• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật

ngan trang

New member
"Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật".

Thơ là biểu hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp. Đó là những viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thơ là nơi những tình cảm nơi sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ được bộc lộ: những suy nghĩ, những trăn trở và những gì trải nghiệm, đang khát khao hướng tới. Vì vậy mà khi bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bielinxui cho rằng: “thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của cảm xúc, vừa mơ hồ khó tả lại đẹp đến xao lòng. Có khi vẻ đẹp ấy là một phút xuất thần chợt đến của các thi sĩ khi họ đang ngập tràn trong lai láng cảm xúc, mà nhiều người vẫn nghĩ: thơ được hình thành thật bí ẩn, kì lạ, xa vời. Nhưng nhũng con người viết nên những bài thơ hay, lưu danh muôn thưở ấy lại luôn sống giữa cuộc đời. Hơn thế nữa, những người nghệ sĩ luôn là người nhạy cảm với những vòng quay của cuộc sống, những điều kì diệu xảy ra xung quanh.

Những con người đó luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế của mình và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra những gì tinh tuý nhất từ cuộc sống để làm nên thơ ca. Chính vì vậy mà thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước những gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất.......... Nó là tiếng nói của người nào đó đến với người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình......... Thơ thể hiện những trăn trở, day dứt của cuộc đời, là tâm sự của người nghệ sĩ trước những gì họ cảm nhận được.


“Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước

.............


Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,

Phía nam núi nam sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát”


Thơ là tiếng lòng của tác giả , là sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Cao Bá quát đã viết nên bài thơ từ tiêng lòng, thể hiện mong ước của ông trước cuộc đời.
Thơ là tình cảm của người thi sĩ trước cảnh mất nước:

“Tan chợ vùa nghe tiếng súng Tây
...............


Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này”


Thơ là nỗi đau, là tiếng sầu của kiếp người chịu nhiều đau khổ. Hình ảnh người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm là tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người thiếu phụ. Chán ngán với hiện tại đau buồn, nàng lần vè tháng ngày êm đẹp của quá khứ, đối diện với cảnh thực phũ phàng nàng tìm về cảnh mộng;khi giấc tàn mộng tỉnh nàng bối rối trăm phần; tiếp đến là oán trách và lo âu, ước ao và luyến tiếc cuối cùng là một trời hi vọng. Thơ đã viết nên những giá trị nhân văn sâu sắc. Thiư còn lf sự rung độn trướ cảnh đẹp nên thơ. là tấm lòng thiết tha của người nghệ sĩ đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người:

“Sao anh không về chơi chồn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
..............

Ai biết tình ai có đậm đà”


Thơ là những giá trị nhân văn cao cả, hiện lên đẹp nhất à thấm đượm tình người, giá trị đích hực của thơ lại được thể iện ở những giá trị nhân văn ấy. Đó là nôi đu trước số phận con người bất hạnh, hoặc tự hào về quê hương, hoặc phẫn uất khi mất nước, hoặc cũng có thể là những tình cảm, sự rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người........ Nên thơ trước hết là cuộc đời là vì vậy- dó là những gì mà người nghệ sĩ trải qua, những tình cảm nơi sâu thẳm trái tim của người nghệ sĩ.

Nhưng thơ lại là nghệ thuật, là cái đẹp. Nừu chỉ là cuộc đời, thơ chỉ mãi là những viên ngọc chưa mài, chưa thể là những viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơthì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Nếu thơ là đoá hướng dương, những gì tinh tuý của đất àm nên sức sống cho bông hoa thì ánh sáng mặt trời làm nên điều kì diệu của bông hoa đó. người ta không chỉ yêu thơ vì thơ là tiếng nói của cuộc sốngđược cất lên bằng tâm hồn mà còn vì những câu thơ mượt mà có khả năng đánh thức tri giác, cảm xúc thẩm mĩ. Chính nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thơ ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niêm về nghệ thuật của thơ ca. chữ trong thơ không chỉ đơn thuần là chữ mà còn là cái vang lên trong chữ, là tiếng vang của khoảng cách, của những chữ, những dòng.Nghệ thuật chính là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực. Mỗi bài thơ, mỗi thi sĩ lại có bút pháp nghệ thuật riêng tô đậm lên vẻ đẹp của thơ ca

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chân mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng”


