhớ tiến trình. Nói một cách khác, các khu vực phía trước não của chúng ta sẽ làm việc ngày càng ít đi trong khi các bộ phận não phía sau lại tiếp nhận nhiệm vụ này.
Nhưng điều này sẽ lại làm khó cho chúng ta nếu khi nào đó buộc phải nhớ tới mã số: Một khi thông tin được chuyển hóa và lưu trữ trong các cấu trúc não, dấu vết lưu trong vùng não trước ít được tiếp cận bởi nó được cho là ít quan trọng. Chúng ta biết được mã số nhưng lại khó có thể diễn đạt thành lời… Tất cả đơn giản bởi thông tin dễ tiếp cận nhất lại không nằm ở chỗ chúng ta tìm kiếm: Nó được lưu ở khu vực não không cho phép biến chuyển thành lời. Rất may, chỉ cần tập trung một chút, chúng ta sẽ huy động được thùy não trước để có thể “đọc” lại được các số mật mã nhờ các thao tác bấm mà chúng ta đã quá quen, và như vậy, chúng ta lại tiếp cận được mã số bí mật được giấu trong một xó xỉnh nào đó của trí nhớ phụ.
Học không mắc lỗi
C. K. Chan et al., Journal of Experimental Psychology: General, 135, 553, 2006. Vai trò của trí nhớ phụ cũng như khu vực não phía trước giữ trong giai đoạn ghi nhận thông tin đầu tiên giải thích tại sao một số bệnh nhân về trí nhớ cũng như bất cứ người nào có trục trặc về trí nhớ phụ lại thường gặp những khó khăn trong việc học hành. Những khó khăn này dẫn tới việc học theo tiến trình chậm hơn như điều mà các nghiên cứu gần đây về người già [4] hoặc những người nghiện rượu [5] đã chứng minh được. Đó là việc không thể áp dụng các cơ chế tự động mới về mặt nhận thức cho một số bệnh nhân về trí nhớ [6].
Do việc học đối với các bệnh nhân về trí nhớ là rất khó khăn cũng như những người này chỉ có thể ghi nhận thông tin bằng trí nhớ tiến trình, người ta đã nghĩ ra và thử nghiệm nhiều phương pháp ghi nhận thông tin mới cho phù hợp hơn với các bệnh nhân. Trong số đó, kỹ thuật học mà không mắc lỗi tỏ ra hiệu quả nhất [7]. Nguyên lý của kỹ thuật này cũng khá đơn giản: Nếu những bệnh nhân, do thiếu hụt về khả năng nhớ phụ, mà không thể sửa được những lỗi mắc phải trong quá trình học, họ sẽ được học trong những điều kiện mà chắc chắn họ sẽ không mắc phải các lỗi như thế.
Thí dụ, để giúp đỡ một bệnh nhân mắc bệnh về trí nhớ được mã PIN (mã số bí mật cá nhân) điện thoại di động của anh ta, cần có người luôn nhắc anh ta mã PIN này trong 50 lần sử dụng đầu tiên. Nhờ sử dụng nhiều lần, ta sẽ nhớ được mã PIN này trên các phím bấm của điện thoại. Ngược lại, anh ta chắc chắn sẽ không nhớ được mã PIN đó nếu không sử dụng bằng cách bấm các phím trên điện thoại. Kỹ thuật này chắc chắn sẽ còn phải được phát triển và nhân rộng nhưng nó đã chứng tỏ hiệu quả ở cả những người học cách sử dụng các lịch điện tử cá nhân ở những người bị chấn thương sọ não [8] cũng như việc tái khởi động lại các thói quen cũ vốn bị rơi rụng đi ở các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer (thoái hóa não gây suy giảm trí nhớ) [9].
Chú thích
* Hélène Beaunieux làm việc tại Bộ phận nghiên cứu tâm lý học thần kinh và phẫu thuật thần kinh chức năng thuộc Inserm, Caen (Pháp). helene.beaunieux@unicaen.fr
