Thảo luận Thói bốc đồng, tính hay thay đổi và tính dễ bị kích động ở đám đông.

Chien Tong

New member
Xu
33
Thói bốc đồng, tính hay thay đổi và tính dễ bị kích động ở đám đông. Khi nghiên cứu những tính cách cơ bản của đám đông, chúng tôi đã nói rằng đám đông hầu như bị vô thức dẫn dắt. Những hành vi của nó chịu nhiều ảnh hưởng của tuỷ sống hơn là của não bộ.

Ở điểm này, đám đông hoàn toàn giống với người nguyên thuỷ. Những hành vi được thực thi có thể hoàn hảo về mặt thực hiện, nhưng não bộ không điều khiển những hành vi ấy, cá nhân hành động tuỳ theo những ngẫu nhiên của các kích thích. Đám đông là đồ chơi của mọi kích thích bên ngoài và phản ánh những biến đổi không ngừng của chúng.
tam%20ly%20dam%20dong.jpg

Đám đông dễ bị kích động theo cả chiều sai lẫn đúng

Vậy, nó là nô lệ của những xung động mà nó tiếp nhận. Cá nhân riêng rẽ có thể chịu cùng những kích thích như con người trong đám đông; nhưng vì bộ não chỉ ra cho nó những bất lợi khi nhượng bộ điều đó, nên nó không nhượng bộ. Về mặt sinh lí học, đó là điều mà người ta có thể biểu lộ khi nói rằng cá nhân tách riêng có khả năng làm chủ những phản xạ của mình, còn đám đông không có được điều đó.

Những xung động khác nhau mà đám đông phải tuân theo này, tuỳ theo các kích thích, có thể là độ lượng hay tàn ác, anh hùng hay nhát gan, nhưng các xung động ấy luôn luôn bức thiết đến nỗi quyền lợi cá nhân, quyền bảo toàn bản thân không thống trị con người nữa.

Các bạn cho ý kiến hay hỏi những câu hỏi đột phá nhé.
 
Thế tại sao đám đông dễ bị dao đông vậy add?
ak, thì như này::)
Những xung động khác nhau mà đám đông phải tuân theo này, tuỳ theo các kích thích, có thể là độ lượng hay tàn ác, anh hùng hay nhát gan, nhưng các xung động ấy luôn luôn bức thiết đến nỗi quyền lợi cá nhân, quyền bảo toàn bản thân không thống trị con người nữa. Những tác nhân kích thích có thể tác động lên đám đông một cách đa dạng và đám đông luôn tuân theo chúng, do vậy đám đông cực kì dao động.
 
Và đám đông có thể liên tiếp đi qua các sắc thái tình cảm rất trái ngược nhau, nhưng đám đông bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của những kích thích tại thời điểm. Đám đông giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên tan tác mọi ngả, rồi tự rơi xuống. Bằng việc nghiên cứu ở chỗ khác một số đám đông cách mạng, chúng tôi sẽ chứng minh vài ví dụ về tính hay thay đổi trong tình cảm của nó.
 
Đám đông rất dễ dàng trở thành đao phủ, nhưng trở thành kẻ tử vì đạo cũng thẳng kém dễ dàng. Chính từ trong lòng đám đông đã tuôn chảy những dòng thác máu mà chiến thắng của mỗi một niềm tin đòi hỏi. Chẳng cần phải quay trở về những thời đại anh hùng mới thấy được đám đông có khả năng đến thế nào ở điểm này.

Trong một cuộc nổi dậy, đám đông không bao giờ mặc cả mạng sống của mình, và chỉ cách đây ít năm thôi, một vị tướng, đột nhiên nổi danh, dễ dàng tìm thấy ngay một trăm ngàn người sẵn sàng hi sinh đời mình cho sự nghiệp của ông ta nếu ông ta đề nghị họ. Vậy chẳng điều gì có thể lường trước ở đám đông.
 