Bài thơ đậm đà sắc thái nghệ thuật cổ điển tả cảnh ngụ tình gợi nên vẻ đẹp của một tâm hồn, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vấn luôn hướng về sự sống, ánh sáng. Hay đó còn là những câu thơ với những hình ảnh tươi sáng, các biẹn pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đượm hương và rộn tiếng chim”


Cái nghệ thuật đã làm nên vẻ đẹp cho những câu thơ, cho cuộc sống, cuộc đời. chính vì vậy mà những người thi sĩ luốnống hết mình với cuộc sống và gọt giũa tài năng, phải mở hồn ra đón lấy vang động của cuộc đời và khơi những nguồn chuă ai khơi, biết cách làm nên nhứng giá trị nhệ thuật nhưng với những nghệ sĩ “điều quan trọng hơn hết trong cuộc đời của các nhà văn là cuộc sống”

Như vậy, ý kiến của Bielinxui là hoàn toàn chính xác, mang sức nặng của sự trải nghiệm cuộc đời gắn với nghiệp thi ca. Để cho cuộc sống trứoc mắt là hi vọng ngày mai tươi đẹp hơn, thân thương hơn, thơ là câu nói tình cảm của những tâm hông khát khao ấy dứng vững trước cuộc đời. Thơ là tiếng lòng, thơ chiếm lĩnh một phần trái tim ta nên nó đi vào trái tim ta với niềm hi vọng, hãy sống sao cho xứng đáng với mình. Thơ chính là tâm hồn, là cả cuộc đời, sau dó mới là nghệ thuật

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi dưới trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền đau đớn với lo âu”



NGÂN TRANG
hoahuongduong_9594@yahoo.com
 
THƠ LÀ THƠ, NHƯNG ĐỒNG THỜI LÀ HOẠ, LÀ NHẠC, LÀ CHẠM KHẮC THEO MỘT CÁCH RIÊNG


Như khi yêu người ta thường khao khát và đôi lúc tưởng như đã hiểu về người mình yêu. Thơ cũng vậy, không ít những kẻ si tình vẫn ao tưởng chiếm lĩnh được nàng thơ cho riêng mình. nhưng từ truớc tới nay đã có nhiều định nghĩa vè thơ nhưng định nghĩa nào cũng vẫn chưa đủ. Có người cố gắng thì lúng túng.... Thực ra hiểu thơ là một việc rất khó khăn, có khi mơ hồ, vô vọng........ Các định nghĩa của mỗi nhà thơ có sự khác nhau về suy nghĩ. Riêng Sóng Hồng, ông đã định nghĩa: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.

Thơ là thơ, thơ ca là tiếng nói của cảm xúc, nhưng cảm xuác không thể diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ nào khác, ngoài ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ. Trong thơ, ta thường bắt gặp ở đó cái long lanh vô hình ẩn hiện bóng dáng cuộc sống, lắng nghê ở đó tiếng trở mình rất khẽ của nhưng tình cảm mong manh....... Thơ còn là bến bờ khi con người cảm thấy hụt hẫng vào một giây phút nào đó trong cuộc sống. Đến với thơ là đến với lời mời gọi ân tình của trái tim để chia sẽ, chung cùng. Thơ là tiếng hát của trái tim, là nhịp thở của con tim, vẫn là cuộc đời, vẫn là mời gọi con người đối với cái đẹp chân, thiện, mĩ, vưon tới tầm cao của khát vọng sống, của giá trị sống. Thơ là người bạn tâm tình chia sẻ bao buồn vui với con người, là những suy nghĩ đồng cảm mãnh liệt và quảng đại đến với mọi tâm hồn. Trong thơ là tất cả tấm long của người nghệ sĩ, đó là tình yêu que hương, yêu thế giới Kinh Bắc được Hoàng Cầm viết lên bởi những lời thơ thiết tha, tự hào và đầy lòng thương mến:

“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lơn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”


Thơ còn là nơi để nghệ sĩ bộc lộ tình yêu thương tha thiết. Đó lag nỗi nhớ thương, tình yêu say đắm của Kim Trọng, Thuý Kiều xuă nay, lúc nào cũng nồng nàn, thắm thiết. “Thơ là thơ” nên Xuân Diệu mới nói thật hay lời nguyện cầu được hoá thân kì diệu, là những tình yêu nồng nàn qua những bài thơ tình Xuân Diệu:

“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm, mãi mãi”