** Hạch thần kinh cơ bản được hình thành từ một tập hợp các cấu trúc thần kinh nằm sâu dưới lớp vỏ não.
1 A. Baddeleyand B. Wilson, Neutropsychologia, 32, 53, 1994
2 H. Beaunieux et al., Memory, 14, 521, 2006
3 V. Hubert et al., Human Brain Mapping, 28, 1415, 2007
4 V. Hubert et al., Human Brain Mapping , 30, 1374, 2009
5 A. Pitel et al., Alcoholism, Clinical an Experimental Reseach, 31, 238, 2007
6 B. Wilson et al., Neuropsychological Rahabilitation, 4, 307, 1994; A. Pitel et al, Brain Injury, 20, 1099, 2006
7 B. Wilson et al., Neuropsychological Rahabilitation, 4, 307, 1994
8 A. Pitel et al, Brain Injury, 20, 1099, 2006
9 S. Adam et al. (dir.), La Rééducation neuropsychologique en 2008, Solal 2009
Hélène Beaunieux*
Hélène Beaunieux*, Hoàng An dịch
Tạp chí Tia Sáng
Một ngày dài trôi qua, với những công việc mệt mỏi. Chiều tối, chiếc xe của bạn lại đưa bạn trở lại con đường về nhà. Và bạn lái xe về nhà trên con đường quen thuộc như để ở chế độ lái tự động. Bạn chẳng hề nhớ những lúc bạn mới học lái xe, càng không nhớ tới thời điểm đầu tiên bạn đã đi trên con đường này. Nhưng việc lái xe của bạn hoàn toàn chẳng có khó khăn gì.
Những cơ chế tự động như vật thường được chi phối bởi một trí nhớ gọi là “trí nhớ tiến trình” do các dây thần kinh tạo ra. Hiện, trí nhớ này đang là đối tượng của nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Những nghiên cứu cho con người hiểu biết hơn về các cơ chế liên quan tới chức năng của trí nhớ tiến trình, và biết thêm nhiều hơn nữa cả các loại trí nhớ khác, thí dụ trí nhớ sự kiện hoặc trí nhớ tình huống.
Bergson, người khởi xướng
Trí nhớ tiến trình thực ra đã là đề tài của các nhà triết học, trong đó phải kể đến Henri Bergson, người đã nhắc tới tên của loại trí nhớ này trong tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ”, xuất bản từ năm 1896. Bergson không chỉ là người đầu tiên quan tâm tới trí nhớ dưới hình thức tạo ra các lý thuyết nhận thức hiện đại. René Descartes, Pierre Maine de Biran và Théodule Ribot là những người đề cập tới nó trước cả ông. Nhưng, đối với tất cả các nhà tâm lý học quan tâm tới chức năng tâm lý này, việc đọc tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ” luôn là một điều thú vị.
“Quá khứ biểu hiện ở hai hình dạng khác nhau: Trong các cơ chế thúc đẩy và trong các kỷ niệm độc lập”. Cái định đề mà Bergson đưa ra đã cho thấy có hai loại trí nhớ với đặc tính tự nhiên khác nhau và hoàn toàn phù hợp với các mô hình hiện nay trong cấu trúc trí nhớ của con người. Cái khác biệt này thực ra lại liên quan tới một khác biệt khác được hình thành từ năm 1980, đã được Neal Cohen và Larry Squire (ĐH California) tìm ra. Trong khi chỉ ra rằng các bệnh nhân về trí nhớ có thể học một cách đọc mới mà không cần nhớ tới các buổi học ra sao, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được giữa trí nhớ tuyên bố - loại trí nhớ về “hiểu tại sao” với trí nhớ tiến trình - trí nhớ về cách “hiểu thế nào”.
Trí nhớ tuyên bố cho phép chúng ta nhận biết các chi tiết - một loại trí nhớ tình tiết và những sự kiện-trí nhớ ngữ nghĩa. Trí nhớ tình tiết bao gồm những kỷ niệm về cuộc đời của chúng ta, thí dụ một tai nạn ô tô, những lần hẹn hò đầu tiên với người yêu… Còn trí nhớ ngữ nghĩa lại lưu trữ tất cả những gì chúng ta đã học trong suốt cuộc đời: Một thực đơn làm bếp, một trận chiến ác liệt…
Trong thí nghiệm “Hành trình Toronto” được thực hiện tại Đại học Caen, những người tham gia đã phát hiện và tạo ra được cơ chế tự động nhờ việc thực hành rất nhiều.
Khả năng học được các cơ chế tự động mới của những người bệnh về trí nhớ cũng đã được kiểm nghiệm qua các công việc có động cơ khác nhau. Bên cạnh việc học các cơ chế tự động mới, các bệnh nhân về trí nhớ cũng thường vẫn giữ được tất cả các cơ chế tự động cũ mà họ đã có: Thí dụ như lái xe, các bài tập thể dục, các phép tính hoặc chơi các trò quen thuộc.
Tuy vậy, dường như việc học các cơ chế tự động mới khó hơn đối với các bệnh nhân bị bệnh liên quan tới trí nhớ phụ. Điều này đã được các nhà khoa học Alan Baddeley và Barbara Wilson (ĐH Cambridge) phát hiện ra vào năm 1994 [1].
