[FONT="]THỔ KHUÊ LÀ MỘT DỤNG CỤ THIÊN VĂN THỜI CỔ ĐẠI[/FONT]
Trên mặt đất ở một nơi bằng phẳng, người ta cắm một cái cọc thẳng đứng được gọi là thổ khuê. Những ngày trời nắng, dựa vào bóng của cọc, có thể xác định được phương Bắc – Nam, theo dõi đường đi của Mặt trời trên bầu trời để đo được góc nghiêng của hoàng đạo với xích đạo và xác định vĩ độ địa lý nơi cắm cọc.
Xác định vĩ độ địa lý.
Nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy Mặt trời, Mặt trăng, các sao, các hành tinh…hình như nằm trên một mặt cầu có bán kính vô cùng lớn và được gọi là thiên cầu. Ta đã biết đường thẳng đứng tại một nơi cắt thiên cầu tại hai điểm, điểm trên đỉnh đầu gọi là thiên đỉnh Z, điểm phía dưới ( phía dưới Trái đất) gọi là thiên thể Z’, mặt phẳng đi qua tâm Trái đất vuông góc với trục quay là mặt phẳng xích đạo cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn gọi là xích đạo trời. Trong một năm, Mặt trời dịch chuyển giữa các chòm sao theo một vòng tròn lớn trên thiên cầu được gọi là hoàng đạo. Hiện nay, hoàng đạo nghiêng với xích đạo trời một góc là ɛ = 23º 27’. Khoảng cách góc tính bằng một cung từ vị trí Mặt trời trên hoàng đạo đến xích đạo trời được gọi là độ xích vĩ, ký hiệu là ᵹ. Ngày 21 tháng 3 hàng năm Mặt trời đi qua điểm Xuân phân có độ xích vĩ ᵹ = 0: từ 21 tháng 3 đến 23 tháng 9 Mặt trời ở phía Bắc xích đạo trời nên ᵹ >0: ngày Hạ chí 22 tháng 6 Mặt trời ở xa xích đạo nhất và có ᵹ = + 23º27’, đến ngày Thu phân 23 tháng 9 Mặt trời đi qua xích đạo trời về phía Nam nên ᵹ < 0, ngày Đông chí 22 tháng 12 Mặt trời ở xa xích đạo trời nhất và có ᵹ = - 23º27’. Trong các lịch thiên văn, người ta tính trước độ xích vĩ ᵹ của Mặt trời từng ngày một. Nếu không có lịch thiên văn, chúng ta có thể biết được độ xích vĩ của Mặt trời trong các ngày Xuân phân (ᵹ = 0), Hạ chí ( ᵹ = 23º27’), Thu phân (ᵹ = 0), Đông chí ( ᵹ = 23º27’).
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]