Hay đó là tình yêu của tuổi trẻ, là thuyền nhớ biển, sóng nhơ bờ,cũng như:

“ Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ, còn thức”

Thơ đồng thơi là nốt nhạc đẹp, là ánh trăng bàng bạc. Nghe những người nghệ sĩ đọc thơ, ngâm thơ, tâm hồn ta bị lôi cuốn tưởng như nghe được một khúc ca, một bài hát, lúc trầm, lúc bổng, lúc du dương ngọt ngào, lúc não nùng tha thiết. Thơ là bài ca tình người, là khúc hát nơi đầu ngọn núi, nhạc của thơ là điệu nhạc tâm tình được thể hiện ở âm điệu, nhịp điệu. “ Việt Bắc” của Tố Hữu là một bản tình ca man mác, bâng khuâng. Tình yêu Việt Bắc của mình và ta vô cùng thắm thiết, son sắt, thuỷ chung nên lời thơ của Việt Bắc là tiếng nói yêu thương, là khúc nhạc của lòng người:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi trăng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lưa người thương đi về”


Thơ cũng đồng thời là hoạ là chạm khắc theo một cách riêng, tạo nên những cái đặc trưng riêng cho những bức tranh. Đó là cảnh chim kêu, vượn hót, cảnh núi non điệp trùng, cảnh dẹp ấm áp của mùa xuân, cảnh nàng chinh phụ thổn thức dưới trăng, cảnh bộ đọi hành quân ra trận,cảnh những em bé thơcắp sách đến trường trong ánh bình minh........ đã được người nghệ sĩ tài hoa vẽ và chạm khắc bằng những ngòi bút, những nét chữ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Nguyễn Đình Thi đã vẽ nên hình ảnh tổ quốc hùng vĩ, nên thơ:

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đâu là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Nhưng ngã đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”


Hay đó là một bức tranh mùa thu đặc trung của đồng bằng chiêm trũng bắc bộ với một tình yêu thiên nhiên, tâm trạng thời thế, yêu đất nước qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Phải là một người yêu thơ, biết cách cảm thụ thơ thì chúng ta mới có thể hiểu hết được nhũng gì mà thơ ca muốn nói. Sóng Hồng đã góp nên một ý kiến hay cho những định nghĩa về thơ. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ xa, vẻ đẹp của lí tưởng, của tình yêu nước, thương dân,....... mà thơ đã bồi dắp cho tâm hồn chúng ta làm cho ta ý thức một cách sâu sắc về thơ. Phải yêu thơ, chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc đời, của tuổi trẻ, của cuộc ssóng mà chúng ta đang có:

“ Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng.”
 
Định nghĩa thơ
spacer.gif


01-/ "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn". (Thạch Lam)

02-/ "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)

03-/ “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)

04-/ "Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (CharlesDuBos)

05-/ “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp)

06-/ “Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng.” (Jean Cocteau)

07-/ “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)

08-/ “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

09-/ “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .

(Nguyễn Văn Siêu)

10-/ "Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm". (Voltaire)

11-/ “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)

12-/ “Thơ là thần hứng.” (Platon)

13-/ “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đecgiavin)

14-/ "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình". (C.Mac)

15-/ "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". (Biêlinxki)

16-/ "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy". (Phạm Văn Đồng)

17-/ "Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa"
(Chế Lan Viên)

18-/ "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ". (Thạch Lam)

19-/ "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân". (Nam Cao)

20-/ “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp..." (Nguyễn Tuân)

21-/ "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn" (Nguyễn Khải)

22-/ “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung". (Lêonit Lêonop)

23-/ "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình". (IvanTuốcghênhiép)

24-/ "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà nhăn cả...Nếu anh không có giọng riêng,anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)

25-/ "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình - nghĩa là trở thành nhà thơ." (Raxun Gamzatop)

26-/ "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người". (Sô lô khốp)

27-/ "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn." (M.L.Kalinine)

28-/ "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống." (Giooc-giơ Đuy-a-men)

29-/ "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào". (Claudio Magris – N.văn Ý)

30-/ "Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy." (Tố Hữu)

31-/ “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.” (Maiacopxki)

32-/ "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi." (Lưu Trọng Lư)

33-/ “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại." (Leptonxtoi)

34-/ “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn." (Thạch Lam)

35-/ "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức." (Thạch Lam)

36-/ “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư." (Lê Ngọc Trà)

37-/ ''Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái,
sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.'' (Nam Cao)

38-/ ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.'' (Nam Cao)

39-/ “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích...thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao... Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích... Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa... Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.” (M.Gorki)

40-/ “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

41-/ “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci)

42-/ “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau.. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.”
(Nguyễn Cư Trinh)

43-/ “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)

44-/ “Thơ là rựơu của thế gian.” (Huy Trực)

45-/ “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxop).