Họ đã đề nghị hai bệnh nhân về trí nhớ học cách sử dụng một cuốn lịch điện tử để giúp họ lấp đầy các khoảng trống ký ức trong quá khứ, hướng về quá khứ và quản lý tốt hơn các lịch hẹn của họ trong tương lai. Ngược lại với kỳ vọng, hai bệnh nhân trên không có khả năng học cơ chế tự động mới này. Họ luôn phạm phải những sai lầm ngay từ những bước đầu tiên của tiến trình. Thậm chí ngay trong lần thử sau đó, họ vẫn tiếp tục mắc những sai lầm như cũ. Thực tế là cả hai bệnh nhân đều quên đi những lỗi mà họ mắc phải và quên cả những giải pháp để sửa những lỗi lầm đó mà các nhà khoa học đã đưa ra giúp họ. Quan sát này đã dẫn tới việc xem xét lại vai trò của trí nhớ phụ trong việc học các thói quen mới cho nhận thức.
Giai đoạn quá độ
Những công trình được tiến hành trong năm 2006 trong phòng thí nghiệm của chúng tôi trên một số người trẻ tuổi không mắc bệnh gì về trí nhớ đã chỉ ra rằng việc học một thói quen nhận thức mới có tính chất hấp thụ theo từng đợt [2].
Mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu vai trò của một số chức năng nhận thức trong quá trình giải mã một hành động trong trí nhớ tiến trình, nhờ một loại các kinh nghiệm thu được trên những người khỏe mạnh mà chúng tôi đã đề nghị tự động hóa cách lời giải bài toán “Hành trình Toronto”.
Học đi xe đạp là cả một tiến trình tuần tự
Ba chiếc cọc được đặt trên một nền hình chữ nhật. Trên chiếc cọc phía trái, người ta đặt chồng lên nhau 4 chiếc đĩa có màu sắc khác nhau: 1 màu đỏ, 1 màu đen, 1 màu vàng và 1 màu trắng. Chiếc đĩa màu sẫm nhất được đặt ở dưới cùng, và chiếc màu nhạt nhất đặt ở trên. Bài tập là cách làm y hệt đối với chiếc cọc bên phải trong khi phải theo hai nguyên tắc: Chỉ được thay đổi vị trí mỗi chiếc đĩa một lần và không bao giờ được đặt 1 chiếc đĩa sẫm màu lên trên chiếc đĩa sáng màu. Mục tiêu: Với đối tượng thử nghiệm là khám phá và tự động hóa tiến trình giải quyết bài toán bằng cách khám phá và tự động hóa tiến trình bài giải nhờ bằng việc thực hành. Chúng tôi cũng đã chứng minh được rằng việc học được mỗi tiến trình thường phải qua 3 giai đoạn khác nhau: Một giai đoạn nhận thức, một giai đoạn kết hợp và một giai đoạn tự đánh giá.
Trong giai đoạn đầu tiên, người tham gia khám phá ra rằng họ cần phải học: Anh ta mò mẫm và mắc phải những lỗi. Rồi đến giai đoạn kết hợp, giai đoạn quá độ trong đó anh ta bắt đầu làm chủ được nhiệm vụ phải thực hiện, nhưng đây cũng chưa phải là lúc lời giải đã được tự động hóa. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, những động tác thực hiện đã dẫn tới sự tự động hóa và đạt tới mức độ hiệu quả tối đa.
Những lỗi lầm đã qua
Câu chuyện đi xe đạp
Từ khi còn là đứa trẻ, chúng ta học đi xe đạp theo một tiến trình: Đầu tiên là đi xe đạp trẻ con 3 bánh, rồi đi xe đạp hai bánh với sự giúp đỡ của người lớn, rồi mới tự đi được (sau những cú ngã trầy xước chân tay).
Sau một thời gian tích lũy khá dài những kinh nghiệm, chúng ta trở thành các “chuyên gia”. Việc thu nạp kinh nghiệm này chắc chắn chẳng được ghi nhớ trong trí nhớ tiến trình của chúng ta. Nhưng quá trình tự động hóa liên quan tới việc đi xe đạp này nhanh chóng sẽ được tái khởi động khi chúng ta leo lên chiếc xe đạp, cho dù bạn đã không đi xe vài năm liền. Việc học các tiến trình động cơ này diễn ra trong 3 giai đoạn (nhận thức, kết hợp và tự động). Chỉ có giai đoạn sau cùng được ghi nhận trong trí nhớ tiến trình của bạn. Vì vậy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể leo lên xe đạp và đi nếu trước đó chúng ta chưa làm chủ được chiếc xe đạp, hay nói một cách khác là chưa lưu trữ các thông tin cần thiết trong trí nhớ tiến trình để giải mã chúng sau này khi cần sử dụng đến.
