• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thơ thiếu nhi

songngu

Active member
Xu
57
Hi hi...lớn rồi vẫn mải mê với lũ trẻ bé bé con. Yêu chúng quá !


Trâu ơi - ca dao



Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
 
Thỏ thẻ
Tác giả: Hoàng Tá


Hôm nào ông có khách
Để cháu đun nước cho
Nhưng cái siêu nó to
Cháu nhờ ông xách nhé!

Cháu ra sân rút rạ
Ông phải ôm vào cơ
Ngọn lửa nó bùng to
Cháu nhờ ông dập bớt

Khói nó chui ra bếp
Ông thổi hết khói đi
Ông cười xòa: “Thế thì
Lấy ai ngồi tiếp khách ?”.

 
Ông và cháu
Tác giả: Phạm Cúc


Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ !”

Bế cháu, ông thủ thỉ:
“Cháu khỏe hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.”

 
Ngay từ lúc biết đọc Bút Chì đã rất thích bài thơ này, và đến bây giờ vẫn thích:

Nói với em

Vũ Quần Phương


Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng ríu rít chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
 
ÔI bài thơ thật hay !
Cảm ơn nhà anh Butchi nhé !


Trăng đâu? -

đồng dao


Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm
Mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giật
Mùng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mưới tám nám bếp trâu
Mười chín nín niêu xôi
Hai mươi giấc đốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai đeo hoa
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm lăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bảy làm sao?
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi không thấy
Mặt mày trăng đâu.
 
Cái trống trường em
Tác giả: Thanh Hào




Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
 
Ngay từ lúc biết đọc Bút Chì đã rất thích bài thơ này, và đến bây giờ vẫn thích:

Nói với em

Vũ Quần Phương


Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng ríu rít chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Bài thơ này nội dung rất hay nhưng khổ cuối theo mình thấy không được "khớp" với 2 khổ trên lắm. 2 khổ đầu đều là "Nếu...sẽ..." nhưng khổ cuối lại không theo cấu trúc này. Như thế sẽ gây khó nhớ cho trẻ nhỏ. Đây là ý đồ của tác giả chăng?
 
Qủa thật tứ thơ là rất trong sáng, có pha một chút triết lý, gọi là khuyên răn. Cách kết như vậy thể hiện chất liệu của bài thơ này. Nó hơi gắt, hơi đột ngột một chút.

Đây là một bài thơ giàu nghĩa truyền chỉ nên không có vấn đề gì. Bạn cứ hiểu là tác giả thực thi lối qui nạp đi, đi từ xa về gần .



Ngày hôm qua đâu rồi?
Tác giả: Bế Kiến Quốc


Em cầm tờ lịch cũ:
- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.

- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.

- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.

- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.

 
Bài thơ tôi yêu

Em thì hồi học cấp 1 thích nhất bài này, nhớ mãi...

DỪA ƠI

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?"
Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”

Hôm nay tôi trở về quê cũ
Hai mươi năm biết mấy nắng mưa
Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ
Trên thân dừa vết đạn xác xơ.
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây.

Tôi đứng dưới hàng dừa cao vút
Cạnh hàng dừa tơ lá mướt xanh màu
Những công sự còn thơm mùi đất
Cạnh những chiến hào chống Pháp năm nao.

Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành lá ngụy trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường.

Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời.

Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt
Tôi biêt đâu thuở chua xót ban đầu.

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.


Lê Anh Xuân, 1-1966
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top