46-/ “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)

47-/ “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)

48-/ “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)

49-/ “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.” (Béc-tôn Brếch)

50-/ “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)

51-/ “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)

52-/ “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)

53-/ “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)

54-/ “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun
Gamzatôp)

55-/ “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bẳt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)

56-/ “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)

57-/ “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)

58-/ “Andecxen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào
những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ.” (Pauxtopxki)

59-/ “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng...Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại...” (LLVH)

60-/ “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)

61-/ “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.”
(P.Povlenko)

62-/ “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)

63-/ “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Ponvaleri)

64-/ “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu)

65-/ “Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)

66-/ “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)

67-/ “Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cố nhiên nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách.” (LLVH)

68-/ “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.” (M.Gorki)

69-/ “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (LLVH)

70-/ “Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.” (LLVH)

71-/ “Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.” (Heghen)

72-/ “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sôngs nội tâm như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)

73-/ “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)

74-/ “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một ca chs thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động...Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người...Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.” (LLVH)

75-/ “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung.”
(Leonit Leonop)

76-/ “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)

77-/ “Cái đẹp là cuộc sống.” (Secnưsepxki)

78-/ “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)

79-/ “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)

80-/ “Bạn ơi hay suy nghĩ bằng trái tim
Và hãy đọc cảm xúc bằng lý trí”
(Phôntan)

81-/ “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hưóng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)

82-/ “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.” (M.Gorki)

83-/ “Hãy đập vào tim anh - Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)

84-/ “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quãng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho đến ngày tận thế.”
(Hoài Thanh)

85-/ “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)

86-/ “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc.” (Trần Thái Tông)

87-/ “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia cũng là thế cả.” (Bùi Dương Lịch)

88-/ “Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)

89-/ “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.”
(Nguyên Hồng)

90-/ “Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)

91-/ “Văn chương góp phần đắc lực chop sự phê phán bằng vũ khí.” (Kac Mac)

92-/ “Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời.”
(Đào Cảng)

93-/ “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sekhop)

94-/ “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)

95-/ “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung...Khi đó tôi viết.”
(Lecmôntop)

96-/ “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nêkratxtop)

97-/ “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.”
(Tố Hữu)

98-/ “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ...”
(Chế Lan Viên)

99-/ “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)

100-/ “Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Ruskin)

101-/ “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất.”
(Sống Mòn – Nam Cao)

102-/ “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)

Ngân Trang
tổng hợp.
 
Trần Dần, một trong những nhà thơ Việt nam mà tôi mến mộ, đã đẩy cú pháp tiếng Việt lên tầm cao mới với những bài thơ của mình. Ông làm cuộc cách tân qua thơ mà sau này, gần như chưa ai đạt được. Điều ấy, có thể thấy trong tác phẩm Trần Dần.
Dẫu sao, đối với tôi, thơ là tinh tuý của ngôn ngữ.

Với quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật, hai mặt của cuộc đời vẫn song hành với nhau, trước khi có nhạc, có thơ, người ta có chuỗi âm thanh, rồi có kí tự tượng hình, rất nhiều thứ trong nghệ thuật điêu khắc. Đối với tôi, đó cũng là một dạng thơ ca của cuộc sống.

Nhưng từ khi có ngôn từ, nghệ thuật thi ca từ Aristotle, thì thơ là chắt lọc tinh tuý của ngôn ngữ viết.
Và ở Hậu hiện đại này, thơ còn có cả nhạc, khẩu hình nói trong thơ, biểu diễn sắp đặt như Trần Dần đã thể nghiệm và Octavio Paz đã thành công.

Cám ơn bài viết của bạn, nhất là phần danh ngôn.
 
Quan niệm về Thơ của các nhà văn, nhà thơ


8cb7ad92-4d3d-413f-848c-386d2613c1a8634205957747780000_125X94.jpg



Seenri Sepxki: Ở đâu có sự sống, ở đấy có thơ ca.


Lê Quý Đôn:
Thơ phát khởi từ trong lòng ta.