Kiểm tra sự tương quan giữa trình độ hiệu năng của những người tham dự thí nghiệm qua các giai đoạn khác nhau của bài toán “Hành trình Toronto” và kết quả thu được từ nhiều thực nghiệm khác nhau cho phép xác định sự đóng góp của mỗi một chức năng này qua việc học tiến trình. Các phân tích này chỉ ra rằng những người tham gia thí nghiệm đưa ra tiến trình tự động hóa lời giải một cách nhanh nhất cũng chính là những người có trí nhớ phụ tốt nhất.
Chúng tôi cũng đã nhận thấy rằng trí nhớ tiến trình chỉ tự hoạt động khi có một tiến trình thực sự đã được tự động hóa. Ngược lại, hai giai đoạn đầu tiên của quá trình học hỏi đã đòi hỏi sự can thiệp của các hình thức trí nhớ khác: Trí nhớ phụ và trí nhớ làm việc. Việc cầu viện tới trí nhớ phụ cho phép nhớ tới các lỗi lầm trong quá khứ nhưng bản thân trí nhớ phụ không thể tái tạo lại được nguyên nhân tại sao gây ra những lỗi lầm đó. Còn trí nhớ làm việc thì lại là một ghi nhận ngắn hạn cho phép người ta nhìn lại toàn bộ tiến trình trong đó có mỗi công đoạn cần thực hiện.
Trí nhớ phụ lưu trữ mã số thẻ tín dụng nhưng các thao tác hằng ngày lại được lưu bởi trí nhớ tiến trình
Thùy não trước
Sự năng động này liên quan tới một thực thể của não bộ. Năm 2007, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng mỗi một giai đoạn trong ba giai đoạn liên quan tới khu vực não đặc trưng [3]. Giai đoạn đầu tiên được hình thành bởi sự hoạt động của thùy não trước, liên quan tới chức năng của trí nhớ phụ và khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh của chúng ta. Người ta quan sát một sự thay đổi tịnh tiến của tiến trình này về các khu vực phía trước: Tiểu não, hạch thần kinh** và đồi não. Sự mất thăng bằng giải thích tại sao các cơ chế tự động của chúng ta lại khó có thể diễn tả được bằng lời đến thế. Trở lại thí dụ về chiếc máy rút tiền tự động. Lúc đầu, chúng ta ghi nhớ mã số bằng trí nhớ phụ để có thể bấm các nút tương ứng với mã số khi rút tiền. Nhưng sau do sử dụng nhiều, các thông tin này được chuyển thành một chương trình có động cơ, và lần này được nhớ trong bộ nhớ tiến trình. Nói một cách khác, các khu vực phía trước não của chúng ta sẽ làm việc ngày càng ít đi trong khi các bộ phận não phía sau lại tiếp nhận nhiệm vụ này.
Nhưng điều này sẽ lại làm khó cho chúng ta nếu khi nào đó buộc phải nhớ tới mã số: Một khi thông tin được chuyển hóa và lưu trữ trong các cấu trúc não, dấu vết lưu trong vùng não trước ít được tiếp cận bởi nó được cho là ít quan trọng. Chúng ta biết được mã số nhưng lại khó có thể diễn đạt thành lời… Tất cả đơn giản bởi thông tin dễ tiếp cận nhất lại không nằm ở chỗ chúng ta tìm kiếm: Nó được lưu ở khu vực não không cho phép biến chuyển thành lời. Rất may, chỉ cần tập trung một chút, chúng ta sẽ huy động được thùy não trước để có thể “đọc” lại được các số mật mã nhờ các thao tác bấm mà chúng ta đã quá quen, và như vậy, chúng ta lại tiếp cận được mã số bí mật được giấu trong một xó xỉnh nào đó của trí nhớ phụ.