: ) Đám đông không chỉ hay bốc đồng và thay đổi. Cũng như người dã man, nó không chấp nhận một điều gì đó có thể xen vào giữa niềm ham muốn của nó và sự thực hiện niềm ham muốn ấy. Nó càng ít hiểu điều này hơn nếu số lượng đông đem lại cho nó ý thức về một sức mạnh không gì ngăn nổi. Đối với cá nhân nằm trong đám đông, khái niệm về sự bất khả đã biến mất.

Cá nhân đơn độc cảm thấy rõ rằng anh ta không thể một mình đốt cháy lâu đài, cướp phá cửa hàng. Và nếu anh ta định làm việc đó, thì anh ta sẽ dễ dàng cưỡng lại được ý đồ của mình. Nhưng khi là bộ phận của đám đông, anh ta có ý thức về quyền lực mà số đông đem lại cho mình, và chỉ cần gợi ý cho anh ta ý tưởng về sự giết người và cướp phá là anh ta lập tức ngả theo ý đồ ấy.

Cản trở bất ngờ sẽ lập tức bị bẻ gãy với sự cuồng nhiệt. Nếu cơ thể người cho phép sự cuồng nộ vĩnh tồn, thì ta sẽ có thể nói rằng tình trạng bình thường của đám đông bị ngăn trở là sự cuồng nộ.
 
Mọi đám đông bao giờ cũng dễ tức giận và bốc đồng, chắc chắn vậy, nhưng với những biến đổi lớn về mức độ.
Ví dụ, sự khác biệt giữa một đám đông người Latin với một đám đông người Anglo-Saxon là rất rõ nét. Những sự kiện gần đây nhất trong lịch sử Pháp đã làm sáng tỏ điểm này. Năm 1870, chỉ cần công bố một bức điện đơn giản về một lời sỉ nhục được giả định dành cho một vị đại sứ, cũng đủ để làm bùng lên cơn cuồng nộ, và lập tức một cuộc chiến tranh khủng khiếp đã xảy ra.

Vài năm sau, thông báo điện tín về cuộc thất trận không đáng kể ở Lạng Sơn đã gây ra một sự bùng nổ mới dẫn tới chính phủ bị sụp đổ ngay lập tức. Cùng thời gian ấy, một đoàn quân viễn chinh của Anh đã thất trận nặng nề hơn nhiều ở Kartoum chỉ gây ra một xúc động rất nhỏ ở Anh, và chẳng hề có một chính phủ nào bị lật đổ cả.

Ở khắp mọi nơi, đám đông thường nữ tính, nhưng đám đông giàu nữ tính nhất là những đám đông người Latin. Những ai dựa vào chúng có thể leo lên rất cao và rất nhanh, nhưng sẽ luôn luôn phải đi men trên sườn núi Tarpéienne, và chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị đẩy xuống vực.
 
có thể cho một ví dụ cụ thể trong đời sống hiện nay ko ad?
Ví dụ ngày hôm qua, 20/10 có chàng trai học năm nhất chân ướt chân ráo lên thành phố vì muốn chinh phục bạn gái mới quen mà nghe lời bạn cùng phòng dốc hết tiền bố mẹ cho, vay mượn thêm để mua điện thoại tặng.
Sự bốc đồng ở đây là nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng, không hiện thực. Bạn bè đã không khuyên can để người bạn này tìm một món quà phù hợp với khả năng hơn.
 
Ví dụ ngày hôm qua, 20/10 có chàng trai học năm nhất chân ướt chân ráo lên thành phố vì muốn chinh phục bạn gái mới quen mà nghe lời bạn cùng phòng dốc hết tiền bố mẹ cho, vay mượn thêm để mua điện thoại tặng.
Sự bốc đồng ở đây là nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng, không hiện thực. Bạn bè đã không khuyên can để người bạn này tìm một món quà phù hợp với khả năng hơn.
Đúng là bốc đồng kiểu này cũng bó tay. Thanh niên vô tích sự này liệu làm được gì
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top