Ngô Thời Nhậm:

Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.

Xuân Diệu:

Thơ hay là thơ gợi cho người đọc một cách tò mò

Tố Hữu:

Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.

Lưu Trọng Lư:

- Thơ là nhạc của ngôn từ.
- Một câu thơ hay là câu thơ có sức gợi.

Chế Lan Viên:

- Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét...
- Thơ không có trí tưởng tượng như bể cạn hết nước.

Lê Đức Thọ:

- Thơ hay là ở sự súc tích nói ít gợi nhiều. Ý thơ không chỉ nằm gọn trong khuôn khổ 1 câu thơ, mà còn nằm trong kết cấu chung của toàn bài. Vì thế, nếu hiểu thơ mà cứ tách riêng từng câu để suy dẫn thì có thể dễ sai, không hoà nhịp được với tâm hồn nhà thơ, không nắm bắt được ý thơ của nhà thơ.
- Vì thơ súc tích nên khó tự bảo vệ.

Xuân Diệu:

-“Trẻ” và “Thơ” là hai ý niệm vẫn gắn liền nhau, đã nói đến thơ là phải nói đến trẻ. Sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ, cảm xúc trẻ, ngôn ngữ trẻ, vần điệu trẻ, tâm hồn mãi mãi trẻ.
- Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt vời ngây thơ là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân.

Nguyễn Đình Thi:

Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (...) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏ sự toàn bích.

Nguyễn Tuân:

Thơ là ảnh và nhân ảnh, thơ cũng loại cụ thể hữu hình nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên trong đống tài liệu thực tế nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thơi gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.

Bạch Cư Dị:

Tình là cái gốc của thơ.

Lục Du:

Công phu thơ là ở ngoài thơ.

Phan Ngọc:

Nghệ thuật chỉ tự do khi nghệ sĩ nhận thức được sức bền của những vật liệu mình xây dựng.

Tố Hữu:

- Bài thơ hay là bài thơ chỉ làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người, quên rằng nó là tiếng nói của ai, người ta chỉ còn cảm thấy nó như tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình vậy.
- Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.
- Thơ là điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.

Ngô Thời Nhậm:

Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang tưởng hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ (giải thích: đây là quan niệm thơ ngôn chí của người xưa).

Lamactin:

Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người.

Thế Lữ:

“Thơ riêng nó phải có sức gợi cảm, bất cứ trong trường hợp nào”

Lưu Trọng Lư:

“Thơ sở dĩ là thơ bởi vì nó súc tích, gọn gàng, lời ít mà ý nhiều”.

Xuân Diệu:

“Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu (Thơ khó- Ngày nay39)

Chế Lan Viên:

Làm thơ là bàn sự phi thường. Thi sĩ không phải là người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tình, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí. (Tựa Điêu Tàn)

Nguyễn Đình Chiểu:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà

Hồ Chủ tịch:

Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
- Cảm tưởng đọc Thiên gia thi –

Kahlil:

Thi nhân là kẻ thù trung gian giữa sáng tạo và quần chúng. Thi nhân là mẹ đẻ của ngôn ngữ.

Henrich Kainơ:

Nhà thơ chỉ cường tráng khi bám chặt đời sống hiện thực và sẽ bất lực khi tách rời cuộc sông.

Pauxtopxki:

Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường cho cái đẹp của người biết đi tới tương lai.

Bêlinxki
:
Không có nhà thơ nào tự bản thân mình hay do bản thân mình mà thành vĩ đại, cũng không thể do những nỗi đau riêng tư hay hạnh phúc riêng tư của mình, nhà thơ vĩ đại chính là người đau khổ và hạnh phúc đều ăn sâu vào trong xã hội, trong lịch sử và do đó mà trở thành một bộ phận khăng khít thành đại biểu của xã hội của thời đại và của nhân loại. Chỉ có nhà thơ nhỏ bé mới vì mình và đau khổ cho riêng mình nhưng cũng lại chỉ anh ta nghe lấy những lí nhí của anh, những tiếng mà xã hội và nhân loại không buồn nghe đến.

Ngân Trang tổng hợp
 
Anh rất vui và thán phục với những thời gian tìm tòi, nghiền ngẫm về Văn Học của em ! Hãy cứ luôn tìm tòi, suy ngẫm và chia sẻ nhé ! Anh tin rằng một ngày không xa em sẽ là một người có đôi cánh cứng cáp và hành trang giàu có nhất bay xa và bay cao đến mọi miền của Đất nước mình !!
 