Học không mắc lỗi
Những bài thử cho trí nhớ
Tốt nhất là qua một kỳ thi hơn là cứ miệt mài học mãi. Theo một nghiên cứu ở Mỹ được tiến hành trong năm 2006*, việc đánh giá các kiến thức sau một khóa học bằng cách yêu cầu trả lời các câu hỏi có một tác động kép rất rõ ràng. Khi phải trải qua kỳ thi lần thứ 2, người ta cảm thấy thu nhận được tốt hơn các thông tin không chỉ từ các câu hỏi đã đưa ra trong kỳ thi thứ nhất, mà ít nhất trong cả các thông tin (kiến thức) không được đề cập tới trong các câu hỏi. Để có được nhận định này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thực nghiệm bằng cách đưa cho các sinh viên tâm lý một bài khóa trong một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với họ, thí dụ về Vụ nổ lớn chẳng hạn. Họ chia số sinh viên ra làm ba nhóm: một nhóm cho làm ngay bài test về chủ đề đó, nhóm thứ hai được cung cấp các thông tin phụ liên quan tới chủ đề và nhóm thứ ba cho tự do tìm hiểu. Sáng hôm sau, cả ba nhóm phải làm bài kiểm tra. Kết quả là những sinh viên ở nhóm thứ nhất (trước đó đã phải làm bài kiểm tra về chủ đề này) có kết quả điểm kiểm tra trung bình khá hơn so với các sinh viên khác.
C. K. Chan et al., Journal of Experimental Psychology: General, 135, 553, 2006. Vai trò của trí nhớ phụ cũng như khu vực não phía trước giữ trong giai đoạn ghi nhận thông tin đầu tiên giải thích tại sao một số bệnh nhân về trí nhớ cũng như bất cứ người nào có trục trặc về trí nhớ phụ lại thường gặp những khó khăn trong việc học hành. Những khó khăn này dẫn tới việc học theo tiến trình chậm hơn như điều mà các nghiên cứu gần đây về người già [4] hoặc những người nghiện rượu [5] đã chứng minh được. Đó là việc không thể áp dụng các cơ chế tự động mới về mặt nhận thức cho một số bệnh nhân về trí nhớ [6].
Do việc học đối với các bệnh nhân về trí nhớ là rất khó khăn cũng như những người này chỉ có thể ghi nhận thông tin bằng trí nhớ tiến trình, người ta đã nghĩ ra và thử nghiệm nhiều phương pháp ghi nhận thông tin mới cho phù hợp hơn với các bệnh nhân. Trong số đó, kỹ thuật học mà không mắc lỗi tỏ ra hiệu quả nhất [7]. Nguyên lý của kỹ thuật này cũng khá đơn giản: Nếu những bệnh nhân, do thiếu hụt về khả năng nhớ phụ, mà không thể sửa được những lỗi mắc phải trong quá trình học, họ sẽ được học trong những điều kiện mà chắc chắn họ sẽ không mắc phải các lỗi như thế.
Thí dụ, để giúp đỡ một bệnh nhân mắc bệnh về trí nhớ được mã PIN (mã số bí mật cá nhân) điện thoại di động của anh ta, cần có người luôn nhắc anh ta mã PIN này trong 50 lần sử dụng đầu tiên. Nhờ sử dụng nhiều lần, ta sẽ nhớ được mã PIN này trên các phím bấm của điện thoại. Ngược lại, anh ta chắc chắn sẽ không nhớ được mã PIN đó nếu không sử dụng bằng cách bấm các phím trên điện thoại. Kỹ thuật này chắc chắn sẽ còn phải được phát triển và nhân rộng nhưng nó đã chứng tỏ hiệu quả ở cả những người học cách sử dụng các lịch điện tử cá nhân ở những người bị chấn thương sọ não [8] cũng như việc tái khởi động lại các thói quen cũ vốn bị rơi rụng đi ở các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer (thoái hóa não gây suy giảm trí nhớ) [9].
Chú thích
* Hélène Beaunieux làm việc tại Bộ phận nghiên cứu tâm lý học thần kinh và phẫu thuật thần kinh chức năng thuộc Inserm, Caen (Pháp). helene.beaunieux@unicaen.fr
** Hạch thần kinh cơ bản được hình thành từ một tập hợp các cấu trúc thần kinh nằm sâu dưới lớp vỏ não.
1 A. Baddeleyand B. Wilson, Neutropsychologia, 32, 53, 1994
2 H. Beaunieux et al., Memory, 14, 521, 2006
3 V. Hubert et al., Human Brain Mapping, 28, 1415, 2007
4 V. Hubert et al., Human Brain Mapping , 30, 1374, 2009
5 A. Pitel et al., Alcoholism, Clinical an Experimental Reseach, 31, 238, 2007
6 B. Wilson et al., Neuropsychological Rahabilitation, 4, 307, 1994; A. Pitel et al, Brain Injury, 20, 1099, 2006
7 B. Wilson et al., Neuropsychological Rahabilitation, 4, 307, 1994
8 A. Pitel et al, Brain Injury, 20, 1099, 2006
9 S. Adam et al. (dir.), La Rééducation neuropsychologique en 2008, Solal 2009
Hélène Beaunieux*
Hélène Beaunieux*, Hoàng An dịch
Tạp chí Tia Sáng