Huhu. emđang đau đầu về việc lwaj chọn giữa các mônt hi đây . trong đó có văn
cách tốt nhất là k chọn gì cả. đi chơi chokhoẻ. đỡ phải bận tâm
 
Thơ

Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-LạpAristotle (384-322) BC. Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí.

Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là một yếu tố quan trọng trong thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại thơ mớithơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất có thể là các loại thơ 'Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần như một hình loại văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục đường hoàng. Chính vì sự khắt khe này, thơ Đường hiện nay dần dần bị phai nhạt và hầu như không còn ai để ý đến nữa.

Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.

Một cách hiểu về thơ


Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn họcvần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.

Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh" v.v. Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ nghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ".

Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được xắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ xộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du [1] :

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hay Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Hay gần đây hơn của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ:

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão:

Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bò gầy

Hay trong bài "Góc Hà Nội"

Nắng tháng tư xỏa mặt
Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa.
..
Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió
Nhà ai quên khép cửa
Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu


Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ Khoa làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em:

Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
..
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy

Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang
Ở trong nắng có một ngàn cái chuông

Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng:

Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi

Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ:

Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương):

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và người họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thốngngôn ngữ mà ra.

Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi đông sơn tự:

Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng,
Uyên báu bay về, khói pháp chen,
Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống,
Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên,
Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm,
Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn,
Cứu độ bè từ qua bể khổ,
Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn.

Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thuôi trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, song họ là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh tróng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống.

Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách trọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúcý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình.

Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch "Những người khốn khổ", phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo.

There's a grief that can't be spoken.
There's a pain goes on and on.
Empty chairs at empty tables
Now my friends are dead and gone.
...
Phantom faces at the window.
Phantom shadows on the floor.
Empty chairs at empty tables
Where my friends will meet no more.

Tạm dịch:

Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời.
Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng.
Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không
Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa.
...
Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ.
Những bóng ma trên sàn nhà.
Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không
Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa.

Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi".

Làm thơ là một việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối.
  • Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ súc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Trong việc sáng tác các thể loại văn học thì nhà thơ là người cần thiên phú nhất, cho nên ít khi do học mà làm được thơ hay, dù nếu đã làm được thơ hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn.
  • Thơ tồn tại như một loại thể văn học, còn "chất Thơ" hay "chất Thi ca" thì tồn tại ở nhiều loại hình, loại thể văn nghệ và trong thiên nhiên nói chung. Ví dụ một phong cảnh đẹp, một không khí môi trường gợi cảm xúc thi ca - như mùa thu vàng, chiều đông tuyết nhẹ rơi lãng đãng, khi tiễn hay đón gặp lại người thân sau nhiều năm xa vắng... làm cho tâm hồn tràn lên cảm xúc trữ tình, khiến ta như muốn ca lên, hát lên để biểu lộ một cái gì đó dạt dào hay xao xuyến.
Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảmlý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác.


Phân tích


Âm


Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

Vần


Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần:
  • vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà
  • vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ
Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh.

Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo:
  • Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh
    • Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường
    • Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh
  • Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự
    • Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành
    • Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển
Ví dụ hai câu dùng Vần Chính:
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
Gối loan tuyết đóng, chăn giá đông
Cưỡng vận
Khi hai vần là Vần Thông với nhau mà thôi.
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
Lạc vận
Khi hai vần không thuộc Vần Chính hay Vần Thông.
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần
  • Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Dutruyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..):
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi?

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
  • Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau.
Vần tiếp
các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều (2,3) (4,5) (6,7):
1. Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
2. Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
3. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
4. Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
5. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
6. Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
7. Mây theo chim về dãy núi xa xanh
8. Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
9. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

Vần chéo

Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú (1,3) (2,4):
1. Nắng hè đỏ hoa gạo
2. Nước sông Thương trôi nhanh
3. Trên đường đê bước rảo
4. Gió nam giỡn lá cành

Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ (2,4):

1. Xa quá rồi em người mỗi ngả
2. Bên này đất nước nhớ thương nhau
3. Em đi áo mỏng buông hờn tủi
4. Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Vần ôm

Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông (1,4) (2,3):

1. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
2. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
3. Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
4. Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Vần ba tiếng

Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành (1,2,3).

1. Đưa người ta không đưa qua sông
2. Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
3. Bóng chiều không thắm không vàng vọt
4. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh):

That I to manhood am arrived so near,
And inward ripeness doth much less appear,

Hay tạm dịch là:

Tuổi thành xuân đến quá nhanh
Đã nào một chút trưởng thành trong tôi

Ở đây âm "ia" (của nearappear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ.

Điệu


Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính.
  • Âm hưởng của vần:
(a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại.
Gió mơn man sợi nắng mành
Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài
Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi

(b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức.
Gió mơn man sợi nắng mành
Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài

Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi
  • Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-).
Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--)

Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--)
  • Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi.
Nhịp (4/4) - (2/2/2/2)
Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--)
Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--)
Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2)
Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-)
Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--)
Nhịp (2/4) - (2/2/2/2)
Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--)
Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--)
Nhịp (2/4) - (4/4)
Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--)
Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--)
Nhịp (2/4) - (2/4/2)
Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--)
Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--)
Nhịp (4/2) - (2/4/2)
Trách người quân tử (-) bạc tình (--)
Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--)
Nhịp (3/2/2) - (4/3/2)
Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--)

Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--)
  • Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có:
1. nguyên âm bổng như: i, ê, e
2. phụ âm vang như: m, n, nh, ng
3. thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao, trong và nhẹ.

Ngược lại, từ nào gặp phải :

1. nguyên âm trầm: u, ô, o,
2. phụ âm tắc: p, t, ch, c,

và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng.

Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ.

Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--)
Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--)
Em được (--) thì cho anh xin (--)
Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--)

Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây.

Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--)
Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--)

Âm “iếc” trong 2 từ “biếc” và “tiếc” lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần “iếc” ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng!

Yêu ai tha thiết, thiết tha
Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi.

Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết “tha thiết” được đảo thành “thiết tha” vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra).

Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng.

Luật


Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống.

Thơ lục bát


Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Biệt lệ

Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Phá Luật

Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng:

Thơ song thất lục bát


Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng gối chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên
Nhủ rồi tay lại trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng

Thơ bốn chữ


Chim ngoài cửa sổ
Mổ tiếng võng


Bão đi thong thả
Như con bò gầy

Thơ năm chữ


Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật.
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương


Thơ sáu chữ


Dùng chữ cuối cùng, với cách gieo vần như vần chéo hoặc vần ôm:

Vần chéo

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Đỗ Trung Quân - Quê Hương

Vần ôm

Xuân hồng có chàng tới hỏi:
[/SIZ
 
Bạn Ngân Trang này tui thấy chuyên môn copy bài từ nơi khác mà không khi nguồn, bài post #8 hình như lấy từ Wikipedia Việt thì phải.
 
có những bài mình viết nguồn thì anh hide bảo viết thì sẽ làm giảm chất lượng của diễn đàn
Mà nếu là bài từ wikipenia thì đừng viết nguồn.
bạn cần sửa lại bài cho phù hợp
vì nếu lấy bài từ wiki thì sẽ vi phạm luật bản quyền của họ đấy.hj
 
có những bài mình viết nguồn thì anh hide bảo viết thì sẽ làm giảm chất lượng của diễn đàn
Mà nếu là bài từ wikipenia thì đừng viết nguồn.
bạn cần sửa lại bài cho phù hợp
vì nếu lấy bài từ wiki thì sẽ vi phạm luật bản quyền của họ đấy.hj
Viết nguồn sẽ làm giảm chất lượng diễn đàn?! Tui suy đoán tí nhé, chắc là viết nguồn thì người ta nhìn vào sẽ thấy toàn bài sưu tầm, do vậy chất lượng giảm? Nếu thế thì té ra diễn đàn này chỉ chạy theo cái hư danh, hi vọng là không phải.
Chỗ nào bảo lấy nguồn từ Wikipedia là vi phạm luật bản quyền? Chừng nào bạn lấy nguồn từ nơi khác để kinh doanh hay in thành sách bán thì mới vi phạm luật, còn đây chỉ là mang tính dẫn nguồn, cớ gì vi phạm? Mà bây giờ những ai nghiêm túc trong việc tiếp nhận kiến thức thì họ chẳng bao giờ lấy nguồn từ Wikipedia.
 
@pomasudoi: bạn nên hỏi anh butchi và hide để đc rõ hơn. Cái dó là mình từng bị nhác nhở thế. Nên bây giờ nói thế.
@killbean: thanks bạn đã nnhắc nhở. Mìn sẽ cố gắng sửa. Hj
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top